vtro, nd tthu sp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Vai trò và nội dung của tiêu thụ sản phẩm ở DNSX.

Tiêu thụ sản phẩm:

- theo nghĩa hẹp: tiêu thụ sản phẩm đồng nghĩa với bán hàng và được hiểu là hoạt động trong đó DN tổ chức bán các sản phẩm mà DN sx ra cho khách hàng để thu hồi vốn và có lợi nhuận.

- theo nghĩa rộng: tiêu thụ là 1quá trình gồm nhiều hoạt động bắt đầu từ hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chon sản phẩm thích ứng để tổ chức sx cho đến khi sản phẩm đó được bán, được tiêu thụ. Như vậy theo nghĩa rộng thì bán hàng chỉ là 1khâu, 1bộ phận trong cả quá trình tiêu thụ sản phẩm ở DNSX.

Trong nền kinh tế thị trường các DN cần hướng tới việc thỏa mãn và thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu củ khách hàng về các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy đòi hỏi DN không nên quan niệm hoạt động tiêu thụ kết thúc khi DN thu được tiền bán hàng mà cần phải quan niệm tiêu thụ theo nghĩa rộng hơn nữa.

( phân biệt tiêu thụ sản phẩm và bán hàng: giống nhau đều là hoạt động chuyển hàng thành tiền. Khác nhau là tiêu thụ sản phẩm gắn liền DNSX( đầu vào) còn bán hàng gắn với DNTM (đầu ra) và thông qua tiêu thụ sản phẩm để biến sản phẩm trở thành hàng hóa trên thị trường.)

* Nội dung của tiêu thụ sản phẩm ở DNSX

1. Nghiên cứu thị trường:

- Là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi DN trong hoạt động sx kinh doanh, nghiên cứu thị trường nhằm trả lời câu hỏi: sx những sản phẩm gì? Sx như thế nào? Sản phẩm bán cho ai?

- Mục đích là xác định khả năng tiêu thụ những loại hàng hóa, nhóm hàng trên 1 địa bàn nhất định trong 1khoảng thời gian nhất định.

- Là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ.

- Tác dụng là nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu thị trường. Giúp DN biết được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng của họ với sản phẩm của DN, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả để từ đó có biện pháp điều chỉnh cho hợp lý.

Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu của thị trường DN tiến hành lựa chọn sản phẩm thích ứng nhu cầu thị trường. Đây là nội dung quan trọng quyết định kết quả của hoạt động tiêu thụ.

2. Lập kế hoạch và tiêu thụ sản phẩm:

- Là cơ sở quan trọng đảm bảo quá trình sx kinh doanh của DN tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định và nó là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận khác của kế hoạch sx, kỹ thuật, tài chính của DN...

- Hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường tiêu thụ và giá cả tiêu thụ...

- Trong công tác xây dựng kế hoạch tiêu thụ sphẩm DN có thể sử dụng phương pháp như: pp cân đối, pp quan hệ động và pp tỷ lệ cố định...

3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán:

- Là hoạt động tiếp tục quá trình sx kinh doanh trong khâu lưu thông. Muốn cho quá trình lưu thông hàng hóa được liên tục, không bị gián đoạn thì các DN chú trọng đến nghiệp vụ sx ở kho như: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa,bảo quản...và phải tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hóa từ các nguồn nhập kho( từ phân xưởng, tổ đội sx của DN) theo đứng quy cách, chủng loại hàng hóa.

4.Lựa chọn hình thức tiêu thụ sản phẩm:

- Lựa chọn hợp lý các kênh tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của DN trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sphẩm, các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng...và căn cứ vào mối quan hệ giữa DN với người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ sphẩm để thực hiện qua kênh trực tiếp hay kênh gián tiếp.

5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ công tác bán hàng.

- Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing về DN, sản phẩm, phương thức phục, lợi ích mà khách hàng có được khi mua sản phẩm tới khách hàng tiềm năng của DN cũng như tìm kiếm thông tin cần thiết từ phía khách hàng để từ đó DN tìm cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ.

- Xúc tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thức đẩy quá trình tiêu thụ sphẩm của DN đẩy nhanh về số lượng và thời gian.

- Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở DN.

6. Tổ chức hoạt động bán hàng:

- Bán hàng là 1 trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật tác động đến tâm lý người mua nhằm đạt được mục tiêu bán hàng.

- Để bán được nhiều hàng các DN phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng như: chất lượng, mẫu mã, giá cả...và phải biết lựa chọn hình thức bán hàng cho phù hợp.

7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm:

- Sau mỗi ký kdoanh DN cần phân tích, đánh giá hđộng tiêu thụ sphẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sx kinh doanh, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ...

- Là căn cứ để DN có biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và hoàn thiện quá trình hoạt động sx kinh doanh trên mọi phương diện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro