Vu Nhung (cau 2- Chuong V)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

·         Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường của Đảng

·          Bước 1: Thừa nhận cơ chế thị trường nhưng không coi nền kinh tế của nước ta là kinh tế thị trường (1986- 1994)

- Đại hội  VI (12-1986) – bước ngoặt trong việc xác lập thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

+ Chuyển nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa.

Đây là điểm đột phá trong lý luận về hệ kinh tế của sự phát triển.

+ Chính sách kinh tế nhiều thành phần.

Đây là phương tiện để đạt tới sự phát triển LLSX, tăng trưởng kinh tế (là phương tiện, chứ không phải mục tiêu của công cuộc xây dựng CNXH).

- Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp

- Xây dựng cơ chế mới phù hợp với quản lý khách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế. Đây chính là cơ chế thị trường.

Bản chất của quá trình xác lập cơ chế thị trường chính là quá trình chuyển giá cả theo giá thị trường và chống lạm phát, xác lập giá cả, tiền tệ.

- Trong khi phê phán nghiêm khắc cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp và đề ra chủ trương đổi mới quản lý kinh tế (một bộ phận của đường lối đổi mới toàn diện), Đại hội VI khẳng định: “thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”.

- Hội nghị Trung ương 6 (khóa VI- 3-1989)- Dấu mốc quan trọng trong việc xác lập thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần kinh tế đi lên CNXH. Khẳng định thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, mở ra một hướng đi mới - tinh thần dân chủ về kinh tế, bảo đảm cho mọi người tự do làm ăn theo pháp luật;

+ Các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất vốn có bản chất riêng nhưng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh không ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình hỗn hợp, đan kết với nhau; kinh tế quốc doanh cần có lực lượng đủ sức chi phối thị trường, song không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành nghề, những ngành nghề, loại hoạt động nào mà kinh tế hợp tác xã, kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân có thể làm tốt, có lợi cho nền kinh tế thì nên tạo điều kiện cho các loại hình kinh tế ấy phát triển.

+ Thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch hóa; chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hoạch toán kinh doanh

+ Quan điểm về một thị trường thống nhất trong cả nước, gắn với thế giới (lần đầu tiên đề cập); dứt khoát xóa bỏ cơ chế hai giá, thực hiện một giá thống nhất tuân theo thị trường (lần đầu tiên đề cập)

Đây là những nội dung mới, mà Đại hội VI chưa đạt tới.

Như vậy, Hội nghị đã phát triển thêm một bước tư duy kinh tế của Đại hội VI, đưa ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên CNXH, coi chính sách kinh tế nhiều thành phần là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH.

- Đại hội VII (qua Cương lĩnh) phát triển thêm một bước: Xác định nền kinh tế của ta là “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước”, khẳng định đây là chủ trương chiến lược, là con đường đi lên CNXH của Việt Nam.

Bước 2: Coi kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của CNTB, không đối lập với CNXH (1994-2001)

 Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994):

+ Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đang hình thành. Và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đang trở thành cơ chế vận hành của nền kinh tế.

+ Có nghĩa là nền kinh tế của ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng XHCN, còn có chế vận hành của nền kinh tế đó là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

+ Cuối nhiệm kỳ Đại hội VII, Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác lý luận đã nhận định: “Thị trường và kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại”. Theo nhận định này, thị trường, kinh tế thị trường đã từng tồn tại và phát triển qua những phương thức sản xuất khác nhau. Nó có trước CNTB, trong CNTB và cả sau CNTB. Nếu trước CNTB nó vận động và phát triển ở mức khởi phát, manh nha, còn ở trình độ thấp thì trong xã hội TBCN, nó đạt tới đỉnh cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó, làm cho người ta nghĩa rằng nó chính là CNTB.

+ Như vậy, trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, kinh tế thị trường còn tồn tại là tất yếu. Kinh tế thị trường không đối lập với CNXH.

- Đại hội VIII (1996) bổ sung một số nhận thức về cơ chế quản lý kinh tế:

+ Xác định “phát triển nền  kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”. QHSX, chế độ sở hữu, cơ chế quản lý, chế độ phân phối gắn kết với nhau.

+ Về lý luận, Đại hội VIII nhấn mạnh một quan điểm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các Hội nghị Trung ương và BCT. Như vậy, trên phương diện nhận thức lý luận, Đại hội VIII đã tiếp tục bổ sung cụ thể hoá nội dung Cương lĩnh, trong đó có quan niệm về CNH, HĐH đất nước, nhận thức về mối quan hệ giữa LLSX và QHSX trong đó có các vấn đề quan trọng về định hướng XHCN khi thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Tuy nhiên, Đại hội chưa sử dụng khái niệm “kinh tế thị trường”.

 Bước 3: Coi kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ (2001- 2006)

-  Đại hội IX của Đảng (2001) chính thức đưa ra khái niệm "kinh tế thị trường định hướng XHCN":

+ Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, là đường lối chiến lược nhất quán.

+ Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, thể hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý, và phân phối. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng XHCN chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

+ Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển LLSX, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển LLSX hiện đại gắn liền với xây dựng QHSX mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối.

+ Kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các thành phần đó bao gồm cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Bước 4: Gắn kinh tế thị trường của nước ta với nền kinh tế thị trương toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và đầy đủ hơn (2006- 2008)

- Đại hội X của Đảng chủ trương:

+ “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

+ Bốn nội dung quan trọng nhất là: Nắm vững định hướng XHCN trong nền kinh tế nước ta, nâng cao vai trò và hoàn thiện quản lý của Nhà nước, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển mạnh các thành phần kinh tế và các loại hình sản xuất, kinh doanh.

+ Quyết định đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất (chủ đề về kinh tế của Đại hội: “Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro