Vu Nhung (cau2- Chuong IV)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. Tổng quát về nội dung cơ bản của đường lối CNH, HĐH thời kỳ đổi mới

·         Mục tiêu CNH

- Cốt lõi của CNH là phát triển LLSX để đạt tới trình độ hiện đại.

- Quá trình CNH, HĐH ở nước ta là một quá trình rộng lớn, phức tạp và toàn diện, diễn ra trong các tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, có sự kết hợp giữa các bước đi tuần tự và các bước đi nhảy vọt, kết hợp giữa phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu, kết hợp giữa biến đổi về lượng và biết đổi về chất,… của các tác nhân tham gia quá trình. Mục tiêu đến năm 2020 của quá trình CNH, HĐH là nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, còn mục tiêu sâu xa là trở thành một nước “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

·         Quan điểm CNH

- (1). CNH gắn với HĐH và CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức

+ Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, phải thực hiện đồng thời và đồng bộ CNH và HĐH như một quá trình thống nhất. CNH gắn với HĐH là cách làm đẩy lùi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nhanh chóng đưa nước ta tiến kịp các nước trong khu vực, hội nhập vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới

+ Xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước, cho nên quá trình CNH, HĐH ở nước ta cần và có thể được “rút ngắn”. Việc cần được “rút ngắn” ở đây là đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ thoát khỏi tình trạng tụt hậu phát triển. Bên cạnh đó, bối cảnh mới trong nước cũng như trên thế giới cho phép nước ta có khả năng “rút ngắn” quá trình CNH, HĐH.

+ CNH, HĐH ở nước ta gắn với kinh tế tri thức; phát triển kinh tế tri thức tạo điều kiện cho việc thực hiện mô hình CNH, HĐH “rút ngắn”. Ngược lại, việc thực hiện các bước đi và mục tiêu của quá trình CNH, HĐH tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để đi vào kinh tế tri thức.

+ Nước ta thực hiện CNH, HĐH khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển. Đó là lợi thế của các nước đi sau, không phải là nóng vội, duy ý chí (kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống).

- (2). CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ CNH, HĐH không phải chỉ là việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. CNH, HĐH gắn với kinh tế thị trường giúp khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế, sử dụng có hiệu quả.

+ Thực hiện CNH thay thế nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm hướng chính, nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước đạt hiệu quả. Coi thị trường bên ngoài là một động lực đặc biệt quan trọng cho CNH.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm thế giới...

- (3). Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

+ Để tăng trưởng kinh tế cần có 5 yếu tố chủ yếu là: Vốn, khoa học công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước thì con người được coi là yếu tố cơ bản quyết định.

+ CNH, HĐN không chỉ đơn thuần là quá trình kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình phát triển chất lượng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hóa, chuẩn hóa, trí thức hóa. Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

+ Khắc phục những yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực nước ta để đạt mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế thành công và củng cố các cơ sở tăng trưởng bền vững.

+ Đây là cách thức đúng đắn để đạt mục tiêu phát triển con người.

+ Phát triển nguồn nhân lực chính là tạo lập cơ sở quan trọng để tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức.

+ Bởi vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải được xác định là một nội dung trung tâm của phát triển bền vững và của quá trình HĐH.

+ Phát triển nguồn nhân lực cần được thực hiện theo hai hướng: Phát triển con người và hiện đại hóa khâu giáo dục, đào tạo. Ở đây, phát triển con người là nền tảng, hiện đại hóa giáo dục, đào tạo là trung tâm.

- (4). Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH, HĐH.

+ Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung.

+ Phát triển khoa học, công nghệ trong quá trình tiến hành CNH, HĐH là yêu cầu tất yếu và bức xúc.

+ Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ. Chú ý đi ngay từ đầu vào công nghệ hiện đại đối với các lĩnh vực then chốt và từng bước mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, chú trọng đúng mức việc phát triển công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.

- (5). Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững có quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững.

+ CNH, HĐH đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đẩy mạnh CNH, HĐH phải hướng đến nhu cầu phát triển bền vững cho tương lai.

- (6). Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro