vu van tuong_an thanh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Học ngành công nghệ thông tin dễ tìm việc

TPO - Vài năm trở lại đây, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) “dễ thở” hơn với thí sinh vì nhiều trường đào tạo ngành này và điểm chuẩn cũng dao động lớn từ 13 - 23 điểm. Nhiều sinh viên học ngành này, ra trường tìm được ngay việc làm.

Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Những trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin như: Đại học (ĐH) Bách Khoa Hà nội, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Công nghệ (ĐH Quốc Gia Hà Nội), Học viện Công nghệ Bưa chính Viễn thông, ĐH Thái Nguyên...

Trong đó, ĐH Bách Khoa Hà Nội chia Công nghệ thông tin với các ngành: Khoa học máy tính, Kĩ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Công nghệ phần mềm.

Có nhiều cách phân loại các chuyên ngành học CNTT nhưng bậc học đại học CNTT được chia làm năm chuyên ngành là:

- Khoa học máy tính (Computer Science): thiên về các lý thuyết cơ bản của ngành CNTT như lý thuyết tính toán, khoa học vật liệu, lý thuyết xử lý hình ảnh, âm thanh, lý thuyết khai thác cơ sở dữ liệu…

- Kỹ nghệ máy tính (Computer Technology): thiên về đào tạo lý thuyết và ứng dụng liên quan đến thiết kế và sản xuất phần cứng máy tính.

- Kỹ nghệ phần mềm (Software Technology): lý thuyết và ứng dụng các công nghệ sản xuất phần mềm, quy trình, công cụ, ngôn ngữ lập trình.

- Hệ thống thông tin (Information System): lý thuyết và ứng dụng CNTT trong việc quản lý hệ thống thông tin của doanh nghiệp, tổ chức.

- Ứng dụng CNTT (Information Technology): ứng dụng và triển khai CNTT trong các lĩnh vực hoạt động của cuộc sống.

Mỗi ngành chính lại có thể chia ra một số hướng hẹp hơn như trong Kỹ nghệ phần mềm có thể có hướng chuyên sâu về phần mềm nhúng, về các hệ thống phân tán…

Điều đầu tiên để theo học ngành CNTT là bạn nên học tốt Toán và đầu óc tư duy tốt. Ngoại ngữ cũng là điều bắt buộc khi theo học CNTT. Học tốt ngoại ngữ thì mới có khả năng đọc tài liệu tin học bằng tiếng Anh và khả năng nghiên cứu tin học.

Về kiến thức: Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có khả năng làm việc hiệu quả như thành viên của một nhóm nghiên cứu tin học và phát triển phần mềm; Tự quản lý việc tự học và tự nâng cao trình độ, bao gồm việc quản lý thời gian và năng lực tổ chức; giữ vững sự phát triển của cá nhân luôn theo sát sự phát triển kiến thức của công nghệ thông tin; bước đầu sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành.

Điểm chuẩn 2010 của ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách Khoa Hà Nội là 21 điểm.

ĐH Sư phạm Hà Nội: 16 điểm.

ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH QGHN): 17 điểm.

ĐH Công nghệ (ĐHQGHN): 21,5 điểm.

Học viện Công nghệ Bưa chính viễn thông cơ sở phía Bắc 23 điểm, cơ sở phía Nam: 17 điểm.

ĐH Bách Khoa TPHCM: 19 điểm.

ĐH Bách Khoa Đà Nẵng: 17,5 điểm.

ĐH Thái nguyên: 13 điểm.

ĐH Điện lực: 15,5 điểm.

Về kỹ năng: có khả năng thực hiện, phác thảo và nâng cao hệ thống phần mềm dựa trên cơ sở máy tính; có kỹ năng đánh giá hệ thống máy tính theo các thuộc tính chất lượng nói chung và các khả năng ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế.

Có kỹ năng sử dụng các nguyên tắc quản lý hiệu lực các thông tin, tổ chức thông tin và năng lực thu hồi thông tin cho các loại thông tin khác nhau, kể cả văn bản, hình ảnh, âm thanh và băng hình.

Có kỹ năng áp dụng nguyên lý về sự giao tiếp người - máy để đánh giá và thiết kế đối tượng lớn các sản phẩm dựa trên sử dụng giao diện chung, các trang web và hệ thống truyền thông.

Có kỹ năng phát triển công việc một cách hiệu quả thông qua sử dụng công cụ thiết kế và xây dựng phần mềm cho máy tính để giải quyết vấn đề thực tiễn; biết cách thao tác các công cụ máy tính và sử dụng hệ thống phần mềm một cách hiệu quả.

Các trường đào tạo ngành Toán- tin như ĐH Khoa học tự nhiên sẽ đào tạo những cử nhân khoa học có kiến thức chuyên sâu về Toán ứng dụng, Tin học và có khả năng áp dụng kiến thức Toán học-Tin học vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

Sinh viên được trang bị những kiến thức đại cương về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và những kiến thức cơ bản về Toán ứng dụng-Tin học, đồng thời trang bị những kiến thức cơ sở của ngành và bước đầu đi sâu vào chuyên ngành.

Sinh viên có khả năng xây dựng mô hình toán học cho các bài toán thực tế, sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình, các kiến thức về thuật toán và công nghệ phần mềm. Sinh viên được tham gia các hướng nghiên cứu về Toán ứng dụng và Tin học đang được triển khai tại Khoa.

Vị trí, khả năng công tác sau khi tốt nghiệp: Là kỹ sư tin học trong các Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm phần mềm…

Ngành công nghệ thông tin có rất nhiều ứng dụng trong các công việc của của sống, do đó học ngành này xong, bạn có cơ hội làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực truyền thông, an ninh mạng, xử lý dữ liệu số...hay rất nhiều công việc từ sửa chữa máy tính, lắp đặt mạng, thiết kế đồ họa, cài đặt phần mềm….

Các sinh viên có thể đi theo hướng khoa học là nghiên cứu sâu xa về những thuật toán nhằm tối ưu hóa chúng, nghiên cứu và phát triển về trí thông minh nhân tạo, về “thị giác” máy tính, về khả năng nhận dạng ngôn ngữ….Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực khoa học rất khó.

Hướng kĩ thuật: Bao gồm kỹ sư mạng và lập trình viên. Hướng phát triển của một kỹ sư mạng là thành chuyên gia an ninh mạng cao cấp đòi hỏi nền tảng về kinh nghiệm, trí tuệ và kiến thức rất cao và rất ít kỹ sư mạng đáp ứng được các yêu cầu đó.

.

.

.

(Hiếu học) Nhiều bạn quan tâm về cơ hội việc làm của ngành Công nghệ thông tin: Ngành học này có mấy chuyên ngành, điểm chuẩn bao nhiêu, sinh viên được học như thế nào, ra trường làm việc ở đâu?Ngành Công nghệ Thông tin

Ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) là một trong những ngành đào tạo trọng điểm, trong tương lai gần mà Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1755. Ngành sẽ trở thành ngành đóng góp rất mạnh mẽ vào GDP Việt Nam.

Hiện nay hầu hết các trường ĐH, CĐ đều mở chuyên ngành này để đáp ứng nhu cầu lớn của thời cuộc hiện nay tiến tới công nghệ số hóa. Bên cạnh đó, điểm chuẩn vào ngành học này lại không cao chỉ dao động từ điểm sàn của Bộ là 13 - 23 điểm. Nhiều sinh viên học ngành này ra trường tìm được ngay việc làm.

Điều đầu tiên để theo học ngành CNTT là bạn nên học tốt Toán và đầu óc tư duy tốt. Ngoại ngữ cũng là điều bắt buộc khi theo học CNTT.

Ngành CNTT có rất nhiều ứng dụng trong các công việc của đời sống, do đó học ngành này xong, bạn có cơ hội làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực truyền thông, an ninh mạng, xử lý dữ liệu số..., có thể đi theo hướng khoa học là nghiên cứu về những thuật toán nhằm tối ưu hóa chúng, nghiên cứu và phát triển về trí thông minh nhân tạo, về khả năng nhận dạng ngôn ngữ... hoặc rất nhiều công việc như sửa chữa máy tính, lắp đặt mạng, thiết kế đồ họa, cài đặt phần mềm….

Công nghệ thông tin hệ ĐH được chia làm năm chuyên ngành là:

- Khoa học máy tính (Computer Science): thiên về các lý thuyết cơ bản của ngành Công nghệ thông tin như lý thuyết tính toán, khoa học vật liệu, lý thuyết xử lý hình ảnh, âm thanh, lý thuyết khai thác cơ sở dữ liệu…

- Kỹ nghệ máy tính (Computer Technology): thiên về đào tạo lý thuyết và ứng dụng liên quan đến thiết kế và sản xuất phần cứng máy tính.

- Kỹ nghệ phần mềm (Software Technology): lý thuyết và ứng dụng các công nghệ sản xuất phần mềm, quy trình, công cụ, ngôn ngữ lập trình.

- Hệ thống thông tin (Information System): lý thuyết và ứng dụng CNTT trong việc quản lý hệ thống thông tin của doanh nghiệp, tổ chức.

- Ứng dụng Công nghệ thông tin (Information Technology): ứng dụng và triển khai CNTT trong các lĩnh vực hoạt động của cuộc sống.

Mỗi ngành chính lại có thể chia ra một số hướng hẹp hơn như trong Kỹ nghệ phần mềm có thể có hướng chuyên sâu về phần mềm nhúng, về các hệ thống phân tán…

Điểm chuẩn & chỉ tiêu…

Năm 2010, điểm chuẩn ngành CNTT của một số trường như sau: (chú ý nè chú em,trương học viện công nghệ bưu chinh viễn thồng là lấy cao nhất đó,chú em xem như thế nào mà tự quyết định đi_vũ kha write_)

ĐH Bách khoa Hà Nội: 21 điểm; ĐH Sư phạm Hà Nội: 16 điểm; ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH QGHN): 17 điểm; ĐH Công nghệ (ĐHQGHN): 21,5 điểm; Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cơ sở phía Bắc 23 điểm, cơ sở phía Nam: 17 điểm; ĐH Bách khoa TPHCM: 19 điểm; ĐH Bách khoa Đà Nẵng: 17,5 điểm; ĐH Thái Nguyên: 13 điểm; ĐH Điện lực: 15,5 điểm…

- Trường ĐH FPT, cho biết trường mở thêm 5 ngành học mới là: Hệ thống thông tin, điện tử và truyền thông, kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính và kế toán ứng dụng CNTT nhằm bảo đảm định hướng phát triển của trường trong việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao.

- Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, trường ĐH công lập quốc tế theo mô hình tiên tiến, đào tạo và cấp bằng theo chuẩn quốc tế LMD (hệ cử nhân 3 năm) cũng vừa thông báo sẽ tuyển 120 sinh viên hệ cử nhân khoa học và công nghệ cùng 100 học viên hệ thạc sĩ chính quy các chuyên ngành công nghệ sinh học - dược học và khoa học công nghệ thông tin và truyền thông.

- Học viện Kỹ thuật Mật mã (Hà Nội) tuyển 250 chỉ tiêu ngành CNTT/ Chuyên ngành An toàn thông tin; chỉ tiêu của ĐH Công nghệ Thông tin là 660; ĐH Bách khoa TPHCM là 330 chỉ tiêu, ĐH Đà Nẵng 240 chỉ tiêu, ĐH Sư phạm kỹ thuật 150… 

- Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG Tp.HCM): Năm 2011, trường dự kiến tuyển 660 chỉ tiêu khối A, cụ thể: - Khoa học máy tính 120 CT; - Kĩ thuật máy tính: 120 CT; - Kĩ thuật phần mềm: 150 CT; - Hệ thống thông tin: 120 CT; - Mạng máy tính và truyền thông: 150 chỉ tiêu. Đối với chương trình Kĩ sư tài năng: Trường tuyển 33 sinh viên cho ngành Khoa học máy tính từ nguồn sinh viên hệ chính quy đã hoàn thành giai đoạn 1 (4 học kì) của trường và có kết quả học tập giỏi, xuất sắc, theo thứ tự ưu tiên như sau: Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng; Thí sinh đạt giải trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT; Thí sinh trúng tuyển NV1 vào trường. Đối với chương trình tiên tiến: Trường tuyển 40 SV cho ngành Hệ thống thông tin theo quy trình và chương trình của Đại học Oklahoma State University, Hoa Kỳ. 

Nói chung về các ngành học CNTT hiện nay đều có nhu cầu rất lớn. Chúng ta đang cạnh tranh với quốc tế nên phải đào tạo ngành công nghệ thông tin chất lượng cao. Đến năm 2015 chúng ta cần 1 triệu kỹ sư về CNTT. Ngành công nghệ thông tin hiện có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, cơ hội làm việc của nữ cũng rất nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, nhiều bạn nữ đang rất thành công trên lĩnh vực này. Đây là ngành rất có tương lai, tuy nhiên, cũng như các ngành khác, để ra trường dễ tìm việc làm, ngoài việc học giỏi chuyên môn thì các bạn lưu ý vấn đề ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và truyền thông.

.

.

.

.

5 ngành nghề “hốt” tiền và dễ thăng tiến

Bạn có thuộc tuýp người khao khát thăng tiến trong cuộc sống? Có những ngành nghề đem lại cho bạn những bước tiến nhanh chóng và mức thu nhập tốt; nhưng cũng có những ngành nghề “bắt” bạn “dậm chân tại chỗ”. 

Thực tế, theo các cuộc khảo sát gần đây nhất, 5 ngành nghề dưới đây được coi là có thể đem đến cho bạn cơ hội phát triển và thăng tiến nhanh với mức lương hấp dẫn.

1. Marketing

Những chuyên gia trong ngành marketing là những người phải biết cách để có thể bán bất cứ thứ gì từ những thứ vật chất như quần áo, máy móc cho đến những thứ phi vật chất như danh tiếng của một cá nhân. Con đường sự nghiệp tiềm năng này dành cho những người có tài gây ấn tượng mạnh với mọi người như mức lương của công việc này vậy. Một bản khảo sát do tập đoàn PayScale thực hiện cho thấy mức lương của các cử nhân ngành marketing đã tăng vọt từ 40.800 đô la lên đến 79.600 đô la trong vài năm trở lại đây.

Các khóa học bạn nên chọn: Quản lý sản xuất, Bán hàng, Bán lẻ, Quảng cáo, Nghiên cứu thị trường…

2. Ngành tài chính

Trong ngành tài chính, bất cứ việc gì bạn làm tốt, làm giỏi thì đều được đền đáp ngay bằng những phần thưởng lớn. Chỉ với tấm bằng cử nhân chuyên ngành này, bạn đã có thể tìm được một công việc ưng ý đúng chuyên ngành.

Bạn có thể bắt đầu với tư cách là thực tập viên trong ngành tài chính bán lẻ, kế toán hay kinh doanh quốc tế. Sự nghiệp của bạn sẽ phát triển nhanh nếu bạn là người có năng lực và nhiều điểm mạnh, thậm chí cả trong thời kinh tế khó khăn như hiện nay cũng sẽ không làm bạn bị ảnh hưởng.

Các khóa học bạn nên chọn: Quản lý tài chính, Nghiên cứu tài chính toàn cầu, đầu tư, Quản lý rủi ro hay Bảo hiểm.

3. Quản lý trong ngành y tế

Một ngành học được cho là đem lại những công việc có nhiều lợi ích nhất trong các ngành nghề. Tùy vào tấm bằng mà bạn có thì bạn sẽ tìm được một công việc ở mức độ tương ứng. Với bằng đại học cộng đồng 2 năm bạn cũng đã dễ dàng tìm được một công việc trong ngành nhưng nếu bạn có bằng đại học chính quy 4 năm hay bằng thạc sỹ thì cơ hội thăng tiến trong nghề của bạn chắc chắn sẽ rất thuận lợi.

Các khóa học bạn nên chọn: Tổng quan về kinh doanh, Công nghệ thông tin, Kế toán, Thuật ngữ y học hay Luật về y tế.

4. Hệ thống quản lý thông tin

Thế giới công nghệ thông tin đem lại rất nhiều cơ hội việc làm cho những người có chuyên ngành. Có bằng cấp chứng chỉ về hệ thống quản lý thông tin là bạn đã có tấm vé để có được việc làm như bảo mật hệ thống máy tính hay quản lý dữ liệu công ty... Với bằng cử nhân bạn sẽ được đề nghị một vị trí nhân viên trong lĩnh vực này còn với bằng thạc sỹ bạn sẽ nhận được những đề nghị phát triển cao hơn như trưởng phòng hay giám đốc an ninh mạng.

Các khóa học nên chọn: Hệ thống quản lý dữ liệu, Kỹ sư phần mềm, hay An ninh mạng.

5. Thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA)

Đây chính là điều kiện vàng giúp bạn leo lên những nấc thang thành công và với tấm bằng này các giám đốc ngân hàng hay các công ty tài chính sẽ nhanh chóng mời bạn về công ty họ. Nhiều người trong số đó trước khi đi học để lấy tấm bằng này đã từng làm qua nhiều công việc vi thế họ vừa có kinh nghiệm thực tế cộng với kiến thức dồi dào đã khiến tương lai của họ thực sự sáng sủa.

Các khóa học bạn nên chọn: MBA chuyên về Marketing, Kinh tế, Quản lý điều hành, hay Quản lý nhân sự.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro