vubaodai thanh tuu han che va bai hoc lich su cua 20 nam doi moi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 25 : Trình bày thành tựu, hạn chế và bài học lịch sử của 20 năm đổi mới (1986-2006)

*/ Những thành tựu và bài học của 20 năm đổi mới(1986-2006)

Qua 20 năm đổi mới và sự nỗ lực phấn đấu của  toàn đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Thành tựu tăng trưởng phát triển kinh tế

Đất nước đã ra khỏi khủng khoảng kinh tế -xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh. Tốc độ tăng GDP bình quân cảu 10 năm (1990-2000)đạt 7,5%; trong 5 năm (2001-2005) GDP bình quân tăng 7,5%; thực hienj có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, nâng cao vai trò chủ đạo cảu kinh tế  nhà nước; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN dần được hình thành; cơ cấu kinh tế ngành vùng có sự chuyển hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phát triển văn háo giáo dục cải thiện đời sống nhân dân

Văn hóa và XH có tiến bộ trên nhiều mặt:đổi mới trong nhận thức về mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với tiến bô, công bằng xh về văn hóa cong người, đã xác định văn hóa vừa là mục tiêu vừa là dộng lực phát triển kinh tế xã hội, là nguồn lực nội sinh quan trọng để phát triển, nền tảng tinh thần của XH. Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp từ mần non, tiểu học đến cao đẳng, đại học. Năm 2000, cả nước đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đến giữa năm 2004, 20 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Trình độ dân trí được nâng cao khẳng định cong người là vốn quý nhất, phát triển con người với tư cách vừa là động lực vừa là mục tiêu cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Gắn  phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề XH.

Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt

Trong 5 năm (2001-2005) đã tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động. thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005. đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện.

Công tác y tế bảo vệ chăm sóc sức khỏe của nhân dân có tiến bộ, góp phần hạ thấp đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổ, cơ bản thanh toán được một số bệnh dịch trước đây. Tuổi thọ trung bình cảu người dân từ 63 tuổi năm 1990 tăng lên 71,3 tuổi năm 2005. Chỉ số phát triển con người (HDI) từ mức dưới trung bình(0,498 năm 1991) tăng lên mưac trung bình (0,688 năm 2002). Năm 2004 chỉ số 0,691 nước ta được xếp hạng thứ 112 trên tổng 177 nước được điều tra. Năm 2005, Vn được lên 4 bậc, xếp hạng thứ 108 trong tổng số 177 nước được điều tra.

Hệ thống chính trị khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường

Nhận thức của đảng trên vấn đề này có thay đổi căn bản, từ hội nghị trung ương 6 khóa VI, đảng ta sử dụng khái niệm hệ thống chính trị  thay cho hệ thống chuyên chính vô sản. Hệ thống bao gồm: Đảng, nhà nước, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị-XH.Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân có sự tiến bộ. quyền lực nhà nước thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạch và có sự phối hợp trặt trẽ giữa ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Hoạt động của mặt trận Tổ Quốc và toàn thể nhân dân ngày càng thiết thực. Việc thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở được mở rộng và có hiệu quả hơn. Công tác dân tộc, tôn giáo, vận động người VN ở nước ngoài có tiến bộ .

Quốc phòng an ninh được gữi vững: đổi mới trong nhận thức về mối quan hệ giữa xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN. Trong thực tiễn: độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị được giữ vững, trật sự an toàn XH được bảo đảm, gữi vững sự lãnh đạo của đảng và chế dộ xã hội chủ nghĩa. Nêu cao tinh thần sẵng sàng chiến đấu, các hoạt động bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, chế độ XHCN, chủ động ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động phá hoại của kẻ thù, gữi vững ổn định chính trị, trật tự - an toàn XH, phòng trống tội phạm tai nạn, tệ nạn xã hội.

Thành tựu về quan hệ đối ngaoij: hoạt động đối ngoại của đảng, nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín VN trong khu vực thế giới. Về đường lối đối ngoại, đảng ta coi mục tiêu đối ngoại là góp phần củng cố môi trường quốc tế. Trong tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại, Đảng nhấn mạnh tư tưởng kiên định nguyên tắc vì độc lập, thống nhất CNXH, đồng thời phải sáng tạo năng động, linh hoạt về sách lược.

Trong thực tiễn, ta đã phá thế bị bao vây, cấm vận; mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; gữi vững độc lập, chủ quyền quốc gia; xác lập được quan hệ ổn định với các nước lớn; giải quyết hào bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển, đảo với các nước liên quan, gữi vững môi trường hòa bình; chủ động và tích cực tham gia các diễn đàn thế giới ; tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế và khu vực tại VN. Tranh thủ ODA, thu hút FDI, mở rộng thị trường ngoài nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Nước ta đã tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) ngày 28-7-1995. Đến năm 2005, Vn có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương. VN trở thành thành viên thứ 150 của tổ chưc WTO

Nhận thức lý luận về CNXH và con đường đi len CNXH ở VN ngày càng sáng tỏ hơn:

Mục tiêu  và mô hình CNXH, xã hội XHCN mà đảng nhà nước và nhân dân xây dựng là một xh: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi ách áp bức bất công, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng  tiến bộ; có nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo cảu đảng; có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới.

*/ Rõ ràng hơn về chặng đường bước đi:

Từ bước đi ban đầu (1970) đến chặng đường đầu tiên ( đại hội V-1982), Đại hội VIII- đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa(1996) đến 2020 hoàn thành.

*/ Rõ hơn về khả năng nội dung bỏ qua chủ nghĩa tư bản:

- Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị cảu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

- Bỏ qua việc thiết lập kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa

*/ Rõ hơn về sự kế thừa thực thi những giải pháp:

- Kinh tế thị trường định hướng XHCN; kinh tế tri thức; cùng với áp dụng những thành quả cách mạng khoa học và công nghệ, sử dụng vốn đầu tư nước ngoàiquản lý của nước ngoài..

*/ Bài học chủ yếu của 20 năm đổi mới(1986-2006)

Từ thực tiện 20 năm đổi mới, Đảng và nhà nước ta tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý, có thể đúc kết một số bài học lớn sau:

Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghãi xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM. Đổi mới ko phải từ bỏ mục tiêu CNXH mà là làm cho CNXH được nhận thức đúng đắn hơn và xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới ko phải xa rời mà nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng HCM, lấy đó làm nền tảng tư tưởng cảu Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng.

Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

Ba là, đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn nhạy bén với cái mới.

Bốn là, phát huy cao độ nội lực, đồng thời khai thác ngaoij lực, kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Phát huy nội lực, xem đó là nhân tố quyết định đối với sự phát triển ; đồng thời coi trọng huy động các nguồn ngoại lực, thông qua hội nhập và hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để pahts huy nội lực mạnh hơn, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững, trên cơ sở dữ vững độc lập dân tộc và định hướng XHCN.

Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cảu Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống trính trị, xây dựng  và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xh chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nd. Xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh là khâu then chốt, là  nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNVN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là yêu cầu bức thiết cảu xh; Nhà nước phải thể chế hóa và tổ chức thực hiệnc ó hiệu quả quyền công dân, quyền con người. Phát huy vai trò mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.

*/ Những hạn chế trong quá trình đổi mới:

            Sau 20 năm đổi mới, tuy thu được rất nhiều những thành tựu to lớn song chúng ta vẫn còn nhiều những hạn chế và khuyết điểm. Những hạn chế đó là:

            - Thực tế đã cho thấy rằng, tuy đã có sự phát triển không ngừng song cở sở vật chất và kỹ thuật của nước ta vẫn còn nghèo nàn và lạc hậu hơn rất nhiều so với các nước bạn. Trình độ sản xuất còn thấp do đó năng suất lao động chưa cao. Chưa phát huy hết tiềm lực về tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lao động trong nước.

            - Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, trong khi đó nạn thất nghiệp ngày càng tăng cao. Thị trường thì leo thang và khó kiểm soát. Công ăn việc làm không ổn định. Tệ nạn xã hội, bệnh dịch lan tràn khắp nơi.

            - Thiên tai, bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra. Tuy chúng ta không thể nào điều khiển được tự nhiên song chúng ta cần làm tốt hơn công tác dự báo và nhất và phải chấn chỉnh ngay đội ngũ quan chức tại các địa phương trong vấn đề chuẩn bị ứng phó với các tình huống thiên tai xấu xảy ra. Những cơn bão, những trận lũ lụt sẽ không thảm hại như thời gian vừa qua nếu chúng ta chuẩn bị tốt công tác ứng phó với các tình huống bất ngờ từ trước. Một ví dụ điển hình cho công tác phòng chống thiên tai là Nhật Bản. Họ luôn đề cao cảnh giác trước thiên nhiên, tìm mọi biện pháp để khắc phục mọi hậu quả do thiên nhiên gây ra.

            - Về chính trị, nạn tham ô, tham nhũng, hách dịch của quyền còn phổ biến. Đó là do một số cán bộ bị thoái hóa biến chất, suy đồi đạo đức cách mạng. Nếu quốc nạn này không được dập tắt thì người chịu khổ không ai khác lại chính là người dân lao động. Bao nhiêu công sức họ đấu tranh cho độc lập dân tộc, ra sức xây dựng CNXH bấy lâu nay đều chui vào túi những kẻ tham nhũng. Kẻ giàu lại càng giàu, người nghèo lại nghèo hơn. Nếu tình hình này còn tiếp diễn thì chủ chương xây dựng nhà nước của dân do dân và vì dân của Đảng ta sẽ chuyển thành xây dựng nhà nước của “quan”, do “quan” vì làm giàu cho quan chức.

            Tóm lại, với những thành tựu đã đạt được trong 20 năm qua, Việt  Nam đang vững bước trên con đường đi lên CNXH, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.Người dân lao động đã được làm chủ đất nước, nền kinh tế đã và đang được công nghiệp hóa hiện đại hóa. Những thắng lợi đó là một chứng minh sinh động về năng lực lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta và sức mạnh to lớn của nhân dân ta.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro