vugiadai_chu truong dau tranh 1939-1945

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: chủ trương đấu tranh từ năm 1939 – 1945:

 Xuất phát từ hoàn cảnh l/s của cuộc cm trong giai đoạn 1939-1945 :

ï Tình hình t/g : Ở châu Âu chiến tranh t/g thứ II bùng nổ

T6/1940 Pháp đầu hàng Đức, làm tay sai cho Đức thực hiện chính sách phản động ở Đông Dương

T6/1941 Đức tấn công liên xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực luợng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu

ở châu Á:Nhật tấn công Đông Dương

ïTình hình trong nước

ở Đông Duơng TD Pháp thi hành chính sách thống trị thời chiến hét sức trắng trợn:

Về chính trị: tăng cường chính sách đàn áp khủng bố,đặc biệt là tiến công quyết liệt vào Đảng CS; thủ tiêu hết quyền tự do dân chủ mà ta đã giành được trong thời kỳ 1936-1939, bắt thanh niên Việt Nam sang Pháp đi lính.

Về kinh tế: Tăng thuế tăng giờ làm, trưng thu, trưng dụng những nhà máy xí nghiệp tư nhân để phục vụ cho mục đích quốc phòng.

T9/1940 Nhật nhảy vào Đông Dương. Pháp – Nhật cùng nhau thống trị Đông Dương nhân dân ta chịu cảnh 1 cổ 2 tròng, mâu thuẫn giữ nhân dân Việt Nam với đế Quốc Pháp và bọn tay sai càng trở nên gay gắt. Nhân dân ta bị đẩy vào cảnh sống ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế.

28/1/1941, sau 30 năm rời xa tổ quốc Nguyễn Aí Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cmViệt Nam.

Trên cơ sở nhận định diễn biến của chiến tranh t/g 2 và tình hình cụ thể trong nước, Ban chấp hành TW Đảng ta ngay lập tức có sự chuyển hướng kịp thời về chỉ đạo chiến lược cm qua các hội nghị TƯ

ðNội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đậo chiến lược cm

Thể hiện qua 3 hội nghị TƯ

ïHội nghị TU VI(11/1939) tổ chức tại Bà Điểm – Hóc Môn -- Gia Định do đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng bí thư của Đảng chủ trì. Hội nghị đã giải quyết những vấn đề chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cm trong thời kì mới: Chiến tranh t/g 2 đang tác động mạnh tới Đông Dương và Đông Dương đang tồn tại nhiều mâu thuẫn cần giải quyết

ïHội nghị TƯ VII (11/1940) tại làng Đình Bảng –Từ Sơn –Bắc Ninh(do đồng chí Trường Trinh chủ trì). Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh Nhật nhảy vào Đông Dương cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra để chặn đánh quân Nhật trên đường chúng tiến công. Đảng ta đã xem xét, nhận định có phát động khởi nghĩa Nam kì hay không

ïHội nghị TƯ VIII(5/1941)tại Pác pó Hà Quảng–Cao Bằng do đ/c Nguyễn ÁI quốc làm chủ trì diễn ra trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh t/g lần 2 bước vào giai đoạn cuối, chủ nghĩa phát xít đang tấn công sang Liên Xô, ở Đông Dương Nhật, Pháp mâu thuẫn với nhau. Trong nước, sau khởi nghĩa Bắc Sơn, KN Nam Kỳ và Binh biến Đô Lương, Nguyễn Ái Quốc sau 30 năm trở về nước trực tiếp lãnh đạo CMVN

Tại 3 HN TƯ, Đảng ta dã chỉ rõ nội dung đường lối :

Một là: Đặt nhiệm vụ chống đế quốc,giải phóng dân tộc lên hàng đâù dể giải quyết mâu thuẫn gay gắt là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Đế Q P, giành cho được độc lập dân tộc, Đảng tạm gác khẩu hiệu “đánh dổ địa chủ chia ruộng đất cho dân cày” thay băng khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”đồng thời nhấn mạnh lợi ích của g/c, của bộ phận phải phục tùng lợi ích dân tộc.

“Trong lúc này ... nếu ko giải quyết đựoc vấn đề dân tộc giải phóng, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được”. “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống lại tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để giàng lấy giải phóng dân tộc”. Như vậy vấn đề đấu tranh giành chính quyền được đặt ra trực tiếp; giành chính quyền gắn với giành độc lập và Có sự lựa chọn về hình thức chính quyền nhà nước:”Sau khi giành độc lập sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”

 Hai là :Xác định viêc xây dựng lục lượg cm . Đảng chủ trương xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất vững mạnh (ở hội nghị TW VI,VII lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế ) Đến hội nghị TW VIII thành lập mặt trân VN độc lập đồng minh ( Việt Minh) nhằm đoàn kết tập hợp tất cả lực lượng, lập các hội cứu quốc: công nhân, nông dân, phụ nữ, thanh niên...cứu quốc

 Ba là quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Dảng toàn dân trong giai đoạn hiện tại, cần phải ra sức phát triển LL CM gồm: LL chính trị, LL vũ trang, xây dựng các căn cú địa cách mạng ( vấn đề này ở thời kỳ 1936-1939 chưa có) chủ trương duy trì đội du kích Bắc Sơn phát triển thành đội cứu quốc quân.Ngày 22/13/1944: Đội VN tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy; lấy vùng Bắc Sơn và Võ Nhai làm địa bàn trung tâm

Các hội nghị TW đều khẳng định : Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền dưới hình thức : đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa, coi nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm, do đó phải nắm bắt tình thế, chủ động chớp thời cơ trên cơ sở phát triển LL .

Chú trọng công tác xây dựng Đảng, gấp rút đào tạo cán bộ, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng

 ðKết quả của đường lối

  Với tinh thần độc lập tự chủ sáng tạo Ban chấp hành TW đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cm là độc lập dân tộc và đề ra chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tieu ấy

  Đường lối gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu , tập hợp rộng rãi mọi người VN yêu nước trong mặt trận Việt Minh , xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị xây dựng că cứ địa cm và lực lượng vũ trang là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành độc lập tự do, có ý nghĩa quyết định dối với thắng lợi của Cm t8/1945.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vudai