vugiadai_qtrinh doi moi ve kt thi trg

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6: Quá trình đổi mới về kinh tế thị trường(KTTT)?

*Cơ chế quản lý KT thời kỳ trước đổi mới : cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp.

Do chưa thừa nhận SXHH và KTTT nên không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền KTHH nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ.Lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu,muốn nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhân và kte cá thể tư nhân,do đó nền kte rơi vào tình trạng trì trệ,khủng hoảng.

   Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kte:Đại hội VI quyết định bố trí lại kte đi đôi vói đổi mới cơ chế quản lý kte,mở ra nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa.

*Sự hình thành tư duy của Đảng về KTTT thời kỳ đổi mới

  Đại hội 6 là đại hội dánh dấu bước ngoặt đổi mới về nền KTTT.Trọng tâm đổi mới  tư duy là đổi mới về kte

  -Tư duy của Đảng ta từ ĐH VI dến ĐH VIII:

  +Một là KTTT ko phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

  +)KTTT có mầm mống từ trong xã hội CHNL,hình thành trong XHPK và phát triển cao trong XHTB.

  +)KTTT là nền kte vận động trong cơ chế TT mà ở đó các quan hệ kte đều thực hiện trên TT thông qua trao đổi mua bán.

 KTHH và KTTT đều SX để trao đổi mua bán,chịu sự tác động của các quy luật kte.Về quy mô KTHH có quy mô nhỏ hơn,còn nhiều hạn chế;còn KTTT có quy mô lớn hơn và mang tính chất thống trị toàn XH.Về trình độ lực lượng SX KTTT đạt trình độ phát triển cao hơn do ứng dụng KH-CN hiện đại.

+Hai là KTTT còn tồn tại khách quan trong thời ký quá độ lên CNXH.

+)Sự tồn tại của nền KTTT trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở VN là tất yếu,khách quan.Xây dựng và phát triển nền KTTT ko phải là phát triển TBCN hay đi theo con đường TBCN,xdung CNXH cũng rất cần thiết phải phát triển KTTT

  +)ĐH đảng lần thư VII(6/1991) đã chủ trương phát triển nền KTHH nhiều thành phần,phát huy thế mạnh của các tp kte vừa hợp tác vừa cạnh tranh,điều đó khẳng định tư duy SXHH ko đối lập với CNXH mà tồn tại khách quan và rất cần thiết cho xd CNXH.ĐH xác định cơ chế vận hành của nên KTHH nhiều tp là:”Cơ chế TT có sự quản lý của NN”NN quản lý nền kte bằng pháp luật, kế hoạch,chính xác và các công cụ khác để dẫn dắt nền kte,tạo ĐK và mtruong thuận lợi cho nền kte phát triển.

 +)ĐH đảng lần thứ VIII(6/1996) khẳng định tiếp tục phát triển kte nhiều tp vận hành theo cơ chể TT,có sự quản lý của NN,định hướng XHCN.

 +Ba là có thể và cần thiết sử dụng KTTT để XD CNXH ở nước ta

 +)Mục tiêu chủ yếu của KTTT là lợi nhuận(động lực thúc đẩy kte).

 +)Quan hệ trong KTTT là quan hệ cung cầu

 +)Phạm trù KT trung tâm là giá cả

 +)Mtruong hđộng là cạnh tranh

 +)Lực lương điều tiết là khách hàng và công nghệ

    KTTT có những đặc trưng sau:

 +)Các chủ thể Kte có tính đọc lập,nghĩa là có quyền tự chủ trong SXKD,lỗ,;ãi tự chịu trách nhiệm

 +)giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết,hệ thống ttruong phát triển đồng bộ,hoàn hảo

 +)nền kte có tính mở cao,chống lại tính địa phương cục bộ và vận đông theo quy luật vốn có

 +)có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của NN

  Với những đặc diểm trên KTTT có vai trò rất lớn đối với sự phát triển KTXH.Do đó việc hình thành và phát triển nền KTTT là tất yếu khách quan

 -Tư duy của đảng về nền KTTT từ ĐH IX đến ĐH X

      Trải qua 15 năm phát triển,đã trải qua nhiều khó khăn và thực tế đến ĐH IX và ĐH X nền KTTT đã phát triển cao hơn

  +Ở ĐH IX(4/2001) xác định KTTT định hướng XHCN là”Kiểu tổ chức kt vừa tuân thủ theo quy luật của KTTT vừa dựa trên cơ sỏ và chịu sự dẫn dắt,chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH”.Đó là mô hình kt: ko phải là kt tự nhiên,KT bao cấp;ko phải là KTTT tự do cạnh tranh TBCN,cá lớn nuốt cá bé;chưa phải là KTTT XHCN hoàn hảo;mà là kiểu tổ chức kt vừa tuân theo quy luật của KTTT vừa dựa trên cơ sở&chịu sự dẫn dắt&chi phối bởi các nguyên tắc&bản chất của CNXH

 +ĐH X(2/2006) đã làm rõ tính định hướng XHCN trong phát triển KTTT ở nước

 +)Về mục đích:ptiren LLSX,XD cso vạt chất cho XHCN, ko những nâng cao đời sống ndân,phát triển LLSX đi đôi với XD QHSX mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu,quản lý và phân phối nhằm thực hiện dân giàu,nước mạnh,XH công bằng dân chủ và văn minh

 +)Phương hướng phát triển:phát triển nền KTHH nhiều tp,trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo,vị trí then chốt là công cụ đẻ NN điều tiết vĩ mô nền kt;nền kt nhiều tp voias các hình thức sở hữu đa dạng

 +)Định hướng XH và phân phối:phân phói theo LĐ,phân phối theo vốn đầu tư,phân phối theo quỹ phúc lợi;dịnh hướng XHCN thể hiện ở phân phối theo kqua LĐ và hiệu quả kt là chủ yếu;thực hiện công bằng XH ngay trong từng bước,từng chính sách ptrien,tăng trưởng kt gắn với tiến bộ,công bằng XH

 +)Về quản lý:phát huy vai trò làm chủ của nhân dân,vai trò quản lý của NN XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng

- Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân:

+ Kết quả và ý nghĩa:

+)Một là, sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu – bao cấp sang thể chế kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+)Hai là, chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành

+)Ba là, các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới.

+)Bốn là, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực.

+Hạn chế và nguyên nhân:

+)Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế  quốc tế. Hệ  thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ chưa đồng bộ và thống nhất.

+)Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiệp nhà nước chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhà nước nhất là khi cổ phần hóa. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn bị phân biệt đối xử. Chính sách tiền lương còn mang tính bình quân.

+)Cơ cấu tổ  chúc, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu quả, hiệu lực quản lý còn thấp

+) Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội đổi mới chậm, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo còn thấp. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội và bảo vệ môi trường chưa được giải quyết tốt.

   Những han chế trên xuất phát từ các nguyên nhân:

+)Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều hạn chế do công tác lý luận chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn.

+)Năng lực thể chế hóa và quản lý, tổ chức thực hiện Nhà nước còn chậm nhất là trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc.

+)Vai trò tham gia hoạch định chính sách thực hiện và giám sát của các cơ qan dân cử, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể hành chính, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp còn yếu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro