Chuyện ăn chuyện uống

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chao xìn, tớ là vợ của Đức

Tớ là vợ của một anh chồng cực kỳ dễ thương, nói chuyện cực kỳ đáng yêu mà lại còn hiền ơi là hiềnnnnnn

“Vợ ơi, sao mỗi lần em giới thiệu đều phải gọi mẹ anh lên thế?”

À, em chin nhỗi chồng em nhỡ nhời ^^

Hôm nay vợ chồng tớ dọn đến nhà mới, là một khu nhà hơi cũ kỹ một tí nhưng đủ rộng rãi đối với bọn tớ. Mà đúng ra là sau khi bị mẹ chồng mắng cho một trận vì can tội hai đứa vét gần hết tiền mua xe cho con trai mẹ chồng thì bọn tớ chỉ còn đủ tiền mua nhà ở đây thôi. Cũng không sao ạ, đối với bọn tớ như thế là tạm ổn rồi, trừ việc có cái cổng xấu hoắc cản trở lưu thông thì mọi người ở đây cũng rất thoải mái và thân thiện, đặc biệt đám trẻ con trong khu đứa nào đứa nấy đều hoạt bát đáng yêu lắm nhé. Cơ mà tất nhiên, đáng yêu thế quái nào bằng chồng tớ được? Chồng ơi~~~ dễ thương quá, ra đây ngắt má một cái nào! 😚

Đm đẹp miễn chê nhé Hà Thư nhé 🙃

Vợ chồng tớ đến hơi muộn nên căn nhà ở tầng hai đã bị người khác mua trước, thế là đành phải dọn lên tít tầng ba, hơi bất tiện nhưng coi như tập thể dục hàng ngày cũng tốt đấy.

Bây giờ tớ đang ngồi ở ghế đá dưới sân trông mấy người thợ được thuê đến sửa lại cánh cổng hôm qua chồng tớ húc phải. Vây quanh tớ chính là đám trẻ con đáng yêu nhưng-không-bằng-chồng-tớ, cùng với mấy người hàng xóm trong khu nhà ngồi nói chuyện phiếm.

Trò chuyện một lúc, tớ mới biết ở đây có một nếp sinh hoạt rất đáng yêu, ấy là cứ vào hai ngày cuối tuần, một trong số các gia đình ở đây sẽ nấu cơm cho mấy đứa con nít ăn chung một bữa. Cứ tuần tự hết nhà này đến nhà khác, nhà nào chỉ có đàn ông hoặc người độc thân thì tự động đến giúp nhau chuẩn bị cho xong bữa cơm. Bác Huy nói rằng như vậy cốt để cho đám trẻ được tụ tập đông vui đua nhau mà ăn cho chóng lớn, với cả cũng là để gắn kết tình nghĩa láng giềng với nhau, khu này chẳng có mấy hộ gia đình, suốt ngày đi làm rồi về đóng cửa im ỉm thì có mà buồn chết bỏ.

Tớ thì không ngại gì đâu, tớ tuy không phải kiểu người yêu thích trẻ con lắm nhưng nếu thi thoảng để chúng nó tụ tập lên nhà một bữa cũng không có gì phiền hà. Lúc mới nghe bác Huy nói, tớ tán thành ngay, nghe hay ho phết đấy chứ, đây cũng có thể coi là một cơ hội để tớ trổ tài làm bếp, tớ nấu ăn hơi bị hịn luôn nha. Cơ mà coi kìa, từ lúc bọn trẻ nghe bác Huy nhắc chuyện đó, chúng chợt im ắng hẳn, mặt mũi lộ ra cái vẻ giống như rất cam chịu vậy, kể cả Dung Dung hay cậu nhóc Trọng Đại cũng bày vẻ mặt hơi khó miêu tả, ủa sao vậy ta?

Chập sau bác Huy đi về rồi, cả lũ nhóc mới nằm bò ra mở miệng ỉ ôi không ngớt. Hóa ra là chuyện gì cũng chỉ mang tính tương đối thôi. Ý tưởng nấu cơm cho bọn trẻ ăn đúng là rất dễ thương, nhưng tất nhiên vì mỗi nhà có một khẩu vị khác nhau nên mỗi lần ăn cơm chung lại là một lần bọn trẻ rút ra kinh nghiệm ăn chực cho mình.

Ví dụ như Hải bé kể là bà nội của hai cậu nhóc sinh đôi Duy với Toàn nấu mấy món ăn dân dã miền quê rất ngon nhưng lại hay nấu mặn nên phải ăn dè, mà lại bị cái thổi cơm hơi thiếu, ăn xong chỉ lo uống nước rồi tối về thằng nhóc Hậu sẽ tè dầm.

Hay như khi xuống nhà anh em Hải Hậu ăn cơm, Hà Thư nhất quyết sẽ không động vào món lạc rang muối của bố bọn nó, cô bé nói như mếu: “Phải là muối rang lạc mới đúng, chị mà ăn một miếng là đảm bảo cả đời chị nói chuyện không bao giờ nhạt luôn…”

Hoặc lúc ba con người độc thân Dung Dung, Mây Trang và Xuân Trường cùng nấu cơm, thằng nhóc Toàn lôi kinh nghiệm sống 11 năm trên đời ra đảm bảo rằng nếu tớ mà ăn bữa cơm ba người họ nấu xong sẽ bị tăng đường huyết và loét dạ dày cho mà xem. Khi một người nấu thịt kho ngọt như chè, một người nấu đậu rim bằng nước ốc suông vì nhà hết nước mắm còn một người nấu canh chua chua muốn són ra quần. Thêm chị Thư chuyên gia cắm cơm không bật nút để vậy tót đi chơi nữa.

Nghe chúng kể lể một hồi, tớ thống kê lại thì xem ra khả năng bếp núc của ông bố đơn thân VicLu và chị em chủ quán “Không thiếu” có thể coi là tạm ổn nhất, nhưng khi vấn đề không xuất phát từ khẩu vị nữa thì nó lại nảy ra từ một khía cạnh khác.

Anh VicLu rất thạo chế biến đồ nướng, nhưng bốn thằng con anh ý thì tất nhiên là không. Đám nhóc ăn tiệc nướng ngoài trời lại rất hay táy máy, thế nên chỉ mới sau lần đầu tiên anh ý đảm nhận bữa cơm hôm thứ bảy tuần rồi, bác Huy đã vội vàng tuyên bố tịch thu tiêu hủy cái lò nướng của nhà anh ý đi với lý do đề phòng cháy nổ và hạn chế ô nhiễm khí than. Chậc, có nói quá lên không thế?? À, Dung Dung bổ sung thêm là suýt thì cháy rụi cái nhà để xe vì bọn nhóc hăng tiết vịt quạt than lớn quá.

Cùng một cấu trúc với câu mở đầu đoạn ở trên, cô nhà văn Thét nấu ăn cho bọn trẻ phải nói là hết sức có tâm, nhưng cậu em nhà cô ý thì tất nhiên là không. Cậu chàng được mệnh danh là thiếu đánh ấy thích ăn cay, nên đồ ăn chị cậu ý nấu cũng được nêm cay cay để vừa lòng ông giời con trong nhà.

“Cái anh Đại ý, xấu tính chết đi được. Cô Trang nấu cơm ngon vậy, mà cứ hôm nào bọn em sang ăn cơm là anh ý lại giở quẻ thêm bao nhiêu là ớt vào, ăn thì cay mà không ăn thì tiếc!”

Oắt Hậu bé nhất nhà nhưng được cái loa to nhất phường bày cái vẻ mặt phụng phịu hạch tội, còn cậu Trọng Đại kia mặt vẫn nhơn nhơn rất chi ghẹo đòn. Kết quả thương tâm là đám nhóc ăn cơm nhà ấy về thì đứa nào đứa nấy cũng nước mắt nước mũi tèm lem, mỏ sưng vêu lên nhìn đến tội. Sau đó là màn vác chổi rượt nhau vòng quanh sân của chị em nhà cậu ta, vì bị hàng xóm qua mắng vốn.

Thằng Duy bảo, mỗi lần đến lượt nhà cô Trang nấu cơm, cả bọn chỉ mong ngày đó rơi vào đúng dịp anh Tiến Dũng về phép. Vì lúc đó anh Đại không dám bỏ thêm tiêu ớt vào thức ăn, cô Trang cũng nấu thêm đồ ăn ngon nữa, còn anh Dũng thì lại rất được lòng lũ trẻ, nên chúng được yên ổn ăn ngon trong không gian hòa bình hiếm khi có.

Nhưng mà câu chuyện đau lòng nhất – theo lời cả 5 đứa nhóc Duy Toàn Hải Hậu và Hà Thư thì có lẽ là bữa cơm đáng nhớ được bác Huy chủ nhà đáng mến tự tay chuẩn bị cho chúng. Mới cách đây vài tuần thôi.

Bình thường thì cháu của bác Huy là thầy Dũng Chíp sẽ đảm nhận việc nấu cơm, tuy rằng thầy ấy nấu không được ngon như cô Trang nhưng vì là đờn ông độc thân nên bọn trẻ cũng châm chước được vấn đề khẩu vị. Tình hình là hôm ấy thầy Chíp bị ốm nên dậy không nổi, đến lúc nghe tiếng bọn trẻ nhí nhố ngoài cửa mới bò dậy định đi nấu cơm, bác Huy thấy thế, thương thằng cháu sợ nó mệt nên mới bảo để bác nấu luôn cho. Hải bé kể lúc ấy nó thấy thầy Chíp tự nhiên run lên, ái ngại nhìn mấy đứa nó một lúc xong lăn đùng xuống giường trùm chăn ngủ mất.

Thịt heo ướp ngũ vị hương chiên áp chảo, đậu que xào và canh rau dền tôm khô là ba món bác Huy nấu đãi bọn trẻ, và sau đây là mô tả cùng cảm nhận của nhân sự nhiều chữ đa ngôn từ Lương Hà Thư:

- Chị cứ tưởng tượng đi, miếng thịt chiên thành màu kỵ sĩ bóng đêm, mùi tuy rất thơm nhưng mặn rát cả lưỡi, đã thế lại còn vừa dày vừa khô vừa dai, đó đích thị là tông lào chiên chứ không phải thịt heo chiên. Còn đậu xào á? Đậu om chứ xào cái gì không biết. Vừa nhũn xèo xèo, vàng khè xong còn chua chua vì cho nước mắm, em nói thật em là em rất thương cho mấy quả đậu đó. Chúng đã tu luyện vô cùng vất vả nhưng cuối cùng vẫn không thể thành chính quả…

Tớ thực sự khâm phục khả năng sử dụng ngôn từ của con bé này đấy, nhưng vẫn còn món canh mà nhỉ:

- Vậy canh rau thì thế nào, có phải là khá khẩm nhất không em?

- Khá khẩm gì hơn đâu chị? – thằng Toàn làm bộ thở dài tiếp lời bạn kể – Chị có biết tôm thì nát nhừ mà rau thì sống nhăn được gọi là gì không? Là độ tôm không độ dền đấy!

- …

Tớ hơi bị cạn ngôn đoạn này, trong khi Dung Dung và Đại phá lên cười lăn lộn

Hải bé kết thúc câu chuyện như thế này:

- Kể từ bữa cơm đó, bọn em đã biết được câu trả lời cho việc vì sao bác Huy sở hữu cả khu tập thể này mà bốn mấy tuổi đầu không lấy được vợ, và tại sao thầy Chíp giờ này còn chưa dám để ông chú mình một mình mà bỏ đi lấy vợ. Haizzz!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro