vung noi thuy

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Định nghĩa về vung nội thủy

          Nội thủy là vùng nước nằm ở phía trên đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải chạy theo bờ biển. Tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối như trên đất liền

Các thành phần của vùng nội thủy: gồm 6 thành phần: Biển nội địa – cảng biển – vịnh thiên nhiên – vũng đậu tàu – vịnh lịch sử, vùng nước lịch sử - vùng nước quần đảo của các quốc gia quần đảo

          Biển nội địa: là những vùng biển nằm trong đất liền hoặc bao bọc bởi đất liền, có lối hẹp thông ra đại dương. Biển nội địa có thể nằm trọn trong một quốc gia, hoặc có thể có nhiều quốc gia ven bờ

          Cảng biển: theo quy chế cảng biển Giơnevơ 1923 người ta định nghĩa cảng biển theo chế độ quốc tế như sau: “Những cảng thường có tàu biển ra vào và được dùng cho ngoại thương được gọi là cảng biển”

          Vũng đậu tàu: là khu vực dành cho tàu thuyền neo đậu, có thể để chuyển tải hàng hóa hoặc các công việc khác như chờ làm thủ tục, đón trả hoa tiêu

          Vịnh thiên nhiên: một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển bao quanh, nghĩa là vùng lõm đó sâu hơn là sự uốn cong của bờ biển

       Vùng nước lịch sử, vịnh lịch sử: theo phán quyết của Tòa án pháp lý quốc tế ngày 18/12/1951 vụ ngư trương Anh – Na Uy, định nghĩa: “Người ta gọi chung vùng nước lịch sử các vùng nước mà người ta đối sử như vùng nội thủy các vùng nước này thiếu đi danh nghĩa lịch sử thì nó không còn tính chất đó”

          Vùng nước quần đảo của các quốc gia quần đảo: Vùng nước quần đảo của các quốc gia quần đảo là một phạm trù mới xuất hiện cùng với quy chế về quốc gia gồm quần đảo ở Công ước quốc tế và luật biển năm 1982. Nó được coi vừa là vùng nước nội thủy vừa được coi là lãnh hải

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro