'Chàng trai năm ấy' VS 'cái tình' cho Wanbi Tuấn Anh 2/01/2015 04:07:14 SA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Suy nghĩ có nên để phần này ở đây không bởi vì không liên quan lắm tới " hành trình" của Anh. 

nhưng nghĩ đi nghĩ lại lại bỏ vào vì trong tất cả các bài báo trước đấy, bài báo này tổng quan nhất.

Cá nhân sau khi tìm hiểu về anh Wanbi cũng như Chàng trai năm ấy.

Phiến diện cho rằng cũng như anh Lý Minh Tùng, bởi anh Wanbi có rất nhiều thứ để khai thác, không cần thiết phải thêm yếu tố "ngông" và "sự thương hại". Wanbi có thừa sự tự trọng!

Wanbi là người lạc quan cũng như ... cảm giác yếu đuối! 

Anh nhẹ nhàng và mạnh mẽ!

Anh chịu đủ mọi lời ác ý của dư luận nhưng vẫn luôn tự an ủi mình, và vì những người yêu quý mình mà luôn mỉm cười, dằn nỗi đau lại mà bước tới.

Anh không sống vì bản thân mà vì NGƯỜI THÂN! 

Nếu không có người thân. Thiên tự hỏi, liệu anh có sụp đổ không?

Anh cũng chưa từng từ bỏ hy vọng được sống, anh tranh thủ hết khả năng có thể kể cả biết điều đó khó thế nào!  Anh cũng chưa từng kể rõ ràng về bệnh tình của mình và luôn hiện diện với nụ cười đẹp nhất.

Nếu người chưa từng tìm hiểu về Wanbi xem phim, người đó sẽ nghĩ gì? 

Wanbi chỉ đơn giản là bị đau mắt, mắc một căn bệnh u tuyến yên, phải cắt thần kinh một mắt, được một đứa trẻ an ủi, yếu đuối đến độ cầu xin tình thương? Hay cách sống ngạo mạn của mình? 

Tại sao không khai thác mảng anh đấu tranh với bệnh tình nhiều hơn mà vẫn mỉm cười bước tới? Không nói về cách anh quậy, cách anh thể hiện tình cảm với bạn bè?

Hài kịch hay bi kịch có ý nghĩa gì đâu! cho dù không có mấy yếu tố hài không hợp kia thì Chàng trai năm ấy cũng giống như bản Ballad nhẹ nhàng, không cần cái gọi là "cao trào" vẫn đọng lại trong lòng người một cách sâu lắng. Về tình bạn, tình gia đình và tinh thần sống chứ không riêng gì tinh thần lạc quan vượt qua bệnh tật.

Muối, phải bỏ đều! 

Cái gì gọi là dựa trên? Cái gì là câu chuyện có thật? 

Nên nhớ, phim cũng là một sự truyền tải! Truyền đến một câu chuyện, một tinh thần và trên hết là một con người!

........

Về Chủ quan, Phim là phim! Hư cấu không nói lý!

có những nốt thăng phải có nốt trầm mới dễ đi vào lòng người. 

Phim ngắn ngủi, truyền tải không hết mọi thứ, chỉ có thể bỏ nhiều cái để tập trung một thông điệp chính nhất.

Một người như Wanbi, tìm không thấy, gặp không được huống hồ diễn viên lại là người có tính cách khác xa? Lại còn là tay ngang, truyền tải sao hết cái "thần" của anh. 

////////////

Khục! nói hoa hòe hoa sói thế thôi chứ nếu có thể, người không cần thiết so sánh, mỗi người có một suy nghĩ. Bản thân Thiên khi xem Chàng trai năm ấy... Ừm, dường như lúc đó không có quá nhiều cảm xúc, không cười ở đoạn đầu tiên, không khóc cho đoạn cuối cùng! Xem chính là xem! Nếu có thể, người nên tìm đọc Tự truyện Wanbi Tuấn Anh: Bắt đầu từ một kết thúc! Câu chuyện này, cho dù một kẻ không có khái niệm thời gian như Thiên cũng phải tiếc hận thời gian của anh Wanbi quá ngắn nhưng lại như sống trọn một đời. Trải qua đủ Cay đắng ngọt bùi, tất cả thăng trầm cuộc sống. Từ chập chững vào nghề đến khi nổi tiếng rồi tất cả mất dần. Những hối tiếc, những vui tươi, những nguyện vọng nhẹ nhàng!\



Nụ cười luôn nở trên môi là hình ảnh khán giả nhớ về Wanbi Tuấn Anh

Một bộ phim lận đận

Trước khi đến được với khán giả, "Chàng trai năm ấy" đã bị lùi lịch chiếu vì scandal đạo nhạc ca khúc trong phim của diễn viên chính, ca sĩ sơn Tùng M-TP. Và khi vừa công chiếu, "Chàng trai năm ấy" gặp ngay những phản ứng khá bất ngờ từ phía khán giả. Bộ phim do ông bầu Quang Huy làm đạo diễn, kể về câu chuyện của Đình Phong (Sơn Tùng M-TP đóng), cùng nhóm bạn là Băng (Phạm Quỳnh Anh), Hà (Ngô Kiến Huy), Sky (Hari Won), Lâm (Hứa Vĩ Văn). Đình Phong nổi tiếng, đẹp trai, hát hay, nhưng lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Thời gian sống bị rút ngắn, nhưng Đình Phong vẫn lạc quan, làm mọi thứ thật tốt, để không phải hối tiếc những gì về sau.

Sau khi xem xong phim, quản lý cũ của Wanbi Tuấn Anh - anh Lý Minh Tùng đã chia sẻ những ý kiến không hài lòng trên Facebook cá nhân. Anh viết: "Đến giờ tôi vẫn luôn cảm kích tình cảm mà đoàn phim "Chàng trai năm ấy" dành cho WanBi Tuấn Anh. Nhưng là người thân của WanBi Tuấn Anh, tôi nghĩ đạo diễn phim nợ cậu ấy một lời xin lỗi. Và bản thân tôi thấy mình cũng phải xin lỗi Wanbi Tuấn Anh! Quản lý của ca sĩ Wanbi Tuấn Anh cho rằng đạo diễn của "Chàng trai năm ấy" không dành trọn vẹn "cái tình" cho Wanbi Tuấn Anh như những gì đã hứa khi bắt tay chuyển thể cuốn tự truyện về Wanbi Tuấn Anh...".

Đây cũng là nhận xét của một bộ phận khán giả, sau khi Chàng trai năm ấy ra rạp. Nhiều người quen, nhiều khán giả yêu mến Wanbi Tuấn Anh cho rằng bộ phim khắc họa nhiều chi tiết khác biệt, thậm chí sai lệch về Wanbi Tuấn Anh. Cụ thể, Lý Minh Tùng cho rằng, dù chuyển thể từ tự truyện "Bắt đầu từ một kết thúc" của Wanbi Tuấn Anh, bộ phim có quyền hư cấu. Tuy nhiên, phải tôn trọng mọi chi tiết liên quan đến nhân vật Đình Phong và gia đình của nhân vật. Có những hư cấu không thể chấp nhận được, thậm chí xúc phạm đến người đã khuất, như việc ba của Đình Phong ăn và có câu "tuyên ngôn" về thịt chó ngay trên giường bệnh.

Mỗi tác phẩm điện ảnh khi ra rạp nhận lại những lời khen chê cũng là lẽ thường tình. Nhưng, có lẽ ngay từ khi bắt đầu, Quang Huy đã chia sẻ quá nhiều về bộ phim gắn liền với cái tên Wanbi Tuấn Anh, nên khiến những người yêu mến Wanbi Tuấn Anh thất vọng sau khi xem phim. Nếu hoàn toàn độc lập về mặt sáng tác, không "dựa" theo câu chuyện cuộc đời của một nhân vật nghệ sĩ có thực, Chàng trai năm ấy đã được đón nhận một cách khác đi. Và khán giả sẽ thưởng thức phim như một tác phẩm điện ảnh bình thường.

Nghệ thuật có quyền hư cấu?

Câu hỏi đặt ra sau bộ phim này là một tác phẩm nghệ thuật dù phóng tác theo nguyên mẫu, có quyền hư cấu không? Và nên hư cấu như thế nào để vẫn giữ được sự trân trọng dành cho "nguyên mẫu".Trước giờ phim công chiếu, đạo diễn Quang Huy chia sẻ: "Đình Phong không phải là Wanbi Tuấn Anh. "Chàng trai năm ấy" cũng không phải phim về cuộc đời Wanbi Tuấn Anh, mà chỉ dựa trên những cảm xúc của tôi khi nhìn vào cuộc đời Wanbi Tuấn Anh.Nhưng có thể khẳng định: "Nếu không có Wanbi Tuấn Anh thì sẽ không có bộ phim này". "Cái cách Wanbi Tuấn Anh sống "sòng phẳng" với đời đã thay đổi tôi. Và tôi làm bộ phim này là để khán giả cũng nhìn thấy Wanbi Tuấn Anh đã sống "sòng phẳng" thế nào, không oán trách ra sao, biết đâu điều đó sẽ thay đổi các bạn như đã thay đổi tôi".

Trong khi đó, Lý Minh Tùng và nhiều người quen, khán giả yêu mến Wanbi Tuấn Anh cho rằng, đã không phải là phim về Wanbi Tuấn Anh, hà cớ gì lại dụng Wanbi Tuấn để PR cho phim.

Thực tế, quá trình sản xuất, ra mắt bộ phim đều gắn liền với tên tuổi Wanbi Tuấn Anh khiến lời khẳng định này của đạo diễn Quang Huy mất đi sức nặng. Một diễn viên (giấu tên) cho rằng, khi bạn đã gắn tên tuổi của một nhân vật nguyên mẫu vào quá trình làm phim thì đừng bắt khán giả phải phân biệt rạch ròi đây là phim, còn kia là đời thực. Áp đặt cho người ta cái suy nghĩ tôi đang làm phim lấy cảm hứng từ cuộc đời một nghệ sĩ, rồi lại cho rằng tôi không làm phim về nguyên mẫu đó, tôi có quyền sáng tạo là điều cần tránh khi phát biểu, bởi nó có vẻ khá mâu thuẫn.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hạnh chia sẻ, khi xem phim mọi người đừng quá chú trọng đến một vài tình tiết nào đó không giống với nguyên mẫu ngoài đời thực. Hãy chú ý đến tinh thần của bộ phim, ý nghĩa mà bộ phim muốn truyền đạt là gì, bạn sẽ nhận được những điều to lớn hơn."Một tác phẩm điện ảnh lấy cảm hứng từ nguyên mẫu hoàn toàn có quyền hư cấu thêm, để cho câu chuyện của mình hấp dẫn hơn, theo quan điểm của mình. Tuy nhiên, theo tôi trong quá trình hư cấu, chúng ta cần giữ thái độ tôn trọng người đã khuất. Nghĩa là chỉ nên hư cấu cho nhân vật của mình đáng yêu hơn, tốt đẹp hơn, chứ không nên có những hư cấu theo chiều hướng tiêu cực. Để cho nhân vật cầu xin lòng thương hại của người khác là một tình tiết xử lý quá dở", nhà nghiên cứu Nguyễn Hạnh phát biểu.Đồng quan điểm trên, một đạo diễn (giấu tên) nhận định, dựa trên tinh thần lạc quan, mạnh mẽ chiến đấu với bệnh tật của một người nào đó, đạo diễn hoàn toàn có quyền hư cấu một câu chuyện hoàn toàn khác cho nhân vật của mình. Không nhất thiết phải giống với nguyên mẫu.Tuy nhiên, cách xử lý như thế nào lại là vấn đề thuộc về mỗi đạo diễn. Lấy cảm hứng từ một nghệ sĩ đã khuất, có lương fan hâm mộ đông đảo, đạo diễn cần biết tiết chế và giữ sự trân trọng nguyên mẫu, mới mong tác phẩm của mình thành công trọn vẹn. Thử tưởng tượng, một người sòng phẳng với cuộc đời, không oán trách kêu than gì khi đối mặt với tử thần, có thái độ kiêu căng, hay khóc lóc cầu xin lòng thương hại không? Đương nhiên là không. Chi tiết này không chỉ khiến người khác cảm thấy không giống tinh thần của Wanbi Tuấn Anh, mà còn khiến chính nhân vật Đình Phong giảm đi sức nặng, sự nhất quán trong tính cách.Chị Nguyễn Quỳnh Ngân, một người có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực PR cho rằng, PR từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu cho nhiều lĩnh vực trong đời sống. Nếu nói rằng, "Chàng trai năm ấy" dùng câu chuyện cuộc đời Wanbi Tuấn Anh để PR cho bộ phim của mình, cũng không có gì khó hiểu. Chúng ta đừng mặc định cứ dùng tên tuổi người khác để PR là một điều xấu. Lấy ví dụ như một quỹ nhân ái nào đó, người ta lập nên bắt đầu từ câu chuyện cuộc đời của một "chiến binh" dũng cảm đương đầu với cuộc sống, để kêu gọi lòng hảo tâm, đó không phải là điều xấu.Phải thừa nhận. "Chàng trai năm ấy" chưa phải một tác phẩm điện ảnh hoàn hảo nhưng nếu dùng câu chuyện của Wanbi để truyền tải cái tinh thần của bộ phim cũng là điều tốt. Khán giả cũng nên bao dung hơn để có được bài học ý nghĩa cho mình, khi câu chuyện về Wanbi một lần nữa được khơi gợi.

Ai hưởng quả ngọt? Ai nhận trái đắng?

Lý Minh Tùng cho rằng: "Khi còn sóng, Wanbi Tuấn Anh luôn sống sòng phẳng, ngay khi phải đi mặt với những ngày cuối cùng ca cuộc đời, cậu ấy chưa từng lợi dụng hay chơi xấu bạn bè, cũng chưa từng yếu đui hay van nài sự thương hại cùa ai, nên xin cũng hãy sòng phng với cậu y. Nếu b phim thành công v mặt doanh thu, tao được hiệu ứng xá hội tốt, ai là người hưởng quả ngọt? Vậy tại sao lại để Wanbi Tun Anh và những người yêu thương cậu ấy phải gánh chịu những trái đắng nhưvậy?. Đng thời, anh yêu cầu đoàn phim không được tiếp tục gắn Wanbi Tuấn Anh vào những nội dung quảng bá cho phim mà không xin phép gia đình. Thiết nghĩ, đây cũng là yêu cầu chính đáng.

Mỹ Nhân (Công lý và xã hội)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro