WDT - Watchdog Timer

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mình cũng chưa hiểu ý nghĩa của hàm WDT_..., ko biết có phải khai báo như trên thì sau khoảng thời gian ms bao nhiêu đó đặt sau WDT_ thì sẽ reset lại Pic ?????

WDT là "chó giữ nhà" (Watchdog Timer). Bộ phận này có nhiệm vụ reset lại PIC sau một khoảng thời gian định trước. WDT sẽ reset vi điều khiển khi bộ đếm của WDT bị tràn. Mục đích của nó là tránh trường hợp vi điều khiển bị "treo" khi phải hoạt động liên tục trong một khoảng thời gian lâu dài.

Thời gian định trước này phụ thuộc vào tần số loại thạch anh sử dụng và bộ chia tần số trước (prescaler) của WDT.

Ta thấy WDT chỉ liên quan đến Timer 0, còn các Timer khác không có liên quan. Đó là tại vì WDT có bộ chia tần số (prescaler) dùng chung với Timer 0.

Lưu ý là muốn sử dụng WDT cần chú ý đến phần khai báo các "fuse" ở đầu chương trình.

Trích:

rtcc_state là một trong những constant sau:

RTCC_INTERNAL

RTCC_EXT_L_TO_H

RTCC_EXT_H_TO_L

Mỗi Timer đều có 2 tác dụng:

Tác dụng định thời: Timer sẽ dựa vào các xung tạo ra bởi bộ dao động (thạch anh, dao động RC, ...) cung cấp cho vi điều khiển để đếm. Và dựa vào tần số bộ dao động, giá trị các bộ chia tần số và giá trị của Timer, ta có thể xác định được thời gian thực. Như vậy trong trường hợp muốn Timer hoạt động ở chế độ định thời, ta phải khai báo rtcc_state là "RTCC_INTERNAL" (xử dụng tần số dao động nội).

Tác dụng đếm: Timer sẽ dựa vào các xung lấy từ môi trường bên ngoài để đếm. Tùy theo Timer mà ta sử dụng chân lấy xung tương ứng (Timer 0 là chân RA4, Timer1 là chân RC0). Các xung này có tác dụng phản ánh các hiện tượng trong thực tế, và việc đếm các xung cũng đồng nghĩa với việc đếm các hiện tượng đó. Và để linh động hơn trong quá trình xử lí, Timer còn cho phép chọn cạnh tác động lên bộ đếm (chế độ này chỉ có ở Timer 0). Như vậy muốn Timer hoạt động ở chế độ đếm, ta phải khai báo rtcc_state là một trong 2 trường hợp còn lại (sử dụng dao động ngoài).

Trích:

ps_state là một trong những constant sau:

RTCC_DIV_2

RTCC_DIV_4

RTCC_DIV_8

RTCC_DIV_16

RTCC_DIV_32

RTCC_DIV_64

RTCC_DIV_128

RTCC_DIV_256

WDT_18MS

WDT_36MS

WDT_72MS

WDT_144MS

WDT_288MS

WDT_576MS

WDT_1152MS

WDT_2304MS

Ở đây có đến 2 hàm dùng để ấn định tỉ số chia của prescaler, một hàm là "RTCC_DIV_...", một hàm là "WDT_ ...". Đó là bởi vì Timer 0 và WDT dùng chung bộ chia tần số. Khi bộ chia được Timer 0 sử dụng thì WDT không đựoc hỗ trợ với bộ chia này nữa. Như vậy sự khác biệt về thao tác giữa 2 hàm này có thể là như sau:

Hàm "RTCC_DIV_..." : cho phép Timer 0 sử dụng bộ chia tần số, không cho phép WDT sử dụng và ấn định tỉ số chia của nó.

Hàm "WDT_ ..." : cho phép WDT 0 sử dụng bộ chia tần số, không cho phép Timer 0 sử dụng và ấn định tỉ số chia của nó.

Trích:

T2_DISABLED

T2_DIV_BY_1

T2_DIV_BY_4

T2_DIV_BY_16

period là số nguyên từ 0-255, xác định giá trị xung reset

postscale là số nguyên 1-16, xác định reset bao nhiêu lần trước khi ngắt.

hôm nay 09:30 AM

Ta có thể nhận thấy là Timer 2 có đến 2 bộ chia tần số trước và sau, một bộ prescaler được đính kèm vào các chế độ hoạt động của Timer 2 (T2_DIV_BY_1, T2_DIV_BY_4, T2_DIV_BY_16), một bộ là postscaler cis tỉ số chia từ 1:16. Như vậy nó cho phép việc lựa chọn tỉ số chia linh động hơn.

Timer 2 không hoạt động ở chế độ đếm. Chức năng của nó chủ yếu là tác động lên tốc độ baud cho MSSP thì phải. Không nhớ rõ lắm.

Trích:

postscale là số nguyên 1-16, xác định reset bao nhiêu lần trước khi ngắt.

Cái này để mình coi lại đã, tại sao nó lại xác định reset bao nhiêu lần trước khi ngắt ??. Phải coi lại cái sơ đồ khối của Timer 2 mới biết được.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro