weawsdasdasdasda

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.4.1.2 ĐTB týp 2(từ dạng đề kháng insulin là chủ yếu kèm thiếu insulin tương đối cho đến dạng chủ yếu do kém tiết insulin kèm đề kháng insulin) ĐTĐ týp 2 trước đây được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin, ĐTĐ xuất hiện ở tuổi lớn, bệnh có đặc trưng do đề kháng insulin kèm thiếu insulin tương đối. Phần lớn bệnh nhân bị béo phì, bản thân béo phì nhất là béo phì dạng nam thường gây đề khảng insulin. Bệnh hiếm khi bị toan ceton ngoại trừ trường hợp bị stress hoặc các bệnh kèm như nhiễm trùng. ĐTĐ týp 2 thường không được chẩn đoán nhiều năm trước đó do biểu hiện lâm sàng kín đáo, tuy nhiên ngay trong giai đoạn này bệnh đã có những nguy cơ biến chứng mạch máu, có khi bệnh được chẩn đoán trong bối cảnh xuất hiện biến chứng hoặc qua điều tra cơ bản ĐTĐ. Đề kháng insulin có thể cải thiện với giảm cân hay là dùng thuốc, nhưng hiếm khi trở lại bình thường.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ĐTĐ týp 2: Theo Hội ĐTĐ Hoa kỳ có 8 yếu tố nguy cơ như sau:

-Tiền sử giảm dung nạp glucose hoặc rối loạn glucose lúc đói.

- Tiền sử gia đỉnh ĐTĐ.

-Béo phì (nhất là béo phì dạng nam = Android obesity)

- Từ 45 tuổi trở lên.

- Tăng huyết áp và/hoặc rối loạn lipid máu.

- Tiền sử ĐTĐ thai nghén.

- Tiền sử sinh con nặng > 4kg.

- Chủng tộc (người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa, người trên các đảo thuộc Thái Binh Dương).

Ngoài ra các yếu tổ sau đây cũng là những điều kiện thuận lợi đẫn đến ĐTĐ týp 2:

- ít vân động.

- Stress.

- Thói quen ăn nhiều và giàu đường đơn.

- Các thuốc làm tăng glucose huyết (Cortisol...)

1.4.2.3.  Các thể đặc biệt

-Thể MODY (Maturity onset diabetes in the young)

-Thể LADA (Latent autoimmune diabetes of the adult)

1.4.2.4. Các týp ĐTĐ đặc thù khác

-Thương tổn chức năng tế bào β di truyền

-Thương tồn tác dụng insulin di truyền

-Bệnh lý tụy ngoại tiết

-Các bệnh nội tiết

-Do thuốc, hóa chất

-Nhiễm trùng

-ĐTĐ tự miễn hiếm gặp

-Một số Hội chứng di truyền khác

1.4.2.5. ĐTĐ thai nghén (gestational diabetes melỉitus)

Đái tháo đường thai nghén (ĐTĐTN) là sự giảm dung nạp glucose hoặc ĐTĐ được phát hiện lần đầu trong lúc mang thai (không loại trừ khả năng bệnh nhân đã có giảm dung nạp glucose hoặc ĐTĐ từ trước nhưng chưa được phát hiện).

Chương I

TÔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐỊNH NGHĨA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường là một nhóm bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết gây ra do khiếm khuyết quá trình bài tiết insulin hoặc tác dụng của Insulin hoặc cả hai. Tình trạng tăng đuờng huyết kéo dài sẽ gây ra các biến chứng mạn tính trên các cơ quan khác nhu: mắt, thận, thần kinh, mạch máu...

1.2.DỊCH TỂ HỌC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 VÀ VẤN NẠN TOÀN CẦU

1.2.1. Tình hình đái tháo đường typ 2 trên toàn thế giới

Tỷ lệ đái tháo đường vào năm 2025 sẽ là 7,3%, ảnh hường đến khoảng 380 triệu người trên thế giới. Mặc dù sử dụng các phương pháp khác nhau, các nghiên cứu trên nhiều chủng tộc khác nhau, và cho các kết quả khác nhau, nhưng tất cả cho thấy một bức tranh chung về tình hình đái tháo đường toàn thế giới, Một điều quan trọng khác là đại đa số bệnh nhân đái tháo đường trong hầu hết các nghiên cứu cắt ngang không nhận biết được mình đang mắc bệnh.

Theo số liệu mới nhất của IDF công bố vào cuối năm 2009, dựa trên các báo cáo 216 quốc gia và lảnh thổ trên thế giới và được chia thành 07 vùng khác nhau do đặc điểm về kinh tế xã hội, vấn đề đô thị hoá… Châu Phi (AFR), Trung Đông - Bắc Phi (MENA) Châu Âu, Bắc Mỹ - vịnh Ca-ri-bê (NAC), Nam Trung Mỹ (SACA), Đông và Nam châu Á (SEA), và Tây Thái Bình Dương (WP). Tỷ lệ đái tháo đường (nhóm từ 20 – 79 tuổi) trên toàn thế giới năm 2010 ước tính vào khoảng 6,4% và 284 triệu người mắc đái tháo đường trong đó 70% người bị đái tháo đường sống ở các vùng có thu nhập trung bình – thấp, đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên thành 7,7% và 438 triệu người. Sự gia tăng này phần lớn ở các nước đang phát triển, do sự thay đổi về lối sống, sự đô thị hóa, dinh dưỡng. Vùng Tây Thái Bình Dương (bao gồm Trung Quốc), vùng Đông Nam Á (bao gồm Ấn Độ) có số người bị đái tháo đường cao nhất thế giới. Lần lượt là 77 triệu người và 59 triệu người, tuy nhiên do dân số đông nên sau khi hiệu chỉnh, tỷ lệ đái tháo đường ở vùng Tây Thái Bình Dương khoảng 4,3%. Vùng có tỷ lệ đái tháo đường cao nhấi thế giới là vùng Bắc Mỹ - vịnh Ca ri bê và vùng Trung Đông – Bắc Phi với tỷ lệ lần lượt là: 10,2% và 9,3%. Các nghiên cứu không chi tập trung vào tỷ lệ đái tháo đường mà song song đó còn khảo sát thêm tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose (RLDN glucose) trong dân số, vi có nhiều bằng chúng cho thấy RLDN glucose làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường cũng như các biến cố tim mạch. Kết quả cho thấy không chỉ đái tháo đường, mà tình trạng RLDN gucose cũng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.

Bảng 1.1 Tỷ lệ đái tháo đường ước tính năm 2010 và 2030 ở các vùng khác nhau trên toàn thế giới.

Bắc Mỹ - VỊnh Ca ri bê là vùng có tỷ lệ đái tháo đường tương đối cao so với các vùng khác. Măc dù có gần 26 quốc gia trên lãnh thổ nhưng đại đa số sinh sống ở Hoa Kỳ, Ca na da. Đây là những nướ có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, song song với đó là một nền y học hiện đại, làm cho dân số ngày càng già đi (khoảng 32% dân số Hoa Kỳ lớn hơn 50 tuổi), và tỷ lệ các bệnh mãn tính ngày càng tăng.Tại Hoa kỳ, theo số liệu của NHANES tỷ lệ đái tháo đường năm 1999 – 200 là 9,3% trong đó 30% không biết mình bj đái tháo đường trước nghiên cứu. Sau khoảng 5 năm, đến năm 2005 – 2007, tỷ lệ đái tháo đường ở người trên 20 tuổi tại Hoa Kỳ là 12,9%, trong đó gần 40% trường hợp không nhận biết đã mắc đái tháo đường, sự gia tăng chủ yểu ởnhững người Hipanic. Tại Canada, theo số liệu của NDSS, tỷ lệ đái tháo đường gia tăng 21% từ năm 2002 đến năm 2007, hiện tại tỷ lệ lưu hành là 6,2%. Số người mắc đái tháo đường tại Mexico vào khoảng 5,6% ở nam và 9,7% ở nữ (theo kết quả điều tra trên 40 ngàn người trong nước), một kết quả nghiên cứu khác cũng tại Mexico cũng cho thấy tỷ lệ đái tháo đường vào khoảng 8,8%

Bảng 1.2 Mười quốc gia có số người đái tháo đường cao nhất thế giới

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro