Xạ thủ bắn tỉa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Xạ thủ bắn tỉa là lính bộ binh với nhiệm vụ chuyên biệt là sử dụng súng bắn từ vị trí ẩn nấp và thường là từ khoảng cách xa hơn của bộ binh thông thường, sử dụng vũ khí riêng là súng bắn tỉa.

Từ "xạ thủ bắn tỉa" bắt nguồn từ năm 1824 giữa những người sử dụng súng trường. Từ tiếng Anh là "sniper" xuất hiện ở vùng Ấn Độ thuộc Anh có nghĩa là bắn từ vị trí được ẩn náu, có thể là từ hoạt động săn chim, chim snipe là một động vật cực kỳ khó phát hiện, tiếp cận hay bắn. Những người săn chim này sau đó được gọi là "sniper" (xạ thủ bắn tỉa) bởi kỹ năng yêu cầu trong bắn súng, ngụy trang và di chuyển.

Mục lục

[ẩn]

* 1 Xạ thủ bắn tỉa trong chiến tranh

* 2 Xạ thủ bắn tỉa cảnh sát

* 3 Huấn luyện

o 3.1 Bắn súng

o 3.2 Xác định mục tiêu

* 4 Các chiến thuật bắn tỉa

o 4.1 Đích bắn

o 4.2 Lựa chọn vị trí

o 4.3 Lựa chọn mục tiêu

o 4.4 Chiến tranh tâm lý

* 5 Các chiến thuật chống bắn tỉa

* 6 Những xạ thủ bắn tỉa nổi tiếng

* 7 Tham khảo

* 8 Liên kết ngoài

[sửa] Xạ thủ bắn tỉa trong chiến tranh

Mỗi quốc gia với có lý luận quân sự khác nhau trong việc sử dụng xạ thủ bắn tỉa, quy định đội hình và chiến thuật. Về cơ bản, mục đích của xạ thủ trên chiến trường là tiêu hao năng lực chiến đấu của đối phương bằng việc tiêu diệt những mục tiêu có giá trị, nhân vật quan trọng, thường là sĩ quan.

Quân đội Liên Xô, và những học thuyết quân sự bắt nguồn từ đội quân này sử dụng các xạ thủ ở mức tập trung, gọi là các tiểu đội bắn tỉa bởi bộ binh thông thường mất đi khả năng bắn ở khoảng cách xa khi súng liên thanh được sử dụng rộng rãi.

Xạ thủ bắn tỉa trong quân đội thường hình thành nhóm hai người, một xạ thủ và một trợ thủ. Hai thành viên này có nhiệm vụ tùy theo kỹ năng, nhưng thông thường là sẽ đổi vị trí cho nhau thường xuyên để tránh mỏi mắt. Trợ thủ sử dụng ống nhòm để giúp xạ thủ đánh giá, phân biệt hoặc xác định mục tiêu.

Nhiệm vụ chủ yếu của xạ thủ là trinh sát, giám sát, chống bắn tỉa, tiêu diệt chỉ huy đối phương, lựa chọn mục tiêu có giá trị và phá hoại khí tài của đối phương. Nhiệm vụ phá hoại đòi hỏi sử dụng loại đạn cỡ lớn, ví dụ 20 mm. Quân đội Mỹ và Anh sử dụng xạ thủ bắn tỉa có hiệu quả trong chiến dịch tấn công Iraq, hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh, đặc biệt là ở trong thành phố.

Kỷ lục về khoảng cách bắn tỉa hiện nay là 2.430 m bởi xạ thủ Rob Furlong người Canada, thuộc tiểu đoàn số ba lực lượng bộ binh nhẹ Canada trong cuộc tấn công Afghanistan, sử dụng súng trường McMilan 12,7 mm lên đạn bằng tay. Thời gian bay của viên đạn lên đến 4 giây, và tạo đường đạn cầu vồng cao đến 46 m. Kỷ lục trước đó thuộc về xạ thủ Carlos Hathcock của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thực hiện trong Chiến tranh Việt Nam, tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 2.250 m. Xạ thủ tiêu diệt nhiều quân địch nhất là Simo Hayha người Phần Lan, với 705 sinh mạng địch trong Chiến tranh mùa đông năm 1939-1940 giữa Liên Xô và Phần Lan.

Trong cuộc chiến Iraq 2003, việc bắn tỉa đã được quân đội Mỹ và đồng minh thực hiện ở khoảng cách rất gần, đa phần là 200-400 m. Đáng lưu ý, ngày 3 tháng 4 năm 2004, đội xạ thủ Matt và Sam Hughes của Hải quân Hoàng gia Anh, (cả hai chiến binh) sử dụng súng trường bắn tỉa L96 đã tiêu diệu mục tiêu ở khoảng cách 860 m bằng cách bắn lệch về trái mục tiêu 17 m để viên đạn bay vòng theo hướng gió.

[sửa] Xạ thủ bắn tỉa cảnh sát

Xạ thủ bắn tỉa cảnh sát Hoa Kỳ

Các lực lượng cảnh sát sử dụng xạ thủ bắn tỉa trong các cuộc giải cứu con tin, khi không còn giải pháp nào khác và sinh mạng con tin bị đe dọa trực tiếp, khẩn cấp. Các xạ loại này thường không cần bắn vô hiệu hóa mà bắn tiêu diệt, mặc dù xác suất thành công không phải là hoàn toàn. Khoảng cách tác chiến của xạ thủ bắn tỉa trong lực lượng cảnh sát thường ngắn hơn so với trong quân đội rất nhiều, dưới 200 m. Lưu ý rằng, một số lực lượng cảnh sát không tuân thủ Công ước Hague cấm sử dụng đạn có sức công phá lớn trong chiến tranh, họ đôi khi sử dụng đầu đạn mềm hoặc đạn đầu có lỗ.

Nhu cầu về đào tạo xạ thủ bắn tỉa trong lực lượng cảnh sát trở thành cấp thiết từ sau vụ khủng bố Munich năm 1972. Trong sự kiện đó, cảnh sát không có vũ khí bắn tỉa thích hợp để đối phó với khủng hoảng con tin, kết quả là tất cả con tin người Israel đã bị giết. Sử dụng xạ thủ bắn tỉa của quân đội Đức khi đó là không thể bởi hiến pháp không cho phép quân đội tham gia các sự vụ trong nước. Tình huống này đã đưa đến việc thành lập đơn vị chống khủng bố GSG-9 của cảnh sát Đức.

Trong một vụ việc năm 2007, xạ thụ bắn tỉa đội SWAT Columbus, bang Ohio đã ngăn chặn vụ tự tử bằng cách bắn vào khẩu súng trên tay đối tượng, tước vũ khí mà không làm tổn thương đối tượng. Mặc dù xử lý tình huống thành công, đoạn băng video quay lại cho thấy người đàn ông ý định tự tử đã thoát được trong gang tấc những mảnh kim loại của viên đạn và của khẩu súng. Các xạ thủ từng thử nhiệm kỹ thuật này bằng cách bắn vào khẩu súng đã lên đạn không phải luôn thành công. Khẩu súng bị bắn có thể phát hỏa về bất kỳ hướng nào và thậm chí là khẩu súng đó bị bắn trúng cũng chưa chắc đã mất khả năng phát nổ. Hơn nữa việc bắn viên đạn vào đối tượng có thể gây chết người, và việc bắn đó kể cả để ngăn chặn tự tử cũng không hợp pháp ở một số nước.

Trong thời bình, xạ thủ bắn tỉa của lực lượng cảnh sát ví dụ nhóm phản ứng tình huống nguy hiểm của FBI (còn gọi là đội giải cứu con tin) phục vụ lâu hơn, được huấn luyện kỹ hơn và có nhiều kinh nghiệm tác chiến hơn là xạ thủ quân đội.

[sửa] Huấn luyện

Huấn luyện giúp các xạ thủ bắn tỉa dần có được kỹ năng để hành động hiệu quả. Xạ thủ quân sự phát triển các kỹ năng ngụy trang, ẩn nấp, tiếp cận, quan sát và bắn súng trong các tình huống tác chiến khác nhau. Trong thời gian luyện tập các kỹ năng cơ bản, xạ thủ bắn đến hàng ngàn phát đạn trong vài tuần.

Huấn luyện kỹ năng bắn súng chỉ là một phần của khóa huấn luyện. Một xạ thủ sử dụng các chiến thuật đặc biệt để tiến nhập, di chuyển mà không bị phát hiện trong khu vực hoạt động. Các xạ thủ bẳn tỉa còn đóng vai trò là người đi trước quan sát và được huấn luyện để cung cấp thông tin vị trí chính xác cho pháo binh và không quân. Các chức năng khác của xạ thủ bắn tỉa còn là do thám và thu thập tin tức. Một kỹ năng khác là phân biệt và lựa chọn mục tiêu, xác định khí tài hay cá nhân nào là mục tiêu cần tiêu diệt.

[sửa] Bắn súng

Các xạ thủ bắn tỉa được huấn luyện để bóp cò bằng đầu ngón tay nhằm hạn chế xê dịch khẩu súng, tư thế bắn chính xác nhất là nằm sấp với túi cát hoặc giá hai, ba chân đỡ súng, và áp má vào báng súng. Trên chiến trường, giá hai chân khá thông dụng. Đôi khi, một lớp lót được quấn quanh phần đặt tay không bóp cò để giảm xê dịch súng. Có nơi, xạ thủ được luyện hít thở sâu trước khi khi bắn, sau đó bắn khi phổi không còn không khí. Ở những trường huấn luyện tinh vi hơn, xạ thủ luyện bắn giữa hai lần tim đập để giảm thiểu rung súng. Thêm vào đó, còn phải nắm vững kỹ năng xác định khoảng cách, gió, chênh lệnh độ cao và những yếu tố có thể ảnh hưởng đường bay viên đạn.

Các xạ thủ ấn định kính ngắm và súng trùng nhau ở một khoảng cách bắn nhất định, tức là ở khoảng cách đó viên đạn bay chính xác vào tâm điểm trên kính ngắm. Khi biết điểm viên đạn sẽ chạm ở khoảng cách biết trước, xạ thủ sẽ tính toán để điều chỉnh phù hợp với sức gió, khoảng cách dựa trên hiểu biết về đường bay của viên đạn. Mỗi xạ thủ điều chỉnh súng thường xuyên để thích nghi với điều kiện với áp suất và đảm bảo rằng đường đạn luôn ổn định.

Thời gian huấn luyện là cần thiết để các kỹ năng được hấp thụ đầy đủ, xạ thủ khi đó có thể ước tính chính xác khoảng cách, các yếu tố không khí (gió, mưa, nhiệt độ, độ ẩm) và bắn trúng mục tiêu chỉ với một phát đạn.

[sửa] Xác định mục tiêu

Kính ngắm quang học - thiết bị tối quan trọng

Khoảng cách tới mục tiêu nên được đo đạc và ước tính càng chính xác càng tốt. Tính toán khoảng cách trở nên tối cần thiết với những mục tiêu ở xa bởi viên đạn đi theo đường vòng cung và xạ thủ phải điều chỉ súng cao hơn mục tiêu do viên đạn sẽ bay hạ xuống bởi trọng lực. Nếu khoảng cách không được xác định chính xác, viên đạn sẽ bay quá cao hoặc quá thấp. Ví dụ, loại đạn phổ biến cho xạ thủ là 7.62 × 51 mm NATO M118 Special Ball sẽ "rơi" thêm 200 mm khi khoảng cách tăng từ 700 m lên 800 m. Điều này có nghĩa, nếu khoảng cách thực là 800 m nhưng tính toán sai thành 700m, viên đạn sẽ đi xuống dưới điểm cần bắn 200 mm.

Ống nhòm hay kính ngắm có thiết bị laser đo khoảng cách có thể được sử dụng nhưng thường là không được lựa chọn trên chiến trường bởi tia laser có thể bị đối phương phát hiện. Một phương pháp hữu dụng để xác định khoảng cách là so sánh chiều cao của mục tiêu (hoặc vật thể gần mục tiêu) với thước đo trên kính ngắm để suy ra khoảng cách. Trung bình đầu người có kích thước chiều ngang 150 mm, vai rộng 500 mm, và khoảng cách từ mông lên đỉnh đầu là 1 m. Có nhiều phương pháp tính khoảng cách khác nhau được sử dụng giúp xạ thủ xác định chính xác khoảng cách.

Bắn tới mục tiêu cao hơn hay thấp hơn cũng cần tính toán đặc biệt bởi tác dụng của lực hấp dẫn lên đường đạn. Gió cũng ảnh hưởng đường đạn càng nhiều khi khoảng cách tăng lên.

Bắn mục tiêu di động cần những kỹ năng tinh tế hơn, nhưng vẫn dựa trên những kỹ năng cơ bản khi bắn mục tiêu tĩnh.

[sửa] Các chiến thuật bắn tỉa

[sửa] Đích bắn

Lựa chọn đích bắn phụ thuộc vào xạ thủ. Xạ thủ bắn tỉa quân đội thường tác chiến ở khoảng cách trên 300 m sẽ bắn vào phần thân của đối phương chủ yếu là ngực, nơi có các cơ quan nội tạng quan trọng và là phần rộng nhất của cơ thể. Xạ thủ cảnh sát thường tác chiến ở khoảng cách gần hơn rất nhiều có thể lựa chọn bắn vào đầu để đảm bảo triệt hạ đối tượng. Trong những trường hợp phải bắn chết tức thì, xạ thủ sẽ nhằm vào vị trí tiểu não - vùng não trong hộp sọ điểu khiển cử động. Một số nhà nghiên cứu đường đạn và thần kinh học cho rằng làm tổn thương tủy sống ở đốt sống cổ thứ hai sẽ ngăn chặn có hiệu quả cử động có điều khiển, tuy vậy tranh luận này vẫn chưa ngã ngũ và vẫn ở giai đoạn học thuật.

[sửa] Lựa chọn vị trí

Để thực hiện nhiệm vụ vãn hồi trật tự, thu thập tin tức và gây áp lực đối phương, xạ thủ hoặc nhóm xạ thủ sẽ ẩn nấp tại các vị trí an toàn trên cao. Họ sử dụng ống nhòm để xác định mục tiêu và phương tiện liên lạc để chuyển thông tin.

Xạ thủ sử dụng các biện pháp ngụy trang, các góc tiếp cận bất thường và di chuyển chậm, đều đặn để tránh bị tấn công trả lại. Nếu không bị nhìn trực tiếp, một số xạ thủ có thể bắn ở khoảng cách dưới 90 m mà không bị phát hiện trong khi đối phương vẫn đang tìm kiếm họ.

Xạ thủ quân sự sẽ ngụy trang tìm vị trí cho phép tầm nhìn rộng nhất đến mục tiêu. Thông thường khoảng cách là từ 300-1000 m, thích hợp nhất là 600 m. Trái với mọi người nghĩ, anh ta sẽ không chọn vị trí cao nhất. Lựa chọn này không phải vì càng cao thì đường đạn càng cong và khó tính toán mà vì đó là vị trí dễ bị để ý nhất. Do đó, xạ thủ phải phải chọn vị trí có tầm nhìn tốt nhất và bắn không bị phát hiện. Vị trí này nên ở sau một vật thể đặc hoặc bắn qua vật thể đó. Thử nghiệm của quân đội Anh cho thấy viên đạn bay qua một vật thể đặc sẽ tạo ra âm thanh như là nó được bắn từ ra đó. Sóng âm của viên đạn nẩy trở lại từ vật thể rắn và tạo ra tiếng súng, vật thể rắn ở đây có thể là một ngôi nhà hoặc một cái cây lớn.

Xạ thủ của lực lượng cảnh sát có cách lựa chọn vị trí khác. Do không cần quan tâm đến ngụy trang và ẩn náu, xạ thủ này chọn những vị trí có tầm quan sát rõ nhất mục tiêu và hiện trường để bắn vô hiệu hóa đối tượng. Họ thường chọn vị trí gần hơn so với trong quân sự, vị trí bắn cách mục tiêu trung bình 83 m, đảm bảo viên đạn đi rất chính xác và liên lạc nhanh chóng với chỉ huy. Vì thế vị trí có góc quan sát rộng và ở trên cao là vị trí ưa thích. Vị trí của họ thậm chí có thể bị bắn trả tức thì.

[sửa] Lựa chọn mục tiêu

Xạ thủ có thể bắn mục tiêu sống hoặc thiết bị, nhưng đa phần, mục tiêu của họ là người như sĩ quan hoặc nhân viên kỹ thuật (điện đài viên...) để gây gián đoạn hoạt động của đối phương ở mức độ cao nhất. Những mục tiêu khác bao gồm những gì là mối đe dọa với họ như người điều khiển chó, đối tượng thường tìm kiếm xạ thủ. Tuy vậy, nguyên tắc hoạt động và công thức để sinh tồn đó là không bao giờ bắn nếu không cần thiết bởi phát bắn sẽ tiết lộ anh ta ở đâu và khiến đối phương đáp trả.

Xạ thủ bắn tỉa xác định mục tiêu là sĩ quan dựa trên bề ngoài và hành vi ví dụ quân phục, nói với nhân viên điện đàm, ngồi ở vị trí khách trên xe, có nhân viên trợ lý hoặc phục vụ, nói chuyện và di chuyện vị trí thường xuyên, v.v. Nếu có thể, xạ thủ sẽ bắn theo thứ tự cấp bậc, nếu không được, anh ta sẽ bắn sao cho gián đoạn việc liên lạc.

Trong chiến tranh hiện đại, phần lớn sát thương và phá hủy do các vũ khí cần nhiều người vận hành như pháo, tên lửa, máy bay, xe tăng, v.v. trinh sát là phương cách sử dụng xạ thủ bắn tỉa hiệu quả nhất. Với các kỹ năng đột nhập, tiếp cận mục tiêu, sử dụng thiết bị quan sát từ xa, xác định khoảng cách, v.v. xạ thủ bắn tỉa là có thể tiếp cận các mục tiêu quan trọng.

Với khẩu súng bắn đạn 12.7 mm, xạ thủ có thể phá hủy máy bay đang đỗ, bắn nổ đạn dược, thiết bị quang học đắt tiền, hoặc các thiết bị radar. Phương pháp tác chiến này đôi khi cần loại vũ khí chuyên dụng phá hủy thiết bị, chúng có hiệu quả như sử dụng thuốc nổ để phá hoại.

[sửa] Chiến tranh tâm lý

Nhằm vô hiệu hóa lực lượng đối phương, nhiều trường hợp xạ thủ hành động theo một công thức có chủ ý. Trong cuộc Cách mạng Cuba, lực lượng cách mạng của phong trào 26 tháng 7 luôn tiêu diệt kẻ đi đầu trong các nhóm quân của chính quyền Bastia. Nhận ra điều này, không ai dám đi đầu nữa bởi điều đó là tự sát. Cách làm này giảm tinh thần của quân đội khá hiệu quả khi họ truy tìm những người khởi nghĩa ở vùng núi. Một cách khác là luôn bắn vào người đi thứ hai, đưa đến hiệu ứng tâm lý là không ai muốn đi theo "người dẫn đầu" nữa.

Khẩu hiệu "một viên, một mạng" (one shot, one kill) đôi khi được hiểu không đúng và thần tượng hóa huyền thoại xạ thủ bắn tỉa. Khẩu hiệu này thể hiện chiến thuật và triết lý hiệu quả, bí mật của họ. Nghĩa chính xác của khẩu hiệu trên có thể hiểu như sau:

* Chỉ bắn một phát đạn khi đó là cần thiết và không tiết lộ vị trí của xạ thủ

* Mỗi viên đạn nên bắn chính xác, gây ra thiệt hại tối đa cho đối thủ

Dù khẩu hiệu trên phản ánh đúng thực tế hay không thì nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong văn học, báo chí và phim ảnh.

[sửa] Các chiến thuật chống bắn tỉa

Simo Hayha (Phần Lan) - xạ thủ sử dụng thước ngắm thường tiêu diệt 542 đối phương

Trong chiến tranh hiện đại, có bắn tỉa thì có chống bắn tỉa với nhiều kỹ thuật được phát triển. Đương nhiên là không thể phòng chống và triệt tiêu hoàn toàn được các xạ thủ bắn tỉa, nhưng có các biện pháp để cản trở họ.

Nguy cơ cho hệ thống chỉ huy sẽ giảm được bằng cách bỏ dấu hiệu chỉ huy. Ngày nay, việc chào cấp chỉ huy và mang quân hàm không được áp dụng trên chiến trường. Tuy vậy các sĩ quan vẫn có thể bị lộ thân phận qua các hành động như xem bản đồ và sử dụng điện đàm.

Các xạ thủ cũng được sử dụng để chống xạ thủ đối phương. Bên cạnh việc quanh sát trực tiếp, lực lượng bảo vệ có thể sử dụng các kỹ thuật khác như tính toán đường đạn bằng phương pháp tam giác. Cách làm này có thể thực hiện bằng kỹ thuật tính toán bằng tay hoặc trợ giúp của radar. Một khi vị trí của xạ thủ bắn tỉa được xác định, bên bảo vệ có thể khống chế anh ta.

Càng bắn nhiều, cơ hội bị phát hiện càng lớn. Thông thường thì bên bảo vệ sẽ dụ cho đối phương bắn. Đôi khi chỉ là để đối phương bắn vào cái mũ sắt. Trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) giữa Phần Lan và Liên Xô, người Phần Lan khá thành công trong việc sử dụng chiến thuật "Kylma-Kalle" (Charlie Lạnh). Một người nộm được phủ quần áo là mục tiêu thu hút, ví dụ đóng giả một viên sĩ quan giấu mình một cách cẩu thả. Các xạ thủ Xô viết thường mắc bẫy này. Ngay khi biết được góc có viên đạn bắn tới, một khẩu súng cỡ nòng lớn, ví dụ súng chống tăng, sẽ bắn về phía đó để tiêu diệt xạ thủ.

Các chiến thuật khác bao gồm sử dụng pháo hay súng cối, hỏa mù, hoặc đặt mìn, bẫy gần các vị trí thuận lợi cho xạ thủ bắn tỉa.

Một chiến thuật đối phó bắn tỉa cổ điển là buộc các giẻ rách (hoặc vật liệu tương tự) vào các cây và bụi cây ở khu vực nguy hiểm. Các giẻ này lay động một cách ngẫu nhiên, làm rối loạn chuyển động của trong tầm mắt của xạ thủ. Ưu điểm của chiến thuật này là ở sự đơn giản, nhưng nó có thể cản trở các xạ thủ ít kinh nghiệm và đôi khi ngăn chặn được xạ thủ chuyên nghiệp.

Bắn tỉa và chống bắn tỉa là sự đấu trí không ngừng. Khi có sự cải tiến của phía này thì bên kia lại tìm cách hạn chế.

[sửa] Những xạ thủ bắn tỉa nổi tiếng

Nữ xạ thủ Lyudmila Pavlichenko (Liên Xô) trong Thế chiến thứ hai

Súng bắn tỉa JK thường xuyên sử dụng

Súng tấn công có trang bị kính ngắm, sử dụng khi càn quét hay phá vòng vây

* Simo Hayha (Phần Lan) trong chiến tranh mùa đông Liên Xô - Phần Lan (1939-1940) - xạ thủ có hiệu quả nhất trong lịch sử chiến tranh, tiêu diệt ít nhất 705 lính Xô viết bằng súng trường Mẫu 28 và tiểu liên có thước ngắm thường (không phải kính quang học).

* Matthias Hetzenauer Xạ thủ người Áo đã hạ 345 kẻ địch trong cuộc chiến với Liên Xô ở mặt trận phía Đông

* Vasily Zaytsev (Nga) trong trận Stalingrad, Thế chiến thứ hai - hạ gục 242 sĩ quan và lính Đức - Cuộc đời anh đã được tái hiện trong bộ phim Kẻ thù trước cửa của Điện ảnh Mỹ

* Mikhail Ilyich Surkov (Nga) trong Thế chiến thứ hai - hạ gục 702 sĩ quan và lính Đức (chưa có nguồn chính thức xác nhận)

* Fyodor Okhlopkov (người thiểu số Nga vùng Siberi) trong chiến tranh mùa đông Liên Xô - Phần Lan (1939-1940) và Thế chiến thứ hai - được xác nhận tiêu diệt 429 đối phương

* Josef "Sepp" Allerberger (Đức) trong Thế chiến thứ hai - tiêu diệt 257 tại mặt trận Xô-Đức

* Lyudmila Pavlichenko (Ukraina, Liên Xô) trong Thế chiến thứ hai - xạ thủ nữ tiêu diệt 309 đối phương.

* Carlos Hathcock (Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ) trong Chiến tranh Việt Nam - tiêu diệt 93 đối phương; giữ kỷ lục trong 35 năm về cự ly 2.286 m đến 2002

* Chuck Mawhinney (Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ) trong Chiến tranh Việt Nam - tiêu diệt 103; kỷ lục của nước Mỹ.

* Rob Furlong (Canada) trong cuộc chiến Afghanistan, 2002 - giữ kỷ lục tiêu diệt đối phương ở khoảng cách 2.430 m.

* Juba - xạ thủ phe nổi loạn tại Iraq, tiêu diệt 39 lính Mỹ từ 2003 và xuất hiện trong một số đoạn phim tuyên truyền. Tuy vậy, liệu Juba là người thực và danh tính là gì vẫn chưa được xác nhận.

* Jackson Keane (Hoa Kỳ): Xạ thủ vô địch Hoa Kỳ, một mình tiêu diệt hơn 300 quân phiến loạn với khẩu bắn tỉa AWP và súng tiểu liên có trang bị kính ngắm quang học Aug A1.

Những xạ thủ bắn tỉa nổi tiếng

Simo Hayha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Người anh hùng của quân Phần Lan - Trung uý Simo Hayha, "Cái chết trắng" của quân Nga

Simo Hayha là một xạ thủ bắn tỉa của quân đội Phần Lan trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940). Ông là một huyền thoại và hiện vẫn đang giữ kỷ lục về số địch thủ bị hạ trong lịch sử bắn tỉa. Quân Liên Xô đặt cho ông biệt danh "Cái chết trắng" (tiếng Nga: Белая Смерть, tiếng Phần Lan: Valkoinen kuolema).

[sửa] Cuộc đời

Simo Hayha sinh ngày 17 tháng 12 năm 1905 tại thị trấn nhỏ Rautjarvi của Phần Lan. Ông bắt đầu phục vụ trong quân đội từ 1925. Trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan, Simo Hayha tham gia bảo vệ vùng Kollaa và bằng một khẩu súng trường M28 cũ kỹ không có ống ngắm thường và ông đã hạ 542 địch thủ. Mặc dù là một tay bắn tỉa cừ khôi nhưng khi được trang bị một khẩu tiểu kiên Suomi M-31 SMG, ông tiếp tục nâng bảng số địch thủ bị hạ của mình lên ít nhất là 705. Quân Liên Xô đã truy lùng cái đầu của ông rất gắt gao nhưng những nỗ lực của họ không có kết quả.

Ngày 13 tháng 3 năm 1940, chiến tranh kết thúc và ông được đích thân Thống chế Carl Gustaf Emil Mannerheim, người chỉ huy quân đội Phần Lan thăng cấp bậc. Không ai trong lịch sử bắn tỉa đã từng hạ được nhiều địch thủ hơn ông. Mặc dù vậy, ông không tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh Tiếp diễn sau đó.

Simo Hayha qua đời ngày 1 tháng 4 năm 2002.

Vasily Grigoryevich Zaytsev

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

(đổi hướng từ Vasily Zaytsev)

Bước tới: menu, tìm kiếm

Vasily Grigoryevich Zaytsev

23 tháng 3 năm 1915 - 15 tháng 12 năm 1991

Vasily Zaytsev tại Stalingrad, tháng 10 năm 1942

Nơi sinh Yeleninskoye, Nga

Nơi mất Kiev, Ukraina

Phục vụ Liên Xô

Năm tại ngũ 1942-1945

Cấp bậc Đại úy

Tham chiến Chiến tranh giữ nước vĩ đại

- Trận Stalingrad

Khen thưởng Anh hùng Liên bang Xô viết

Vasily Grigoryevich Zaytsev (tiếng Nga: Васи́лий Григо́рьевич За́йцев) (sinh ngày 23 tháng 3 năm 1915, mất ngày 15 tháng 12 năm 1991) là một tay súng bắn tỉa nổi tiếng của Hồng quân trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Mục lục

[ẩn]

* 1 Tiểu sử và chiến công

* 2 Vinh danh

* 3 Tham khảo

* 4 Xem thêm

* 5 Liên kết ngoài

[sửa] Tiểu sử và chiến công

Zaytsev sinh ra tại làng Yeleninskoye, tỉnh Chelyabinsk và lớn lên ở vùng núi Ural. Họ của ông, Zaytsev, trong tiếng Nga có cùng gốc với từ thỏ rừng (zayats). Trước khi tham gia trận Stalingrad, Vasily phục vụ trong Hải quân Liên Xô, nhưng sau khi biết được sự khốc liệt của cuộc chiến tại thành phố, ông đã quyết định xin tình nguyện đến Stalingrad để chiến đấu. Tại đây, Zaytsev thuộc trung đoàn tay súng bắn tỉa 1047, sư đoàn lính bắn tỉa 284.

Tại Trận Stalingrad, từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 17 tháng 12 năm 1942, Zaytsev đã bắn hạ 225 lính và sĩ quan quân đội Đức Quốc xã và quân đội các nước thuộc phe Trục, trong đó có 11 tay súng bắn tỉa của đối phương[1]. Cho đến trước ngày 10 tháng 11, ông đã hạ 32 lính đối phương với một khẩu súng trường tiêu chuẩn Mosin-Nagant[2]. Từ tháng 10 năm 1942 đến tháng 1 năm 1943, Zaytsev đã bắn hạ 242 lính và sĩ quan đối phương (đã kiểm chứng)[3] nhưng con số thật sự có thể còn cao hơn[4], vài số liệu cho rằng con số này có thể lên tới 400[5]. Tại thời điểm đó Zaytsev đang là thiếu úy Hồng quân.

Phải nói thêm rằng trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại, Hồng quân còn có nhiều tay súng bắn tỉa xuất sắc khác như Anh hùng Liên Xô Fyodor Okhlopkov. Có một vài nguồn nói rằng chiến sĩ Hồng quân Ivan Mihailovich Sidorenko thuộc trung đoàn lính bắn tỉa 1122 cho đến cuối chiến tranh đã bắn hạ khoảng 500 lính và sĩ quan đối phương[6] .

Zaytsev tham gia chiến đấu cho đến tháng 1 năm 1943 khi ông bị thương ở mắt do mìn, Vasily đã được giáo sư nổi tiếng Volodymyr Filatov phục hồi lại thị lực. Sau đó Zaytsev đã quay trở lại mặt trận và kết thúc chiến tranh với quân hàm Đại úy. Sau chiến tranh, Zaytsev gặp lại đồng đội ở Berlin, họ đã giới thiệu cho Vasily khẩu súng bắn tỉa của ông với dòng chú thich "Gửi đến Anh hùng Liên bang Xô viết Vasily Zaytsev, người đã làm hơn 300 tên phát xít chôn thây tại Stalingrad"[7]. Khẩu súng này hiện được lưu giữ tại bảo tàng về Trận Stalingrad tại thành phố Volgograd[8]. Sau khi giải ngũ, Zaytsev tham gia quản lý một nhà máy tại Kiev.

[sửa] Vinh danh

Zaytsev đã được phong tặng danh hiệu cao quý nhất của Hồng quân, danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết.

Ông qua đời ngày 15 tháng 12 năm 1991 tại Kiev. Nguyện vọng trước khi chết của Zaytsev là được chôn tại Đài tưởng niệm các chiến sĩ bảo vệ Stalingrad. Ngày 31 tháng 1 năm 2006, di hài Vasily Zaytsev đã được chuyển về khu nghĩa trang trên đồi Mamayev thành phố Volgagrad với nghi thức trọng thể, ông được chôn bên cạnh đài tưởng niệm trên đó có khắc câu nói nổi tiếng của ông:

"Bên kia sông Vôn-ga không có đất cho chúng ta".

Lyudmila Mikhailovna Pavlichenko

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

(đổi hướng từ Lyudmila Pavlichenko)

Bước tới: menu, tìm kiếm

Lyudmila Mikhailovna Pavlichenko

12 tháng 7 năm 1916 - 10 tháng 10 năm 1974

Nơi sinh Bila Tserkva, Đế quốc Nga

Nơi mất Moskva, Liên Xô

Phục vụ Liên Xô

Năm tại ngũ 1941-1945

Cấp bậc Thiếu tá

Tham chiến Chiến tranh giữ nước vĩ đại

Khen thưởng Anh hùng Liên bang Xô viết

Lyudmila Mikhailovna Pavlichenko (tiếng Nga: Людмила Михайловна Павличенко, tiếng Ukraina: Людмила Михайлівна Павліченко) (sinh 12 tháng 7 năm 1916 - mất 10 tháng 10 năm 1974) là một nữ xạ thủ thuộc đội quân bắn tỉa của Hồng quân trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Bà được tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùng Liên bang Xô viết nhờ thành tích tiêu diệt 309 lính và sĩ quan đối phương[1].

Mục lục

[ẩn]

* 1 Tiểu sử

* 2 Sự nghiệp

o 2.1 Thế chiến thứ hai

o 2.2 Sau cuộc chiến

* 3 Tham khảo

[sửa] Tiểu sử

Lyudmila Pavlichenko sinh năm 1916 tại thành phố Bila Tserkva thuộc đế quốc Nga, nay thuộc Ukraina. Khi lên 14 tuổi, Pavlichenko cùng gia đình chuyển lên Kiev. Tại đây, ngoài thời gian làm công nhân cho một nhà máy quốc phòng ở Kiev, bà còn tham gia một câu lạc bộ bắn súng và nhanh chóng trở thành một thiện xạ của câu lạc bộ.

[sửa] Sự nghiệp

[sửa] Thế chiến thứ hai

Khi quân đội Đức Quốc xã bắt đầu Chiến dịch Barbarossa tấn công Liên Xô thì Pavlichenko đang là sinh viên Khoa Sử của Đại học Kiev. Bà đã ngay lập tức tình nguyện nhập ngũ và được phân về Sư đoàn bộ binh số 25 của Hồng quân. Trong sư đoàn này, bà được huấn luyện để trở thành một trong 2000 lính bắn tỉa nữ, có tới ba phần tư trong số này đã hy sinh trong suốt cuộc chiến.

Pavlichenko tiêu diệt 2 lính đối phương đầu tiên ở gần Belyayevka với một khẩu Mosin-Nagant. Tiếp đó ở mặt trận Odessa, chỉ trong vòng hai tháng rưỡi, bà đã tiêu diệt 187 địch. Khi quân Đức chiếm được thành phố, đơn vị của Pavlichenko chuyển tới Sevastopol. Cho đến tháng 5 năm 1942, trung úy Pavlichenko được ghi nhận đã tiêu diệt tổng cộng 257 lính Đức. Khi kết thúc Thế chiến thứ hai, thành tích của bà được ghi nhận là 309 lính và sĩ quan Đức, trong đó có 36 lính bắn tỉa của đối phương.

Tháng 6 năm 1942, Pavlichenko bị thương vì đạn súng cối. Do đã trở thành một xạ thủ nổi tiếng và biểu tượng của Hồng quân, sau khi dưỡng thương và trở lại chiến đấu chưa đầy một tháng, bà đã được lệnh rút khỏi tiền tuyến. Thay vào đó, Pavlichenko được cử sang Mỹ và Canada để thực hiện các cuộc thăm viếng chính thức, bà đã trở thành công dân Xô viết đầu tiên được tiếp kiến tại Nhà trắng bởi Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt.

Sau khi quay trở về Liên Xô, bà được thăng hàm thiếu tá và được giữ lại hậu phương để làm huấn luyện viên cho các xạ thủ Xô viết cho đến cuối chiến tranh. Năm 1943, Pavlichenko được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết và được xuất hiện trên tem thư của Liên Xô.

[sửa] Sau cuộc chiến

Sau chiến tranh, Pavlichenko hoàn thành việc học tập tại Đại học Kiev và trở thành một nhà Sử học trong Hồng quân. Từ năm 1945 đến năm 1953, bà làm việc tại Bộ tư lệnh của Hải quân Xô viết và hoạt động trong Hội cựu chiến binh Xô viết.

Lyudmila Pavlichenko mất ngày 10 tháng 10 năm 1974 và được chôn cất tại Nghĩa trang Novodevichy nổi tiếng ở Moskva.

Năm 1976, Pavlichenko lần thứ hai được xuất hiện trên tem thư của Liên Xô, một con tàu chở hàng của Ukraina cũng được lấy theo tên bà.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hưng