xahoihoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Hãy trình bày mối quan hệ biện chứng giữa con người và xã hội trong xã hội học?

Giữa con người và xã hội có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ.

Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội.

Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân,gia đình, xã hội...) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.

Con người tồn tại trong xã hội với tư cách là chủ thể cơ bản của xã hội, sáng tạo ra xã hội. Mặt khác con người tồn tại trong xã hội bị chi phối bởi những khuôn mẫu xã hội, những khuôn mẫu đó ép buộc các cá nhân phải tuân thủ theo những quy định nhất định.

Từ khi sinh ra, con người chỉ là một sinh vật thuần tuý, song sống trong xã hội con người đã học hỏi được những kinh nghiệm xã hội và đã thoát khỏi thế giới sinh vật thành con người xã hội. Do vậy con người là một thực thể pha trộn giữa yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội. Con người là đơn vị cơ bản cấu thành xã hội,là một đơn vị nhỏ nhất của hệ thống xã hội, là một sinh vật có tư duy, sống theo tổ chức xã hội.Sống trong xã hội, con người có bản chất nhất định và khi phát ra ngoài xã hội, thể hiện là nhân cách cá nhân. Nhân cách là bộ mặt xã hội của tâm lý, là tổng thể các thuộc tính tâm lý cá nhân vừa có ý nghĩa xã hội, vừa đặc trưng cho tính cá nhân.Người có nhân cách được coi là một thành viên của xã hội, chịu sự chi phối của các mối quan hệ xã hội, đồng thời là chủ thể hoạt động có ý thức của xã hội.

Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người và thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó. Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua hoat động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội cuả con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.

Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mối quan hệ biên chứng.Nghiên cứu mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội giúp ta hiểu được những quy luật xã hội nhằm điều chỉnh hành động của mình,biết cách sống trong xã hội, hoà đồng vào xã hội để xây dựng hạnh phúc cho cá nhân, phồn vinh cho xã hội.

nghiên cứu hành vi xã hội hay hành động xã hội của con người (cách tiếp cận thiên về con người ); tính chỉnh thể của tổ chức xã hội , tính hệ thống của xã hội trong mối quan hệ chi phối cá nhân (cách tiếp cận thiên về xã hội); các quan hệ xã hội là tổng thể mối liên hệ được xác lập giữa các cộng đồng xã hội và các cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động xã hội khác nhau ở vị trí và chức năng đời sống xã hội ...Từ đó có thể thấy rằng đối tượng nghiên cứu của xã hội học đã phản ánh những khía cánh cơ bản nhất của xã hội

Câu 3:Thế nào là cấu trúc xã hội?Tại sao nói cấu trúc xã hội có tính lịch sử và phản ánh đặc trưng của xã hội trong từng thời kì?

Cấu trúc xã hội là tổng thể các thành phần cấu thành xã hội , là một hệ thống lớn , bao gồm những hệ thống nhỏ ( tiểu hệ thống ) , bao gồm các bậc ( hoặc các lớp ) đầu tiên là con người-đơn vị cơ bản của xã hội ; gia đình-tế bào của xã hội , rồi đến các cấu trúc nhóm và hơn nữa là toàn thể xã hội như một chỉnh thể cấu trúc . Những thành phần quan trong nhất của cấu trúc xã hội là vị thế , vai trò , nhóm xã hội và các thiết chế xã hội .

Trong từng giai đoạn phát triển lịch sử thì cấu trúc xã hội có những đặc trưng riêng . Những đặc trưng đó không chỉ là sự khác biệt về tổng thể tập hợp các bộ phận cấu thành XH mà còn là sự đặc trưng ngay từ bên trong của một hệ thống tổ chức xã hội . Và trong mỗi giai đoạn thì con người có nhận thức , cách suy nghĩ riêng của từng thời kì do sự tác động của rất nhiều yếu tố trong xã hội như thiết chế chính trị , tập quán văn hoá , ...những nét đặc trưng của cấu trúc xã hội trong từng thời kì . Ví dụ : xã hội loài người trải qua 5 hình thái xã hội : công xã nguyên thuỷ , chiếm hữu nô lệ , phong kiến , tư bản chủ nghĩa và cuối cùng là xã hội chủ nghĩa .Mỗi thời diển lịch sử gắn với một hình thái đó có cơ cấu xã hội với những nét đặc trưng riêng . Từ nhóm xã hội , cách thức tổ chức nhóm và hoạt động cũng như sự tương tác giữa các nhóm đối tượng đến thiết chế xã hội cũng rất khác nhau . Ở chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại hai giai cấp cơ bản đó là chủ nô và nô lệ . Mọi mâu thuẫn trong xã hội đều phát sinh từ hai giai cấp này . Thiết chế xã hội thời kì này có dạng hình thang đơn giản :

Chủ nô

lệ thuộc

Nô lệ

Quyền lực Tiền bạc

Nhưng sang chế độ phong kiến thì mô hình xã hội lại có dạng hình tam giác với nhiều bậc :

Vua

Quan lại

Hệ thốnh địa chủ

Nông dân

Trong xã hội này ,mọi quyền lực đều tập trung vào một người là nhà vua . Tuy vậy mâu thuẫn cơ bản của xã hội này vần là mâu thuẫn giữa người nông dân với địa chủ và quan lại . Và khi mâu thuẫn này đến cực điểm thì mối quan hệ sản xuất cũ sẽ bị mất đi , lực lượng sản xuất mới cùng quan hệ sản xuất mới xuất hiện . Đó chính là tư bản chủ nghĩa . Trong tư bản chủ nghĩa thì cấu trúc xã hội lại có một nét rất riêng . Dù trong cả 3 hình thái xã hội này đều có mâu thuẫn cơ bản giữa tầng lớp bóc lột với tầng lớp bị bóc lột nhưng hình thức bóc lột của tư bản chủ nghĩa tinh vi hơn rất nhiều so với 2 hình thái trước đây : đó là qua thặng dư sản xuất . Đặc biệt trong thời kì này quyền của người phụ nữ đã được nâng cao , tiến bộ hơn rất nhiều so với hai thời kì trước . Nhưng những mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp vô sản và tư sản chắc chắn sẽ phá vỡ mối quan hệ sản xuất và đưa con nguời sang một hệ thống xã hội hoàn chỉnh hơn là xã hội chủ nghĩa . Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận vai trò của TBCN . Nó đã tạo ra những lớp người mới với tác phong mới , những mối quan hệ mới , ... chuẩn bị cho sự đi lên xã hội chủ nghĩa . Qua đó chúng ta thấy được cấu trúc xã hội không chỉ đặc trưng cho xã hội trong từng thời kì mà còn được kế thừa , phát triển hơn trong những thời kì tiếp theo. Bởi vậy , cấu trúc xã hội có tính lịch sử và mang nét đặc trưng riêng của từng thời kì .

Câu 4:

Những mâu thuẫn trong xã hội và biểu hiện của nó trong các phân hệ cấu trúc

Mâu thuẫn giữa:

+ Giai cấp (mâu thuẫn lợi ích kinh tế, địa vị xã hội và bất đồng tâm lý xã hội)

+ Các dân tộc

+ Dân số

¬+ Giới tính

Các mâu thuẫn này được biểu hiện trong các phân hệ cấu trúc sau:

Cấu trúc xã hội- giai cấp luôn tồn tại mâu thuẫn về:

+ Lợi ích. Giai cấp luôn tìm mọi cách để chiếm lấy lợi ích lớn để củng cố sức mạnh vật chất cho giai cấp mình. Nó dung mọi cách như: bạo lực, bóc lột sức lao động...

+ Địa vị xã hội: các giai cấp luôn tìm mọi cách để chiếm lấy quyền lực xã hội để tằng cường sức mạnh cho giai cấp của mình. Quyền lực xã hội là mục tiêu tranh giành của các giai cấp từ đó dẫn đến xung đột mạnh mẽ trong xã hội.

+ Về tâm lý xã hội: các giai cấp có đời sống xã hội khác nhau, có quan điểm, thái độ, cách sống khác nhau nên luôn tồn tại mâu thuẫn trong cuộc sống hang ngày.

Ví dụ: mâu thuẫn giữa nông dân và bọn địa chủ phong kiến: bọn địa chủ phong kiến có quyền lực, địa vị trong tay, nó có lợi ích bằng cách chiếm đoạt từ người nông dân. Vì thế người nông dân phải đứng lên để giành chính quyền làm chủ cho chính bản than họ. Bọn địa chủ phong kiến không chỉ có địa vị, có lợi ích mà nó còn có đời sống cao hơn, có quan điểm, lối sống cao hơn người nông dân. Chúng lợi dụng, khinh rẻ người nông dân, và thâm trí chúng cướp đi quyền công dân, quyền làm người của họ. vì thế, mâu thuẫn càng trở nên gay gắt.

Cấu trúc xã hội- dân tộc:

+ sự xung đột giữa các dân tộc cùng chung sống với nhau trên một vùng lãnh thổ nhất định. Đó là do sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hoá của các dân tộc dẫn đến sẽ có những dân tộc chậm phát triển hơn. Mâu thuẫn dân tộc thường bị các thế lực trong và ngoài nước để kích động chống đối chính phủ dẫn đến rối loạn xã hội.

Ví dụ: Bọn phản động nước ngoài đã kích động một số đồng bào Tây Nguyên làm mất trật tự tại địa phương, và lôi kéo, lừa dối họ chống chính quyền. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là bon chúng đã lợi dụng một chính sự mâu thuẫn dân tộc. Tuy nhiên, âm mưu của chúng đã hoàn toàn thất bại trước sự lãnh đạo của Đảng và khối đại đoàn kết dân tộc bền chặt của nhân dân ta.

Cấu trúc xã hội- dân số:

Luôn tồn tại những mâu thuẫn của các thế hệ (sự bất đồng quan điểm do:

+ Sự bất đồng của các thế hệ đi trước dẫn tới sự áp đặt lên thế hệ trẻ về nhận thức và hành động

+ Do khuyết tật của nền giáo dục đối với thế hệ trẻ khiến hị có nhận thức sai lầm về thế hệ trước.

+ Do vị trí, vai trỏ của mỗi thế hệ trong xã hội là bất bình đẳng

+ Do chuyển giao thế hệ làm chậm tính năng động của xã hội suy giảm.

Ví dụ: trong một công ty: người lớn tuổi - chức cao; người ít tuổi - chức thấp. Chúng ta không thể sắp xếp như vậy mà phải dựa trên năng lực của mỗi cá nhân.

Cấu trúc xã hôi-giới tính:

Có tồn tại các mâu thuẫn:

+ Trọng nam khinh nữ

+ Sự mất cân bằng giới tính ở phạm vi toàn xã hội dẫn đến hành vi xã hội không lành mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.

Ví dụ: ngày xưa, trong chế độ phong kiến, con người luôn có quan niệm trọng nam khinh nữ, bất đồng tâm lý xã hội giữa nam và nữ dẫn đến mâu thuẫn nhất định trong hoạt động của gia đình và lớn hơn là xã hội. Ngày nay, vẫn còn nhiều nước tồn tại quan niệm đó như một số nước ở Châu Phi. Tình hình đó được cải thiện hơn và hầu như không tồn tại ở các nước phương Tây.

Câu 5: Thế nào là bất bình đẳng (BBD) và phân tầng xã hội? Tại sao nói phân tầng xã hội hợp thức thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội còn phân tầng xã hội không hợp thức là một trong những nguyên nhân làm tăng bất công trong xã hội và làm gia tăng hố ngăn cách giàu nghèo?

Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với các cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội. Có các nhà xã hội học khi nghiên cứu về BBD trong xã hội đều thống nhất rằng:

BBD xã hội không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội. Đó là một hiện tượng xã hội phổ biến mang tính tất yếu do tính lãnh thổ và cơ cấu xã hội tạo ra.

BBD xã hội còn có nguồn gốc khi một số cá nhân( một số nhóm xã hội) có đặc quyền kiểm soát và khai thác một số cá nhân( một số nhóm xã hội) khác trong một số lĩnh vực chủ yếu của xã hội nhằm chiếm lấy đặc quyền đặc lợi xã hội.

Những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống BBD khác nhau do thể chế chính trị quyết định.

BBD xã hội là một vấn đề cơ bản của xã hội học, nó quyết định đến phân tầng xã hội.

Phân tầng xã hội là sự phân chia cộng đồng dân cư thành các giai tầng theo địa vị xã hội, địa vị kinh tế, trình độ học vấn và nghề nghiệp để thấy được vị thế, vị trí, vai trò và chức năng xã hội của các giai tầng đó. Phân tầng xã hội đã hình thành cấu trúc xã hội theo các tầng xã hội khác nhau trong nhưng điều kiện thời gian và không gian nhất định. Các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, uy tín xã hội cũng như một số khác biệt về trình độ học vấn, nghề nghịêp, nơi cơ chú, phong cách sinh hoạt, ứng xử giao tiếp và thị hiếu...

Hai dạng thức của phân tầng xã hội:

Phân tầng xã hội hợp thức là sự phân tầng xã hội giữa trên sự khác biệt một cách tự nhiên về năng lực( thể chất trí tuệ), về điều kiện cơ may cũng như tính cách & đạo đức của các cá nhân & các nhóm xã hội thực chất. Thực chất của phân tầng xã hội hợp thức là sự vận hành xã hội theo nguyên tắc" làm theo năng lực hưởng theo lao động". Phân tầng xã hội hợp thức là tích cực & cần thiết là điều mong muốn của toàn thể xã hội. Nó tạo lên động lực thúc đẩy xã hội đi lên, tạo lên chuẩn mực thống nhất và khách quan cho sự đánh giá xã hội cũng như sự tự đánh giá của các cá nhân & các nhóm xã hội về vị trí, vị thế và vai trò xã hội của mình. Vì vậy phân tầng xã hội này giảm hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội

Phân tầng xã hội không hợp thức là phân tầng xã hội không dựa trên sự khác biệt tự nhiên của các cá nhân, cũng không phải dựa trên sự khác nhau về tai đức & sự cống hiến của mỗi người cho xã hội mà dựa trên những hành vi bất chính như tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp để giàu có; luồn lọt, xu nịnh, tạo vây cách để có quyền lực hoặc ngược lại, do lười biếng, dựa giẫm, ỷ lại để rơi vào sự đau khổ hèn kém. Như vậy phân tầng xã hội không hợp thức tạo lên sự bất công xã hội. Nó là xiềng xích trói buộc năng lực sáng tạo của con người, làm thui chột đi những năng lực thể chất & trí tuệ chân chính của con người. Nó là nguyên nhân tích tụ mầm móng của sự bất bình và xung đột xã hội, tạo nền nhưng mâu thuẫn xã hội, thậm chí có lúc tạo lên nhưng đối kháng xã hội mà đỉnh cao là sự rối loạn & phá vỡ trật tự xã hội. Do vậy, phân tầng xã hội không hợp thức đã gia tăng hố ngăn cách giàu nghèo và bất công trong xã hội.

Câu 6: Nhóm xã hội đã chi phối đến đời sống xã hội của các các nhân như thế nào?

Trước hết ta hiểu nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định hay nói một cách khác nhóm xã hội là một tập người có liên hệ với nhau về vị trí, vị thế, vai trò, những nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định. Nhóm là một trong những đơn vị sơ đẳng tạo thành xã hội. Giống như nhiều loại động vật sống thành bầy, con người bao giờ cũng sống thành nhóm. Nhưng ở con người, nhóm không chỉ có tính sinh học tự nhiên: kiếm ăn, tự vệ, tình dục,...mà còn có nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm, nhu cầu quý trọng, nhu cầu học tập hiểu biết, nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu tự khẳng định. Hay nói cách khác nhóm giữ vai trò trung gian để liên kết cá nhân & xã hội. Nhóm xã hội đã chi phối toàn diện đến đời sống của các cá nhân trên cơ sở thoả mãn các nhu cầu:

Nhóm đã thoả mãn nhu cầu giao tiếp xã hội của các cá nhân. Giao tiếp là giao tiện hàng đầu, chủ yếu, cơ bản của con người nhằm giao lưu với người khác & xã hội. Giao tiếp đầu tiên và nhiều nhất giữa các cá nhân diễn ra trong xã hội. Do vậy nhóm xã hội là nơi hội tụ cuộc sống của các cá nhân.

Nhóm xã hội thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm giữa các nhân. Các cá nhân đến với nhau để tìm niềm vui, hứng thú, sự chia sẻ tình cảm.

Nhóm xã hội thoả mãn nhu cầu trao đổi kinh nghiệm xã hội giữa các cá nhân với nhau nhằm nâng cao nhận thức xã hội & năng lực lao động cho mọi người.

Nhóm xã hội thoả mãn sự đồng cảm xã hội giữa các cá nhân. Các cá nhân tìm sự đoàn kết xã hội, lòng tin lẫn nhau, sự bình an, ổn định trong cuộc sống của mỗi người qua liên kết nhóm.

Câu 7: Tại sao nói gia đình là tế bào của xã hội?

Theo Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam(1992):"Gia đình là tế bào của xã hội".Có rất nhiều khái niệm về gia đình nhưng hầu hết các khái niệm mới chỉ nói về mặt huyết thống dòng tộc mà chưa nói lên được mặt xã hội của gia đình.

Theo viện Xã hội Học(ủy ban khoa học xã hội Việt Nam) thì gia đình là 1 thiết chế xã hội(xét trên quan điểm có sự thừa nhận phê chuẩn của xã hội về quan hệ hôn nhân gia đình)đồng thời cũng là 1 nhóm xã hội nhỏ có tổ chức nhất định về mặt lịch sử,các thành viên của nhóm gia đình có sự liên hệ với nhau bằng trách nhiệm qua lại đạo đức.

Thông thường 1 gia đình thường bắt đầu bằng sự kết hôn của 1 người đàn ông và 1 người phụ nữ.Các thành viên trong gia đình có sự ràng buộc với nhau về nghĩa vụ và quyền lợi.Đối với xã hội gia đình có chức năng như 1 tế bào sống trong 1 cơ thể sống.Điều đó được thể hiện rõ qua mối liên hệ mật thiết giữa gia đình - xã hội và chức năng của gia đình đối với xã hội cũng như vai trò của xã hội đối với gia đình.

Khi nghiên cứu về xã hội có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm xã hội tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau.Tuy nhiên quan điểm chung đều cho răng:xã hội là 1 hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người có đới sống kinh tế,chính trị,văn hóa chung cùng chung sống trên 1 lãnh thổ ở 1 giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.Cấu trúc của xã hội là tổng thể các thành phần cấu thành xã hội,là 1 hệ thống lớn,bao gồm những hệ thống nhỏ(tiểu hệ thống),bao gồm các bậc(hoặc các lớp) đầu tiên là con người-đơn vị cơ bản của xã hội;gia đình là tế bào của xã hội,rồi đến các cấu trúc nhóm,và hơn nữa là toàn xã hội như 1 chỉnh thế cấu trúc.

Để làm rõ vấn đề"gia đình là tế bào của xã hội ",chúng ta đi tìm hiểu mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội,và chức năng của nó.

Gia đình là tế bào của xã hội,là cái nôi nuôi dưỡng cả đời người,là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách của mỗi con người.Trong cuộc sống hằng ngày gia đình là nơi đầu tiên mỗi người thực hiện các giao tiếp xã hội sau đó mới đến các nhóm bạn bè và các nhóm lao động..Gia đính có 5 chức năng sau:

-chức năng sinh sản và tái sản xuất con người :cung cấp cho xã hội những thế hệ con người để duy trì nòi giống và làm cho xã hội tồn tại.Một xã hội không có sản xuất và tái sản xuất con người thì không thể tồn tại và phát triển được.Do đó chức năng của gia đình là 1 tế bào tái sản xuất ra con người đều có chung trong mỗi hình thái xã hội

-Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống :gia đình là đơn vị kinh tế tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần cho gia đình và cho xã hội.

Kinh tế gia đình phát triển thúc đấy sự phát triển của xã hội.Đối với 1 nền kinh tế gia đình đóng vai trò là 1 thành phần kinh tế quan trọng,dù trực tiếp hay gián tiếp sản xuất ra của cải vật chất thì kinh tế gia đình cũng chiếm 1 tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.Hơn nữa gia đình còn là nơi tiêu thụ cho các loại hàng hóa

-chức năng giáo dục của gia đình:giáo dục gia đình có tác dụng sâu sắc đối với hình thành nhân cách con người.gia đình có vai trò to lớn mang tính đặc thù trong việc duy trì nòi giống và môi trường nuôi dưỡng nhân cách con người,không 1 thiết chế xã hội nào có thể thay thế được.Giáo dục gia đình là cơ sở đầu tiên để con người phát triển 1 cách toàn diên,trở thành 1 người công dân tốt có ích cho gia đình và cho xã hội

-chức năng tâm lý tình cảm

-chức năng bảo vệ chăm sóc sức khỏe

Như vậy gia đình đóng 1 vai trò quan trọng trong xã hôi.Nó không chỉ có vai trò quyết định trong sự hình thành và phát triển của xã hội mà nó còn là sản phẩm của xã hôi,của lịch sử.Gia đình là 1 thiết chế cơ sở đặc thù của xã hội,là cầu nối giữa các thành viên trong gia đình,là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc sự hài hòa trong đời sống mỗi cá nhân .Với vai trò là tế bào của xã hội,vườn ươm các nhân tài của đất nước,nơi nuôi dưỡng những công dân mới cho tương lai,gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành công nền kinh tế,sự ổn định chính trị và văn hóa.Tế bào gia đình có lành mạnh thì cơ thể xã hội mới cường tráng,sự tốt xấu của mỗi gia đình đều ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội và chuyển đổi nền kinh tế.Vì thế trong hoàn cảnh hiện nay,mỗi gia đình là 1 đơn vị kinh tế,1 đơn vị tiêu dùng,mỗi thành viên đều phải dựa vào gia đình(nhất là thành viên chưa trưởng thành)vì thế cần đầu tư vào gia đình nâng cao đời sống vật chất,tinh thần để gia đình làm tốt chức năng của nó.

Giữa gia đình và xã hội có sự tác động qua lại mật thiết với nhau.Xã hội được coi là 1 cơ thể thể sống,nó trực tiếp được xây dựng từ các tế bào sống đó là gia đình.Xã hội là môi trường để gia đình tồn tại và phát triển.Các điều kiện kinh tế,chính trị ,văn hóa của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến gia đình.Một xã hội có nền kinh tế vững mạnh,ổn định về văn hóa chính trị sẽ tạo điều kiện cho gia đình phát triển và ngược lại.Xã hội phồn thịnh thì đời sống vật chất,tinh thần của các thành viên trong gia đình

cũng được cải thiện và nâng cao.Những biến chuyển của xã hội đã và đang dội vào gia đình trên mọi phương diện và gây ra những hậu quả đa chiều.Kiểu gia đình truyền thống tồn tại ở nước ta ra đời từ cái nôi văn hóa bản địa,là sản phẩm của nền văn minh lúa nước.Có thể thấy tính chất nông nghiệp nông thôn nho giáo là đặc trưng cơ bản của gia đình truyền thống.Trong thời đại hiện nay khi xã hội đã biến chuyển kiểu gia đình truyền thống không còn phù hợp vì nó thiếu cơ động và chậm thích ứng.song song với sự chuyển biến của xã hội từ nền văn minh lúa nước sang nền văn minh công nghiệp hiện đại kiểu gia đình truyền thóng cũng giảm số lượng đáng kể thay vào đó là kiểu gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế vì thế kiểu gia đình này phát huy được tính sáng tạo riêng cho mỗi cá nhân.

Như vậy dựa trên mối quan hệ mật thiết cũng như chức năng của gia đình và xã hội ta có thể nói rằng:Gia đình là tế bào của xã hội.Vì thế muốn xã hội phát triển thì trước hết cần quan tâm đến sự phát triển của mỗi tế bào-gia đình,như cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên CNXH của Đảng đã ghi rõ:"Các chính sách của nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình ấm no hòa thuận tiến bộ". Gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình phải là điểm xuất phát và trở về của mọi chính sách xã hội.

Câu 8 :Tổ chức xã hội đã chi phối hoạt động xã hội của các cá nhân như thế nào?

Trong cuộc sống, con người phải thực hiện các hoạt động xã hội để đảm bảo đời sống cho chính mình. Các hoạt động xã hội đó đều được thực hiện trong các tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội là một phần của xã hội. Đó là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết các cá nhân nào đó để hoạt động xã hội, nhằm đạt được mục đích nhất định về quyền lợi và lợi ích xã hội nào đó.

Thực chất, tổ chức xã hội là tập hợp các cá nhân trong không gian và thời gian cụ thể nhằm mục đích, lợi ích, hành động xã hội, được xã hội thừa nhận và cho phép hoạt động trong hệ thống phân công lao động xã hội.

Khi tham gia vào các tổ chức xã hội, hoạt động của các cá nhân bị chi phối một cách toàn diện. Mỗi cá nhân khi tham gia vào các tổ chức xã hội đều có mục đích tạo ra hay bảo vệ lợi ích của họ hoặc thỏa mãn nhu cầu nào đó của họ. Do vậy, họ tham gia tổ chức và chấp nhận sự chi phối của tổ chức để đạt được mục đích của mình.

Để duy trì hoạt động ổn định, tổ chức xã hội luôn xác lập hệ thống quyền lực thống nhất cho mình, qua đó chi phối hành động của các thành viên. Trong một tổ chức, mỗi thành viên có một vị trí nhất định về vai trò, quyền lợi, trách nhiệm... Vai trò của từng thành viên do yêu cầu của tổ chức quy định. Tổ chức cũng đặt ra các quy tắc để điều chỉnh hành vi, quan hệ của các thành viên để hoạt động của tổ chức đi vào nề nếp.

Mặt khác, phần lớn các tổ chức xã hội chính thức hóa và công khai hóa các mối quan hệ của tổ chức để các thành viên thực hiện theo và giám sát sự thực hiện của các thành viên khác. Vì thế hoạt động của mỗi thành viên phải phù hợp với các quy tắc của tổ chức mà mình tham gia.

Không những thế, tổ chức xẫ hội cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tác phong, đạo đức của các thành viên thông qua việc duy trì kỉ luật của tổ chức. Điều này cũng góp phần vào việc điều chỉnh hành vi của các thành viên

Lấy ví dụ về việc hoạt động của học sinh bị chi phối khi tham gia vào tổ chức xã hội - trường học. Trước hết, học sinh đến trường nhằm mục đích học tập, tìm kiếm kiến thức. Để đạt được điều đó, mỗi học sinh cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản về giờ giấc, dụng cụ học tập... Khi đến trường, học sinh cần phải tuân thủ nội quy của nhà trường. Để được hưởng quyền lợi học tập của mình thì học sinh phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với trường : đóng học phí, lao động, tham gia các hoạt động của nhà trường... Hoạt động của mỗi học sinh cũng bị chi phối ngay cả khi không ở trường. Trong quá trình thực hiện các yêu cầu mà nhà trường đặt ra, học sinh được rèn luyện tính kỷ luật và đạo đức, thông qua đó tác động đến nhân cách và hành vi của mỗi người.

Tổ chức xã hội là chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho các thành viên.Trong xã hội nguyên thủy,người nguyên thủy đã biết tập hợp thành bầy đàn để cũng chung sống săn bắn hái lượm và chống thú dữ.Đó là những tổ chức xã hội sơ khai nhưng đã gắn kết các cá nhân lại với nhau tạo điều kiện cho sự sinh tồn và phát triển của xã hội.Xã hội ngày nay cũng vậy,con người không thể sống mà không có tập thể và tổ chức xã hội,nếu mỗi cá nhân không hòa nhập vào đời sống chung của xã hội thì sẽ chịu qui luật đào thải và không thể hoàn thiện được bản thân.Vì thế ta có thể kết luận rằng hoạt động xã hội của mỗi cá nhân chịu sự cho phối rất lớn của các tổ chức xã hội.Vì thế mỗi cá nhân cần tích cực tham gia vào các tổ chức xã hội để hoàn thiện bản thân và tạo điều kiện cho xã hội phát triển bền vững.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro