Xây dựng đội ngũ cán bộ.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vấn đề 6 : Xây dựng đội ngũ cán bộ.

 

I.   Khái niệm.

  Theo từ điển Tiếng Việt:

+ Cán bộ là người làm công tác có nghiêp vụ chuyên môn trong cơ quan, tổ chức Nhà nước.

+ Cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức nhằm phânn biệt với người thường, người không có chức vụ.

  Theo Hồ Chí Minh: Cán bô là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để Đảng và Chính phủ đặt chính sách cho đúng.

II. Tính tất yếu khách quan phải đổi mới đội ngũ cán bộ.

1, Quan niệm về đổi mới đội ngũ cán bộ

Đổi mới cán bộ là đánh giá lựa chọn, đánh giá lại đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng đủ, chất lượng cao, cơ cấu đồng bộ đáp ứng nhiệm vụ chính trị của thời kỳ đổi mới.

 2, Vị trí, vai trò của cán bộ

Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng.

 Cán bộ là người góp phần tích cực vào quá trĩnhây dựng, giữ gìn, cụ thể hoá, phát triển và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính sách của Đảng.

3, Yêu cầu của thời đại mới

Hiện nay, sự nghiệp CNH HĐH đất nước ngày càng phức tạp, vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng tăng theo yêu cầu của sự nghiệp Đổi mới thì công tác đổi mới đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ngày càng có ý nghĩa lớn để có một chế độ chính trị ổn định, tư tưởng thống nhất, tổ chức gọn nhẹ, sắc bén tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội phát triển .

Trước hết cần đổi mới cán bộ chủ chốt, vì:

+ Xác định, bổ xung, cụ thể hoá, phát triển, giữ gìn đồng bộ chính

sách của Đảng và Chính phủ.

+ Góp phần xây dựng và thực hiện hệ tư tưởng đối mới

+ Xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính trị, đặc biệt là Nhà nước XHCN.

+ Nắm vững mục tiêu, loại hình tổ chức, biện pháp, điều kiện vạt chất, phương tiện để duy trì phong trào quần chúng.

+ Tổng kết thực tiễn xây dựng Đảng, thực tiễn Đổi mới đất nước, làm phong phú thêm CN Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

4, Tình hình đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ

- Ưu điểm: Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ được nâng lên. Đội ngũ cán bộ chủ chốt đoàn kết, nhất trí, vững vàng về lập trường quan điểm.

- Nhược điểm:  Sự sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ Đảng viên, kiến thức, năng lực quản lý( nhất là kinh tế và Nhà nước) chưa được học tập một cách có hệ thống, còn có tìhn trạng mất đoàn kết kéo dài.

III.Quan điểm  của Đảng ta về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới.

 Theo kết luận của Hội nghị TW 9 khoá XX, có 6 quan điểm như sau:

1, Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của Cách Mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

2, Xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuọc đổi mới, CNH- HĐH đất nước, nhằm mục tiêu: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến lên CNXH.

- Mục tiêu của CNH-HĐH là: xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp tiến bộ có  cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sx, phấn đấu đưa nước ta thành một nước công nghiệp Vào năm 2020.

- Việc xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ đường lối, nhiệm vụ chính trị của thời kỳ Đổi mới: có đường lối nhiện vụ chính trị đúng, cơ chế quản lý năng động, hiệu quả, nhiệm vụ tổ chức thích hợp thì mới có nội dung, phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh.

- Công tác cán bộ phải gắn chặt và phục vụ đường lối chính trị của Đảng, phục vụ sự chuyển hướng giai đoạn cách mạng và đổi mới cơ chế quản lý.

Và từ trong quá trình đấu tranh thực hiện nhiệm vụ chính trị mà xem xét đánh giá đội ngũ cán bộ.

3, Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, truyền thống yêu nước, đại đoàn kết và gắn bó mật thiết với nhân dân, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt dân tộc tôn giáo, người ở trong nước hay là người VN định cư ở nước ngoài.

- Đảng phải thường xuyên giáo dục quan điểm, lập trường, ý thức tổ chức của g/c công nhân cho cán bộ, Đảng viên,tăng cường cán bộ xuất thân từ công nhân.

- phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc.

- Kế thừa, phát huy truyền thóng tốt đẹp của đội nhũ cán bộ cách mạng để xây dựng thế hệ cán bộ tương lai có đủ đức đủ tài.

- Không nên hiểu quan điểm g/c công nhân một cách đơn giản, giáo điều dẫn đến hẹp hòi, thành phần chủ nghĩa, phải coi đó là vấn đề bản chất của một ĐCS

4, Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế chính sách với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

          - Một mặt tổ chức tốt thì cán bộ tốt, cán bộ là nhân tố của tổ chức tồn tại và hoạt động trong một tổ chức nhất định. Tổ chức quy định nhiệm vụ chức năng của cán bộ. Trong một tổ chức mạnh, cán bộ được rèn luyện, trưởng thành, năng lực được phát huy và tạo nên sức mạnh tập thể. N gược lại, tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện và năng lực hoạt động của con người

- Cán bộ là người đi đầu trong mọi hoạt động phong trào, nhiệm vụ, do đó, càng phải tu dưỡng rèn luyện đạo đức làm gương cho quần chúng  đông thời làm trong sạch vững mạnh cho cơ quan, tổ chức.

5, Thông qua hoạt động thức tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao triình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ; phải dựa vào nhân dân để phát hiện, kiểm tra, giám sát  cán bộ.

- Cán bộ và phong trào quần chúng có mối quan hệ chặt chẽ: phong trào CM của quần chúng sản sinh ra những cán bộ tốt, là môi trường rèn luyện, thử thách, sàng lọc cán bộ. Mặt khác cán bộ là người tuyên tuyền, lãnh đao phong trào CM

- Cần đào tạo cán bô cả về lý luận chính trị,phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và cả năng lực thực tiễn.

- Trong thời đại CNH-HĐH càng cần chú trọng hơn nữa công tác giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ để có thể đáp ứng với yêu cầu và nhiêm vụ mới của đất nước.

6, Đảng thống nhất lãng đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị

- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ được tạp trung ở các điểm sau: 

 + Đảng đề ra quan điểm chủ trương chính sách và cụ thể hoá thành kế hoạch quy trình đào tạo bồi dưỡng đánh giá và sử dụng cán bộ
+Đảng lãnh đạo chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện
+Đảng quyết định sự phân công phân cấp cán bộ
_Tất cả các quy định về cán bộ nhất thiết phải do cấp uỷ có thẩm quyềncủa Đảng quyết định theo nguyên tắc tập trung chủ đồng thời phát huy trách nhiệm của các cơ quan tham mưu trong thời kỳ chuẩnh bị.

IV.Nội dung và phương pháp công tác cán bộ.
* Mục tiêu của đổi mới công tác cán bộ: chi phối toàn bộ nội dung và phương pháp cán bộ:
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng có phẩm chất và năng lực tốt
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục vững vàng giữa các thế hệ cán
* Tiêu chuẩn cán bộ:
a) Tiêu chuẩn chung:
Một là có tinh thần yêu nước sâu sắc tận tuỵ phục vụ nhân dân kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH phấn đấu thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng chình sách pháp luật của Nhà nước
Hai là “cần kiêm liêm chính chí công vô tư” có tổ chức kỷ luật trung thực gắn bó vơi nhân dân
Ba là có trình độ hiểu biết lý luận chính trị quan điểm đường lối chính sách pháp luật có trình độ văn hoá năng lực và sức khoẻ để làm việc>
b) Tiêu chuẩn riêng của từng loại cán bộ theo từng công việc:
+ Đối với cán bộ lãnh đạo Đảng Nhà nước:
Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp trung thành với lý tưởng cách mạng và chủ nghĩa Mac Lênin Có năng lực dự báo định hướng sự phát triển Có khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm đường lối
     Gương mẫu về đạo đức lối sống có tác phong dân chủ khoa học Có khả năng tập hợp quần chúng
     Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý
+ Đối với cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang:
     Tuyệt đối trung thành với tổ quốc với Đảng với nhân dân Sẵn sàng hy sinh bảo vệ tổ quốc và chế độ XHCN
     Có tinh thần cảnh giác cánh mạng cao ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm giữ bí mật quân sự bí mật quốc gia
     Nắm vững và có khả năng vận dụng sáng tạo CN Mác Lenin tư tưởng HCM vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
+ Đối với cán bộ khoa học chuyên ngành cần:
       Có tư duy độc lập sáng tạo Có ý thức hợp tác say mê trong công việc
       Bám sát đời sống xã hội có khả năng tổng kết thực tiễn
       Chuyên gia đầu ngành phải có năng lực tập hợp và đào tạo cán bộ khoa học
+ Cán bộ quản lý kinh doanh:
       Hiểu biết sâu sắc quan điểm kinh tế của Đảng Có phẩm chất đạo đức “ cần kiêm liêm chính”
       Có kiến thức về kinh tế thị trường và quản trị kinh doanh hiểu biết khoa học công nghệ và pháp luật
       Có khả năng tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế xã hội
+ Với cán bộ tham mưu:
       Có tư duy độc lập khả năng tổng hợp phân tích vấn đề tốt
       Am hiểu thực tế có ý thức và kinh nghiệm tham mưu
       Biết lắng nghe ý kiến khác biết phân biệt đúng sai
* PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ:
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt quy hoạch cán bộ

-         Quy hoạch cán bộ là tạo nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cho từng ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị và trên phạm vi cả nước, xây dựng hệ thống cán bộ quản lý trong hệ thống chính trị trước hết là người đứng đầu các cấp các ngành.

-         Xây dựng quy hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt quy hoạch cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý là một công tác đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định để tăng cường công tác cán bộ về mọi mặt. Làm công tác quy hoạch là thiết thực nâng cao tính khoa học và tính kế hoạch của công tác cán bộ.

-         Quy hoạch cán bộ phải thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác sắp xêp kiện toàn cán bộ với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo cán bộ tiến tới một trình độ nhất định và chất lượng được nâng cao.

   b) Tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ

     - Đào tạo bồi dưỡng cán bộ là “ công việc gốc” của Đảng nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới ngày càng toàn diện và đi vào chiều sâu. Đồng thời khắc phục thế hệ cán bộ đào tạo trong thời kỳ quan liêu bao cấp với kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu mới hiện nay( cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế).

     - Mục tiêu của đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là: cán bộ có phẩm chất và năng lực đủ về số lượng và cao về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ nhằm thực hiện tháng lơij công cuộc đổi mới.

     - Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: cán bộ do dân cử, do bầu cử, cán bộ công chức hành chính, cán bộ công chức chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ xã phường.

     - Đào tạo, bồi dưỡng phải toàn diện cả về tri thức lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, năng lực hoạt động thực tiễn và năng lực quản lý

     - Kêts hợp đào tạo bồi dưỡng ở trường lớp với tự học của cá nhân và rèn luyện qua hoạt động thực tiễn. Lấy chất lượng, hiệu quả làm mục đích.

     - Sử dụng nhiều phương pháp đào tạo thích hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành.

c) Đánh giá, lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ

- Nhận xét, đánh giá cán bộ là vấn đề hệ trọng, là khâu mở đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, đề bạt, bổ nhiêm cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ đúng đắn. Đánh giá cán bộ phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tiễn và tín nghiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Có phương pháp khoa học, toàn diện, công tâm khi đánh giá

- Lựa chọn cán bộ là nhằm tìm kiếm, phát hiện những cán bộ có đức có tài để bố trí sử dụng. Nếu bố trí sử dụng giữ vai trò quyết định sự thành bại của quá trình thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ thì lựa chọn cán bộ là tiền đề trực tiếp góp vào sự thành bại đó.

- Bố trí cán bô phải đúng tiêu chuẩn, đúng người đúng việc, đúng sở trường và sức vươn lên của cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ phát triển. Phải biết kết hợp các loại cán bộ, thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý giữa các vùng, các ngành, các cấp nhằm sử dụng cán bộ có hiệu quả và tạo ra sự đồng đều trong đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có cơ hội phát triển.

d) Quản lý cán bộ

- Quản lý cán bộ là hoạt động chủ động, thường xuyên của cơ quan quản lý cán bộ,tác động có định hướng vào đội ngũ và từng người nhằm bồi dưỡng, rèn luyện, phát huy khả năng của cán bộ, làm cho tổ chức ngày càng vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

- Nội dung của quản lý cán bộ: tuyển chọn, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ; thực hiện quản lý, sử dụng, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ chính sách cán bộ, kiểm tra công tác cán bộ; giải quyết khiếu nại tố cáo về cán bộ.

- Nội dung quản lý đội ngũ cán bộ gồm:

+ Nắm chắc tình hình, phân tích mặt mạnh, yếu của đội ngũ cán bộ và đặc điểm từng loại cán bộ trong từng ngành

+ Trong phạm vi quyền hạn trách nhiệm của mình đề xuất nhiệm vụ, chủ trương chính sách, biện pháp và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ.

+ Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ.

-         Nội dung quản lý cá nhân cán bộ:

+ Đánh giá năng lực, phẩm chất và phong cách lãnh đạo qua việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời hiêu rõ quan hệ gia đình, xã hội của cán bô

+ Phát hiện sớm tài năng để bồi dưỡng, bố trí đúng người đúng việc, tạo điều kiện để cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ

+ Khen thưởng, kỷ luật đúng mức, công minh, kịp thời phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyêt điểm.

+ tổ chức thực hiện các chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ

+ Lập hồ sơ cá nhân cán bộ

e) Chính sách chế độ đãi ngộ cán bộ

Chính sách, chế độ đãi ngộ tác động mạnh mẽ tới việc hình  thành và phát huy tiềm năng của từng người và đội ngũ cán bộ.

Hiện nay cần mới một hệ thống các chính sách và chế độ đãi ngộ phù hợp với cơ chế quản lý mới và vị trí mới của tổ chức trong điều kiện kinh tế thị trường:

-         Xoá bỏ chế độ chính sách mang tính bình quân, bao cấp, có tinh đặc quyền đặc lợi

-         Bổ xung chính sách khen thưởng người có sáng kiến phát minh, có thành tích, Khắc phục tình trạng quá bát hợp lý trong chính sách lương

-         Có chính sách đãi ngộ đúng mức với các ngành khoa học- kỹ thuật

-         Có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ cơ sở

-         Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ lão thành cách mạng, người có nhiều công lao với đất nước

-         Đảm bảo sự công bằng trong chính sách đãi ngộ cán bộ. Khắc phục tình trạng phân phối bình quân và sự chênh lệch quà lớn về thu nhập giữa các loại cán bô.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hoanganh4