Xây dựng đời sống văn hóa ở Ninh Thuận

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phát triển tư tưởng các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và một nền văn hóa tinh thần kiểu mới in đậm nhân văn, phương pháp luận Hồ Chí Minh trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, đời sống mới là sự hội tụ nhuần nhuyễn giữa phép biện chứng Mác xít với cách ứng xử khôn khéo của giá trị văn hóa phương Đông. Phương pháp đo không dừng lại ở lý luận chung về phương pháp, về tính quy luật của việc xây dựng đời sống tinh thần mà còn xác lập những giải pháp thực hiện vừa định hướng vừa chỉ đạo thực tiễn hành động.

Dưới bút danh Tân Sinh, Bác đã viết tác phẩm “Đời sống mới”. Cuốn sách do Uỷ ban Trung ương vận động Đời sống mới xuất bản năm 1947, nhân một năm phát động xây dựng đời sống mới. Mặc dù dung lượng cuốn sách chỉ có 17 trang, với 19 câu hỏi và trả lời, được Người viết đơn giản, dễ hiểu, nhưng đó là cả một vấn đề lớn, có giá trị cho đến tận hôm nay và mai này. Tác phẩm đã thể hiện một cách nhìn sâu sắc, khoa học và hiện đại về phương thức xây dựng đời sống mới. Người chỉ rõ: “Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì bỏ. Thí dụ: ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ: đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ thì phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm. Thí dụ: ta phải tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm. Thí dụ: ăn ở hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp. Làm thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích của đời sống mới”.

Với phong cách thiết thực cụ thể, Hồ Chủ tịch còn chỉ ra một cách tỉ mỹ việc xây dựng một đời sống mới ở trong một nhà, một làng, một trường học, đơn vị bộ đội, công sở hoặc xưởng máy.

Đối với trong một nhà: Bác nêu rõ, trên thuận dưới hoà, bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, ăn tiêu có kế hoạch, ăn ở sạch sẽ, thân mật và sẵn lòng giúp đỡ xóm giềng, hăng hái tham gia việc nước…Bác kết luận trong một nhà như thế thì nhất định phát đạt.

- Thực tiễn hiện nay là triển khai xây dựng gia đình văn hóa theo 3 tiêu chí.

Đối với một làng: thì nhà giàu, nhà vừa giúp nhà nghèo, người học thông giúp người học dốt phải làm cho cả làng biết chữ, phải cấm hẳn tệ say sưa, cờ bạc bợm bịp, trộm cắp, không để xảy ra chuyện đánh chửi nhau để xây dựng làng trở thành làng thuần phong mỹ tục.

- Thực tiễn hiện nay là xây dựng khu dân cư tiên tiến, thôn, khu phố văn hóa.

Đối với trường học: thì phải thi đua dạy tốt học tốt, dạy cho học trò có chí yêu nước, dạy cho họ có chí tự lập tự cường, trong chương trình phải trọng môn tinh thần đạo đức.

- Thực tiễn hiện nay là xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Đối với bộ đội: thì phải có kỷ luật nghiêm, siêng năng luyện tập, bộ đội ai cũng biết chữ, hiểu chính trị, tăng gia sản xuất, tiết kiệm, vệ sinh ăn ở cho được dân tin, dân phục dân yêu, đánh giặc giỏi.

- Thực tiễn hiện nay xây dựng đơn vị văn hóa trong lực lượng vũ trang.

Đối với công sở: cán bộ từ chủ tịch chính phủ đến người quét dọn trong cơ quan đều phải được dân tin, vì vậy phải làm gương thực hiện đời sống mới, phải giữ đúng cần kiệm liêm chính nếu không làm được như vậy thì “dễ trở nên hủ bại biến thành sâu mọt của dân”.

- Thực tiễn hiện nay xây dựng cơ quan văn hóa.

Qua đó cho thấy, những quan niệm của Hồ Chí Minh mặc dù đã cách đây gần 65 năm, nhưng trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa hiện nay vẫn còn nguyên giá trị. Đây cũng là những vấn đề cần phải học tập suy nghĩ phát triển thêm để áp dụng vào thực tiễn – vào Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH).

Có thể khái quát một số nội dung chủ yếu trong phương pháp luận Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở như sau:

- Đổi mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Hồ Chí Minh cho rằng: “Cách mạng là đổi cái cũ ra cái mới, đổi cái xấu ra cái tốt”. Điều đó cũng có nghĩa rằng muốn xây dựng đời sống mới nói chung và đời sống văn hoá nói riêng trước hết phải thay đổi đời sống văn hoá tinh thần kiểu cũ thành đời sống văn hoá tinh thần kiểu mới. Song đời sống văn hoá mới không cắt đứt với quá khứ mà nó luôn luôn phát triển, nảy nở từ mảnh đất của quá khứ và trên nền tảng ấy nó kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống, lấy các giá trị tốt đẹp làm cơ sở cho sự ra đời và phát triển cái mới.

Nội dung phương pháp luận này cho thấy, xây dựng ĐSVH mới không có nghĩa là làm cho nó khác hẳn đời sống văn hóa truyền thống của dân tộc mà điều cốt yếu nhất phải biết phát triển nó lên cho phù hợp với sự tiến bộ của văn hóa trong xã hội mới. Thực tế trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện nay, thời gian qua có một số nơi do không nắm được phương pháp luận này đã dẫn đến sai lầm, khuyết điển trong chỉ đạo thực hiện. Đó là những biểu hiện đoạn tuyệt, phủ nhận sạch trơn cái cũ, cấm đoán, ngăn cản các lễ hội truyền thống, quy kết các giá trị văn hóa cổ truyền thành cổ hủ, lạc hậu, mang nặng tư tưởng phong kiến đã dẫn đến nhiều nơi phá huỷ nhiều công trình văn hóa có giá trị. Tình trạng “chảy máu cồng chiêng”, lãng quên các giá trị, lễ thức tốt đẹp của dân tộc, quay lưng lại với các loại hình nghệ thuật cổ truyền, loại bỏ trang phục truyền thống ở nhiều vùng dân tộc ít người là hệ quả tất yếu của vấn đề này.

Sai lầm trong khuynh hướng này còn bọc lộ xu hướng muốn “hiện đại hoá” một cách thái quá nền văn hóa của dân tộc mình cũng như các giá trị nghệ thuật đặc sắc của dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, ca trù…Biến thái nó thành thành một hình thức lai căng, xa lạ với cách cảm nhận của dân tộc. Đối với vùng đồng bào dân tộc ít người, phương pháp luận này sẽ giúp người dân ý thức được giá trị đích thực của nền văn hóa mang sắc thái riêng của các tộc người, từ đó tự hào, tin tưởng, quyết tâm tạo dựng để bồi đắp nền văn hóa của dân tộc mình, tạo thêm hương sắc cho nền văn hóa Việt Nam. Đồng thời sẽ góp phần loại bo3xu hướng mặc cảm, tự ti dân tộc hoặc xu hướng sùng ngoại, lai căng mất gốc trong đời sống văn hóa các dân tộc.

- Cái gì cũ mà xấu thì loại bỏ, cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm cho phù hợp:

Đây là phương pháp luận được rút ra từ đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng mang tính ứng dụng trong thực tiễn hết sức khoa học. Bởi lẽ, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng bao giờ bao giờ cũng là sự thống nhất biện chứng giữa sự lọc bỏ và kế thừa giữa sự phê phán và tiếp thu; giữa sự bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Nếu như Lênin đã từng nói: “Bản chất và linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể một tình hình cụ thể” thì ở Hồ Chí Minh sự nhận thức đánh giá, định hướng hành động đối với hiện tượng cái cũ trong sự nghiệp xây dựng đời sống mới hết sức tinh tế và sâu sắc.

Theo nội dung phương pháp luận của Hồ Chí Minh thì cái cũ mà xấu thì ta cần loại bỏ trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần. Đó là những tư tưởng phong kiến gia trưởng, trọng nam khinh nữ, đó là lối sống tư sản xem đồng tiền là tất cả; đó là những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan…là những biểu hiện cụ thể của sự thiếu hụt về mặt nhận thức và sự vận dụng nội dung phương pháp luận này trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Đối với cái cũ ngoài những hiện tượng xấu phải loại bỏ, cái cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì cần phải sửa đổi cho hợp lý như đã nêu trên, còn cái cũ mà tốt cần phải phát triển thêm. Cái cũ mà tốt theo quan niệm Hồ Chí Minh là giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và nhân loại, những cái tuy còn hạn chế xét về mặt lịch sử nhưng là những cái hướng tới cái đẹp, cái thiện. Đây là hiện tượng mà trong việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cần phải phát triển, hoàn thiện cho phù hợp với sự tiến bộ xã hội.

- Cái gì mới mà hay thì nên làm:

Đây cũng là nội dung quan trọng trong phương pháp luận Hồ Chí Minh. Theo lý luận thì cái gì mới bao giờ cũng tiêu biểu cho cái tiến bộ, mang xu hướng tích cực và dĩ nhiên cần phải biết phát hiện cái mới, ủng hộ cái mới, tạo điều kiện cho cái mới hình thành và phát triển. Nhưng ở Hồ Chí Minh, nó không ngừng lại ở tính chung của phương pháp mà còn phân tích cụ thể một thực trạng cụ thể của cái mới. Nội dung của phương pháp này giúp ta phân biệt được cái mới đích thực với cái lạ tưởng như mới, hoặc mới giả hiệu cũng như cái mới thật sẽ làm ở hoàn cảnh nào, ở đối tượng nào là phù hợp.

Theo Hồ Chí Minh, cái mới mà hay ta cần phải làm, đó là cái mới đích thực, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cái mới mà hay phải làm đó là: lối sống và làm việc theo pháp luật; là xây dựng gia đình văn hóa; xây dựng các thiết chế văn hóa hiện đại để biến các giá trị văn hóa của dân tộc, nhân loại thành tài sản của nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân đến với văn hóa. Tuy nhiên cái mới dù hay nhưng phải vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, miền và từng dân tộc. Thực tế vừa qua cho thấy, đem vào lễ hội những nội dung mới như chiếu video, trò chơi điện tử , xổ số, thi người đẹp, thời trang … nhiều khi không phù hợp với bản chất của lễ hội và không được quần chúng hoan nghênh. Chương trình “nhà Rông hoá” các thiết chế văn hóa được áp dụng miễn cưỡng cho nhiều dân tộc mà trong truyền thống họ không hề có nhà Rông, việc mô hình hoá lễ hội truyền thống của một số dân tộc để bảo tồn và phát huy nhưng lại thiếu cơ sở thực tiễn và khoa học, mang dấu ấn của sự lai tạp và áp đặt từ bên trên đều là những cái tuy hay nhưng không nên làm, hay nó đúng hơn là nên làm cách khác cho phù hợp hơn.

Ở Ninh Thuận cũng có lúc đầu tư trang thiết bị điện tử cho vùng đồng bào Raglai nhiều nơi chưa phù hợp, trong lúc đó nhạc cụ mả la người dân rất cần.

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là làm cho mỗi thành viên trong xã hội, mỗi tế bào của xã hội đều có đời sống văn hóa. Văn hóa thuộc về toàn thể nhân dân chứ không thuộc tầng lớp người có đặc ân nào, do đó, toàn thể nhân dân phải có đời sống văn hóa. Đó chính là tinh thần cơ bản để Đảng ta ấn định nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và coi đó là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân, được thực thi theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ. Trãi qua cac1c thời kỳ, quan điểm đó luôn được phát triển, bổ sung cho hoàn thiện và phù hợp.

Quan điểm nhất quán trong đường lối lãnh đạo văn hóa văn nghệ của Đảng ta là phát huy tốt mọi nguồn lực tại chỗ để phấn đấu tất cả các cơ sở đềi có tổ chức và hoạt động văn hóa tức là không có cơ sở nào tắng về văn hóa. Quan điểm chỉ đạo là: “Xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân ở cơ sở phải là một trọng tâm công tác của nhà nước ta trong những năm tới”. Chủ trương lớn này được cả nước hưởng ứng mạnh mẽ, trong đó giao cho ngành Văn hóa thông tin (nay là Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Từ Phong trào xây dựng đời sống mới (1947 – 1975), chuyển sang Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở (1975 – 1999); từ năm 2000 (phát động tại Quảng Nam) đến nay là Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Đó là những tên gọi chuyển từ thời chiến, sang thời bình, thời kỳ bao cấp và thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mỗi lần như vậy Phong trào phù hợp với tình hình thực tế đi lên của đất nước.

Như vậy sự ra của Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là một tất yếu khách quan. Xuất pháp từ phương pháp luận của Hồ Chủ tịch phát triển thành một phong trào rộng lớn mang tính toàn dân, toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, được triển khai trong thời kỳ đổi mới đất nước, trên cơ sở kế thừa và phát huy từ các phong trào, cuộc vận động khác.

Nội dung của Phong trào hiện nay là:

- Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo;

- Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh;

- Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội;

- Sống và làm việc theo pháp luật;

- Xây dựng môi trường văn hóa sạch – đẹp – an toàn và xây dựng các thiết chế văn hóa – thể thao cơ sở, các cấp, các ngành cụ thể hóa thành những nội dung, tiêu chí đưa vào các phong trào cụ thể để chỉ đạo triển khai thực hiện.

Cụ thể 5 nội dung trên được triển khai trong các phong trào, cuộc vận động và phân công các sở ban ngành chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo các cấp:

- Xây dựng “Người tốt, việc tốt” do Ban Tuyên giáo triển khai.

- Xây dựng “Gia đình văn hóa”với 3 tiêu chí. Lồng ghép trong tất cả các phong trào, cuộc vận động do Chủ tịch UBND xã, phường thị trấn công nhận.

- Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Do UMMTTQVN triển khai thực hiện.

- Xây dựng Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa. Do ngành VHTTDL triển khai thực hiện, UBND cá huyện thành phố trực thuộc tỉnh công nhận danh hiệu.

- Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…đạt chuẩn văn hóa. Do Liên đoàn Lao động triển khai thực hiện. Do Ban Chỉ đạo Phong trào công nhận.

- Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Do Ban Chỉ đạo Phong trào công nhận.

- Phong trào học tập, lao động sáng tạo. Do Ban Chỉ đạo Phong trào công nhận…

- Xây dựng điểm sáng văn hóa: do Ngành VHTTDL phối hợp với bộ đội Biên phòng triển khai thực hiện.

Tóm tắt kết quả 10 năm triển khai thực hiện Phong trào toàn quốc (ngày 22/2/2011 tại Hà Nội) có:

- Khen thưởng biểu dương 248.752 người tốt việc tốt cấp tỉnh (Ninh Thuận có 58); 292.932 cấp huyện (Ninh Thuận có 250);

- Gia đình văn hóa toàn quốc năm 2000: 8.670.665 hộ (Ninh Thuận 44.236 hộ); năm 2010: 16.026.599 hộ (Ninh Thuận 103.447 hộ);

- Khu dân cư tiên tiến toàn quốc năm 2000: 28.302 (Ninh Thuận: 149); năm 2010: 64.007 (Ninh Thuận:355);

- Đạt chuẩn thôn, khu phố văn hóa toàn quốc năm 2000: 17.651 (Ninh Thuận 12); năm 2010: 58.284 (Ninh Thuận: 135)…

Ngân sách đầu tư cho phong trào:

- Tổng ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã: toàn quốc 799,357 tỷ đồng (Ninh Thuận: 17,057 tỷ)

- Tổng ngân sách xã hội hoá: toàn quốc 5.206,375 tỷ (Ninh Thuận: 192 tỷ).

Các tỉnh đầu tư ít như Nghệ An, Tiền Giang, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội, Bình Định, Bắc Ninh, Đak Nông  (dưới 100 tỷ đồng)…

Đánh giá Phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh Ninh Thuận:

Phong trào TDĐKXDĐSVH tiếp tục được chỉ đạo, triển khai và thực hiện sâu rộng trong phạm vi toàn tỉnh, tiếp tục khẳng định sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự hưởng ứng mạnh mẽ của tầng lớp nhân dân đối với phong trào; khẳng định tác động tích cực, sâu sắc và toàn diện của phong trào TDĐKXDĐSVH đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, trong những năm qua. Những kết quả mà phong trào đem lại đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân; ổn định chính trị, cải thiện môi trường sinh thái, phát huy kỷ cương dân chủ ở nông thôn. Thông qua phong trào đã phát huy được truyền thống uống nước nhớ nguồn, đoàn kết tương thân tương ái, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên trong những năm qua việc chỉ đạo của các cấp chưa thực sự sâu sát, các cấp ít tiến hành sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm để phát triển phong trào theo hướng chiều sâu và chất lượng. Các danh hiệu bình xét và công nhận còn chạy theo hình thức, số lượng. Công tác thi đua khen thưởng với phong trào và các cuộc vận động chưa kịp thời, chưa động viên thúc đẩy phát triển. Ít tham quan, học tập mô hình của các tỉnh bạn. Sự phối hợp của các cấp, các ngành đối với phong trào chưa thực sự gắn kết, còn khiếm khuyết “Mạnh ai nấy làm”. Tài liệu hướng dẫn từ trung ương và các cấp, ngành còn nhiều điểm bất cập. Việc tập huấn dự hội nghị Trung ương tổ chức hàng năm do hạn hẹp kinh phí nên đội ngũ cán bộ, chuyên viên trực tiếp làm phong trào ít được tham gia. Chưa có công trình, đề tài nghiên cứu khoa học về phong trào để nắm bắt thực trạng và hướng giải pháp nâng cao chất lượng phong trào.

Chỉ tiêu phấn đấu Phong trào tại Ninh Thuận:

- 85% gia đình được công nhận Gia đình văn hóa.

- 80% số thôn, khu phố có nơi sinh hoạt văn hóa.

- Xây dựng 5 điểm sáng văn hóa vùng ven biển Ninh Thuận.

- 40% số xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hóa hoạt động thường xuyên

- 20% số xã, phường thị trấn đạt chuẩn văn hóa.

- 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…đạt chuẩn văn hóa.

- Khảo sát đánh giá việc cưới việc tang của đồng bào Chăm và Raglai.

- Hướng dẫn nếp sống văn minh trong tiệc cưới nơi nhà hàng, khách sạn.

- 100% nam nữ thanh niên được trang bị kiến thức về tiền hôn nhân và gia đình.

- 100% cán bộ, công chức, đảng viên được trang bị về kiến thực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình.

- 50% số xã, phường, thị trấn có cán bộ chuyên trách về công tác gia đình.

- 80% cán bộ chuyên trách công tác gia đình ở cơ sở được tập huấn về kiến thức gia đình.

- Áp dụng một số đề tài nghiên cứu về xây dựng đời sống văn hóa vào thực tiễn.

- Điều chỉnh, bổ sung và triển khai theo “Quy trình triển khai thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH”./.

Tài liệu tham khảo:

- Tài liệu hướng dẫn số 398/HD-MT-VHTT ngày 06/10/2003 về việc triển khai Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ngày do UBMTTQVN tỉnh và Sở VHTT (cũ) phát hành;

- Chương trình 670/CTr-BCĐ ngày 06/3/2006 của Ban Chỉ đạo Trung ương về việc thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH;

- Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

- Công văn số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin về việc ban hành quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”;

- Quyết định số 193/QĐ ngày 28/12/2007 của Sở VHTT V/v ban hành bảng chấm điểm gia đình văn hóa, thôn, khu phố văn hóa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro