Xem Thiên Văn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Xem Thiên Văn đoán Vận Hạn

1

Mỗi năm cầm quyển lịch vạn niên lên, điều đầu tiên mà hàng triệu hàng tỷ người chúng ta xem chắc chắn là rà tìm xem năm nay chúng ta bị hạn sao gì chiếu. Theo kiến thức ít ỏi của tôi thì sách Lịch Vạn Niên đưa ra 9 sao hạn : Thái Dương, Thái Âm, La Hầu, Kế Đô, Thổ Tú, Mộc Đức, Hoả Đức, Thuỷ Diệu và Thái Bạch.

Những sao trên các sách Lịch Vạn Niên đưa ra có sao xấu, sao tốt, tốt cho nữ, xấu cho nam hay ngược lại và cách cúng hoá giải. Nhưng thật sự có đúng là như vậy không? Nguyên nhân từ đâu mà có những sao này?

Để đi sâu phân tích về 9 sao hạn này chúng ta cần biết về Thiên Văn, tính chất của nó. Thực tế ra thì những gì mà Lịch Vạn Niên nói về 9 sao này quả thật là một mớ hổ lốn, chẳng đâu vào đâu, chỉ để lường gạt mà thôi. Họ không hiểu gì về những kiến thức của Phương Đông ngày xưa.

Bài viết này xin phân tích lần lượt 9 tinh đẩu trên, nó là sao nào trên bầu trời, ảnh hưởng ra sao theo 2 quan niệm Cổ điển và Hiện đại nhằm cung cấp một cái nhìn đúng đắn về 9 tinh đẩu này.

Quan sát Thiên Văn từ xa xưa, ông cha ta đã để ý đến 7 tinh đẩu sáng nhất mà chúng ta nhìn thấy trên bầu trời là Mặt Trời, Mặt Trăng, và 5 hành tinh Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ. 7 tinh đẩu này được gọi là Thất Đại Diệu và người xưa tin rằng cai quản nó là 7 vị Tinh Quân , có quyền năng rất lớn và ảnh hưởng cực mạnh lên số phận con người.

THÁI DƯƠNG

Thái Dương là Mặt Trời là tinh hoa của ban ngày, là tinh hoa của tạo hoá, ban phát sư sống cho muôn loài, được cai quản bởi Thái Dương Đế Quân, ngự tại cung Quang Minh, cầm đầu trong Thất Đại Diệu. Không một ai là không được hưởng ân huệ của Thái Dương. Chính vì thế mà hạn đến sao Thái Dương là hạn rất tốt nhưng sách Lịch Vạn Niên lại nói tốt cho nam mà xấu cho nữ... thật là vô lý quá.

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, sự ảnh hưởng của Mặt Trời lên con người chúng ta là lớn nhất trong tất cả các tinh đầu. Khi Mặt Trời vào chu kỳ hoạt động mạnh thì chúng ta được tác dụng rất tích cực của nó , các nhà khoa học còn chứng minh được rõ ràng, những nhà khoa học tài năng của thế kỷ 20 này đều được sinh ra vào đúng chu kỳ hoạt động mạnh của Mặt Trời.

Đó là hiện đại, còn ngày xưa chưa có khoa học như thời nay cho nên họ mới tin là Thái Dương Đế Quân chiếu Mệnh thì rất may mắn và phải cúng để giải hạn. Thực tế ra Mặt Trời tác động lên chúng ta là bằng Lực Hấp dẫn và Từ Trường của nó, có cầu cúng thì Định Luật Newton cũng vẫn thế, chẳng giải quyết được gì.

THÁI ÂM

Thái Âm là Mặt Trăng , là tinh hoa của ban đêm, được cai quản bởi Thái Âm thần quân ngự tại cung Quảng Hàn. Thái Âm ban phát ân huệ của nó cho mọi người , người xưa tin rằng Thái Âm tượng cho người mẹ , là sự dịu dàng, phú quý. Hạn đến sao Thái Âm là rất tốt... hic thế nhưng sách Lịch Vạn Niên lại nói tốt cho nam không tốt cho nữ... thật tôi chẳng thể hiểu được.

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, ảnh hưởng về lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên chúng ta chỉ đứng sau Mặt Trời , về Từ Trường chỉ thua Mặt Trời và Mộc Tinh. Người xưa thì tin rằng, Thái Âm mang lại sự quyền quý cao sang , và khoa học hiện đại cũng chỉ ra sự ảnh hưởng của Thái Âm lên mỗi chúng ta. Và Lực Hấp Dẫn hay Từ Trường của nó dù có cầu cúng thì nó vẫn được tính bằng Định luật của Newton và các phương trình của Maxwell... như vậy cầu cúng để làm gi?????

MỘC ĐỨC

Mộc Đức chính là sao Mộc , sách xưa gọi là Đông Chấn Cửu Khí Mộc Đức tinh quân. Vượng ở hướng chính đông, là Tuế Quân, đứng đầu cai quản các thần. Người Phương Đông xưa cũng đã tin tưởng rằng Thái Tuế ảnh hưởng cực mạnh lên con người, ảnh hưởng này có cả tốt và xấu. Người Phương Tây thì tin rằng sao Mộc là nơi ngự của thần Jupiter ( Goethe) vị thần tối cao của các thần, thần sấm sét đầy quyền năng. Chính vì thế mà hạn đến sao Mộc Đức thì có cả tốt và xấu.

THỔ TÚ

Thổ Tú chính là sao Thổ , sách xưa gọi là Trung Ương Nhất Khí Thổ Tú tinh quân. Phương Đông nghiên cứu thấy nó chuyển động rất chậm chạp cho nên tin rằng nó là thần của Thiên Đế đi tuần vòng quanh để kiểm tra công việc của các thần. Cho nên hạn đến sao này là sao xấu vì gặp THANH TRA có vui vẻ bao giờ ... ngay ở Phương Tây họ cũng gán sao Thổ là nơi ngự trị của thần Saturn ( cha của Jupiter, bị con lật đổ) tưởng trưng cho sự già nua chết chóc. Như vậy hạn đến sao này đa phần là xấu , khoa học hiện đại cũng khẳng định sao Thổ làm triết giảm ảnh hưởng của Mộc Tinh lên Trái Đất.

THUỶ DIỆU

Thuỷ Diệu chính là sao Thuỷ, sách xưa gọi là Bắc Khảm Lục Khí Thuỷ Diệu Tinh Quân. Sao này chuyển động rất nhanh, cho nên phương Tây gán nó cho thần Mercury , thần truyền tin, buôn bán và lường gạt. Còn Phương Đông dựa vào đó để an sao Thiên Mã. Chính vì thế hạn đến sao này chủ yếu thiên về kinh doanh buôn bán, nhưng cẩn thận bị lừa, nói chung là tốt có xấu có.

HOẢ ĐỨC

Hoả Đức chính là sao Hoả, sách xưa gọi là Nam Ly Thất Khí Hoả Đức Tinh Quân. Sao này ở Châu Âu tượng trưng cho thần chiến tranh, còn Phương Đông ta thì đó là thần Huỳnh Hoặc. Ảnh hưởng của nó là xấu, hạn đến sao Hoả Đức là hạn sự việc bất ngờ đến, nhưng kết quả không rõ ràng, tốt không ra tốt, xấu kh6ng ra xấu ( do sự nhập nhằng của Huỳnh Hoặc )

THÁI BẠCH

Thái Bạch chính là sao Kim , sách xưa gọi là Tây Đoài Ngũ Khí Thái Bạch Kim Tinh hoặc là Trường Canh Tinh, do sao này mãi đến gần sáng mới tắt, sáng một mình khi những sao khác đã tắt. Từ quan sát đó mà người xưa tin rằng Thái Bạch tượng cho sự cô độc, là tài tinh quyền tinh. Hạn đến sao Thái Bạch là chủ sự việc kéo dài nhưng rồi cũng thành công, và đặc điểm nổi bật của nó là cô độc.

LA HẦU - KẾ ĐÔ

Hai sao này là hai sao không có thực trên bầu trời. Nó xuất phát từ việc quan sát Nhật Thực, Nguyệt Thực. Người xưa không thể giải thích về hai hiện tượng này cho nên họ nghĩ Mặt Trời Mặt Trăng bị ăn mất và rất sợ hãi. Tại Ấn Độ họ tin rằng có hai vị ác thần đã che mất Mặt Trời Mặt Trăng , vị thần che mất Mặt Trời là Rahu và che Mặt Trăng là Kethu.

Sau này sự du nhập của Phạn Lịch vào Trung Hoa, tên được hán hoá thành ra La Hầu và Kế Đô. La Hầu tối hung cho Nam vì nó che mất Mặt Trời, Kế Đô tối hung cho Nữ vì nó che mất Mặt Trăng. Cho nên hai vị tinh đẩu này tuy không có thật nhưng cũng được xếp ngang hàng với 7 vị Tinh Quân ở trên thành Cửu Đại Diệu.

Hạn đến sao này là xấu, nhưng thực tế ra nó chẳng có ảnh hưởng gì đến chúng ta cả. Một sự lo lắng thừa.

Bài này tôi có gắng trình bày dễ hiểu, không dám đả kích ai, chỉ mong đem lại một cái nhìn khoa học hơn về 9 vị sao hạn này, giúp chúng ta bớt lo lắng để tập trung vào việc khác.

Thân ái

KARAJAN

Nhật thực là hiện tưọng mặt trời=> mặt trăng=> trái đất thẳng hàng với nhau( theo đúng thứ tự)m tùy theo độ thẳng hàng của nó ít hay nhiều mà nhật thực sử xảy ra toàn phần hay là một nửa, nếu là toàn phần thì gọi là nhật thực toàn phần, là một hiện tưọng đặc biệt của thiên nhiên.

Xảy ra vào buổi sáng(có thể trưa hoặc chiều, khi có ánh sáng mạnh mới dễ thấy), và chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non được quan sát thấy từ Trái Đất, khi Mặt Trời và Mặt Trăng giao hội.

cái này đơn giản mà tưởng bác phải biết chứ

Đây là hiện tượng mà vị trí mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời khiến 1 vung của trái đất đối diện với mặt trăng bị che lấp hoàn toàn ánh sáng mặt trời (nhật thực toàn phần) còn các vùng lân cận bị che bớt một phần (NT ko toàn phần).

Nhật thực xảy ra theo tính toán một năm nhiều nhất là 5 lần (tương ứng với 2 lần nguyệt thực còn ít nhất là 2 lần tương ứng với 0 lần nguyệt thực).Vậy số lần nhật thực xảy ra ko ít nhưng thực tế chúng ta ko được thấy nhiều do nhật thực chỉ có thể quan sát trong một phạm vi nhỏ bóng của mặt trăng chiếu lên trái đất (còn nguyệt thực thì bán cầu đêm có thể quan sát được-phạm vi rộng hơn nhưng số lần xảy ra thấp hơn)-thông tin này có cơ sở ai thắc mắc gì cứ hỏi

Định post hình minh họa nhưng ngại tìm quá ai có thêm thông tin gì cứ bổ sung nhé (Đây là viết theo hiểu biết nên có thể sai sót-ai phát hiện cứ sửa nhé

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non được quan sát thấy từ Trái Đất, khi Mặt Trời và Mặt Trăng giao hội. Nhật thực toàn phần được nhiều người coi là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt nhất mà người đó có thể quan sát được. Dĩ nhiên, nhật thực chỉ có thể quan sát thấy tại các vùng trên Trái Đất đang là ban ngày.

Những hình thức nhật thực

Có bốn kiểu nhật thực:

* Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che lấp hoàn toàn. Đĩa Mặt Trời phát sáng bị che khuất bởi vành tối của Mặt Trăng, và có thể quan sát thấy vầng hào quang nhạt bên ngoài là ánh sáng đến từ vành đai nhật hoa của Mặt Trời (xem hình trên). Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần nhật thực nào, nhật thực toàn phần chỉ có thể được quan sát thấy từ một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất. Tại một điểm cố định, nhật thực toàn phần chỉ kéo dài vài phút (tối đa 7 phút). Ví dụ nhật thực toàn phần ở Việt Nam vào năm 1995 chỉ kéo dài gần 2 phút.

* Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng nằm chính xác trên một đường thẳng, nhưng kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời. Vì thế Mặt Trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh Mặt Trăng.

* Nhật thực lai là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số điểm trên Trái Đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần; ở những nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên. Thuật ngữ chung cho nhật thực toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai là nhật thực trung tâm.

* Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, và Mặt Trăng chỉ che khuất một phần của Mặt Trời. Hiện tượng này thường được quan sát thấy ở nhiều nơi trên Trái Đất bên ngoài đường đi của nhật thực trung tâm. Tuy nhiên, một số kiểu nhật thực chỉ có thể được quan sát thấy như là nhật thực một phần, bởi vì đường trung tâm không bao giờ giao nhau với bề mặt của Trái Đất.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, vào lúc 16 giờ đến 18 giờ 30 tại Việt Nam có thể quan sát thấy nhật thực một phần[1]

Lý do để một số lần nhật thực là nhật thực toàn phần hay kiểu hình khuyên phụ thuộc vào quỹ đạo hình elíp của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Một trong những sự trùng hợp đáng lưu tâm nhất trong tự nhiên là (i) Mặt Trời nằm cách xa khoảng 400 lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, và (ii) Mặt Trời cũng có đường kính lớp gấp khoảng 400 lần so với Mặt Trăng. Vì thế, khi quan sát từ Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng có vẻ có cùng kích thước trên bầu trời - khoảng 1/2 độ nếu đo góc. Bởi vì quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất là hình elíp chứ không phải là hình tròn, vì vậy, ở một số khoảng thời gian Mặt Trăng ở xa hơn và lúc khác nó lại ở gần Trái Đất hơn so với khoảng cách trung bình.

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất (gần điểm cận địa), thì nó đủ lớn để che khuất hoàn toàn cả đĩa sáng của Mặt Trời, và là nhật thực toàn phần. Khi nó ở xa Trái Đất nhất, (gần điểm viễn địa), nó xuất hiện nhỏ hơn và không thể che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Trong trường hợp đó vẫn còn lại một annulus (hay vòng nhẫn) nhỏ của đĩa sáng Mặt Trời vẫn không bị che khuất. Vì vậy sinh ra thuật ngữ "nhật thực hình khuyên". Nhật thực hình khuyên thường xảy ra hơn so với nhật thực toàn phần bởi vì nói chung Mặt Trăng nằm xa Trái Đất ở khoảng cách ít khi che khuất hoàn toàn được Mặt Trời. Tỷ lệ giữa kích thước biểu kiến của Mặt Trăng và của Mặt Trời được gọi là độ lớn của nhật thực.

Thuật ngữ

Vì hiện tượng này xảy ra đối với Mặt Trời (nhật) và người xưa khi thấy hiện tượng Mặt Trăng che khuất Mặt Trời nên cho rằng Mặt Trăng đã "ăn" (thực) Mặt Trời. Do đó, hiện tượng này được gọi là "nhật thực", một từ Hán-Việt có nghĩa là "ăn Mặt Trời".

Quan sát nhật thực

Nhìn trực tiếp vào quyển sáng của Mặt Trời (đĩa sáng của chính Mặt Trời), thậm chí chỉ trong vòng vài giây, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho võng mạc mắt, bởi vì số lượng lớn những tia bức xạ nhìn thấy và không nhìn thấy được ra quyển sáng này phát ra. Tổn thương có thể dẫn tới giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí gây mù loà. Võng mạc không nhạy cảm với cảm giác đau, và những hậu quả khi võng mạc bị tổn thương có thể chưa xuất hiện trong nhiều giờ đồng hồ, vì thế chúng ta không nhận biết được sự thương tổn đang diễn ra.

Ở các điều kiện thông thường, Mặt Trời quá sáng tới mức rất khó nhìn trực tiếp vào đó, vì thế thông thường con người không có xu hướng nhìn vào Mặt Trời ở mức có thể gây hại cho mắt. Tuy nhiên, trong khi xảy ra nhật thực, khi đa phần Mặt Trời bị che khuất, mọi người cảm thấy dễ dàng hơn và cũng thường cố sức quan sát hiện tượng. Không may thay, nhìn vào Mặt Trời khi nhật thực đang diễn ra cũng nguy hiểm như khi nhìn trực tiếp vào nó, ngoại trừ chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn khi Mặt Trời bị che khuất "toàn bộ", (toàn bộ chỉ xuất hiện khi đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn— nó không xảy ra trong nhật thực hình khuyên). Quan sát đĩa Mặt Trời thông qua bất kỳ một hình thức trợ giúp quang học nào (ống nhòm, kính thiên văn, hay thậm chí là một kính ngắm quang học máy ảnh) thậm chí còn nguy hiểm hơn, dù chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng đã dễ dàng gây thương tổn.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, vào lúc 16 giờ đến 18 giờ 30 tại Việt Nam có thể quan sát thấy nhật thực một phần[1]

Lý do để một số lần nhật thực là nhật thực toàn phần hay kiểu hình khuyên phụ thuộc vào quỹ đạo hình elíp của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Một trong những sự trùng hợp đáng lưu tâm nhất trong tự nhiên là (i) Mặt Trời nằm cách xa khoảng 400 lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, và (ii) Mặt Trời cũng có đường kính lớp gấp khoảng 400 lần so với Mặt Trăng. Vì thế, khi quan sát từ Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng có vẻ có cùng kích thước trên bầu trời - khoảng 1/2 độ nếu đo góc. Bởi vì quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất là hình elíp chứ không phải là hình tròn, vì vậy, ở một số khoảng thời gian Mặt Trăng ở xa hơn và lúc khác nó lại ở gần Trái Đất hơn so với khoảng cách trung bình.

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất (gần điểm cận địa), thì nó đủ lớn để che khuất hoàn toàn cả đĩa sáng của Mặt Trời, và là nhật thực toàn phần. Khi nó ở xa Trái Đất nhất, (gần điểm viễn địa), nó xuất hiện nhỏ hơn và không thể che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Trong trường hợp đó vẫn còn lại một annulus (hay vòng nhẫn) nhỏ của đĩa sáng Mặt Trời vẫn không bị che khuất. Vì vậy sinh ra thuật ngữ "nhật thực hình khuyên". Nhật thực hình khuyên thường xảy ra hơn so với nhật thực toàn phần bởi vì nói chung Mặt Trăng nằm xa Trái Đất ở khoảng cách ít khi che khuất hoàn toàn được Mặt Trời. Tỷ lệ giữa kích thước biểu kiến của Mặt Trăng và của Mặt Trời được gọi là độ lớn của nhật thực.

Thuật ngữ

Vì hiện tượng này xảy ra đối với Mặt Trời (nhật) và người xưa khi thấy hiện tượng Mặt Trăng che khuất Mặt Trời nên cho rằng Mặt Trăng đã "ăn" (thực) Mặt Trời. Do đó, hiện tượng này được gọi là "nhật thực", một từ Hán-Việt có nghĩa là "ăn Mặt Trời".

Quan sát nhật thực

Nhìn trực tiếp vào quyển sáng của Mặt Trời (đĩa sáng của chính Mặt Trời), thậm chí chỉ trong vòng vài giây, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho võng mạc mắt, bởi vì số lượng lớn những tia bức xạ nhìn thấy và không nhìn thấy được ra quyển sáng này phát ra. Tổn thương có thể dẫn tới giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí gây mù loà. Võng mạc không nhạy cảm với cảm giác đau, và những hậu quả khi võng mạc bị tổn thương có thể chưa xuất hiện trong nhiều giờ đồng hồ, vì thế chúng ta không nhận biết được sự thương tổn đang diễn ra.

Ở các điều kiện thông thường, Mặt Trời quá sáng tới mức rất khó nhìn trực tiếp vào đó, vì thế thông thường con người không có xu hướng nhìn vào Mặt Trời ở mức có thể gây hại cho mắt. Tuy nhiên, trong khi xảy ra nhật thực, khi đa phần Mặt Trời bị che khuất, mọi người cảm thấy dễ dàng hơn và cũng thường cố sức quan sát hiện tượng. Không may thay, nhìn vào Mặt Trời khi nhật thực đang diễn ra cũng nguy hiểm như khi nhìn trực tiếp vào nó, ngoại trừ chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn khi Mặt Trời bị che khuất "toàn bộ", (toàn bộ chỉ xuất hiện khi đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn— nó không xảy ra trong nhật thực hình khuyên). Quan sát đĩa Mặt Trời thông qua bất kỳ một hình thức trợ giúp quang học nào (ống nhòm, kính thiên văn, hay thậm chí là một kính ngắm quang học máy ảnh) thậm chí còn nguy hiểm hơn, dù chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng đã dễ dàng gây thương tổn.

Ảnh hưởng gây hại mắt

Nhìn lướt qua toàn bộ hay một phần đĩa Mặt Trời không gây tổn hại vĩnh viễn, bởi vì đồng tử sẽ khép lại làm giảm bớt ánh sáng của toàn cảnh. Nếu nhật thực gần đạt tới toàn phần, số lượng ánh sáng giảm bớt khiến đồng tử giãn ra, vì thế võng mạc phải nhận nhiều ánh sáng hơn khi nhìn vào toàn bộ Mặt Trời. Bởi vì mắt có hốc mắt nhỏ, khi quan sát kỹ lưỡng, mắt có khuynh hướng dõi theo hình ảnh cho tới khi nó được võng mạc thu nhận tốt nhất, gây nên thương tổn.

Quan sát những nhật thực một phần và nhật thực hình khuyên

Theo dõi Mặt trời trong khi nhật thực một phần hay hình khuyên(và khi nhật thực toàn phần xảy ra mà chúng ta đang đứng ở ngoài bóng đen) yêu cầu chúng ta phải có thiết bị bảo vệ mắt đặc biệt, hoặc các cách theo dõi gián tiếp.

Đĩa mặt trời có thể xem bằng cách sử dụng những thiết bị lọc để ngăn chặn ảnh hưởng có hại của bức xạ Mặt trời. Kính râm là không đủ an toàn, vì chúng không ngăn chặn được các bức xạ của tia hồng ngoại nguy hiểm và không nhìn thấy, đủ để gây ra hỏng mắt. Bạn chỉ được dùng những bộ lọc ánh sáng mặt trời được thiết kế và được chứng nhận để xem trực tiếp đĩa Mặt trời.

Cách an toàn nhất để xem đĩa Mặt trời là cách quan sát gián tiếp. Điều này có thể thực hiện được bằng cách đưa hình ảnh của đĩa Mặt trời lên trên một tờ giấy trắng hoặc tấm bìa trắng bằng cách dùng một cặp kính hiển vi (che thấu kính của một chiếc), một kính viễn vọng, hoặc một tấm bìa cứng khác có khoan một lỗ nhỏ (đường kính khoảng 1mm), thường được gọi là lỗ châm kim. Hình ảnh nhận được này của Mặt trời có thể xem được một cách an toàn. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để quan sát các vết mặt trời, cũng như là các nhật thực. Tuy vậy, cần phải cẩn thận phòng ngừa không cho ai được nhìn trực tiếp qua thấu kính. (kính thiên văn, lỗ kim, v.v...)

Quan sát đĩa Mặt trời trên một màn hình video (của một máy quay phim hoặc một máy quay phim kỹ thuật số) là an toàn, mặc dù chính thiết bị lại có thể bị hư hại do ánh sáng trực tiếp của Mặt trời. Nhìn qua ô nhìn thấu kính của các máy trên lại không an toàn.

Các phòng bị an toàn như trên áp dụng cho việc quan sát mặt trời bất kỳ lúc nào trừ quá trình nhật thực toàn phần.

Đạt yêu cầu chưa hungthinh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bluesky