XNK CAN BAN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

XNK CĂN BẢN

 

Vận tải hàng hoá bằng đường biển

Chương I: Giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường biển


Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền,

các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.Khái quát chung về vận tải đường biển

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển
* Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
* Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên.
* Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.
* Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp. Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm:
- Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên.
- Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế
Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
+ Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
+ Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng.
Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế.
* Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế.
* Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
* Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.
* Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển.
* Các tuyến đường biển: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá
* Cảng biển: Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển.
* Phương tiện vận chuyển:
- Phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàu buôn và tàu quân sự.
- Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải. tàu chở hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu buôn.
Các phương thức thuê tàu chuyên chở hàng hoá.
Trong hàng hải quốc tế có hai hình thức thuê tàu phổ biến.
+ Phương thức thuê tàu chợ (liner charter)
+ Phương thức thuê tàu chuyến (voyage charter)
Phương thức thuê tàu chợ
Khái niệm và đặc điểm của tàu chợ
Khái niệm tàu chợ
Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước.
Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tậu định tuyến. Lịch chạy tàu thường được các hãng tàu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
Đặc điểm tàu chợ
Căn cứ vào hoạt động của tàu chợ, chúng ta có thể rít ra những đặc điểm cơ bản của tàu chợ như sau:
* Tàu chợ thường chở hàng bách hoá có khối lượng nhỏ.
* Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác.
* Điều kiện chuyên chở do các hãngtàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển để phát hành cho người gửi hàng.
Phương thức thuê tàu chợ
Khái niệm về thuê tàu chợ
Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ (liner booking note).
Thuê tàu chợ là chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu chuyển tàu (ship owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác.
Mối quan hệ giữa người thuê với người cho thuê trong phương thức thuê tàu chợ được điều chỉnh bằng một chứng từ được gọi là vận đơn đường biển. Nội dung của vận đơn đường biển do hãng tàu quy định sẵn.
Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chợ
Quy trình thuê tàu chợ có thể khái quát thành các bước cụ thể như sau:
+ Bước 1: Chủ hàng thông qua người môi giới, nhờ người môi giới tìm tàu hỏi tàu đề vận chuyển hàng hoá cho mình.
+ Bước 2: Người môi giới chào tàu hỏi tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ (liner booking note). Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu, trên đó có các thông tin cần thiết để người ta điền vào khi sử dụng, việc lưu cước tàu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có thể cho một lô hàng lớn thường xuyên được gửi. Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả năm bằng một hợp đồng lưu cuớc với hãng tàu.
+ Bước 3: Người môi giới với chủ tàu thoả thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển.
+ Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước với chủ tàu.
+ Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hoá ra cảng giao cho tàu.
+ Bước 6: Sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện của chủ tàu sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng. Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ chúng ta thấy người ta không ký hợp đồng thuê tàu. Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở thì khi nhận hàng, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn cho ngươì gửi hàng. Vận đơn khi đã phát hành nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển lô hàng.
Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading - B/L)
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
Các chức năng của vận đơn
Theo điều 81 Bộ Luật hàng hải, vận đơn có 3 chức năng chính sau đây:
* Thứ nhất, vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng”. Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngoài thích hợp” (In apperent good order and condition). Điều này cũng có nghĩa là người bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.
* Thứ hai, “vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng” hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến.
* Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết.
* Trong trường hợp thuê tàu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tàu và người cho thuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến (charter party). Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết.
Trong trường hợp thuê tàu chợ thì không có sự ký kết trước một hợp đồng thuê tàu như thuê tàu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tàu hay người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tâù. Sự cam kết này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước (booking note). Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn.
Tác dụng của vận đơn
Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây:
* Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở.
* Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá.
* Thứ ba, vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).
* Thứ tư, vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.
* Thứ năm, vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan.
* Thứ sáu, vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi tren vận đơn …….
Phân loại vận đơn
Vận đơn đường biển rất đa dạng, phong phú, được sử dụng vào những công việc khác nhau tuý theo nội dung thể hiện trên vận đơn. Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, có rất nhiều căn cứ để phân loại vận đơn, cụ thể như sau:
- Nếu căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hoá thì vận đơn được chia thành 2 loại: vận đơn đã xếp hàng (shipped on board bill of lading) và vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment bill of lading).
- Nếu căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn thì vận đơn lại được chia thành 3 loại: vận đơn đích danh (straight bill of lading), vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (bill of lading to bearer) và vận đơn theo lệnh (bill of lading to order of…).
- Nếu căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn, người ta lại có vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading) và vận đơn không hoàn hảo (unclean of lading).
- Nếu căn cứ vào hành trình của hàng hoá thì vận đơn lại được chia thành: vận đơn đi thẳng (direct bill of lading), vận đơn chở suốt (through bill of lading) và vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức (combined transport bill of lading or multimodal transport bill of lading).
- Nếu căn cứ vào phương thức thuê tàu chuyên chở lại có vận đơn tàu chợ (liner bill of lading) và vận đơn tàu chuyến (voyage bill of lading) hay vận đơn container (container of lading).
- Nếu căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông ta có vận đơn gốc (original bill of lading) và vận đơn copy (copy of lading).
Ngoài ra còn có Surrendered B/L Seaway bill, Congen bill… Tuy nhiên theo Bộ luật hàng hải Việt nam vận đơn được ký phát dưới 3 dạng: vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn xuất trình.
Nội dung của vận đơn
Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:
* Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:
- Số vận đơn (number of bill of lading)
- Người gửi hàng (shipper)
- Người nhận hàng (consignee)
- Địa chỉ thông báo (notify address)
- Chủ tàu (shipowner)
- Cờ tàu (flag)
- Tên tàu (vessel hay name of ship)
- Cảng xếp hàng (port of loading)
- Cảng chuyển tải (via or transhipment port)
- Nơi giao hàng (place of delivery)
- Tên hàng (name of goods)
- Kỹ mã hiệu (marks and numbers)
- Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of goods)
- Số kiện (number of packages)
- Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement)
- Cước phí và chi chí (freight and charges)
- Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)
- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)
- Chữ ký của người vận tải (thườnglà master’s signature)
Nội dung cuả mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số liệu trên biên lai thuyền phó.
* Mặt thứ hai của vận đơn
Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở…
Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Qui tắc quốc tế điều chỉnh vận đơn đường biển
Hiện nay có 2 nguồn luật quốc tế chính về vận tải biển, đó là:
- Công ước quốc tế để thống nhất một số thể lệ về vận đơn đường biển, gọi tắt là Công ước Brussels 1924 và hai Nghị định thử sửa đổi Công ước Brussels 1924 là : + Nghị định thư sửa đổi Công ước Brussels 1924 gọi tắt là nghị định thư 1968. (Visby Rules - 196 Nghị định thư năm 1978
- Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, gọi tắt là Công ước Hamburg 1978.
Những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển là một chứng từ quan trọng trong giao nhận vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán và khiếu nại (nếu có). Trong thực tiễn sử dụng vận đơn phát sinh nhiều tranh chấp gây ảnh hưởng đến các bên liên quan do các bên chưa thực sự hiểu hoặc có những cách hiểu khác nhau về giá trị pháp lý của vận đơn, về nội dung và hình thức của vận đơn… Vì vậy khi lập và sử dụng vận đơn cần lưu ý những điểm sau đây:
* Giá trị pháp lý của vận đơn:
Theo thông lệ Hàng hải Quốc tế (công ước Brussels 1924, điều 1 khoản b) và Bộ luật Hàng hải Việt nam (điều 81 khoản 3) thì vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở. Khi xảy ra thiếu hụt, hư hỏng, tổn thất…. đôí với hàng hoá ở cảng đến thì người nhận hàng phải đứng ra giải quyết với người chuyên chở căn cứ vào vận đơn. Trên lý thuyết thì như vậy nhưng trong thực tế có rất nhiều tranh chấp phát sinh xung quanh vấn đề này. Cụ thể là:
Trong thương mại hàng hải quốc tế thường lưu hành phổ biến 2 loại vận đơn: vận đơn loại thông thường (gọi là Conline bill) và vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu (gọi là Congen bill). Điểm khác nhau cơ bản của 2 loại vận đơn này là: Conline bill chức đầy đủ mọi quy định để điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở như phạm vi trách nhiện, miễn trách, thời hiệu tố tụng, nơi giải quyết tranh chấp và luật áp dụng, mức giới hạn bồi thường, các quy định về chuyển tải, giải quyết tổn thất chung, những trường hợp bất khả kháng…. Thông thường loại vận đơn này có đầy đủ 3 chức năng như điều 81 Bộ luật Hàng hải Việt nam quy định.
Ngược lại, Congen bill được cấp phát theo một hợp đồng thuê tàu chuyến nào đó. Loại này thường chỉ có chức năng là một biên nhận của người chuyên chở xác nhận đã nhận lên tàu số hàng hoá được thuê chở như đã ghi trên đó. Nội dung của loại vận đơn này rất ngắn gòn và bao giờ cũng phải ghi rõ: phải sử dụng cùng với hợp đồng thuê tàu (to be used with charter parties). Ngoài ra trong vận đơn loại này bao giờ cũng có câu: mọi điều khoản, mọi quy định miễn trách nhiệm cho người chuyên chở đã ghi trong hợp đồng thuê tàu kể cả các điều khoản luật áp dụng và trọng tài phải được áp dụng cho vận đơn (All terms and conditions, leberties and exceptions of the charter party, dated as overleaf, including the law and abitration clause, are herewwith incorporated).
Trong trường hợp xảy ra mất mát. hư hỏng, thiếu hụt hoặc chậm giao hàng… ở cảng dỡ hàng thì chỉ phải sử dụng vận đơn để giải quyết tranh chấp (nếu là Conline bill), nhưng sẽ phải sử dụng cả vận đơn và hợp đồng thuê tàu (nếu là Congen bill). ở đây có thể xảy ra khả năng có mâu thuẫn giữa quy định của vận đơn và quy định trong hợp đồng thuê tàu. Lúc này ưu tiên áp dụng những quy định của vận đơn để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp cả vận đơn và hợp đồng đều không có quy định gì (khả năng thứ 2) thì áp dụng luật do vận đơn chỉ ra trước, luật do hợp đồng chỉ ra sau nhưng phải xét đến các mối quan hệ liên quan. Vấn đề là ở chỗ các doanh nghiệp Việt nam hay mua hàng theo điều kiện CIF hoặc C&F thì hợp đồng thuê tàu do người bán ký với chủ tàu, người mua (người nhận hàng) Việt nam khó lòng biết được. Để hạ giá bán, thường là bằng cách hạ giá cước (phần F trong giá C&F vàCIF) người bán hàng nước ngoài sẵn sàng chấp nhận những quy định khắt khe của chủ tàu, k? cỏ các quy định về luật áp dụng và trọng tài. Có khi họ thuê cả những tàu già, cũ, rách nát hay hỏng hóc. Nếu có hư hỏng mất mát thiệt hại về hàng hoá thì việc khiếu nại chủ tàu rất khó khăn vì người mua hàng không có hợp đồng thuê tàu trong tay hoặc có những hợp đồng toàn những quy định bất lợi cho người mua hàng. Đôi khi lấy được hợp đồng thuê tàu từ người bán thì thời hiệu tố tụng không còn nữa hoặc hợp đồng quy định tranh chấp (nếu có) sẽ xét xử theo luật Anh và ở trọng tài hàng hải London…. Những quy dịnh này hết sức bất lợi cho người mua Việt Nam.
* Vận đơn là loại vận đơn chủ (Master bill of lading) hay vận đơn nhà (house bill lading).
Vận đơn chủ hay vận đơn đường biển là vận đơn do người chuyên chở chính thức (effective carrier) phát hành còn vận đơn nhà hay vận đơn thứ cấp do người chuyên chở không chính thức (contracting carrier) hay còn gọi là người giao nhận phát hành trên cơ sở vận đơn chủ. Đây là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ giao nhận kho vận với khách hàng.
Muốn phân biệt một vận đơn là Master bill hay House bill phải căn cứ vào nội dung và hình thức cuả vận đơn.
Thứ nhất, vận đơn đường biển thường có dẫn chiếu một số công ước quốc tế phổ biến như Hague Rules, Hague Visby Rules hoặc Hamburge Rules. Ngược lại, trên thế giới không có một công ước nào điều chỉnh vận đơn thứ cấp.
Thứ hai, vận đơn đường biển chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ người vận tải biển liên quan tới việc bốc xếp, chuyên chở, dỡ hàng và trả hàng phát sinh từ hợp đồng thuê tàu. Ngược lại vận đơn thứ cấp còn chứa đựng những quy định pháp lý về chuyên chở bằng đường bộ, đường sông, đường sắt. Vì vậy, không gian pháp lý của vận đơn thứ cấp rộng hơn vận đơn đường biển.
Thứ ba, trong vận đơn thứ cấp thường ghi địa điểm nhận hàng để chở (place of receip) và địa điểm trả hàng (place of delivery) chứ không đơn thuần cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng.
Thứ tư, vận đơn đường biển bao giờ cũng ghi rõ: đã bốc hàng lên tàu (shipped on board) hoặc đã nhận để bốc lên tàu (received for shipment). Ngược lại, vận đơn thứ cấp thường ghi: nhận để vận chuyển (taken in charge for transport) vì có thể chở bằng đường biển, đường sông, đường bộ…
Thứ năm, trong vận đơn đường biển, người gửi hàng gọi là shipper còn trong vận đơn thứ cấp, người gửi hàng gọi là congignor. Trong vận đơn đường biển luôn ghi người nhận hàng (consignee) hoặc đích danh hoặc theo lệnh nhưng trong vận đơn thứ cấp luôn ghi là: hàng được giao nhận theo lệnh (consigned to order of….)
Thứ sáu, vận đơn đường biển luôn có chức năng là chứng từ nhận quyền định đoạt hàng hoá nhưng với vận đơn thứ cấp, tính chất này có hay không do hai bên thoả thuận khi phát hành.
Thú bảy, người chuyên chở đường biển không chịu trách nhiệm về hàng đến chậm nhưng người giao nhận lại phải chịu trách nhiệm về việc này.Có khi họ phải đến gấp đôI số tiền cước cho thiệt hại do giao hàng chậm.
Thứ tám, thời hiệu khiếu nại trong vận đơn đường biển là 1 năm, trong khi đó ở vận đơn thứ cấp chỉ là 9 tháng. Số thời gian chênh lệch là dành cho người giao nhận khiếu nại lại người vận tải chính thức.
Thứ chín, vận đơn đường biển chỉ cần 1 con dấu và 1 chữ ký vì nó chỉ được cấp sau khi hàng đã bốc lên tàu. Trong khi đó, vận đơn thứ cấp do được phát hành khi nhận hàng để chở nên phải có thêm 1 con dấu và 1 chữ ký nữa xác nhận rằng hàng đã được bốc lên tàu (ngày cấp vận đơn thứ cấp và ngày bốc hàng có thể khác nhau).
Tuy nhiên trong thức tế sự phân biệt giữa 2 loại vận đơn này chỉ là tương đối. Điều quan trọng là khi có một vận đơn trong tay phải xem xét xem nó là loại gì và ai là người phát hành để khi có tổn thất có thể giải quyết kịp thời, đúng đối tượng.
* Nội dung và hình thức của vận đơn
- Về nội dung:
+ Mục số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu mô tả hàng hoá phải ghi phù hợp với số lượng hàng thực tế xếp lên tàu và phải ghi thật chính xác.
Khi nhận hàng theo vận đơn, phải lưu ý số hàng thực nhận so với số hàng ghi trong vận đơn, nếu thấy thiếu, sai hoặc tổn thất thì phải yêu cầu giám định để khiếu nại ngay. Nếu tổn thất không rõ rệt thì phải yêu cầu giám định trong 3 ngày kể từ ngày dỡ hàng.
+ Mục người nhận hàng: Nếu là vận đơn đích danh thì phải ghi rõ họ tên và địa chỉ người nhận hàng, nếu là vận đơn theo lệnh thì phải ghi rõ theo lệnh của ai (ngân hàng, người xếp hàng hau người nhận hàng). Nói chung, mục này ta nên ghi theo yêu cầu của thư tín dụng (L/C) nếu áp dụng thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
+ Mục địa chỉ người thông báo: Nếu L/C yêu cầu thì ghi theo yêu cầu của L/C, nếu không thì để trống hay ghi địa chỉ của người nhận hàng.
+ Mục cước phí và phụ phí: phải lưu ý đến đơn vị tính cước và tổng số tiền cước.
Nếu cước trả trước ghi: “Freight prepaid”
Nếu cước trả sau ghi: “Freight to collect hay Freight payable at destination”. Có khi trên vận đơn ghi : “Freight prepaid as arranged” vì người chuyên chở không muốn tiết lộ mức cước của mình.
+ Mục ngày ký vận đơn: Ngày ký vận đơn thường là ngày hoàn thành việc bốc hàng hoá lên tàu và phải trong thời hạn hiệu lực của L/C.
+ Mục chữ ký vận đơn: Chữ ký trên vận đơn có thể là trưởng hãng tàu, đại lý của hãng tàu.
Khi đại lý ký thì phải ghi rõ hay đóng dấu trên vận đơn “chỉ là đại lý (as agent only)”.
- Về hình thức
Hình thức của vận đơn do các hãng tự lựa chọn và phát hành để sử dụng trong kinh doanh. Vì vậy, mỗi hãng khác nhau phát hành vận đơn có hình thức khác nhau. Tuy nhiên hình thức phát hành không quyết định giá trị pháp lý của vận đơn.
Những hình thức thể hiện của vận đơn:
Hình thức phổ biến nhất là loại vận đơn đường biển thông thường, chỉ sử dụng trong chuyên chở hàng hoá bằng đường biển (trên vận đơn chỉ ghi “Bill of lading”. Loại vận đơn này là loại vận đơn truyền thống đang dần được thay thế bởi loại vận đơn phát hành dùng cho nhiều mục đích, nhiều phương thức chuyên chở. Đó là:
- Loại vận đơn dùng cho cả vận tải đơn phương thức và đa phương thức: trên vận đơn ghi: “bill of lading for combined transport shipment or port shipment”. Loại chứng từ này được hiểu là vận đơn đường biển và có thể chuyển nhượng được trừ phi người phát hành đánh dấu vào ô “Seaway bill, non negotiable”.
- Vận đơn dùng cho cả lưu thông và không lưu thông: “bill of lading not negotiable unless consigned to order” (vận đơn này không chuyển nhượng được trừ phi phát hành theo lệnh)….
Như vậy nhìn vào hình thức vận đơn chúng ta không biết đươc nó là loại nào, giá trị pháp lý như thế nào. Muốn xác định cụ thể ta lại phải xem xét đến các nội dung thể hiện trên vận đơn.
Giấy gửi hàng đường biển (seaway bill)
Vận đơn là một trong những chứng từ quan trọng nhất của mua bán quốc tế khi hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển. Tuy vậy, dần dần vận đơn đã bộc lộ nhiều nhược điểm như:
- Thứ nhất, nhiều khi hàng hoá đã đến cảng dỡ hàng nhưng người nhận không có vận đơn (B/L) để nhận hàng vì thời gian hành trình của hàng hoá trên biển ngắn hơn thời gian gửi bill từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng.
- Thứ hai, B/L không thích hợp với việc áp dụng các phương tiện truyền số liệu hiện đại tự động (fax, teleax…) bởi việc sử dụng B/L trong thanh toán, nhận hàng…. đòi hỏi phải có chứng từ gốc.
- Thứ ba, việc in ấn B/L đòi hỏi nhiều công sức và tốn kém bởi chữ in mặt sau của B/L thường rất nhỏ, khoảng 0,3mm để chống làm giả.
- Thứ tư, việc sử dụng B/L có thể gặp rủi ro trong việc giao nhận hàng hoá (nếu đơn vị bị mất cắp) vì B/L là chứng từ sở hữu hàng hoá….
Như vậy một loại chứng từ mới có thể thay thế được cho B/L và có chức năng tương tự như B/L đã ra đời. Đó là giấy gửi hàng đường biển (seaway bill). Sử dụng seaway bill có thể khắc phục được những tồn tại đã phát sinh của B/L.
Thứ nhất, khi sử dụng seaway bill người nhận hàng có thể nhận được hàng hoá ngày khi tàu đến cảng dỡ hàng hoá mà không nhất thiết phải xuất trình vận đơn đường biển gốc vì seaway bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá. Hàng hoá sẽ được người chuyên chở giao cho người nhận hàng trên cơ sở những điều kiện của người chuyên chở hoặc một tổ chức quản lý hàng hoá tại cảng đến.
Thứ hai, seaway bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó người ta không nhất thiết phải gửi ngay bản gốc cho người nhận hàng ở cảng đến mà có thể gửi bản sao qua hệ thống truyền số liệu tự động. Như vậy đồng thời với việc xếp hàng lên tàu, người xuất khẩu có thể gửi ngày lập tức seaway bill cho người nhận hàng trong vòng vài phút. Người nhận hàng cũng như người chuyên chở không phải lo lắng khi giao nhận mà không có chứng từ.
Thứ ba, khi sử dụng seaway bill, việc in các điều khoản bằng chữ rất nhỏ ở mặt sau được thay thế bằng việc dẫn chiếu đến các điều kiện, quy định liên quan đến vận chuyển ở mặt trước bằng một điều khoản ngắn gọn. Mặt khác người chuyên chở chỉ cần phát hành 1 bản gốc seaway bill trong khi phải phát hành tối thiểu 1 bộ 3 bản gốc nếu sử dụng B/L.
Thứ tư, seaway bill cho phép giao hàng cho một người duy nhất khi họ chứng minh họ là người nhận hàng hợp pháp. Điều này giúp cho các bên hữu quan hạn chế được rất nhiều rủi ro trong việc giao nhận hàng, không những thế, vì seaway bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá nên khi bị mất hay thất lạc thì cũng không ra hậu quả nghiêm trọng nào.
Tuy nhiên, seaway bill không phải là không có những hạn chế như seaway bill cản trở mua bán quốc tế (vì seaway bill là rất phức tạp và khó khăn khi người chuyên chở và người nhận hàng là những người xa lạ, mang quốc tịch khác nhau; luật quốc gai của một số nước và công ước quốc tế chưa thừa nhận seaway bill nhưu một chứng từ giao nhận hàng….
Ở Việt nam, việc áp dụng seaway bill vận còn rất mới mẻ, mặc dù đã có cơ sở pháp lý để áp dụng seaway bill. Mục C - điều 80 Bộ luật Hàng hải Việt nam quy định. Người vận chuyển và người giao nhận hàng có thể thoả thuận việc thay thế B/L bằng giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hoá tương đương và thoả thuận về nội dụng, giá trị của các chứng từ này theo tập quán Hàng hải quốc tế.
Các loại ký hậu
- Ký hậu để trắng: là việc ký hậu không chỉ định người được hưởng quyền lợi hối phiếu do thủ tục hối phiếu mang lại . Người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người được hưởng lợi hối phiếu.
- Ký hậu theo lệnh : là việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu đem lại. Người ký hậu chỉ ghi câu : trả theo lệnh ông X và ký tên.
- Ký hậu hạn chế: là việc ký hậu chỉ định rõ rệt người được hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi.
- Ký hậu miễn truy đòi : là việc ký hậu mà người ký hậu ghi thêm câu “miễn truy đòi” cùng với một trong ba loại ký hậu nêu trên.
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển
Khái quát chung về giao nhận
Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận (freight forwarding and freight forwarder)
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất ký loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận
Điều 167 Luật thương mại quy đinh, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. - Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
Trách nhiệm của người giao nhận
Khi là đại lý của chủ hàng
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
+ Giao hàng không đúng chỉ dẫn
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.
+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
+ Chở hàng đến sai nơi quy định
+ Giao hàng cho người không phải là người nhận
+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
+ Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác… nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết.
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn‿ (Standard Trading Conditions) của mình.
Khi là người chuyên chở (principal)
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bố xếp hay phân phối ….. thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở.
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
- Do nội tý hoặc bản chất của hàng hoá
- Do chiến tranh, đình công
- Do các trường hợp bất khả kháng
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.
Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển

Đối với hàng XK đóng trong contaner
* Nếu gửi hàng nguyên (FCL)
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào booking note và đưa cho đại diện hãng tàu để xin ký cùng với bản danh mục XK (cargo list)
- Sau khi đăng ký booking note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn
- Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình
- Mời đại diện hải qian, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám đinh (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container
- Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY quy định, trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi tàu bắt đầu xếp hàng) và lấy biên lai nhanạ container để chở MR.
- Sau khi container đã xếp lên tàu thì mang MR để đổi lấy vận đơn
* Nếu gửi hàng lẻ (LCL):
- Chủ hàng gửi booking note cho hãng tàu hoặc đạI lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng XK. Sau khi booking note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng.
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý taị CFS hoặc ICD quy định
- Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niên phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn.
- Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ
- Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến
Đối với hàng nhập khẩu
Đối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu
- Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ:
+ Bản lược khai hàng hoá (2 bản)
+ Sơ đồ xếp hàng (2 bản)
+ Chi tiết hầm hàng (2 bản)
+ Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)
- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu
- Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như:
+ Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho tàu về những tổn thất xảy sau này.
+ Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
+ Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt
+ Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
+ Biên bản giám định
+ Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)
…………
- Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho
- Làm thủ tục hải quan
- Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá
Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
* Cảng nhận hàng từ tàu:
- Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm)
- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải cùng lập)
- Đưa hàng về kho bãi cảng
* Cảng giao hàng cho các chủ hàng
- Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vạn đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O - delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng
- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai
- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O
- Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng
- Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:
+ Xuất trình và nộp các giấy tờ:
. Tờ khai hàng NK
. Giấy phép nhập khẩu
. Bản kê chi tiết
. Lệnh giao hàng của người vận tải
. Hợp đồng mua bán ngoại thương
. Một bản chính và một bản sao vận đơn
. Giấy chứng nhận xuất xứ
. Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có
. Hoá đơn thương mại
………………….
+ Hải quan kiểm tra chứng từ
+ Kiểm tra hàng hoá
+ Tính và thông báo thuế
+ Chủ hàng ký nhận vào giấythông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan
- Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng
Hàng nhập bằng container
* Nếu là hàng nguyên (FCL)
- Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O
- Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng
* Nếu là hàng lẻ (LCL):
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và làm các thủ tục như trên.
Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
Giao nhận hàng hoá XNK bằng đường biển đòi hỏi rất nhiều loại chứng từ. Việc phân loại chứng từ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý và sử dụng chúng. Để đơn giản và tiện theo dõi, chúng ta có thể phân thành hai loại:
- Chứng từ dùng trong giao hàng xuất khẩu
- Chứng từ dùng trong nhận hàng xuất khẩu
Chứng từ sử dụng đối với hàng xuất khẩu
Khi xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển, người giao nhận (NGN) được uỷ thác của người gửi hàng lo liệu cho hàng hoá từ khi thông quan cho đến khi hàng được xếp lên tàu. Các chứng từ sử dụng trong quá trình này cụ thể như sau:
- Chứng từ hải quan
- Chứng từ với cảng và tàu
- Chứng từ khác
Chứng từ hải quan
- 01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với bản sao phải nộp.
- 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu
- 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng
- 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan).
- 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng nhất)
Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia.
Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt nam quy định việc khai báo hải quan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua cửa khẩu quốc gia. Mọi hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không trung thực đều bị cơ quan hải quan xử lý theo luật pháp hiện hành.
Hợp đồng mua bán ngoại thương
Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hoá. Bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp
Trước đây doanh nghiệp XNK phải nộp giấy phép kinh doanh XNK loại 7 chữ số do Bộ Thương mại cấp. Hiện giờ tất cả các doanh gnhiệp hội đủ một số điều kiện (về pháp lý, về vốn….) là có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.
Bản kê chi tiết hàng hoá (cargo list)
Bản kê chi tiết hàng hoá là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện hàng. Nó tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá. Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung cho hoá đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau và phẩm cấp khác nhau.
Chứng từ với cảng và tàu
Được sự uỷ thác của chủ hàng. NGN liên hệ với cảng và tàu để lo liệu cho hàng hóa được xếp lên tâù. Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn này gồm:
- Chỉ thị xếp hàng (shipping note)
- Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt)
- Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)
- Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest)
- Phiếu kiểm đếm (Dock sheet & Tally sheet)
- Sơ đồ xếp hàng (Ship’s stowage plan)
Chỉ thị xếp hàng
Đây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan quản lý cảng, công ty xếp dỡ, cung cấp những chi tiết đầy đủ về hàng hoá được gửi đến cảng để xếp lên tàu và những chỉ dẫn cần thiết,
Biên lai thuyền phó
Biên lai thuyền phó là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấp cho người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tàu đã nhận xong hàng. Việc cấp biên lai thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp xuống tàu, đã được xử lý một cách thích hợp và cẩn thận. Do đó trong quá trình nhận hàng người vận tải nếu thấy tình trạng bao bì không chắc chắn thì phải ghi chú vào biên lai thuyền phó.
Dựa trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn đường biển là tàu đã nhận hàng để chuyên chở
Vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đạI diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.
Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải rất quan trọng, cơ bản về hoạt động nghiệp vụ giữa người gửi hàng vvới người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó có tác dụng như là một bằng chứng về giao dịch hàng hoá, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở
Bản khai lược hàng hoá
Đây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tàu đẻ vận chuyển đến các cảng khác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên
Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng có thể lập khi đang chuẩn bị ký vận đơn, dù sao cũng phải lập xong và ký trước khi làm thủ tục cho tàu rời cảng.
Bản lược khai cung cấp số liệu thông kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu và là cơ sở để công ty vận tải (tàu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng
Phiếu kiểm đếm
Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tàu trên đó ghi số lượng hàng hoá đã được giao nhận tại cầu.
Tally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hoá đã xếp lên tàu do nhân viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép.
Công việc kiểm đếm tại tàu tuý theo quy định của từng cảng còn có một số chứng từ khác như phiếu ghi số lượng hàng, báo cáo hàng ngày….
Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lên tàu. Do đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách về hàng hoá một bản để lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất về hàng hoá sau này.
Sơ đồ xếp hàng
Đây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tàu. Nó có thể dùng các màu khác nhau đánh dấu hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm tra khi dỡ hàng lên xuống các cảng.
Khi nhận được bản đăng ký hàng chuyên chở do chủ hàng gửi tới, thuyền trưởng cùng nhân viên điều độ sẽ lập sơ đồ xếp hàng mục đích nhằm sử dụng một cách hợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên tàu cân bằng trong quá trình vận chuyển.
Chứng từ khác
Ngoài các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tàu, NGN được sự uỷ thác của chủ hàng lập hoặc giúp chủ hàng lập những chứng từ về hàng hoá, chứng từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh toán… Trong đó có thể đề cập đến một số chứng từ chủ yếu sau:
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
- Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing list)
- Giấy chứng nhận số lương/trọng lượng (Certificate of quantity/weight)
- Chứng từ bảo hiểm
Giấy chứng nhận xuất xứ
Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuất khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người xuất khẩu xác nhận.
Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tuý theo chính sách của Nhà nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế. Nó cũng cần thiết cho việc theo dõi thực hiện chế độ hạn ngạch. Đồng thời trong chừng mực nhất định, nó nói lên phẩm chất của hàng hoá bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá.
Hoá đơn thương mại
Sau khi giao hàng xuất khẩu, người xuất khẩu phải chuẩn bị một hoá đơn thương mại. Đó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn.
Phiếu đóng gói
Phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng. Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụ như kiện hàng được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọng lượng của bao gói, kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao gói… Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi để trong một túi gắn bên ngoài bao bì.
Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng
Đây là một chứng thư mà người xuất khẩu lập ra, cấp cho người nhập khẩu nhằm xác định số trọng lượng hàng hoá đã giao
Tuy nhiên để đảm bảo tính trung lập trong giao hàng, người nhập khẩu có thể yêu cầu người xuất khẩu cấp giấy chứng nhận số/trọng lượng do người thứ ba thiết lập như Công ty giám định, Hải quan hay người sản xuất.
Chứng từ bảo hiểm
NGN theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểm cho hàng hoá. Chứng từ bảo hiểm là những chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho các đơn vị xuất nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hoá đã được bảo hiểm và là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)

Thuật ngữ XNK Incoterm

Thuật ngữ Xuất nhập khẩu:
B/L Vận đơn
Là một loại chứng từ của công ty vận chuyển, bao gồm hợp đồng vận tải hàng hoá, quyền chuyển quyền sở hữu hàng hoá về vận chuyển và nó là biên lai về hàng hoá.

Nó cho biết chi tiết về các chi phí trọng tải và thông số về kích cỡ

L/C Thư Tín dụng
Là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Nó có quan hệ với các lĩnh vực thương mại quốc tế, và hạn chê rủi ro cho các bên thanh toán.

Phiếu Liệt kê Kiện hàng
Là cụ thể hoá về hàng hoá trong từng côngtenơ của toàn bộ chuyếnvận tải hàng

Danh mục Trọng lượng
Là chứng từ chứng minh trọng lượng tổng cộng hay trọng lượng theo từng phần của một tàu chở hàng

Hoá đơn
Là chứng từ chi tiết trình bày các hàng hoá đã bán hoặc đã xếp lên tàu, cụ thể hoá khối lượng.

Giấy Chứng nhận Kiểm nghiệm
Đây là một chứng từ do cơ quan kiểm nghiệm độc lập chứng nhận kiểm nghiệm số hàng hoá hiện có, chất lượng hoặc số lượng của hàng hoá đã được xếp lên tàu.

Hàng gửi bán
Là hoạt động kinh doanh giữa một người xuất khẩu và một người nhập khẩu qua đó người nhập khẩu chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người xuất khẩu

Hạn ngạch
Là một giới hạn do Chính phủ quy định về số lượng nhập khẩu hoặc xuất khẩu của một loại sản phẩm hay hàng hoá

Hội chợ Thương mại
Đây là một cuộc triển lãm lớn về thương nghiệp và công nghiệp - nơi diễn ra các hoạt động trao đổi kinh doanh giữa người mua và người bán của một ngành công nghiệp hay các sản phẩm.

Nghiên cứu Thị trường
Công việc tìm kiếm loại các hàng hoá nào mà người muốn mua, họ sẵn sàng chi bao nhiêu tiền và thuyết phục họ như thế nào để họ có thể mua.

Bảng Giá
Đó là một danh mục đã in sẵn cho biết các loại giá mà khách hàng phải trả cho hàng hoá của công ty

Tài liệu Quảng cáo
Đó là một tài liệu in sẵn để quảng cáo hàng hoá và có vẽ minh họa gây chú ý đến chất lượng sản phẩm.

Ca-ta-lô bán hàng
Đó là một quyển sách mỏng miêu tả hàng hoá để bán của một công ty , thường thường có minh họa bằng ảnh.

Tài liệu Bán hàng
Rất nhiều tài liệu bán hàng, như bảng giá, ca-ta-lô và tờ giới thiệu tóm tắt về công ty, các mẫu mã nhằm mục đích để tăng các hoạt động bán hàng.

Vận phí
Khối lượng tính phí cho việc chuyên chở hàng hoá

Bảo hiểm
Là chế độ cam kết bồi thường về những rủi ro có thể xẩy ra như mất mát, hư hao hoặc bị cắp hàng hoá.

"Báo giá"
Thông báo giá của hàng hoá và các điều kiện bán hàng.

Thời hạn Giao hàng
Là thời gian mà hàng hoá phải được giao đến tận ngưòi mua.

Đại lý Giao hàng Vận chuyển
Một đại lý vận tải là cơ quan nhận vận chuyển và giao hàng giữa nơi sản xuất và cảng.

Trọng lượng Tổng cộng
Là trọng lượng toàn bộ của hàng hoá cộng với đóng gói

Trọng lượng Tĩnh
Là trọng lượng thực tế của hàng hoá, không kể bao bì đóng gói hoặc bất kỳ một hộp, thùng nào.

Giấy Phép Xuất khẩu
Một văn bản do Chính phủ cấp, cho phép ai đó được xuất khẩu loại hàng hoá quy định.

Giấy chứng nhận Giá trị và Xuất Xứ
Một chứng từ đã được người nhập khẩu ký hoặc phòng Thương mại và công nghiệp xác nhận giá trị của hàng hoá và xuất mà hàng hoá được sản xuất hoặc chế tạo

Hối phiếu
Là một lệnh để thanh toán; đồng thời được gòi là Hối Phiếu. Yêu cầu khi nhìn thấy phiếu phải trả tiền theo yêu cầu về thời gian và số tiền theo quy định.

Tín dụng Xuất khẩu
Là một hệ thống tài chính cho người nhập khẩu, thường thông qua việc cho vay, tỉ lệ lãi suất thấp hơn thị trương tiền tệ tại trong nước

Bảo hiểm Tín dụng
Là một hệ thống qua đó Chính phủ tài trợ - cho một tổ chức đảm bảo cho người xuất khẩu chống lại được những rủi ro thương mại và chính trị

Tờ khai báo Hải quan
Là tuyên bố được xác lập từ cơ quan Hải quan về danh mục hàng hoà sẽ phải nộp thuế

Hoá đơn Thương mại
Hoá đơn xuất khẩu được người bán chuyển đến cho người mua hoặc trực tiếp hoặc thông qua ngân hàng - theo việc bán hàng

Chứng nhận Bảo hiểm
Một chứng nhận do công ty bảo hiểm phát hành khai báo một hợp đồng bảo hiểm hiện có và nhắc lại các điều kiện cơ bản

Thủ tục khai Hải quan
Sự uỷ quyền hoá cho cơ quan Hải quan cho phép hàng hoá hàng hoá được chuyển từ Hải quan đến nơi giao hàng nào đó.

Hợp đồng
Một thoả thuận ràng buộc hợp pháp giữa hai hay nhiều người hoặc các công ty

Hối phiếu
Là một lệnh ghi sẵn do người bán hàng thiết lập báo cho người mua để trả một khoản tiền nhất định cho một người xác định theo yêu cầu hoặc tại một thời gian nhất định trong tương lai. Nó trở nên có giá trị khi đã được chấp nhận - do người mua ký.

Chứng từ Gửi hàng
Các chứng từ nhất định được ngân hàng bên nhập khẩu lập thành bộ về các chi nhánh ngân hàng hoặc đaị lý ở nước nhập khẩu, ví dụ như vận đơn, hoá đơn thương mại, chứng nhận bảo hiểm...

Đại lý
Một người mà người đó được uỷ quyền thay mặt cho người khác, được gọi là uỷ quyền , trong việc làm hợp đồng với các bên thứ ba và trong việc mua và bán hàng. Anh ta thường được trả một khoản hoa hồng cho dịch vụ mà anh ta được uỷ quyền

Hoa hồng Bán hàng
Thành lập việc thanh toán cho đại lý thường dựa trên cơ sở giá trị hàng hoá được bán ra. Đó là tỉ lệ phần trăm (%) của lợi nhuận bán hàng, đã thoả thuận giữa đại lý và uỷ quyền của anh ta

Giảm Giá
Giảm giá, trong trường hợp giảm một tỉ lệ phần trăm trong bảng giá hoặc giá trong catalog

EXW Giá Xuất Xưởng
Nghĩa là người bán thực hiện đầy đủ để giao hàng khi hàng đã sẵn sàng tại nơi sản xuất (ví dụ: xưởng SX, nhà máy, nhà kho ...) cho người mua. Anh ta không có trách nhiệm phải bốc xếp các hàng hoá đó lên ôtô của người mua hoặc thanh toán hàng cho xuất khẩu, trừ khi có những thoả thuận khác. Người mua chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc bốc dỗ hàng từ địa điểm người bán đến nơi quy định

FCA Giao cho Nguời Chuyên chở
Nghĩa là người mua hoàn thành nhiệm vụ để chuyển hàng khi anh ta đã đuợc bàn giao đã thanh toán cho xuất khẩu, cho đến các phí chuyên chở do người mua quy định tại một địa điểm hay điểm đã xác định. Nếu không rõ địa chỉ do người mua chỉ định, người bán có thể chọn trong phạm vi một địa điểm hay hàng loạt các địa điểm đã quy định nơi chở hàng có thể bốc hàng được, phải trả phí. Theo thực tế thương mại, hỗ trợ của người bán hàng được yêu cầu trong khi làm hợp đồng với người chuyên chở (như đường sắt hay vận tải hàng không) người bán hàng có thể xác nhận các rủi ro và chi phí của người mua

FAS Giao dọc mạn tàu
Nghĩa là người bán hàng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của anh ta để giao hàng khi hàng hoá đã để dọc mạn tàu tại cảng hay sà lan bốc dỡ hàng tại cảng đã quy định. Có nghĩa là người mua phải chịu tất cả chi phí và rủi ro hoặc sự thiệt hại cho hàng hoá lúc nào đó. FAS yêu cầu người mua hàng phải thanh toán hàng cho xuất khẩu

CFR Giá hàng và Phí vận chuyển
Nghĩa là người mua phải trả chi phí mua hàng và giá vận chuyển cần thiết để mang hàng tại cáng đến quy định nhưng mọi rủi ro vi mất mát hoặc thiệt hại đến hàng hoá cũng như bất cứ chi phí phát sinh nào có thể xẩy ra khi hàng đã giao lên boong tàu, được bàn giao từ người bán sang người mua, khi hàng đã qua đường ray của tàu trong cảng vận chuyển. Điều kiện CFR yêu cầu người bán hàng phải thanh toán hàng cho xuất khẩu.

CPT Vận phí Đã Trả (bên người nhận hàng)
Nghĩa là người bán trả phí vận chuyển hàng hoá đến nơi quy định. Rủi ro vì mất mát hoặc hư hao hàng hoá cũng như bất kỳ một chi phí phát sinh nào đó có thể xẩy ra sau thời gian hàng đã được giao để vận tải theo vận đơn chuyên chở. "Vận chuyển" nghĩa là thực hiện nhiệm vụ chuyên chở bằng bất kỳ điều kiện nào kể cả đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không, vận tải thuỷ nội địa hoặc bằng sự kết hợp theo mô hình kiểu này. Mục đích cuối cùng là hàng đến đúng nơi quy định như đã thoả thuận. Theo điều kiện CPT yêu cầu người bán hàng thanh toán hàng cho xuất khẩu.

CIP Đã trả phí vận chuyển và bảo hiểm
Nghĩa là nguời bán có cùng nhiệm vụ như điều kiện CPT nhưng phải bổ sung là người bán phải uỷ nhiệm bảo hiểm vận chuyển đề phòng sự rủi ro do mất mát của người mua hoặc hao hư về hàng hoá trong lúc vận chuyển. Nguời bán hợp đồng về bảo hiểm và trả phí bảo hiểm . Theo điều kiện CIP yêu cầu người bán thanh toán hàng cho xuất khẩu

DAF Giao tại Biên giới chỉ định
Nghĩa là người bán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của anh ta để giao hàng khi hàng hoá đã thanh toán cho xuất khẩu tại một điểm hay nơi tại biên giới chỉ định, nhưng trước Hải quan của quốc gia kề bên. Điều khoản về "Biên giới" có thể dùng cho bất kỳ nơi đường biên giới nào của nước xuất khẩu.

DES Giao Hàng trên Tầu

Nghĩa là người bán phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của anh ta để giao hàng cho người bán tại boong tàu không thanh toán nhập tại cảng đến đã quy định. Người bán hàng phải chịu tất cả chi phí và rủi ro có liên quan đến việc mang hàng đến cảng đến quy định.

DEQ Giao hàng tại bên - Đã nộp thuế
Nghĩa là người bán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của anh ta để giao hàng khi hàng hoá đã sãn sàng cho người mua tại cảng đến quy định, đã thanh toán nhập khẩu. Người bán hàng chịu mọi rủi ro và thuế, ngoài các chi phí khác cho việc gửi hàng

DDU Giao hàng Chưa Nộp Thuế
Nghĩa là người bán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của anh ta để giao hàng khi hàng đã sãn sàng tại cảng đến quy định. Ngoài ra người bán hàng chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc mang hàng đến cảng (gồm thuế, các chi phí chính thức kháctrong nhập khẩu) cũng như các chi phi khác trong việc làm các thủ tục hải quan. Người mua phải trả bát kỳ một chi phí phát sinh nào hoặc bất kỳ một sự rủi ro nào do thất bại trong việc thanh toán hàng nhập khẩu

DDP Giao hàng đã Nộp Thuế
Nghĩa là người bán hàng thực hiện đầu đủ nhiệm vụ của anh ta để giao hàng khi hàng hoá đã có mặt tại địa điểm quy định của nước nhập khẩu. Người bán hàng chịu mọi rủi ro và chi phí, gồm các loại thuế và ngoài các chi phí khác trong việc giao hàng, thanh toán cho nhập khẩu.

CIF Chi phí Bảo hiểm và Vận chuyển
Theo điều kiện vận chuyển mà người bán hàng đã báo giá gồm chi phí hàng hoá, bảo hiểm vận tải biển và tất cả các phí vận chuyển đến cảng đến quy định.

FOB Giao hàng Trên Tàu
Theo điều kiện vận chuyển mà người bán hàng đã báo giá gồm chi phí hàng hoá, chi phí bốc dỡ hàng hoá trên tàu tại cảng cho lên tàu quy định.

Đơn vị qui đổi tính số lượng, qui đổi trọng lượng

Ở đây cần lưu ý về hệ thống đo lường, vì bên cạnh hệ mét, nhiều nước còn sử dụng hệ thống đo lường khác. Ví dụ: Hệ thống đo lường của Anh, Mỹ . . .

do đó để tránh hiểu lầm nên thống nhất dùng hệ mét hoặc qui định lượng tương đương của chúng tính bằng mét.

Một số đơn vị đo lường thông dụng:

1 tấn (T)                        = 1 Mectric Ton (MT)      = 1.000 kg

1 tấn                             = 2.204,6 pound (Lb)

1 pound (Lb)                   = 0,454 kg

1 gallon (dầu mỏ) Anh       = 4,546 lít

1 gallon (dầu mỏ) Mỹ        = 3,785 lít

1 thùng (barrel) dầu mỏ     = 159 lít

1 thùng (Bushel) ngũ cốc   = 36 lít

1 ounce = lạng                 = 28,35 gram

1 troy ounce                    = 31,1 gram

1 Inch                             = 2,54 cm         (1m = 39,37 inch)

1 foot = 12 inches             = 0,3048 m:       (1m = 3,281 ft.)

1 mile                              = 1,609 km.

1 yard                             = 0,9144m ;       (1m = 1,0936 yard

Container hóa là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức

Công ten nơ hóa là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức sử dụng các côngtenơ theo tiêu chuẩn ISO để có thể sắp xếp trên các tàu côngtenơ, toa xe lửa hay xe tải chuyên dụng.

Có ba loại độ dài tiêu chuẩn của côngtenơ là 20 ft (6,1 m), 40 ft (12,2 m) và 45 ft (13,7 m) (xem tiêu chuẩn kích thước container tại đây).

 Sức chứa côngtenơ (của tàu, cảng v.v.) được đo theo TEU (viết tắt của twenty-foot equivalent units trong tiếng Anh, tức "đơn vị tương đương 20 foot"). TEU là đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích). Phần lớn các côngtenơ ngày nay là các biến thể của loại 40 ft và do đó là 2 TEU. Các côngtenơ 45 ft cũng được tính là 2 TEU. Hai TEU được quy cho như là 1 FEU, hay forty-foot equivalent unit. Các thuật ngữ này của đo lường được sử dụng như nhau. Các côngtenơ cao ("High cube") có chiều cao 9,5 ft (2,9 m), trong khi các côngtenơ bán cao, được sử dụng để chuyên chở hàng nặng, có chiều cao là 4,25 ft (1,3 m).

Côngtenơ hóa là một yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng trong logistics, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ 20. Malcolm McLean được cho là người đầu tiên phát minh ra côngtenơ trong những năm 1930 ở New Jersey, nhưng ông chỉ thành lập tập đoàn Sea-Land trong những năm 1950.

McLean giải thích rằng trong khi ngồi ở cầu cảng chờ hàng hóa ông đã chở đến để xếp lên tàu, ông nhận ra rằng thay vì xếp hay dỡ toa chở hàng thì các toa chở hàng này tự chúng (với một vài thay đổi nhỏ) sẽ là côngtenơ được vận chuyển.

Ngày nay, khoảng 90% hàng hóa được đóng trong các côngtenơ và được xếp lên các tàu chuyên chở thành từng cụm. Hơn 200 triệu côngtenơ được chuyên chở hàng năm.

Việc sử dụng rộng rãi của các côngtenơ tiêu chuẩn ISO đã ảnh hưởng tới việc thay đổi trong các tiêu chuẩn vận tải, chủ yếu là việc thay đổi các phần tháo lắp được của xe tải hay các phần trao đổi thành các phần có cùng kích thước và hình dạng (mặc dù không cần thay đổi công suất), và nó đã thay đổi toàn bộ việc sử dụng rộng rãi khắp thế giới của các thùng pallet vận tải cho phù hợp với côngtenơ ISO hay các xe tải thương mại.

20′ container

40′ container

45′ high-cube container

imperial

metric

imperial

metric

imperial

metric

external
dimensions

length

19' 10½"

6.058 m

40′ 0″

12.192 m

45′ 0″

13.716 m

width

8′ 0″

2.438 m

8′ 0″

2.438 m

8′ 0″

2.438 m

height

8′ 6″

2.591 m

8′ 6″

2.591 m

9′ 6″

2.896 m

interior
dimensions

length

18′ 10 5⁄16″

5.758 m

39′ 5 45⁄64″

12.032 m

44′ 4″

13.556 m

width

7′ 8 19⁄32″

2.352 m

7′ 8 19⁄32″

2.352 m

7′ 8 19⁄32″

2.352 m

height

7′ 9 57⁄64″

2.385 m

7′ 9 57⁄64″

2.385 m

8′ 9 15⁄16″

2.698 m

door aperture

width

7′ 8 ⅛″

2.343 m

7′ 8 ⅛″

2.343 m

7′ 8 ⅛″

2.343 m

height

7′ 5 ¾″

2.280 m

7′ 5 ¾″

2.280 m

8′ 5 49⁄64″

2.585 m

volume

1,169 ft³

33.1 m³

2,385 ft³

67.5 m³

3,040 ft³

86.1 m³

maximum
gross mass

52,910 lb

24,000 kg

67,200 lb

30,480 kg

67,200 lb

30,480 kg

empty weight

4,850 lb

2,200 kg

8,380 lb

3,800 kg

10,580 lb

4,800 kg

net load

48,060 lb

21,600 kg

58,820 lb

26,500 kg

56,620 lb

25,680 kg

HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU

Hợp đồng ủy thác xuất khẩu

Hợp đồng ủy thác xuất khẩu, mẫu hợp đồng
Giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

HỢP ĐỒNG UỶ THÁC XUẤT KHẨU

Số… /HĐKTXK

Hôm nay ngày… tháng… năm… tại… chúng tôi gồm có

BÊN ỦY THÁC

          - Tên doanh nghiệp……………………….

          - Địa chỉ trụ sở chính ………………………

          - Điện thoại……… Telex………. Fax…………….

          - Tài khoản số:……………… mở tại ngân hàng………………..

          - Đại diện là ông (bà) ………….. Chức vụ……………………

          - Giấy ủy quyền số……. (nếu có)

          Viết ngày……… tháng………… năm……do……. chức vụ….. ký

          Trong hợp đồng này gọi tắt là bên A

BÊN NHẬN ỦY THÁC

          - Tên doanh nghiệp ……………….

          - Địa chỉ trụ sở chính………….

          - Điện thoại…….. Telex……. Fax……….

          - Tài khoản số: ………….. Mở tại ngân hàng……………………

          - Đại diện là ông (bà)……………… Chức vụ…………………..

          - Giấy ủy quyền số…………. (nếu có)

          Viết ngày…… tháng……. năm ……. Do……..Chức vụ….. ký

          Trong hợp đồng này gọi tắt là bên B

          Hai bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:

          Điều 1: Nội dung công việc uỷ thác

1)     Bên A uỷ thác cho bên B xuất khẩu những mặt hàng sau:

STT

Tên hàng

Đơn

vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

Cộng:…………………………

2)     Tổng giá trị tính theo tiền Việt Nam (bằng chữ):……………………

3)     Tổng giá trị tính theo ngoại tệ (bằng chữ):…………………………..

Điều 2: Quy cách phẩm chất hàng hoá

1) Bên B có trách nhiệm hướng dẫn trước cho bên A về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, tiêu chuẩn kiểm dịch, bao bì, cách chọn mẫu để chào hàng v.v… ngay từ khi sản xuất, chế biến.

2) Bên A phải cung cấp cho bên B các tài liệu cần thiết về qui cách, phẩm chất, mẫu hàng… để chào bán.

3) Bên A phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá (nếu có sự sai lệch so với nội dung chào hàng) đồng thời chịu trách nhiệm về số lượng hàng hoá bên trong bao bì, trong các kiện hàng hoặc container do bên A đóng, khi hàng đến tay bên ngoài.

Điều 3: Quyền sở hữu hàng xuất khẩu

1) Hàng hoá uỷ thác xuất khẩu là tài sản thuộc sở hữu của bên A cho đến khi hàng đó được bên A chuyển quyền sở hữu cho khách hàng nước ngoài. Trong bất cứ giai đoạn nào, bên B cũng không có quyền sở hữu số hàng uỷ thác này.

2) Bên B phải tạo điều kiện cho bên A được tham gia cùng giao dịch, đàm phán với bên nước ngoài về việc chào bán hàng hoá của mình.

3) Mỗi lô hàng bày bên A cam đoan chỉ uỷ thác cho bên B là đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu tiến hành chào hàng và xuất khẩu kể từ ngày… tháng… năm… , nếu sau đó bên A lại chuyển quyền sở hữu lô hàng uỷ thã này cho đơn vị khác hoặc dùng nó để gán nợ, để thế chấp, cầm cố bảo lãnh tài sản trong các KĐKT khác mà không được sự đồng ý của bên B thì bên A phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Điều 4: Vận chuyển, giao dịch xuất khẩu số hàng đã uỷ thác

1) Bên A có trách nhiệm vận chuyển hàng tới địa điểm và theo đúng thời gian bên B đã hướng dẫn là:

-         Địa điểm……………………

-         Thời gian: hàng phải có trước…………giờ ngày……/…../….

2) Bên B có trách nhiệm khẩn trương giao dịch xuất khẩu hàng hoá trong thời gian … ngày (kể từ ngày bên A báo đã chuẩn bị đủ các yêu cầu về hàng hoá thoả thuận với bên B). Nếu không giao dịch được trong thời gian nói trên, bên B phải thông báo ngay cho bên A biết để xử lý lô hàng đó.

3) Bên B có trách nhiệm xuất khẩu hàng hoá với điều kiện có lợi nhất cho bên A (về giá cả cao, khả năng thanh toán nhanh bằng ngoại tệ mạnh .v.v…).

Điều 5: Thanh toán tiền bán hàng

1) Bên B có trách nhiệm cung cấp cho ngân hàng (ngoại thương)… tại… những tài liệu cần thiết để tạo lợi nhuận cho bên A nhận được ngoại tệ do bên nước ngoài thanh toán một cách nhanh chóng nhất.

2) Bên A được quyền sử dụng ngoại tệ đó theo quy định của Nhà nước, bên B không có quyền trong việc sở hữu số ngoại tệ này.

Điều 6: Giải quyết rủi ro

Bên A phải chịu thiệt thòi về những ruit ro trong quá trình uỷ thác xuất khẩu lô hàng trên nếu bên B chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ mọi trách nhiệm đòi bồi thường ở người thứ ba (là người có lỗi gây rủi ro như làm đổ vỡ, cháy… hàng hoá uỷ thác xuất khẩu).

Trường hợp này người thứ ba thực hiện nghĩa vụ bồi thường trực tiếp cho bên A.

Điều 7: Trả chi phí uỷ thác

1) Bên A phải thanh toán cho bên B tổng chi phí uỷ thác theo mức qui định của Nhà nước (có thể do hai bên thoả thuận).

-         Số tiền chi phí uỷ thác mặt hàng………….(thứ nhất) là… đồng

-                                                             ………….(thứ hai) là …. đồng

-                                                              …………(thứ ba) là …. đồng

Tổng chi phí uỷ thác là: (số)…………… đồng. (Bằng chữ)………………

2) Thanh toán theo phương thức…….(có thể chuyển khoản, tiền mặt v.v…)

Điều 8: Trách nhiệm của các bên trong thực hiện

1)     Trường hợp hàng hoá bị khiếu nại do những sai sót của bên A thì bên A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách nước ngoài theo kết quả giải quyết cùng với bên B.

2) Bên B có trách nhiệm làm đủ những công việc cần thiết hợp lý để giải quyết những khiếu nại khi khách hàng nước ngoài phát đơn, kể cả trường hợp hàng hoá uỷ thác xuất khẩu có tổn thất vì gặp rủi ro trên, cũng phái chịu trách nhiệm vật chất theo phần lỗi của mình.

3) Khi xác định phần lỗi phải bồi thường thiệt hại vật chất thuộc trách nhiệm của bên A thì bên B có nghĩa vụ gửi những tài liệu pháp lý chứng minh đến ngân hàng ngoại thương khu vực là… (nơi bên A mở tài khoản để nhận thanh toán ngoại tệ) để ngân hàng này trích tài khoản của bên A, trả bồi thường cho khách hàng nước ngoài, đồng thời bên B phải thông báo cho bên A biết.

4) Nếu bên B thực hiện nội dung hướng dẫn không cụ thể về hàng hoá sai yêu cầu mà khách hàng đưa ra, gây thiệt hại cho bên A thì bên B có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại thực tế đã gây ra cho bên A do hàng hoá không xuất khẩu được.

5) Bên A không chấp hành đúng thời gian và địa điểm giao nhận hàng theo hướng dẫn của bên B, dẫn tới hậu quả bị bên khách hàng nước ngoài phạt hợp đồng với bên B và bắt bồi thường các khoản chi phí khác như cảng phí, tiền thuê phương tiện vận tải v.v… thì bên A chịu trách nhiệm bồi thường thay cho bên B. Nếu lỗi này do bên B hướng dẫn sai thời gian, địa điểm giao nhận hàng thì bên B phải chịu bồi thường trực tiếp cho khách hàng nước ngoài.

6) Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán chi phí uỷ thác do trả chậm so với thoả thuận, bên B được áp dụng mức phạt lãi suất tín dụng quá hạn theo qui định của ngân hàng nhà nước là… % ngày (hoặc tháng) tính từ ngày hết thời hạn thanh toán.

7) Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới…% giá trị phần hợp đồng đã ký (cao nhất là 12%).

8) Những vi phạm trong hợp đồng này mà hai bên gây ra cho nhau (nếu không liên quan đến bồi thường vật chất cho bên nước ngoài) xảy ra, trường hợp có một bên gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng này.

Điều 9: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng

1)Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).

2) Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì mới đưa vụ tranh chấp ra Toà án giải quyết.

3) Chi phí cho những hoạt động kiểm tra, xác minh và lệ phí toà án do bên có lỗi chịu.

Điều 10: Các thoả thuận khác (nếu cần)

Điều 11: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…./…/…. đến ngày…./…./………...

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng vào lúc… giờ ngày…

Hợp đồng này được làm thành… bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ…. bản.

Gửi cơ quan… bản

ĐẠI DIỆN BÊN B                                                    ĐẠI DIỆN BÊN A

                       Chức vụ                                                                  Chức vụ

           Ký tên                                                                     Ký tên

        (Đóng dấu)                                                           (Đóng dấu)

 

Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương

Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, đơn vị kinh doanh XNK - với tư cách là một bên ký kết - phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. ÿây là một công việc rất phức tạp.

Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh XNK

phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch. Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc sau đây: Giục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương thức tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá, thuê tàu hoặc lưu cước, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá, làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại (nếu có).

Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc sau đây: Xin giấy phép nhập khẩu, mở L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C), thuê tàu hoặc lưu cước, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nhận hàng chở từ tàu chở hàng, kiểm tra hàng hoá (kiểm dịch và giám định), giao hàng cho đơn vị đặt hàng nhập khẩu, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại (nếu có) về hàng hoá bị thiếu hụt hoặc tổn thất.
Như vậy, nói chung trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, đơn vị kinh doanh XNK phải tiến hành các công việc dưới đây.
* Chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký với nước ngoài và/hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C).
Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký với nước ngoài và/hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C).
Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn trong khi đó sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta, về cơ bản, là một nền sản xuất manh mún, phân tán, vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, muốn làm thành lô hàng xuất khẩu, chủ hàng xuất nhập khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng (cơ sở sản xuất - thu mua). Cơ sở pháp lý để làm việc đó là ký kết hợp đồng kinh tế giữa chủ hàng xuất nhập khẩu với các chân hàng.
Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng, hợp đồng uỷ thác thu mua hàng xuất khẩu, hợp đồng nhận uỷ thác xuất khẩu, hợp đồng liên doanh liên kết xuất khẩu… Hợp đồng dù thuộc loại nào đều phải được ký kết theo những nguyên tắc, trình tự và nội dung đã được quy định trong “Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế” do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 25/9/1989.
Trong buôn bán quốc tế, tuy không ít mặt hàng để trần hoặc để rời, nhưng đại bộ phận hàng hoá đòi hỏi phải được đóng gói bao bì trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy, tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng của việc chuẩn bị hàng hoá. Muốn làm tốt được công việc bao bì đóng gói, một mặt cần phải nắm vững loại bao bì đóng gói mà hợp đồng quy định, mặt khác cần nắm được những yêu cầu cụ thể của việc bao gói để lựa chọn cách bao gói thích hợp.
* Loại bao bì.
Trong buôn bán quốc tế, người ta dùng rất nhiều loại bao bì. Các loại thông thường là:
- Hòm (case, box): Tất cả những hàng có giá trị tương đối cao, hoặc dễ hỏng đều được đóng vào hòm. Người ta thường dùng các loại hòm gỗ thường (wooden case), hòm gỗ dán (plywood case), hòm kép (double case), và hòm gỗ dác kim khí (Metallized case) và hòm gỗ ghép (fiberboard case).
- Bao (bag) : Một số sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu hoá chất thường được đóng vào bao bì. Các loại bao bì thường dùng là: bao tải (gunny bag), bao vải bông (Cottonbag), bao giấy (Paper bag) và bao cao su (Rubber bag).
- Kiện hay bì (bale): Tất cả các loại hàng hoá có thể ép gọn lại mà phẩm chất không bị hỏng thì đều đóng thành kiện hoặc bì, bên ngoài thường buộc bằng dây thép.
- Thùng (barrel, drum): Các loại hàng lỏng, chất bột và nhiều loại hàng khác nữa phải đóng trong thùng. Thùng có loại bằng gỗ (wooden barrel), gỗ dán (plywood barrel), thùng tròn bằng thép (steel drum), thùng tròn bằng nhôm (aluminium drum) và thùng tròn gỗ ghép (fiberboard drum).
Ngoài mấy loại bao bì thường dùng trên đây, còn có sọt (crate), bó (bundle), cuộn (roll), chai lọ (bottle), bình (carboy), chum (jar)…
Các loại bao bì trên đây là bao bì bên ngoài (outer packing). Ngoài ra còn có bao bì bên trong (inner packing) và bao bì trực tiếp (mimediate packing).
Vật liệu dùng để bao gói bên trong là giấy bìa bồi (cardboard), vải bông, vải bạt (tarpauline), vải đay (gunny), giấy thiếc (foil), dầu (oil) và mỡ (grease). Trong bao gói có khi còn phải lót thêm một số vật liệu, thí dụ: Phoi bào (excelsior, wood shaving), giấy phế liệu, (paper waste), nhựa xốp (stiropore)… có khi vải bông cũng được dùng để lót trong.
Trong mấy thập kỷ gần đây, người ta dùng chất tổng hợp để chế ra vật liệu bao gói như các màng mỏng PE, PVC, PP hay PS.
Ngoài ra người ta còn phát triển việc chuyên trở bằng con-tê-nơ (container), cá bản (palette), thùng lều (thiết bị đóng gộp hàng máy bay - igloo) vừa tiết kiệm bao gói, vừa thuận tiện cho việc bốc dỡ và xếp đặt hàng trên phương tiện vận tải.
* Những nhân tố cần được xét đến khi đóng gói.
Yêu cầu chung về bao bì đóng gói hàng hoá ngoại thương là “an toàn, rẻ tiền và thẩm mỹ”. ÿiều này có nghĩa là: Bao bì phải đảm bảo tự nguyên vẹn về chất lượng và số lượng hàng hoá từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, phải bảo đảm hạ giá thành sản phẩm nhưng đồng thời phải bảo đảm thu hút sự chú ý của người tiêu thụ. Khi lựa chọn loại bao bì, loại vật liệu làm bao bì và phương pháp bao bì, chủ hàng xuất nhập khẩu phải xét đến những điều đã thoả thuận trong hợp đồng, thứ đến phải xét đến tính chất của hàng hoá (như lý tính, hoá tính, hình dạng bên ngoài, màu sắc, trạng thái của hàng hoá) đối với những sự tác động của môi trường và của điều kiện bốc xếp hàng… Ngoài ra, cần xét đến những nhân tố dưới đây:
+ Điều kiện vận tải: Khi lựa chọn bao bì, người ta phải xét đến đoạn đường dài, phương pháp và thời gian của việc vận chuyển, khả năng phải chuyển tải ở dọc đường, sự chung đụng với hàng hoá khác trong quá trình chuyên chở…
+ Điều kiện khí hậu: ÿối với những hàng hoá giao cho các nước có độ ẩm không khí cao (tới 90%) và nhiệt độ trung bình tới 30-400C, hoặc hàng hoá đi qua những nước có khí hậu như vậy, bao bì phải là những loại đặc biệt bền vững. Thường thường, đó là những hòm gỗ hoặc bằng kim khí được hàn hoặc gắn kín. Bên trong bao bì là lớp giấy không thấm nước và/hoặc màng mỏng PE. Những bộ phận chế bằng kim loại, dễ bị han rỉ, cần bôi thêm dầu mỡ ở mặt ngoài.
+ Điều kiện về luật pháp và thuế quan.
Ở một số nước, luật pháp cấm nhập khẩu những hàng hoá có bao bì làm làm từ những loại nguyên liệu nhất định.Ví dụ: ở Mỹ và Tân-Tây- Lan, người ta cấm dùng bao bì bằng cỏ khô, rơm, gianh, rạ v.v.. một vài nước khác lại cho phép nhập khẩu loại 1 như vậy nếu chủ hàng xuất trình giấy tờ chứng nhận rằng các nguyên liệu bao bì đẫ được khử trùng. Ngoài ra, phương pháp bao bì đóng gói và vật liệu bao bì đóng gói còn trực tiếp ảnh hưởng tới mức thuế nhập khẩu ở một số nước thuộc khối liên hiệp Anh, hải quan đòi hỏi phải xuất trình những chứng từ về xuất xứ của bao bì để áp dụng suất thuế quan ưu đãi cho những hàng hoá nhập từ các nước trong liên hiệp Anh.
Đối với những hàng chịu thuế theo trọng lượng, có một số nước thu thuế theo “trọng lượng tịnh luật định” là trọng lượng còn lại sau khi đã lấy trọng lượng cả bì của hàng hoá trừ đi trọng lượng bì do hải quan quy định sẵn. Trong trường hợp này, rõ ràng trọng lượng của bao bì có thể ảnh hưởng tới mức thuế quan nhập khẩu.
+ Điều kiện chi phí vận chuyển: Cước phí thường được tính theo trọng lượng cả bì hoặc thể tích của hàng hoá. Vì vậy, rút bớt trọng lượng của bao bì hoặc thu hẹp thể tích của hàng hoá sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Ngoài ra muốn giảm được chi phí vận chuyển còn phải đề phòng trộm cắp trong quá trình chuyên chở. Muốn thoả mãn được những điều kiện này, người ta thường dùng bao bì vừa nhẹ, vừa bền chắc tận dụng không gian của bao bì, thu nhỏ bản thân hàng hoá lại, đồng thời không để lộ dấu hiệu của hàng hoá được gói bên trong bao bì…
Ký mã hiệu (marking) là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hoá.
Kẻ ký mã hiệu là một khâu cần thiết của quá trình đóng gói bao bì nhằm:
- Bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận.
- Hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá.
Ký mã hiệu cần phải bao gồm:
+ Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng như: tên người nhận và tên người gửi, trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì, số hợp đồng, số hiệu chuyến hàng, số hiệu kiện hàng.
+ Những chi tiết cần thiết cho việc tổ chức vận chuyển hàng hoá như: tên nước và tên địa điểm hàng đến, tên nước và tên địa điểm hàng đi, hành trình chuyên chở, số vận đơn, tên tàu, số hiệu của chuyến đi.
+ Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hoá trên đường đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, như: dễ vỡ, mở chỗ này, tránh mưa, nguy hiểm…
Việc kẻ ký mã hiệu cần phải đạt được yêu cầu sau: Sáng sủa, dễ đọc, không phai màu, không thấm nước, sơn (hoặc mực) không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hoá.
Để làm hình thành một lô hàng, ngoài những công việc trên đây, đơn vị kinh doanh xuất khẩu còn phải kiểm tra hàng hoá và lấy giấy chứng nhận sự phù hợp của hàng hoá với quy định của hợp đồng (giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận kiểm dịch…).
Kiểm tra chất lượng
- Kiểm nghiệm và kiểm nghiệm hàng xuất khẩu.
Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng trọng lượng, bao bì (tức kiểm nghiệm) hoặc nếu hàng hoá xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra lây lan bệnh dịch (tức kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật). Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở cửa khẩu. trong đó việc kiểm tra ở cơ sở ) tức ở đơn vị sản xuất, thu mua chế biến, như các nước xí nghiệp …) có vai trò quyết định nhất và có tác dụng triệt để nhất. Còn việc kiểm tra hàng hoá ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và thực hiện thủ tục quốc tế .
Việc kiểm nghiệm ở cơ sở là do tổ chức kiểm tra “chất lượng sản phẩm”(KCS) tiến hành. Tuy nhiên thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách nhiệm về phẩm chất hàng hoá. Vì vậy trên giấy chứng nhận phẩm chất, bên cạnh những chữ ký của bộ phận KCS, phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị.
Việc kiểm dịch thực vật ở cơ sở là do phòng bảo vệ thực vật (của huyện, quận, hoặc ở nông trường tiến hành. Việc kiểm dịch động vật ở cơ sở là phòng (hoặc trạm) thú y (của huyện, quận hoặc của nông trường) tiến hành.
Cục thú y và Cục bảo vệ thực vật đều có chi nhánh ở các cửa khẩu (như cảng, ga quốc tế). Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đặt ở các trạm và các chi nhánh công ty. Do đó nếu có yêu cầu kiểm tra hàng hoá ở các cửa khẩu trước khi gửi hàng xuất khẩu, chủ cửa hàng phải đề nghị các cơ quan chứng nhận (về phẩm chất hoặc về sự kiểm dịch) đối với hàng hoá trong thời hạn chạm nhất là 7 ngày trước khi hàng được bốc xuống tàu.
- Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.
Theo tinh thần các quy định của Việt Nam, hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu cần được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan tuý theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó.
Cơ quan giao thông (ga cảng) phải kiểm tra niêm phong cặp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải. Nếu hàng có thể có tổn thất hoặc xếp đặt không theo lô, theo vận đơn thì cơ quan giao thông mời công ty giám định lập biên bản giám định dưới tàu (Survery Reports). Nếu hàng chuyên chở đường biển mà bị thiếu hụt, mất mát phải có ” biên bản kết toán nhận hàng với tàu” (Report on receipt of cargo) còn nếu bị đõ vỡ -phải có ” biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng” (Cargo outturn report). Nếu tàu chở hàng đã nhổ neo rồi việc thiếu hụt mới bị phát hiện, chủ cửa hàng yêu cầu VOSA cấp ” giấy chứng nhận hàng thiếu” (Certificate of shortlanded cargo).
Doanh nghiệp nhập khẩu, với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn, phải lập thư dự kháng (letter of reservation), nếu nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng có tổn thất sau đó phải yêu cầu công ty bảo hiểm lập biên bản giám định (Survey report), nêu tổn thất xảy ra bởi những rủi ro đã được mua bảo hiểm. Trong những trường hợp khác phải yêu cầu công ty giám định tiến hành kiểm tra hàng hoá và lập chứng thư giám định (Inspection certificate).
Các cơ quan kiểm dịch phải thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch nếu hàng nhập khẩu là động hoặc thực vật.
Thuê tàu lưu cước
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây: Những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải.
Chẳng hạn nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF hoặc C and F (cảng đến) hoặc của hợp đồng nhập khẩu là FOB ( cảng đi) thì chủ hàng xuất nhập khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng. Tàu này có thể là tàu chuyến nếu hàng có khối lượng lớn và để trần (bulk cargo). Do đó có thể có tàu chợ (liner) nếu hàng lẻ tẻ, lặt vặt, đóng trong bao kiện (general cargo) và trên đường hàng đi có chuyến tàu chợ (regular line). Việc thuê khoang tàu chợ còn gọi là lưu cước (Booking a ship’s space).
Nếu ở điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CPT (cảng đến) hoặc CIP (cảng đến) hoặc của hợp đồng nhập khẩu là FCA (cảng đi), thì chủ của hàng xuất nhập khẩu phải thuê container hoặc tàu Ro/Ro để chở hàng. Trong trường hợp chuyển chở hàng bằng container, hàng được giao cho người vận tải theo một trong hai phương thức:
- Nếu hàng đủ một container (Full container load - FCL), chủ cửa hàng phải đăng ký thuê container, chịu chi phí chở container rỗng từ bãi container (Container yard Cy) về cơ sở của mình, đóng hàng vào container, rồi giao cho người vận tải.
- Nếu hàng không đủ một container (less than container load - LCL), chủ cửa hàng phải giao hàng cho người vận tải tại ga container (container freight station - CFS).
Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất nhập khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải như: công ty thuê tàu và môi giới hàng hải (Vietfracht), công ty đại lý tàu biển (VOSA)…
Cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệ giữa hai bên uỷ thác thuê tàu với bên nhận uỷ thác thuê tàu là hợp đồng uỷ thác. Có hai loại hợp đồng uỷ thác thuê tàu:
- Hợp đồng uỷ thác thuê tàu cả năm.
- Hợp đồng uỷ thác chuyến.
Chủ hàng xuất nhập khẩu căn cứ vào đặc điểm vận chuyển của hàng hoá để lựa chọn loại hình hợp đồng cho thích hợp.
Mua bảo hiểm.
Hàng hoá chuyển chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.
Các chủ hàng xuất nhập khẩu của ta, khi cần mua bảo hiểm đều mua tại công ty Việt Nam. Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao (open policy) hoặc là hợp đồng bảo hiểm chuyến (voyage policy). Khi mua bảo hiểm bao, chủ hàng (tức đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu) ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi giao hàng xuống tàu xong chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản gọi là: “Giấy báo bắt đầu vận chuyển” khi mua bảo hiểm chuyến, chủ hàng phải gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là: “Giấy yêu cầu bảo hiểm “. Trên sở “Giấy yêu cầu…”này, chủ hàng và công ty bảo hiểm đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Làm thủ tục hải quan.
Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải làm thủ hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau đây:
- Khai báo hải quan.
Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai (customs declanration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc khai này là trung thực và chính xác. Nội dung của tờ khai bao gồm những mục như : Loại hàng, (hàng mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới hàng tạm nhập tái xuất…), tên hàng, số, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước nào… tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.
- Xuất trình hàng hoá.
Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng. Yêu cầu của việc xuất trình hàng hoá cũng là sự trung thực của chủ hàng. Để thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát chủ hàng phải nộp thủ tục phí hải quan.
- Thực hiện các quyết định của hải quan.
Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra những quyết định như: Cho hàng được phép ngang qua biên giới (thông quan), cho hàng đi qua một cách có điều kiện (như phải sửa chữa, phải bao bì lại…) cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế; lưu kho ngoại quan (bonded warehouse) hàng không được xuất (hoặc nhập) khẩu… nghĩa vụ của chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó. Việc vi phạm các quyết định đó thuộc tội hình sự.
Giao nhận hàng với tàu.
- Giao hàng xuất khẩu.
Hàng xuất khẩu của ta được giao, về cơ bản, bằng đường biển và đường sắt. Nếu hàng được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các việc sau:
+ Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải (đại diện hàng hải hoặc thuyền trưởng hoặc Công ty đại lý tàu biển) để đổi lấy sơ đồ xếp hàng (Stowage plan).
+ Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
+ Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
+ Lấy biên lai thuyền phó (Mate,s receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển.
Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng( Clean on board B/L) và phải chuyển nhượng được ( Negotiable).
Nếu hàng hoá được giao bằng container khi chiếm đủ một container (FCL), chủ hàng phải đăng lý thuê container, đóng hàng vào container và lập bảng kê hàng trong container (container list). Khi hàng giao không chiếm hết một container (LCL), chủ hàng phải lập “bản đăng ký hàng chuyên chở” (cargo list). Sau khi đăng ký được chấp thuận , chủ hàng giao hàng đến ga container cho người vận tải.
Nếu hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải kịp thời đăng ký với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khối lượng hàng hoá. Khi đã dược cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng, niêm phong cặp chì làm các chứng từ vận tải, trong đó chủ yếu là vận đơn đường sắt.
- Giao nhận hàng nhập khẩu.
Các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của tổng công ty đã nhập hàng từ đó.
Do đó đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp hoặc thông qua một đơn vị nhận uỷ thác giao nhận ( như Vietrans chẳng hạn), tiến hành:
+ Ký kết hợp dồng uỷ thác cho cơ quan vận tải (ga, cảng) về việc giao nhận hàng từ tàu ở nước ngoài về.
+ Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu từng năm, từng quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển giao nhận.
+ Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá (như vận đơn, lệnh giao hàng…) nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải.
+ Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu hàng nhập khẩu cho một đơn vị trong nước) về dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chở hàng về đến cảng hoặc ngày toa xe chở hàng về sân ga giao nhận.
+ Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu.
+ Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập những biên bản (nếu cần) về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận.
Trong trường hợp hàng nhập khẩu xếp trong container có thể là một trong hai khả năng sau:
+ Nếu hàng đủ một container (FCL), cảng giao container cho chủ hàng nhận về cơ sở của mình và hải quan kiểm hoá tại cơ sở.
+ Nếu hàng không đủ một container (LCL), cảng giao container cho chủ hàng có nhiều hàng nhất mang về cơ sở để dỡ hàng, phân chia, với sự giám sát của hải quan. Nếu cảng là người mở container để phân chia thì chủ hàng làm thủ tục như nhận hàng lẻ.
Làm thủ tục thanh toán.
- Thanh toán bằng thư tín dụng.
+ Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải đôn đốc người mua ở nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra L/Cvà khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu L/C đó. Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi lại rồi ta mới giao hàng.
Khi lập bộ chứng từ thanh toán, những điểm quan trọng cần được quán triệt là: Nhanh chóng, chính xác, phù hợp với những yêu cầu của L/C cả về nội dung lẫn hình thức.
+ Thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, một trong các việc đầu tiên mà bên mua phải làm để thực hợp đồng đó là việc mở L/C .
Thời gian mở L/C, nếu hợp đồng không quy định gì, phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Thông thường L/C được mở khoảng 20 - 25 ngày trước khi đến thời gian giao hàng (nếu khách hàng ở Châu Âu).
Căn cứ mở L/C là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Khi mở L/C, Tổng công ty hoặc công ty xuất nhập khẩu dựa vào căn cứ này để điền vào một mẫu gọi là ” Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu”.
Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu kèm theo bản sao hợp đồng và giấy phép nhập khẩu được chuyển đến ngân hàng ngoại thương cùng với hai uỷ nhiệm chi: một uỷ nhiệm chi đã ký quỹ theo quy định về việc mở L/C và một uỷ nhiệm chi nữa để trả thủ tục phí cho ngân hàng về việc mở L/C.
Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ hợp lệ, trả tiền cho ngân hàng. Có như vậy, đơn vị kinh doanh nhập khẩu mới nhận được chứng từ để đi nhận hàng.
- Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.
Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền.
Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác và được nhanh chóng giao cho ngân hàng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.
Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì sau khi nhận hàng chứng từ ở ngân hàng ngoại thương, đơn vị kinh doanh nhập khẩu được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định, nếu trong thời gian này, đơn vị kinh doanh nhập khẩu không có lý do chính đáng từ chối thanh toán thì ngân hàng xem như yêu cầu đòi tiền hợp lệ. Quá thời hạn quy định cho việc kiểm tra chứng từ, mọi tranh chấp giữa bên bán và bên mua về thanh toán tiền hàng sẽ được trực tiếp giải quyết giữa các bên đó hoặc qua cơ quan trọng tài.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
- Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng xuất nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đỗ vỡ thiếu hụt, mất mát, thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời gian khiếu nại.
Đối tượng khiếu nại là người bán, nếu hàng có chất lượng, hoặc số lượng không phù hợp với hợp đồng, có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giao không đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn…
Đối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở hoặc nếu sự tổn thất đó do lỗi cuả người vận tải gây nên.
Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiẻm nếu hàng hoá - đối tượng của bảo hiểm bị tổn thất do thiên tai, tại nạn bất ngò hoặc do lỗi của người thứ ba gây nên, khi những rủi ro này đã được mua bảo hiểm.
Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất (như biên bản giám định, COR, ROROC hay CSC v.v…), hoá đơn , vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại công ty bảo hiểm ) v.v…
Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu chủ hàng xuất khẩu bị khiếu nại đòi bồi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của khách hàng (người nhập khẩu). Việc giải quyết phải khẩn trương kịp thời có tình có lý.
Nếu khiếu nại của khách hàng là cơ sở, chủ hàng xuất khẩu có thể giải quyết bằng một trong những phương pháp như:
+ Giao hàng thiếu.
+ Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng.
+ Sữa chữa hàng hỏng;
+ Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá giao vào thời gian sau đó.
- Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài (nếu thoả thuận trọng tài) hoặc tại Toà án.
Chứng từ là những văn bản chứa đựng những thông tin (về hàng hoá, về vận tải, bảo hiểm v.v..) dùng để chứng minh sự việc, làm cơ sở cho việc thanh toán tiền hàng hoặc khiếu nại đòi bồi thường…
Những chứng từ cơ bản của quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoaị thương là những chứng từ xác nhận việc chấp hành hợp đồng đó, như là xác nhận việc người bán giao hàng, việc chuyên chở hàng, việc bảo hiểm hàng hoá, việc làm thủ tục hải quan.
Những chứng từ này bao gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung và hình thức khác nhau. Nhưng nói chung, chúng đều được trình bày trên những mẫu in sẵn. Những chi tiết chung cho nội dung của tất cả các chứng từ là: tên của tổng công ty hoặc công ty xuất nhập khẩu, địa chỉ, số điện thoại và điện tín của nó, tên chứng từ, ngày tháng và nơi lập chứng từ, số hợp đồng và ngày tháng ký kết hợp đồng, tên tàu chở hàng và số vận đơn, tên hàng và mô tả hàng hoá, số lượng, (số kiện trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh), loại bao bì và ký mã hiệu hàng hoá.
Căn cứ vào chức năng của chúng, các chứng từ được chia thành các loại: Chứng từ hàng hoá , chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, chứng từ kho hàng và chứng từ hải quan. Ngoài ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên luôn tiếp xúc với các phương tiện tín dụng như Hối Phiếu, séc v.v…
Chứng từ hàng hoá có tác dụng nói rõ đặc điểm về giá trị, chất lượng và số lượng của hàng hoá. Những chứng từ này do người xuất trình và người mua sẽ trả tiền khi nhận được chúng. Những chứng từ chủ yếu của loại này là hoá đơn thương mại, bảng kê chi tiết, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận phẩm chất.
Hóa đơn thương mại (Commercial invoice): là chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh toán. Nó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn. Hoá đơn nói rõ đặc điểm hàng hoá, đơn giá và tổng trị giá của hàng hoá ; điều kiện cơ sở giao hàng; phương thức thanh toán; phương thức chuyên chở hàng.
Hoá đơn thường được lập làm nhiều bản và được dùng trong nhiều việc khác nhau: hoá đơn được xuất trình chẳng những cho ngân hàng để đòi tiền hàng mà còn cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm khi mua bảo hiểm hàng hoá cho cơ quan quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu để xin cấp ngoại tệ, cho hải quan để tính tiền thuế.
Theo chức năng của nó, hoá đơn có thể được phân loại thành:
- Hoá đơn tạm tính (Provisional invoice): là hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như: Giá hàng mới là giá tạm tính; việc nhận hàng về số lượng và chất lượng được thực hiện ở cảng đến; hàng hoá được giao làm nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến khi bên giao hàng xong mới thanh toán dứt khoát v.v…
- Hoá đơn chính thức (Final Invoice): là hoá đơn để dùng thanh toán cuối cùng tiền hàng.
- Hoá đơn chi tiết (Detailed invoice): các tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng.
- Hoá đơn chiếu lệ (Proforma invoice): là loại chứng từ có hình thức như hoá đơn, nhưng không dùng để thanh toán bởi vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền. Tuy nhiên điểm giống nhau trong chức năng của nó với hoá đơn thông thường là: Nó nói rõ giá cả và đặc điểm của hàng hoá. Vì vậy nó có tác dụng đại diện cho số hàng hoá gửi đi triển lãm, để gửi bán hoặc có tác dụng làm đơn chào hàng hoặc để làm thủ tục xin nhập khẩu.
- Hoá đơn trung lập (Neutral invoice): trong đó không ghi rõ tên người bán.
- Hoá đơn xác nhận (Certified invoice): là hoá đơn có chữ ký của phòng thương mại và công nghiệp, xác nhận về xuất xứ của hàng hoá. Nhiều khi hoá đơn này được dùng như một chứng từ kiêm cả chức năng hoá đơn lẫn chức năng giấy chứng nhận xuất xứ.
Trong buôn bán quốc tế, người ta còn sử dụng hai loại hoá đơn, nhưng không tính chúng về chứng từ hàng hoá mà lại coi chúng là chứng từ hải quan. ÿó là: Hoá đơn hải quan (Custom’s Invoice) là hoá đơn tính toán trị giá hàng theo giá tính thuế của hải quan và tính toán các khoản lệ phí của hải quan. Hoá đơn này ít quan trọng trong lưu thông.
- Hóa đơn lãnh sự (Consular invoice): là hoá đơn xác nhận của lãnh sự nước người mua đang làm việc ở nước người bán. Hoá đơn lãnh sự có tác dụng thay thế cho giấy chứng nhận xuất xứ (xem mục chứng từ hải quan).
Bảng kê chi tiết (Specification)
Là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong lô hàng. Nó tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá. Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung cho hoá đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau và có phẩm cấp khác nhau.
Phiếu đóng gói (Packing list)
Là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng (hòm, hộp, container).v.v…
Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì.
Phiếu đóng gói ngoài dạng thông thường, có thể là phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list) nếu nó có tiêu đề như vậy và nội dung tương đối chi tiết hoặc là phiếu đóng gói trung lập (Neutrai packing list) nếu nội dung của nó không chỉ ra tên người bán. Cũng có khi, người ta còn phát hành loại phiếu đóng gói kiêm bản kê trọng lượng (Packing and Weight list).
Giấy chứng nhận phẩm chất (Certiicate of quality)
Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định gì khác, giấy chứng nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí nghiệp sản xuất hàng hoá, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm (hoặc giám định) hàng xuất khẩu cấp.
Trong số các giấy chứng nhận phẩm chất, người ta phân biệt giấy chứng nhận phẩm chất thông thường và giấy chứng nhận phẩm chất cuối cùng (Final certificate). Giấy chứng nhận phẩm chất cuối cùng có tác dụng khẳng định kết quả việc kiểm tra phẩm chất ở một địa điểm nào đó do hai bên thoả thuận.
Giấy chứng nhận số lượng (Contificate of quantity).
Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao. Chứng từ này được dùng nhiều trong trường hợp hàng hoá mua bán là những hàng tính bằng số lượng (cái, chiếc) như: chè gói, thuốc lá đóng bao, rượu chai v.v… Giấy này có thể do công ty giám dịnh cấp.
Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of quantity). Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao, thường được dùng trong mua bán những hàng mà trị giá tính trên cơ sở trọng lượng.
Chứng từ vận tải là chứng từ do người chuyên chở cấp xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở. Các chứng từ vận tải thông dụng nhất là:
- Vận đơn đường biển ; Biên lai thuyền phó ; biên lai của cảng; giấy gửi hàng đường biển, v.v…
- Vận đơn đường sắt, khi hàng được chuyên chở bằng đường sắt;
- Vận đơn đường không, khi hàng được chuyên chở bằng máy bay.
ÿó là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hoá đã được tiếp nhận để chở. Vận đơn đường biển có ba chức năng cơ bản:
- Là biên lai của người vận tải về việc đã nhận hàng để chở;
- Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đường biển;
- Là chứng chỉ về quyền sở hữu hàng hoá ;
Biên lai thuyền phó ( Mates receipt).
Là giấy xác nhận của thuyền phó phụ trách về hàng hoá trên tàu về việc đã nhận hàng chuyên chở. Trong biên lai thuyền phó, người ta ghi kết quả của việc kiểm nhận hàng hoá mà các nhân viên kiểm kiện của tàu (Ships tallymen) đã tiến hành trong khi hàng hoá được bốc lên tàu.
Biên lai thuyền phó không phải là chứng chỉ sở hữu hàng hoá vì thế người ta thường phải đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển, trừ trường hợp điều kiện của hợp đồng mua bán cho phép.
Giấy gửi hàng đường biển (Sea waybill).
Giấy gửi hàng đường biển là chứng từ thay thế cho vận đơn đường biển. Tuy nhiên giấy gửi hàng đường biển thường được ký phát đích danh cho nên không có tác dụng chuyển nhượng (negotiable). Nó chỉ được dùng trong trường hợp hai bên mua bán quen thuộc nhau và thường thanh toán bằng cách ghi sổ.
Phiếu gửi hàng (Shipping note).
Phiếu gửi hàng là do chủ hàng giao cho người chuyên chở để đề nghị lưu khoang xếp hàng lên tàu đây là một cam kết gửi hàng và là cơ sở để chuẩn bị lập vận đơn.
Bản lược khai hàng (Manifest).
Bản lược khai hàng là chứng từ kê khai hàng hoá trên tàu (canifest), cung cấp thông tin về tiền cước (freight manifest). Bản lược khai thường do đại lý tàu biển soạn và được dùng để khai hải quan và để cung cấp thông tin cho người giao nhận hoặc cho chủ hàng.
Sơ đồ xếp hàng (Stowage plan - Cargo plan).
Sơ đồ xếp hàng là bản vẽ vị trí sắp đặt các lô hàng ở trên tàu. Nắm được sơ đồ này chúng ta có thể biết được thời gian cần phải bốc hàng lên tàu, đồng thời biết được lô hàng của mình được đặt cạnh lô hàng nào.
Bản kê sự kiện (Satement of facts).
Đó là bản kê những hiện tượng thiên nhiên và xã hội liên quan đến việc sử dụng thời gian bốc/dỡ hàng (ví dụ như mưa, nghỉ lễ không thể tiếp tục bốc/ dỡ hàng). Bản kê này là cơ sở để tính toán thưởng phạt bốc/ dỡ hàng).
Bản tính thưởng phạt bốc dỡ (Time - sheet).
Đó là bản tổng hợp thời gian tiết kiệm được hoặc phải kéo dài quá thời hạn bốc/dỡ hàng quy định. Trên cơ sở đó, người ta tính toán được số tiền thưởng hoặc tiền phạt về việc bốc/dỡ hàng.
Biên bản kết toán nhận hàng ( Report on Receipt of Cargies - ROROC).
Đó là biên bản ký kết giữa cảng (kho hàng của cảng) với lãnh đạo tàu về tổng số kiện hàng được giao và nhận giữa họ.
Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (Cargo outturn Report- COR).
Là biên bản ký kết giữa cảng (kho hàng của cảng về tình trạng hư hỏng, đổ vỡ, tổn thất của hàng hoá khi được dỡ từ tàu xuống cảng.
Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate of shortlanded cargo - CSC).
Là chứng từ do công ty ÿại lý tài biển (Vietnam Ocean shipping Agency - VOSA) cấp sau khi kiểm tra về hàng hoá được dỡ từ tàu biển xuống cảng.
Vận đơn đường sắt (Waybill, bill of freight, railroad bill of lading).
Là chứng từ vận tải cơ bản trong việc chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt. Vận đơn đường sắt có chức năng là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt và là biên lai của cơ quan đường sắt xác nhận đã nhận hàng để chở.
Trong vận đơn đường sắt thường có những chi tiết cơ bản như: Tên người gửi hàng; tên, địa chỉ người nhận hàng; tên ga đi; tên ga đến và tên của ga biên giới thông qua; tên hàng, số lượng kiện, trọng lượng cả bì của hàng hoá tiền cước chuyên chở. Cơ quan đường sắt thường ký kết phát một bản chính của vận đơn đường sắt và một số bản phụ (duplicate). Bản chính được gửi kèm theo hàng và sẽ được trao cho người nhận hàng. Bản phụ được trao cho người gửi hàng để người này dùng trong việc của mình như: thanh toán tiền hàng thông báo giao hàng.

Kỹ thuật đàm phán quốc tế

Đàm phán thương mại được hiểu là quá trình mặc cả và thuyết phục thông qua giao tiếp, trao đổi thông tin trực diện và thuyết phục thông qua giao tiếp, trao đổi thông tin trực diện hoặc văn bản vì mục tiêu lợi nhuận kinh tế giữa các bên có quan hệ mua bán với

nhau nhằm đạt được những cam kết bằng văn bản dưới hình thức hợp đồng dựa trên cơ sở bình đẳng tự nguyện giữa các bên

Đàm phán vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật vừa là quá trình thống nhất các mặt đối lập, đàm phán là một nghành nghiên cứu rất rộng, Cuốn sách này chỉ tập trung vào các vấn đề kỹ thuật cơ bản nhất trong phạm vi cụ thể: Đàm phán thương mại quốc tế

Tham khảo một số nội dung dưới đây về các bước chuẩn bị đàm phán trong kinh doanh của tiến sĩ ROBERT H. SCHULLER

———————————————————————————————————

CHUẨN BỊ CHO ĐÀM PHÁN

Sự chuẩn bị kỳ công sẽ đem lại một kết quả kì công”

ROBERT H. SCHULLER

Sự chuẩn bị trước rất cần thiết để đàm phán thành công. Các đối tác bước vào bàn làm việc với những thuận lợi riêng. Ví dụ, trong mối quan hệ người mua-người bán điển hình, người bán nắm thông tin cụ thể về giá sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ. Người mua có cơ hội tiếp cận nhiều giá cạnh tranh và thông tin về điểm mạnh và điểm yếu của hàng hoá hoặc dịch vụ của bên bán. Mục tiêu chủ yếu của sự chuẩn bị trước là tạo nhiều khả năng đạt được kết quả thắng-thắng cho cả hai bên. Càng biết nhiều thông tin, cơ hội thành công càng nhiều. Có một điều là những người bận rộn thường không chú ý đến việc này, không dành thời gian cho công việc chuẩn bị. Không nên có sai lầm này. Trước khi tiến hành đàm phán, phải đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu kỹ mọi vấn đề và xác định rõ mục tiêu dựa trên những thông tin có được.

ĐOÁN TRƯỚC QUAN ĐIỂM CỦA CẢ HAI BÊN

Khi đàm phán, năng lực và độ tự tin của bạn được củng cố khi bạn có thể đàm phán thành công các mặt của vấn đề, vì vậy theo chúng tôi, bạn nên chuẩn bị trước quan điểm của chính mình và đoán trước quan điểm của đối tác trước mọi cuộc đàm phán. Bản câu hỏi thăm dò quan điểm trong phần này sẽ giúp bạn làm việc này.

SỬ DỤNG BẢNG CÂU HỎI THĂM DÒ QUAN ĐIỂM

Trả lời các câu hỏi dưới đây để bạn có thể điền vào bảng Câu hỏi thăm dò quan điểm.

Chủ đề: Chủ đề gì sẽ được đề cập tới trong cuộc đàm phán? Mục đích của bạn là gì? Mục đích của đối tác là gì? Mục đích của hai bên giống nhau hay khác nhau?

Tầm nhìn: Cái nhìn của bạn về một kết quả ý tưởng là gì?

Nguồn thông tin: Bạn thu thập thông tin để chuẩn bị cho cuộc đàm phán bằng cách nào?

- Nói với bạn bè hoặc những người quen với những cuộc đàm phán kiểu này?

- Nghiên cứu chủ đề cuộc đàm phán qua sách và băng video?

- Tìm đến các nguồn đáng tin cậy như Báo cáo khách hàng, tài liệu Kelley Blue Book (dành cho ôtô), hoặc Danh sách dịch vụ (đối với nhà cửa)?

- Đến thẳng hãng cạnh tranh?

- Tra cứu trên Internet hoặc nguồn thông tin trực tuyến về sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự?

- Tìm hiểu mục đích của đối tác bằng cách hỏi người đã từng có cuộc đàm phán tương tự với đối tác?

- Tìm hiểu liệu người đó phải chịu phạt bằng hình thức nào khi không đạt được kết quả-bằng tiền lương hay bổn phận? (Thông tin này cho biết mức độ động cơ của người đó).

Khi bạn đã thu thập được thông tin, hãy ghi tóm tắt lại và điền những thông tin có liên quan vào bảng thăm dò quan điểm. Bạn không thể nhớ hết được mọi thông tin vì thế việc ghi chép là rất cần thiết trong quá trình đàm phán.

Thông tin hữu ích: Thông tin nào hữu ích cho cả bạn lẫn đối tác? Cả hai đều biết giá bán lẻ của sản phẩm, hoặc có bao nhiêu hãng cạnh tranh bán cùng một sản phẩm đó? Một số thông tin chỉ có lợi cho một bên. Ví dụ, chỉ có người bán mới biết được giá của hàng hoá là bao nhiêu để ra giá.

Vấn đề có thể đàm phán:Những vấn đề nào có thể đàm phán được? Đó là những vấn đề về giá cả, chất lượng, ngày vận chuyển, bảo hành, hướng dẫn, cải tiến, màu sắc và kiểu mẫu, hàng kèm thêm, gửi hàng trọn gói hoặc từng phần, phí vận chuyển …

Yêu cầu của các bên đàm phán: Yêu cầu và mối quan tâm của các nhân là gì, của đối tác đại diện cho một tổ chức, đoàn thể, hãng kinh doanh là gì?

Hãy đề cập đến cả yêu cầu trực tiếp và yêu cầu ẩn của cả hai bên. Những yêu cầu hiện rất dễ thấy vì người đàm phán thường nói thẳng ra. Ví dụ, đối tác sẽ đưa ra các yêu cầu như giá hợp lý, mức nào anh ta có thể trả được, thời gian vận chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ, và số lượng chính xác mà bên đó cần. Những yêu cầu ẩn lại khó phát hiện ra nếu bên đối tác không tiết lộ. Bao gồm những yêu cầu như muốn được thích, muốn được tin tưởng; tôn trọng; muốn mình đúng; muốn nhìn thấy sự tốt đẹp trong mắt người khác; muốn có quyền lực; muốn được đối xử tốt; muốn người khác lắng nghe mình; muốn được chấp nhận; muốn người khác nghĩ mình giỏi; muốn chiến thắng; thấy mọi việc quá dễ; và muốn thiết lập được mối quan hệ. Cần nhớ hết những yêu cầu ẩn đó để có thể điều khiển được cuộc đàm phán.

Cá nhân hoặc tập thể: Ai sẽ tham gia vào cuộc đàm phán? Bên phía bạn là một tập thể hay bạn đàm phán với tư cách cá nhân? Bên đối tác đàm phán với tư cách là tập thể hay cá nhân?

Phong cách của người đàm phán:Phong cách hành vi của người đi đàm phán là gì? Phong cách của bạn là người Ôn hoà, Mạnh mẽ, Phân tích hay Tổng hợp? Phong cách của đối tác là gì? Trong cuộc đàm phán, bạn sẽ là Cá mập, Cá chép hay Cá heo? Đối tác của bạn sẽ là gì? Nếu đây là một cuộc đàm phán lần hai, đối tác xử sự với bạn như thế nào trước đây?

Lựa chọn hoặc thay thế: Cả hai bên có những lựa chọn hoặc biện pháp thay thế nào để tiến tới kết quả thắng-thắng? Nhìn chung, các lựa chọn hoặc biện pháp đó càng khả thi thì cả hai càng có nhiều cơ hội đạt được mục đích.

- Đây chỉ là cuộc đàm phán một lần hay sẽ có cuộc đàm phán khác trong tương lai?

- Có tổ chức chính phủ hoặc luật pháp nào tham gia vào cuộc đàm phán không?

- Có bên thứ ba tham gia vào cuộc đàm phán?

Vị trí của vấn đề: Bạn đã xác định rõ mong muốn (kết quả tốt nhất), mức độ thoả mãn (kết quả mà bạn thấy hài lòng), và điểm mấu chốt (điểm bạn không thể bỏ qua) chưa? Bạn cần phải xác định những thông tin này cho mỗi vấn đề đặt ra.

Bạn có biết gì về mong muốn, mức độ thoả mãn và điểm mấu chốt của đối tác chưa? So sánh mục đích hàng đầu của bạn với của đối tác giống khác nhau như thế nào?

Chiến thuật và mẹo: Để đạt được mục đích, bạn sẽ sử dụng chiến thuật hoặc mẹo nào? Nếu bạn muốn mua ôtô, bạn có thể dùng đến sức mạnh của cạnh tranh, nói cho người bán biết bạn đang phân vân giữa hai hãng khác nhau để họ giảm bớt giá. Hoặc có thể sử dụng những con số và thông tin để chứng minh rằng giá mà bạn đưa ra là phù hợp. (Những chiến thuật và mẹo sẽ được đề cập đến chi tiết hơn trong phần sau).

BATNA (Biện pháp dự phòng tốt nhất để tiến tới thoả thuận):  Bạn có chuẩn bị BATNA không? BATNA nghĩa là biện pháp dự phòng tốt nhất để tiến tới sự thoả thuận (Best Alternative to a Negotiated Agreement). Khái niệm này đã được đề cập đến vào năm 1981 trong cuốn “Có được sự đồng ý” của Roger Fisher và William Ury, yêu cầu bạn phải suy nghĩ xem bạn có thể chấp nhận được giải pháp nào khi đàm phán không thành công. Có BATNA, bạn vẫn cảm thấy mục đích của bạn vẫn được thoả mãn dù đối tác không chấp thuận. Cuộc đàm phán càng quan trọng đối với bạn, bạn càng phải cần đến yếu tố này, cả về tâm lý lẫn mưu lược. Ví dụ, nếu bạn được một côgn ty mời làm việc với mức lương bằng 2% so với mức lương hiện tại của bạn, bạn sẽ cảm thấy tự tin khi đàm phán một mức cao hơn vì bạn đã có biện pháp dự phòng rồi-tiếp tục công việc cũ mà bạn vẫn thích. Dựa trên biện pháp dự phòng để bạn chấp nhận hoặc không các vấn đề trong đàm phán.

Khi xác định BATNA, bạn hãy trả lời ba câu hỏi sau:

- Bạn có thể làm gì để thực hiện được mục tiêu nếu bạn đứng lên và chấm dứt cuộc đàm phán? Đôi khi bạn cần phải tìm một đối tác khác. Ví dụ, nếu giá bên đối tác đưa ra quá cao, lựa chọn của bạn là tìm đối tác khác. Trong các trường hợp khác, cách tốt nhất là không có sự chấp nhận nào. Ví dụ, bạn có thể quyết định không cần mua xe mới nữa.

- Bạn có thể làm gì để có được sự hợp tác của đối tác nhằm đạt được mục tiêu? Khi trả phòng thuê, người chủ liệu có đồng ý trả lại đầy đủ tiền an ninh cho bạn không nếu bạn rời đi vào thời điểm có người khác muốn thuê tiếp?

- Nếu cuộc đàm phán bị phá vỡ, có thể nhờ đến bên thứ ba như luật sư hoặc một người trung gian không? Nếu không thể thoả hiệp được sự bất đồng giữa công nhân và nhà quản lý về một hợp đồng mới thì có thể nhờ đến bên trung gian không?

Chương trình tiến hành: Bạn sẽ là người chuẩn bị chương trình tiến hành? Hay là bên đối tác?

Địa điểm: Cuộc đàm phán được diễn ra tại đâu? Ở chỗ của bạn, chỗ đối tác hay chỗ của bên trung gian?

 

Bảng thăm dò quan điểm

Phía bạn

Phía đối tác

Chủ đề:

Chủ đề:

Tầm nhìn:

Tầm nhìn:

Nguồn thông tin:

Nguồn thông tin:

Thông tin hữu ích:

Thông tin hữu ích:

Vấn đề đàm phán:

Vấn đề đàm phán:

Yêu cầu hiện:

Yêu cầu hiện:

Yêu cầu ẩn:

Yêu cầu ẩn:

Cá nhân hay tập thể:

Cá nhân hay tập thể:

Phong cách đàm phán:

Phong cách đàm phán:

Lựa chọn hoặc thay thế:

Lựa chọn hoặc thay thế:

Vị trí của vấn đề:

Vị trí của vấn đề:

Chiến thuật và mẹo:

Chiến thuật và mẹo:

BATNA:

BATNA:

Chương trình tiến hành:

Chương trình tiến hành:

Địa điểm:

Địa điểm:

 

THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA SỰ LỰA CHỌN

Khi điền vào bảng trên, có thể bạn sẽ băn khoăn rằng: Sẽ tốt hơn khi đàm phán một mình hay đàm phán theo một nhóm? Sẽ tốt hơn khi tiến hành ở công ty mình hay ở công ty đối tác? Ai sẽ là người sắp lịch diễn ra đàm phán? Đây là những câu hỏi đúng và việc lợi ích của việc sử dụng bảng thăm dò này là nó giúp bạn trả lời được những câu hỏi trên. Nhưng sự thật là bất cứ một sự lựa chọn nào đều có cả thuận lợi và bất lợi.

ĐÀM PHÁN GIỮA TẬP THỂ VỚI CÁ NHÂN

Một số người thích một mình đàm phán, trái lại một số lại chỉ muốn đàm phán theo tập thể. Trước khi quyết định, bạn nên xem xét những thuận lợi và bất lợi của cả hai lựa chọn này.

Đàm phán cá nhân

Đàm phán giữa cá nhân có những thuận lợi sau:

1. Khi mỗi bên đàm phán chỉ có một người, rất dễ có thể thiết lập được mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng. Cả hai đều muốn cùng đạt được mục đích.

2. Quyết định dễ hơn và nhanh hơn vì không cần phải hỏi ý kiến của người khác.

3. Cả hai đều không phải băn khoăn người khác sẽ nghĩ gì về kết quả đàm phán.

4. Hai bên không cần phải đặt câu hỏi cho thành viên kém nhất trong nhóm đối tác, hoặc không xảy ra sự bất đồng giữa các thành viên trong nhóm.

5. Quá trình diễn ra không tốn kém, vì chỉ cần đến thời gian của một người, mà thời gian là tiền bạc.

Còn bất lợi của đàm phán cá nhân là gì? Khi hành động một mình, người đó sẽ trở lên dễ bị cảm giác chi phối và đưa ra quyết định không hài lòng nhất. Đồng thời, một người không đủ khả năng giải quyết vấn đề đang được đàm phán như khi đàm phán tập thể, có thể sử dụng kiến thức của tất cả các thành viên trong đội.

Đàm phán tạp thể

Nhiều lúc chúng ta buộc phải chọn hình thức đàm phán tập thể. Các thuận lợi là:

1. Có nhiều người càng có nhiều khả năng giải quyết vấn đề. Tất nhiên chỉ trong trường hợp mọi thành viên trong nhóm thực sự giúp ích được cho quá trình đàm phán.

2. Nhìn chung, khi có nhiều người để tìm để tìm các biện pháp giải quyết nhằm đạt được kết quả thắng-thắng thì cơ hội thành công càng nhiều hơn.

3. Số đông tạo ra sức mạnh. Tập hợp thành một nhóm thống nhất sẽ tạo ra được sức mạnh đáng kể

4. Mục tiêu không còn là của cá nhân

Nguyên tắc trong thương lượng tập thể

Nếu bạn quyết định tiến hành thương lượng theo hình thức tập thể, những nguyên tắc sau sẽ giúp ích cho bạn:

- Xác định chuyên môn cần thiết để hỗ trợ vị thế của bạn.

- Tìm người có đủ chuyên môn cần thiết; có kiến thức, giao tiếp tự tin và biết làm việc theo nhóm.

- Gặp gỡ mọi người trong nhóm trước cuộc thương lượng để thống nhất về mục tiêu, chiến lược và chiến thuật.

- Đảm bảo các thành viên trong nhóm được sử dụng hết khả năng trong cuộc thương lượng.

- Bầu ra người đứng đầu.

- Chọn một người chuyên ghi chép chính xác các thông tin từ cuộc họp vạch kế hoạch đến khi tiến hành thương lượng.

- Chỉ định rõ nhiệm vụ và vai trò của từng thành viên.

- Thực hành! Nhờ một số người khác đóng làm bên đối tác và thực hành trước. Một cuộc thương lượng thử càng giống thật càng giúp các thành viên trong nhóm tự tin hơn.

Đàm phán đến một nhóm hoặc theo nhóm cũng có bất lợi. Khi có nhiều người, có thể xảy ra cac trường hợp một thành viên trong nhóm trở thành vật cản thay vì giúp ích, hoặc mục đích của cá nhân đó không hợp nhất với của cả nhóm. Nếu trong nhóm có nhiều mục đích khác nhau, đối tác sẽ thấy được sự chia rẽ đó và sẽ lợi dụng điều đó.

ĐỊA ĐIỂM

Nên tiến hành đàm phán ở chỗ bạn hay chỗ của đối tác? Điều đó còn tuỳ! Nhiều nhà đàm phán có kinh nghiệm sẽ nói rằng tại địa điểm của bạn sẽ tốt hơn. Ở “tại nhà” sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Bạn thường cảm thấy thoả mái hơn ở môi trường quen thuộc; bạn có nhiều cơ hội tiếp cận được thông tin có giá trị; tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại; bạn được ngồi hoặc đứng cạnh chiếc bàn của bạn, điều đó tạo ra thế mạnh. Tất nhiên, không phải lúc nào bạn cũng được bàn việc ngay tại văn phòng của mình. Ví dụ, người bán phải đi đàm phán tại các cửa hàng.

Nhưng nhiều khi dù phải đến nơi của đối tác hoặc của bên trung gian như khách sạn bạn vẫn có được sự thuận lợi. Đôi khi bạn không muốn biết thêm thông tin. Bạn có thể muốn trở về phòng riêng của mình để xem nên đưa ra thông tin gì và đưa ra như thế nào. Bạn có thể dành toàn bộ thời gian chú tâm vào cuộc đàm phán mà không có sự xao nhãng hay ngắt quãng xảy ra. Hoặc khi muốn có thời gian suy nghĩ về yêu cầu của đối tác hoặc thu thập thêm thông tin mà không có mặt của đối tác. Trong các trường hợp này, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn xin phép ra ngoài khi ở cơ quan của đối tác thay vì yêu cầu đối tác ra khỏi phòng bạn.

Điểm cốt yếu: Nếu bạn đã chuẩn bị kỹ càng cho cuộc đàm phán thì địa điểm nào cũng giống nhau.

CHƯƠNG TRÌNH TIẾN HÀNH

Để có sự lạc quan về sự thành công, bạn nên biết dựa vào chương trình tiến hành. Nhưng ai sẽ là người viết? Chương trình tiến hành có thể được chuẩn bị bởi một bên hoặc cả hai bên. Nếu bạn là người sắp xếp và báo cho đối tác biết, bạn có thuận lợi chuẩn bị chủ đề thảo luận và trình tự diễn ra. Nhìn chung, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn nếu bạn sắp đặt chương trình.

Tuy nhiên, được chuẩn bị chương trình tiến hành cũng có điều bất lợi. Đầu tiên, nếu đối tác biết sớm, họ sẽ có cơ hội chuẩn bị để đấu lại bạn. Thứ hai, bạn mất cơ hội được nghe đối tác nói trước khi đưa ra thông tin của mình.

Nếu bạn phải chuẩn bị chương trình, có hai kiểu: tóm lược trong đó bạn sẽ trình bày với đối tác về sự thoả thuận chung để định hướng cuộc đàm phán, và kiểu thứ hai là bạn sẽ trình bày chi tiết. Điều đó giúp bạn có thể biết được đã đề cập đến mọi vấn đề chưa.

MỞ ĐẦU CUỘC ĐÀM PHÁN

Một số người thích mở đầu cuộc đàm phán bằng một cuộc nói chuyện nhỏ, hỏi những câu hỏi không liên quan như “Cuối tuần này anh có chơi gôn không?”. Nếu bạn thấy cách này thoải mái, chúng tôi cũng đồng ý. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không thích, cũng không nên buộc đối tác đi ngay vào vấn đề.

Không nên bắt đầu trước khi  bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu ai đó cố bắt đầu trước khi bạn sẵn sàng, hãy nói thẳng cho họ biết “Tôi chưa sẵn sàng” và sắp đặt lại cuộc gặp.

Nếu có thể, hãy để đối tác nói trước. Miễn là bạn xác định rõ được mong muốn, mục đích và điểm cốt yếu của bạn, bạn không phải lo lắng trước sự điều khiển của đối tác. Lắng nghe sự mở đầu của đối tác sẽ mang đến cơ hội thay đổi chiến thuật, mẹo và mức độ của mục đích một cách phù hợp. Nếu bạn nói trước, hãy đặt các câu hỏi để đảm bảo bạn có được lượng thông tin cần thiết để bắt đầu.

PHÁ VỠ BẾ TẮC

Cho dù bạn đã chuẩn bị kỹ đến đâu thì bạn vẫn có thể gặp bế tắc trong quá trình đàm phán. Hầu hết các bế tắc xảy ra là do mối quan tâm của hai bên đối chọi với nhau. Khi điều này xảy ra, độ căng thẳng sẽ tăng, và cả hai bên đều sẵn sàng chấp nhận kết quả thua-thua vì họ cảm thấy không thể đạt được sự thoả thuận. Một vấn đề là họ bị chi phối bởi nhận thức riêng của họ, mà có thể hoặc không phản ánh đúng sự thực. Có những cách sau để phá vỡ bế tắc:

1. Đặt câu hỏi mở: Khi cuộc đàm phán đến chỗ bế tắc, các bên đối tác có xu hướng nói nhiều và nghe ít. Một trong những cách hiệu quả để xoay chuyển tình thế và tạo không khí thoả mái hơn cho mối quan hệ là bắt đầu đặt ra những câu hỏi mở.

2. Tích cực lắng nghe: Khi các đối tác bận nói về mục đích và yêu cầu của họ mà không chịu lắng nghe, họ sẽ khó có thể tìm được tiếng nói chung. Thực sự lắng nghe đối tác nói là cách duy nhất để hiểu mục đích của họ và cho họ thấy bạn thật sự quan tâm đến mục đích của họ.

3. Hiểu thấu: Hỏi bản thân “Nếu mình ở vị trí của đối tác, mình có hành động giống như vậy không?”. Nếu câu trả lời là “có”, hãy tìm ra các biện pháp khác để đối tác có thể đạt được mục tiêu trong khi bạn vẫn có thể bảo vệ được quyền lợi của mình.

4. Tập trung vào vấn đề: Khi đối tác phát hiện ra sự bế tắc, họ thường bắt đầu cá nhân hoá ý kiến của họ thay vì tập trung đến vấn đề. Bạn có thể tiến tới kết quả thắng-thắng nếu tránh cá nhân hoá và tập trung nhiều đến các vấn đề, mục đích và nhu cầu của cả hai bên.

5. Làm rõ mối quan tâm cá nhân và chung: Không nên cố bảo vệ và củng cố mục tiêu của một mình bạn mà không để ý đến bên đối tác.

6. Tách riêng nhiều vấn đề và định hướng thoả thuận: Bắt đầu bằng vấn đề nhỏ dễ thoả thuận. Từ đó có thể dễ dàng thoả thuận các vấn đề lớn hơn.

7. Đưa ra nhiều giải pháp thay thế: Rất có lợi nếu cả hai bên đều có thể đưa ra nhiều giải pháp thay thế. Nếu một giải pháp không được thực hiện, vậy giải pháp thứ hai, ba,tư thì thế nào?

8. Nghỉ giải lao: Khi quá căng thẳng, các đối tác sẽ bắt đầu nói những điều mà sau này họ sẽ thấy hối tiếc. Để tránh điều này, hãy nghỉ giải lao trước khi quay lại bàn đàm phán.

9. Định thời gian quay lại công việc: Nếu hai bên cần nghỉ giải lao, hãy định giờ cụ thể mà hai bên đồng ý để trở lại bàn đàm phán.

10. Nhờ đến bên trung gian: Khi các bên đối tác đưa ra các giải pháp khác nhau cho cùng một vấn đề, họ sẽ khó có thể đưa ra được biện pháp thay thế. Khi đó, người trung gian sẽ giúp phá vỡ được bế tắc

Các phương thức thanh toán quốc tế trong kinh doanh, xuất nhập khẩu

Các phương thức thanh toán quốc tế trong kinh doanh
Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn.

Bạn thử hình dung nếu bạn có quan hệ đối tác làm ăn với các thương nhân nước ngoài mà bạn không có các phương thức thanh toán quốc tế thì sẽ như thế nào? Hẳn là không thể kinh doanh được rồi.
Những phương thức thanh toán quốc tế ngày nay ngày càng nhiều. Các doanh nhân sử dụng chúng cũng một cách thông dụng hơn trong hoạt động giao thương của mình. Nhưng do tính chất đặc biệt của nó nên rất dễ gặp rủi ro. Chẳng hạn như mới đây hãng Acama, một hãng chuyên nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Mỹ khi nhận một hoá đơn thanh toán theo phương thức nhờ thu của đối tác nước ngoài. Acama đã theo những chỉ dẫn chung đã thực hiện việc chuyển tiền qua ngân hàng, nhưng do chưa tìm hiểu kỹ càng ngân hàng nhờ thu nên đã mất không một khoản tiền. Không những thế Acama còn bị phạt Hợp đồng vì thành toán muộn.

Đó chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp doanh nghiệp gặp phải rủi ro trong quá trình thanh toán quốc tế. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần có kiến thức vững chắc về phương thức thanh toán quốc tế nhất định được áp dụng trong từng lần giao thương.
*) Phương thức chuyển tiền:

Khi có một khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định thì gọi là chuyển tiền của ngân hàng.

Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người thụ hưởng.

Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách:

- Chuyển tiền bằng điện

- Chuyển tiền bằng thư

Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.

Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ hưởng và tiền của nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái của nước đó.

Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường…

*) Phương thức nhờ thu:

Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.

Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau:

- Người xuất khẩu

- Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu

- Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là ngân hàng quốc gia của người nhập khẩu)

- Người nhập khẩu

Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại như sau:

- Nhờ thu phiếu trơn: Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.

Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.

- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.

Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.

*) Phương thức tín dụng chứng từ:

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoã thuận mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ 3 hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Như vậy, để tiến hành thanh toán bằng phương thức này, bắt buộc phải hình thành một thư tín dụng. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức thanh toán này, vì nếu không có thư tín dụng thì xuất khẩu sẽ không giao hàng và như vậy phương thức tín dụng chứng từ cũng sẽ không hình thành được.
Tín dụng thư là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở tín dụng thư cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu như họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng đã mở.

Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức là phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng. Nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa là khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi.

Các loại thư tín dụng chủ yếu là:

- Thư tín dụng có thể huỷ ngang: Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hoặc huỷ bỏ có thể tiến hành một cách đơn phương.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sữa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoã thuận của tất cả các bên có liên quan. Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất.

- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng.

- Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.

UCP là bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu,vừa được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) hoàn tất. Trong đó quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ.

Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã hoàn tất và ban hành bản sửa đổi Quy tắc và Thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu (UCP 600), áp dụng từ ngày 1/7/2007. UCP được ban hành lần đầu tiên vào năm 1933 nhằm thống nhất các quy định trong hoạt động thanh toán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu. Toàn bộ phiên bản này đã được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội giới thiệu cụ thể tại Hội thảo chuyên đề “Tài trợ xuất nhập khẩu” vừa diễn ra tại Hà Nội.

UCP 600 là bản sửa đổi lần thứ sáu của ICC. Điểm mới của UCP 600 lần này là quy định cụ thể và chi tiết nghĩa vụ, trách nhiệm của các ngân hàng tham gia thanh toán và trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy định chi tiết các mức phí áp dụng chung trên toàn thế giới đối với từng loại giao dịch, giúp hoạt động xuất nhập khẩu thuận tiện hơn; thời gian kiểm tra chứng từ chỉ mất 5 ngày làm việc thay vì 7 ngày như trước.

Bà Lê Thị Phương Lan, Trưởng phòng thanh toán quốc tế Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội cho biết: Sử dụng UCP doanh nghiệp có nhiều cái lợi. Đối với các nhà nhập khẩu thì có thể đảm bảo được thứ nhất về vốn, sử dụng tài trợ thương mại. Thứ hai là đảm bảo về mặt chứng từ, có nghĩa là chứng từ phát hành từ bên thứ 3 hoặc về các hãng vận tải, bảo hiểm, công ty kiểm định chất lượng thứ 3. Đương nhiên về sử dụng quan hệ L/C thông qua UCP thì nó cũng giảm thiểu các tranh chấp có thể xảy ra giữa người mua và người bán. Tương tự với hàng xuất khẩu cũng vậy. Nhà xuất khẩu đảm bảo được khả năng thanh toán rất cao và cũng có thể có được những tài trợ xuất khẩu đối với cả phía ngân hàng phục vụ mình.

Theo kết quả điều tra toàn cầu do ICC thực hiện năm 2006, có khoảng 70% chứng từ xuất trình theo tín dụng thư đã bị ngân hàng từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cả về thời gian và tiền bạc (thông thường mỗi lần làm lại chứng từ doanh nghiệp phải tốn từ 50 - 100USD). Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết về các quy tắc trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.

Từ thực tế này, Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Công ty vật tư khoa học kỹ thuật, đề xuất ý kiến: “Chúng tôi rất muốn có những tư vấn ngay cả khi ký hợp đồng với nước ngoài để tư vấn cho các doanh nghiệp phương thức thanh toán L/C hay chuyển tiền bằng điện như thế nào để bảo vệ các doanh nghiệp trước các thanh toán bị vướng mắc về tài chính đối với các nước có nghiệp vụ cao hơn mình. Trong thực tế các doanh nghiệp chúng tôi rất khó hiểu hết các phương thức thanh toán này, trong khi đó ngân hàng lại nắm rất chắc”.

Trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, thường các ngân hàng chấp nhận số hàng trong giao dịch của doanh nghiệp làm tài sản đảm bảo để ứng trước số tiền thanh toán. Khi xảy ra rủi ro hoặc gian lận, khoản tiền đó của ngân hàng sẽ bị đọng lại. Bà Phạm Thị Hằng, Phó giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi đã tổng hợp các trường hợp rủi ro đã xảy ra trong những năm qua để lưu ý khách hàng cảnh giác trước những rủi ro có thể gặp phải. Trong hoạt động thanh toán quốc tế thì ngoài việc hỗ trợ khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu thì chúng tôi cũng tư vấn cho khách hàng nhiều trong việc lựa chọn đối tác cũng như thị trường, lựa chọn hình thức thanh toán”.

Trong giao dịch quốc tế không tránh khỏi những rủi ro trên thương trường. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, tiểu sử về hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu; khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc tế, để khi có xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết. Khi có dấu hiệu khả nghi: như chào hàng giá thấp so với mức giá chung của thế giới, địa chỉ của đối tác không rõ ràng, hợp đồng thiếu các cam kết cụ thể… cần phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng và các tổ chức liên quan để xác minh kịp thời, tránh được những rủi ro và gây thiệt hại cho doanh nghiệp./.(VOV)

Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá

A - NHỮNG VẤN ÐỀ CHUNG
I. KHÁI NIỆM
1. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người nhằm mục đích tạo lập, chuyển dịch, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ.

2.   Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch .v.v . . giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

3. Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt các quan hệ trao đổi hàng hóa.

4. Hợp đồng xuất nhập khẩu về bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.  

So với những hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng xuất nhập khẩu có ba đặc điểm:

- Ðặc điểm 1: (Ðặc điểm quan trọng nhất) chủ thể của hợp đồng, người mua, người bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. Ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt: dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thỗ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế.

- Ðặc điểm 2: Ðồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên.

- Ðặc điểm 3: Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

5. Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng.

Những văn bản này phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng và tự nguyện giữa các bên.

6. Chủ thể hợp đồng là những đối tác cam kết thực hiện những nghĩa vụ, tr&ch nhiệm và quyền lợi theo những điều kiện của hợp đồng. Hợp đồng có thể ký giữa:

- Pháp nhân với pháp nhân
- Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

II. PHÂN LOẠI HỢP ÐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG

1. Xét về thời gian thực hiện hợp đồng có hai loại  

- Hợp đồng ngắn hạn
- Hợp đồng dài hạn

a- Hợp đồng ngắn hạn thường được ký kết trong một thời gian tương đối ngắn và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa hai bên về hợp đồng đó cũng kết thúc.

b- Hợp đồng dài hạn có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành làm nhiều lần.

2. Xét về nội dung quan hệ kinh doanh trong hợp đồng ngoại thương, người ta chia ra làm 4 loại hợp đồng

- Hợp đồng xuất nhập khẩu
- Hợp đồng tạm nhập - tái xuất
- Hợp đồng tạm xuất - tái nhập
- Hợp đồng gia công
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ, .v.v..

3. Xét về hình thức hợp đồng, có các loại sau 

- Hình thức văn bản.
- Hình thức miệng.
- Hình thức mặc nhiên.  

So với các hình thức khác thì hợp đồng dưới dạng văn bản có nhiều ưu điểm hơn cả: an toàn hơn, toàn  diện hơn, rõ ràng hơn, dễ kiểm tra hơn. Ở nước ta hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với tất cả các đơn vị xuất nhập khẩu trong quan hệ với nước ngoài.

III. MỘT SỐ ÐIỂM CẦN LƯU Ý KHI SOẠN THẢO, KÝ KẾT HỢP ÐỒNG NGOẠI THƯƠNG

- Cần có sự thống nhất với nhau tất cả các điều khoản cần thiết trước khi ký kết, bởi khi hợp đồng đã ký rồi thì việc thay đổi một điều khoản nào đó sẽ rất khó khăn và bất lợi cho bên yêu cầu bổ sung hoặc thay đổi.

- Hợp đồng nên đề cập đến mọi vấn đề, tránh việc phải áp dụng tập quán để giải quyết những điểm hai bên không đề cập đến.

- Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ở nước người bán hoặc ở nước người mua và luật lựa chọn.

- Hợp đồng cần được trình bày rõ ràng, sáng sủa, cách trình bày phải phản ánh được nội dung đã thỏa thuận, tránh những từ ngữ mập mờ, có thể suy luận ra nhiều cách.

- Văn bản hợp đồng thường do một bên soạn thảo. Trước khi ký kết bên kia phải xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận đối chiếu với những thỏa thuận đã đạt được trong đàm phán, tránh việc đối phương có thể thêm vào hợp đồng một cách khéo léo những điểm chưa được thỏa thuận hoặc bỏ qua không ghi vào hợp đồng những điều đã được thống nhất.

- Người đứng ra ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền ký kết.

- Ngôn ngữ thường dùng để xây dựng hợp đồng là thứ ngôn ngữ mà hai bên cùng thông thạo.

IV. CƠ CẤU CỦA MỘT VĂN BẢN HỢP ÐỒNG

1. Cơ cấu chung của một văn bản hợp đồng kinh tế        

a- Phần mở đầu, gồm:

- Quốc hiệu
- Tên hợp đồng, số và ký hiệu hợp đồng.
- Thời gian, địa điểm ký hợp đồng.
- Những căn cứ xác lập hợp đồng

b- Những thông tin về chủ thể hợp đồng:

- Tên
- Ðịa chỉ
- Các số máy Fax, telex, phone, địa chỉ  email, website (nếu có)

c- Phần nội dung của văn bản hợp đồng kinh tế, thường gồm 3 cụm điều khoản:

- Những điều khoản chủ yếu.
- Những điều khoản thường lệ.
- Những điều khoản tùy nghi.

d- Phần ký kết hợp đồng.

2. Cơ cấu của một văn bản hợp đồng ngoại thương                                       

Contract No ...
Date ....
Between :          Name : ...
                        Address : ...
                        Tel : ...              Fax : ... Email address: ...
                        Represented by Mr ......
                        Hereinafter called as the SELLER

And :                Name : ...
                        Address : ...
                        Tel : ...              Fax : ... Email address: ...
                        Represented by Mr ......
                        Hereinafter called as the BUYER.

The SELLER has agreed to sell and the BUYER has agreed to buy the commodity under the terms and conditions provided in this contract as follows:

Art. 1 : Commodity :
Art. 2 : Quality :
Art. 3 : Quanlity :
Art. 4 : Packing and marking :
Art. 5 : Price :
Art. 6 : Shipment :
Art. 7 : Payment :
Art. 8 : Warranty :
Art. 9 :  Penalty :
Art. 10 : Insurance :
Art. 11 : Force majeure :
Art. 12 : Claim :
Art. 13 : Arbitration :
Art. 14 : Other terms and conditions :
For the BUYER                                                  For the SELLER  

Nội dung cơ bản của hợp đồng  là những điều kiện mua bán mà các bên đã thỏa thuận. Ðể thương thảo hợp đồng được tốt, cần nắm vững các điều kiện thương mại quốc tế, chỉ một sự mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc vận dụng điều kiện thương mại là có thể có hại đối với các bên ký hợp đồng, dẫn đến những vụ tranh chấp, kiện tụng làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh.

B - NỘI DUNG CÁC ÐIỀU KHOẢN CỦA MỘT HỢP ÐỒNG NGOẠI THƯƠNG

I. ÐIỀU KIỆN VỀ TÊN HÀNG (COMMODITY)  

Nhằm mục đích các bên xác định được loại hàng cần mua bán, do đó phải diễn tả thật chính xác. Ðể làm việc đó người ta dùng các cách ghi sau:

- Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học (áp dụng cho các loại hóa chất, giống cây).
- Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra nó, nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ví dụ: nước mắm Phú Quốc.
- Ghi tên hàng kèm với qui cách chính của hàng đó.
- Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó. Hình thức này áp dụng  với những sản phẩm nổi tiếng của những hãng có uy tín.
- Ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng. Theo cách này người ta ghi thêm công dụng chủ yếu của sản phẩm, theo tập quán nếu hợp đồng ghi kèm theo công dụng thì người bán phải giao hàng đáp ứng được công dụng đó mặc dù giá cả nó cao.

II. ÐIỀU KIỆN VỀ PHẨM CHẤT (QUALITY)

"Phẩm chất" là điều khoản nói lên mặt "chất" của hàng hóa mua bán như tính năng, tác dụng, công suất, hiệu suất . . . của hàng hóa đó.

Xác định cụ thể phẩm chất của sản phẩm, là cơ sở để xác định giá cả. Do vậy: xác định điều kiện phẩm chất tốt, dẫn đến xác định giá cả tốt, đúng, và mua được hàng hóa đúng yêu cầu của mình.

Có nhiều phương pháp để xác định phẩm chất hàng hóa, dưới đây là một số phương pháp chủ yếu:

1. Xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng  

Là phương pháp đánh giá phẩm chất của lô hàng dựa vào phẩm chất của một số ít hàng hóa lấy ra làm đại diện cho lô hàng đó.

Phương pháp này có nhược điểm là tính chính xác không cao nên chỉ áp dụng cho hàng hóa chưa có tiêu chuẩn hoặc khó xác định tiêu chuẩn.

Cách thức tiến hành: người bán giao mẫu cho người mua để kiểm tra, nếu người mua đồng ý thì người bán lập ba mẫu: một mẫu giao cho người mua, một cho trung gian, một người bán giữ để đối chiếu, giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này.

Cũng có thể mẫu do người mua đưa cho người bán, trên cơ sở đó người bán sản xuất một mẫu đối và ký kết hợp đồng sẽ dựa trên mẫu đối vì có khả năng mẫu đối khác xa với mẫu do người mua đưa.  

Lưu ý:

- Mẫu thông thường không tính tiền, chỉ tính trong trường hợp giá trị mẫu quá cao hoặc số lượng mẫu quá lớn.
- Làm cho hợp đồng và mẫu gắn với nhau:

+ Trên mẫu ghi: Mẫu thuộc hợp đồng số . . . và ngược lại trên hợp đồng ghi mẫu theo mẫu số . . . đã được giao bên mua hoặc do người bán gửi ngày ... Mẫu là một phụ kiện không tách rời của hợp đồng.

+ Trên hợp đồng người ta quy định:

- Tương ứng với mẫu hàng (correspond to sample)
- Tương tự như mẫu (according to sample)
- Thời gian giữ mẫu: mẫu được giữ kể từ khi đàm phán để ký hợp đồng cho đến khi hết hạn khiếu nại về phẩm chất thì có thể hủy mẫu (nếu không tranh chấp). Còn nếu có tranh chấp, thì chỉ hủy khi tranh chấp được giải quyết xong.

2. Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn  

Ðối với những sản phẩm đã có tiêu chuẩn thì dựa vào tiêu chuẩn để xác định phẩm chất của sản phẩm.

Lưu ý:

- Trước khi đưa vào hợp đồng cần hiểu rõ về nội dung của tiêu chuẩn (tiêu chuẩn có thể do nhà nước, ngành hoặc cơ quan sản xuất ban hành nên phải ghi rõ người, nơi, năm ban hành tiêu chuẩn).
- Có thể sửa đổi một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn nếu cần thiết.
- Ðã theo tiêu chuẩn nào thì cần ghi rõ không nên mập mờ.

3. Phương pháp xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình chữ . . . để phân biệt hàng hóa của nơi sản xuất này với nơi sản xuất khác.

Lưu ý:

- Nhãn hiệu đã đăng ký chưa ?
- Ðược đăng ký ở thị trường nào ? Hãng sản xuất đó có đăng ký tại thị trường mua sản phẩm chưa?
- Cần ghi năm sản xuất, đợt sản xuất của sản phẩm vì những sản phẩm được sản xuất ở những thời điểm khác nhau có thể có chất lượng khác nhau nên giá cả cũng khác nhau.
- Cần chú ý đến những nhãn hiệu tương tự.

4. Xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật

Bảng thuyết minh, hướng dẫn vận hành, lắp ráp, catalog . . .
Phải biến các tài liệu kỹ thuật thành một phụ kiện của hợp đồng tức gắn nó với hợp đồng.

5. Xác định phẩm chất dựa vào hàm lượng của một chất nào đó trong sản phẩm

Chia làm hai loại hàm lượng của chất trong hàng hóa:

- Hàm lượng chất có ích: qui định hàm lượng (%)min.
- Hàm lượng chất không có ích: qui định hàm lượng (%)max.

6. Dựa vào xem hàng trước

Nếu áp dụng phương pháp này thì tùy hợp đồng đã ký nhưng phải có người mua xem hàng hóa và đồng ý, lúc đó hợp đồng mới có hiệu lực. Nếu người mua không đến xem trong thời gian qui định thì quá thời gian đó coi như đồng ý.

III.  ÐIỀU KIỆN VỀ SỐ LƯỢNG (QUANTITY)

Nhằm nói lên mặt "lượng" của hàng hóa được giao dịch, điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp qui định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng.

1. Ðơn vị tính số lượng  

Ở đây cần lưu ý về hệ thống đo lường, vì bên cạnh hệ mét, nhiều nước còn sử dụng hệ thống đo lường khác. Ví dụ: Hệ thống đo lường của Anh, Mỹ . . . do đó để tránh hiểu lầm nên thống nhất dùng hệ mét hoặc qui định lượng tương đương của chúng tính bằng mét.

Một số đơn vị đo lường thông dụng:

1 tấn (T)                        = 1 Mectric Ton (MT)      = 1.000 kg
1 tấn                             = 2.204,6 pound (Lb)
1 pound (Lb)                  = 0,454 kg
1 gallon (dầu mỏ) Anh    = 4,546 lít
1 gallon (dầu mỏ) Mỹ      = 3,785 lít
1 thùng (barrel) dầu mỏ   = 159 lít
1 thùng (Bushel) ngũ cốc = 36 lít
1 ounce = lạng               = 28,35 gram
1 troy ounce                  = 31,1 gram
1 Inch                           = 2,54 cm         (1m = 39,37 inch)
1 foot = 12 inches          = 0,3048 m:       (1m = 3,281 ft.)
1 mile                           = 1,609 km.
1 yard                           = 0,9144m ;       (1m = 1,0936 yard)

2. Phương pháp quy định số lượng  

Trong các hợp đồng ngoại thương, người ta sử dụng hai phương pháp qui định  số lượng hàng hóa

a. Phương pháp qui định dứt khoát số lượng:

Ví dụ: 1.000 cái máy kéo; 10.000 xe máy

Thường dùng trong buôn bán hàng công nghiệp, hàng bách hóa.

b. Phương pháp qui định phỏng chừng:

Ví dụ: Khoảng 1.000.000 tấn than, xấp xỉ 5.000 tấn quặng thiếc.

Phương pháp này thường được dùng khi mua bán hàng hóa có khối lượng lớn như: phân bón, quặng, ngũ cốc ...  

Các từ sử dụng:

- Khoảng (about)
- Xấp xỉ (Approximately)
- Trên dưới (More or less)
- Từ ... đến ... (From . . . to . . .)
* Ví dụ: 1.000 MT more or less 5%.

Hoặc from 950 MT to 1.050 MT about 1.000 MT.

Lưu ý: Khi dùng about hoặc approximately thì trong phương thức thanh toán bằng L/C thường dung sai cho phép là 10%.

3. Phương pháp qui định trọng lượng  

- Trọng lượng cả bì (Gross weight): trọng lượng của bản thân hàng hóa cộng trọng lượng mọi thứ bao bì

            Gross weight = Net weight + tare

- Trọng lượng tịnh (Net Weight) chỉ tính trọng lượng của bản thân hàng hóa
- Trọng lượng thương mại (Commercial weight) là trọng lượng của hàng hóa có độ ẩm tiêu chuẩn.  

Qui đổi trọng lượng thực tế của hàng hóa sang trọng lượng thương mại nhờ công thức:

GTM = G­­­tt x (100 + Wtc) / (100 + Wtt)

Trong đó:

GTM - trọng lượng thương mại của hàng hóa;
Gtt - Trọng lượng thực tế của hàng hóa
Wtc - độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa (tính bằng %)
Wtt - độ ẩm thực tế của hàng hóa (tính bằng %)

IV. ÐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG (SHIPMENT/ DELIVERY)

Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là sự xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.

1. Thời gian giao hàng  

Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

Trong buôn bán quốc tế, có 3 kiểu qui định thời hạn giao hàng

a) Thời hạn giao hàng có định kỳ:

Xác định thời hạn giao hàng:

- Hoặc vào một ngày cố định: ví dụ: 31/12/1996.
- Hoặc một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng: không chậm quá ngày 31/12/1996.
- Hoặc bằng một khoảng thời gian: quý 3/ 1996.
- Hoặc bằng một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của người mua. Ví dụ: Tháng 1 ký hợp đồng, thời hạn giao hàng quy định từ tháng 2 đến tháng 7 tùy người mua chọn.

b) Thời hạn giao hàng không định kỳ:

Ðây là qui định chung chung, ít được dùng. Theo cách này có thể thỏa thuận như sau:

- Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (Shipment by first available steamer).
- Giao hàng khi nào có khoang tàu (Subject to shipping space available).
- Giao hàng khi nhận được L/C (Subject to the openning of L/C)
- Giao hàng khi nào nhận được giấy phép xuất khẩu (Subject to export licence).

c) Thời hạn giao hàng ngay:

- Giao nhanh (prompt)
- Giao ngay lập tức (Immediately).
- Giao càng sớm càng tốt (as soon as possible)

2. Ðịa điểm giao hàng  

Các phương pháp qui định địa điểm giao hàng trong buôn bán quốc tế.

- Qui định rõ cảng (ga) giao hàng , cảng (ga) đến và cảng (ga) thông qua.
- Qui định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga).

3. Phương thức giao hàng

Quy định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc là giao nhận cuối cùng.

- Giao nhận sơ bộ: bước đầu xem xét hàng hóa xác định sự phù hợp về số lượng, chất lượng hàng so với hợp đồng. Thường được tiến hành ở ngay địa điểm sản xuất hàng hóa hoặc ở nơi gửi hàng. Trong giao nhận sơ bộ, nếu có điều gì thì người mua yêu cầu khắc phục ngay.
- Giao nhận cuối cùng : xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
. Quy định việc giao nhận về số lượng và chất lượng.
- Giao nhận về số lượng - Xác định số lượng thực tế hàng hóa được giao, bằng các phương pháp cân, đo, đong, đếm.
- Giao nhận về chất lượng là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu suất, kích thước, hình dáng ...
- Tiến hành bằng phương pháp cảm quan hoặc phương pháp phân tích
- Có thể tiến hành kiểm tra trên toàn bộ hàng hóa hoặc chỉ kiểm tra điển hình.

4. Thông báo giao hàng  

Tùy điều kiện cơ sở giao hàng đã qui định, nhưng trong hợp đồng người ta vẫn quy định rõ thêm về lần thông báo giao hàng và những nội dung cần được thông báo.

- Thông thường trước khi giao hàng người bán thông báo: hàng sẳn sàng để giao hoặc ngày đem hàng ra cảng để giao. Người mua thông báo cho người bán những điều cần thiết để gửi hàng hoặc về chi tiết của tàu đến nhận hàng.

- Sau khi giao hàng người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao, kết quả giao hàng.

Nội dung thông báo do mục đích của chúng quyết định.

5. Một số qui định khác về việc giao hàng

- Ðối với hàng hóa có khối lượng lớn có thể qui định: cho phép giao từng đợt - partial shipment allowed, hoặc giao một lần - total shipment.
- Nếu dọc đường cần thay đổi phương tiện vận chuyển, có thể qui định: cho phép chuyển tải - transhipment allowed.
- Nếu hàng hóa có thể đến trước giấy tờ, thì qui định "vận đơn đến chậm được chấp nhận" - Stale bill of lading acceptable.

V. GIÁ CẢ (PRICE)

Trong điều kiện này cần xác định: Ðơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp qui định giá cả, giảm giá, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng.

1. Tiêu chuẩn tiền tệ giá cả  

Giá cả của 1 hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đó. Nên khi ghi giá bao giờ người ta cũng phải xác định tiền tệ để biểu thị giá đó. Ðồng tiền ghi giá có thể là đồng tiền của nước người bán hoặc nước người mua, cũng có thể của nước thứ ba.

2. Xác định mức giá

Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương là giá quốc tế.

3. Phương pháp qui định giá

Thường dùng các phương pháp sau:

a) Giá cố định: (fixed) giá được khẳng định lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng.

b) Giá qui định sau: được xác định sau khi ký hợp đồng hoặc bằng cách đàm phán, thỏa thuận trong một thời gian nào đó, hoặc bằng cách dựa vào giá thế giới ở một ngày nào đó trước hay trong khi giao hàng.

c) Giá có thể xét lại: (rivesable price), giá đã được xác định trong lúc ký hợp đồng, nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này, vào lúc giao hàng, giá thị trường của hàng hóa đó có sự biến động với một mức nhất định.

d) Giá di động: (sliding scale price): là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả qui định ban đầu, có đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng. Giá di động thường được vận dụng trong các giao dịch cho những mặt hàng có thời hạn chế tạo lâu dài như thiết bị toàn bộ tàu biển, các thiết bị lớn trong công nghiệp . . . Trong trường hợp này, khi ký kết hợp đồng người ta quy định một giá ban đầu (basis price) và qui định cơ cấu của giá đó đồng thời qui định phương pháp tính toán giá di động sẽ vận dụng.

4. Giảm giá (discount)  

Trong thực tế mua bán hiện nay, người ta sử dụng rất nhiều loại giảm giá (khoảng 20 loại giảm giá)

a) Xét về nguyên nhân giảm giá, có các loại:

- Giảm giá do mua với số lượng lớn.
- Giảm giá thời vụ.

b) Nếu xét về cách tính toán các loại giảm giá, có các loại:

- Giảm giá đơn: Thường được biểu thị bằng một mức % nhất định so với số hàng.
- Giảm giá lũy tiến: Là loại giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng được mua bán trong một đợt giao dịch nhất định
- Giảm giá tặng thưởng: (bonus) là loại giảm giá mà người bán thưởng cho người mua thường xuyên, nếu trong một thời hạn nhất định (ví dụ: 6 tháng, 1 năm) tổng số tiền mua hàng đạt tới một mức nhất định.

5. Ðiều kiện cơ sở giao hàng tương ứng

Trong việc xác định giá cả, người ta luôn định rõ điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả đó. Vì vậy, trong các hợp đồng mua bán, mức giá bao giờ cũng được ghi bên cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán gạo có thể ghi giá:

Unit price: USD 222/ MT FOB (Incoterms 2000) Saigon port, Hochiminh city, Viet Nam.
Total amount: 2.220.000 USD.

VI. THANH TOÁN (settlement payment)

Trong mục này của hợp đồng qui định đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, hình thức trả tiền, các chứng từ làm căn cứ để trả tiền.

1. Ðồng tiền thanh toán (currency of payment)

Việc thanh toán tiền hàng được tiến hành bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, của nước nhập khẩu hoặc một nươc thứ ba. Ðôi khi trong hợp đồng còn cho quyền người nhập khẩu được thanh toán bằng các ngoại tệ khác nhau tùy theo sự lựa chọn của mình.

Ðồng tiền dùng trong thanh toán hàng hóa được gọi là đồng tiền thanh toán.

Ðồng tiền thanh toán có thể trùng hợp hoặc không trùng hợp với đồng tiền ghi giá. Nếu không trùng hợp thì phải qui định tỷ giá quy đổi.

2. Thời hạn thanh toán (time of payment)

Có thể trả ngay, trả trước hay trả sau:

- Trả ngay: Trong buôn bán quốc tế: "trả ngay" có tính chất quy ước. Ðó là việc trả tiền được thực hiện trong thời gian hợp lý cho phép người mua xem xét chứng từ giao hàng.

- Trả trước: là việc người mua cung cấp tín dụng cho người bán dưới hình thức tiền hoặc ứng trước hiện vật (máy móc, nguyên vật liệu .v.v..). Trả trước cũng còn có nghĩa là người mua đặt cọc hoặc cam kết thực hiện hợp đồng.

- Trả sau: là việc người bán cung cấp tín dụng cho người mua

Người ta có thể áp dụng kết hợp việc trả ngay, trả trước và trả sau trong một hợp đồng.

3. Hình thức thanh toán  

Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau

L/C, Clean collection, D/A, D/P, T/T, M/T, CAD, Tiền mặt, cheque ... mỗi phương thức có những ưu nhược điểm khác nhau. Cần nghiên cứu kỹ để chọn phương thức thanh toán thích hợp.

4. Bộ chứng từ thanh toán

Bộ chứng từ thanh toán gồm: phương tiện thanh toán (thường gọi là hối phiếu) và các chứng từ gửi hàng (Shipping documents), cụ thể gồm:

- Hối phiếu thương mại
- Vận đơn đường biển sạch
- Ðơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu bán CIF)
- Hóa đơn thương mại
- Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa
- Giấy chứng nhận trọng/ khối lượng.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Gấy chứng nhận đóng gói bao bì
- Giấy kiểm dịch động vật (nếu hàng bán phải kiểm dịch).

VII. BAO BÌ VÀ KÝ MÃ HIỆU (Packing and Marking)

1. Bao bì  

Trong điều khoản này các bên giao dịch thường thỏa thuận với nhau về:

- Yêu cầu chất lượng bao bì
- Phương thức cung cấp bao bì
- Giá cả bao bì

a) Phương pháp qui định chất lượng bao bì:

. Qui định chung:

Chất lượng bao bì phù hợp với một phương tiện vận tải nào đó.

Ví dụ:   Bao bì phù hợp với vận chuyển đường sắt
            Bao bì phù hợp với vận chuyển đường biển
            Bao bì phù hợp với vận chuyển đường hàng không.

Phương pháp này có nhược điểm là có thể dẫn đến tranh chấp vì hai bên không hiểu giống nhau.

Qui định cụ thể:

- Yêu cầu vật liệu làm bao bì
- Yêu cầu về hình thức của bao bì: Hộp (case), bao (bales), thùng (drums), cuộn (rolls), bao tải (gunng bags) ...
- Yêu cầu về kích thước bao bì
- Yêu cầu về số lớp bao bì và cách thức cấu tạo của mỗi lớp đó
- Yêu cầu về đai nẹp bao bì . . .

b) Phương pháp cung cấp bao bì:

- Phương pháp phổ biến nhất: bên bán cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng cho bên mua.
- Bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hóa, nhưng sau khi nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì. Phương pháp này dùng với các loại bao bì có giá trị cao.
- Bên mua gởi bao bì đến trước để đóng gói: Phương pháp này áp dụng khi bao bì khan hiếm và thị trường thuộc về người bán.

c) Phương pháp xác định giá cả bao bì:

- Ðược tính vào giá hàng (Packing charges included).
- Bao bì tính riêng.
- Tính theo lượng chi thực tế hoặc tính theo phần trăm so với giá hàng.

2. Ký mã hiệu

Là những ký hiệu bằng chữ hoặc hình vẽ dùng để hướng dẫn trongû giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa.

Yêu cầu của mã ký hiệu:

- Ðược viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe
- Phải dễ đọc, dễ thấy.
- Có kích thước lớn hoặc bằng 2cm
- Không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa
- Phải dùng màu đen hoặc màu tím với hàng hóa thông thường, màu đỏ với hàng hóa nguy hiểm, màu cam với hàng hóa độc hại. Bề mặt viết ký mã hiệu phải bào nhẵn.
- Phải được viết theo thứ tự nhất định.
- Ký hiệu mã hiệu phải được kẻ ít nhất trên hai mặt giáp nhau.

VIII. BẢO HÀNH (Warranty)  

Trong điều khoản này, cần phải thể hiện được hai yếu tố:

- Thời gian bảo hành: cần phải qui định hết sức rõ ràng.
- Nội dung bảo hành: người bán hàng cam kết trong thời hạn bảo hành hàng hóa sẽ bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với qui định của hợp đồng, với điều kiện người mua phải nghiêm chỉnh thi hành sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và bảo dưỡng. Nếu trong giai đoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hóa, thì người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc giao hàng thay thế.

IX. PHẠT VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI (Penalty)

Ðiều khoản này qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần). Ðiều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu:

- Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng.
- Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra. 

Các trường hợp phạt:

+ Phạt chậm giao hàng: Ví dụ: Nếu Người bán giao hàng chậm thì các khoản phạt sẽ áp dụng như sau: tuần đầu chậm giao, không tính phạt. Tuần thứ hai đến tuần thứ năm phạt 1% tuần giao chậm; từ tuần thứ sáu: 2 % tuần, nhưng tổng số tiền phạt giao chậm không quá 10% tổng giá trị hàng giao chậm.

Một ví dụ khác: "Trường hợp hàng giao chậm quá 30 ngày, hợp đồng này được hủy bỏ hoàn toàn hợp pháp, bên bán sẽ phải trả cho bên mua tiền bồi thường thiệt hại là 5% tổng giá trị hợp đồng.

+ Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng:

Các biện pháp giải quyết:

- Hủy ngay đơn hàng, không thanh toán tiền bồi thường.
- Yêu cầu thay thế ngay lô hàng bị từ chối.
- Yêu cầu nhà cung cấp khác thay thế lô hàng, chi phí do nhà cung cấp vi phạm chịu.

Các biện pháp trên áp dụng kèm theo tỷ lệ tiền phạt

+ Phạt do chậm thanh toán:

- Phạt 1 tỷ lệ phần trăm của số tiền đến thời hạn thanh toán, tính theo thời hạn chậm thanh toán. Ví dụ: 1% của số tiền chậm thanh toán/ tháng.
- Phân bố lãi suất chậm thanh toán, thường vận dụng tỷ lệ chiết khấu chính thức hay lãi suất hợp pháp được công bố hay lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng, có lúc còn cộng thêm vài %. Ví dụ: "Trường hợp chậm thanh toán, kể từ ngày đến hạn, số tiền chưa trả được tính lãi. Lãi suất tính theo lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng cộng thêm 2%.

X. BẢO HIỂM (Insurace)  

Trong điều khoản này cần thỏa thuận ai là người mua bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm cần mua.

XI.BẤT KHẢ KHÁNG (Force majeure)

Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện được, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm. Các sự kiện bất khả kháng mang 3 đặc điểm sau:

- Không thể lường trước được
- Không thể vượt qua
- Xảy ra từ bên ngoài.

Tuy nhiên, vẫn có thể quy định trong hợp đồng coi là bất khả kháng các sự kiện mà bình thường ra thì không có đủ 3 đặc điểm trên, ví dụ: đình công, hỏng máy, mất điện, chậm được cung cấp vật tư . . . Cũng có thể quy định thêm rằng: các sự kiện đó chỉ tạm ngưng việc thực hiện hợp đồng chứ không làm hợp đồng mất hiệu lực.  

XII. KHIẾU NẠI (Claim)

Khiếu nại là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng, chất lượng giao hàng, hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng.

Về điều khoản này các bên qui định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn có thể nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơn khiếu nại, các phương pháp điều chỉnh khiếu nại.

Khiếu nại được đưa ra dưới dạng văn bản và gồm các số liệu sau: Tên hàng, số lượng, và xuất xứ hàng hóa, cơ sở để khiếu nại kèm theo chỉ dẫn chính về những thiếu xót mà đơn khiếu nại được phát ra, các yêu cầu về điều chỉnh khiếu nại.

Ðơn khiếu nại được gởi đi kèm theo các chứng từ cần thiết như: biên bản giám định, biên bản chứng nhận tổn thất, mất mát, vận đơn đường biển, bản liệt kê chi tiết, giấy chứng nhận chất lượng.

XIII. TRỌNG TÀI (Arbitration)  

Trong điều khoản này cần quy định các nội dung sau:

- Ai là người đứng ra phân xử? Tòa án Quốc gia hay Tòa án trọng tài, trọng tài nào, thành lập ra sao? Ðể giải quyết tranh chấp giữa các bên giao dịch, khi những tranh chấp này không thể giải quyết bằng con đường thương lượng.
- Luật áp dụng vào việc xét xử.
- Ðịa điểm tiến hành xét xử.
- Phân định chi phí trọng tài.
- Phân định chi phí trọng tài.

 

 

THỦ TỤC XNK

 

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại

- Trình tự thực hiện:

- Đối với cá nhân, tổ chức:

Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan

- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:

Bước 1. Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá

+ Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo qui định tại Điều 11 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.

+ Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm, chính sách mặt hàng):

+ Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ

+ Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)

+ In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan

+ Kiểm tra hồ sơ hải quan

+ Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá theo khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan

+ Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo

+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hoá sang Bước 2.

Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế:

+ Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá

+ Kiểm tra thực tế hàng hóa

+ Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra

+ Xử lý kết quả kiểm tra

+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan

Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan.

Bước 4: Phúc tập hồ sơ:

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: nộp 01 bản sao (trừ hàng hoá nêu tại khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 6 Thông tư này); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao;

Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.

+ Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau:

++ Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính;

++ Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;

+ Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính;

+ Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các giấy tờ nêu trên, phải có thêm:

++ Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 101 Thông tư này: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi;

++ Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu xuất khẩu); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu;

++ Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế;

++ Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

- Thời hạn giải quyết: 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan

- Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):

+ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu HQ/2002-XK;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Hải quan sửa đổi năm 2005.

+ Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

+ Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 16/5/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

+ Quyết định 1257/QĐ-TCHQ ngày 04/12/2001 v/v ban hành mẫu tờ khai hải quan hàng hóa XK, NK, giấy thông báo thuế và quyết định điều chỉnh thuế

Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ

Áp dụng đối với hàng hóa của các doanh nghiệp (gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài, nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

 1. Hồ sơ nhập khẩu:

- Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ: 4 bản chính
- Hợp đồng mua bán hàng: 1 bản sao
- Hoá đơn thương mại: 01 bản chính
- Văn bản cho phép nhập khẩu: 1 bản sao
- Hóa đơn Giá trị gia tăng: 1 bản sao (doanh nghiệp xuất khẩu lập)

2. Hồ sơ xuất khẩu:

- Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ: 2 bản chính

- Hợp đồng mua bán hàng: 1 bản sao

- Hoá đơn thương mại: 01 bản chính (ký phát cho thương nhân nước ngoài)

- Hóa đơn Giá trị gia tăng: 1 bản sao (liên lưu DN)

- Văn bản choi phép xuất khẩu: 01 bản chính

3. Quy trình cụ thể như sau:

Bước 1 : Doanh nghiệp xuất khẩu khai hải quan:

- Trên cơ sở hợp đồng ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, kê khai đầy đủ các tiêu chí giành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên cả 04 tờ khai. Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được giám đốc doanh nghiệp uỷ quyền ký tên, đóng dấu;

- Giao 04 tờ khai hải quan và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng) cho doanh nghiệp nhập khẩu.

Bước 2 : Làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:

a - Doanh nghiệp nhập khẩu:

- Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan (đã được doanh nghiệp xuất khẩu kê khai, xác nhận, ký, đóng dấu) và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng) trên hoá đơn này ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu  khai đầy đủ các tiêu chí giành cho doanh nghiệp này trên cả 04 tờ khai hải quan;

- Nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từng loại hình (ví dụ: nếu hàng nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu; nếu hàng nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu gia công thì làm thủ tục theo loại hình gia công);

- Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai; 02 tờ khai còn lại chuyển cho doanh nghiệp xuất khẩu.

b - Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:

- Tiếp nhận 04 tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ và các chứng từ khác của hồ sơ hải quan nhập khẩu tại chỗ; tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành đối với hàng nhập khẩu. Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu tại chỗ là giá bán thực tế ghi trên hoá đơn thương mại của thương nhân nước ngoài phát hành cho doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ ở Việt nam. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu.

- Tiến hành kiểm tra hàng hoá hoặc chứng từ nhập kho hàng hoá của doanh nghiệp nhập khẩu khi có nghi vấn việc giao nhận hàng hoá không đúng khai báo, giao nhận khống. Lập biên bản kiểm tra; tiến hành xử lý theo quy định pháp luật nếu phát hiện doanh nghiệp vi phạm.

- Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 04 tờ khai.

- Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình.

- Có văn bản thông báo cho Cục thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi (mẫu TB/2006 kèm theo) hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và Cục Thuế địa phương đã nối mạng.

Bước 3: Làm thủ tục  xuất khẩu tại chỗ:

a - Doanh nghiệp xuất khẩu:

Sau khi nhận được 02 tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã có đủ khai báo, chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu và Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp để làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.

b - Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:

- Tiếp nhận 02 tờ khai hải quan (đã có đầy đủ khai báo, xác nhận, ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu và Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ) và các chứng từ khác của hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ.

- Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm tra tính thuế (nếu có). Xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan .

- Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình./.

Công văn số 4696/TCHQ-GSQL ngày  16/8/2007 về việc Thủ tục Hải quan đối với hàng gia công chuyển tiếp

Quyết định 928/QĐ-TCHQ ngày 25/05/2006 Về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ quản lý đối vớinguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

Thông tư 90/2002/TT-BTC

ngày 10/10/2002 Hướng dẫn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế GTGT đối với hàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương.

Quyết định 153/2005/QĐ-BTC

ngày 17/12/2002Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và mẫu tờ khai hàng hoá xuất khâủ-nhập khẩu tại chỗ.

Công văn số 3370/TCHQ-GSQL

ngày 16/07/03 về XNK tại chỗ máy móc thiết bị tạo tài sản cố định.

Công văn số 3311/TCHQ-GSQL

ngày 11/07/2003 vướng mắc thủ tục XNK tại chỗ

Công văn số 5392/TCHQ-GSQL ngày 27/10/2003 Hướng dẫn việc xác nhận đã làm thủ tục hải quan

Công văn số 2948/TCHQ-GSQL

ngày 23/06/2003 đăng ký tờ khai xuất khẩu tại chỗ

Công văn số 1711/TCHQ-GSQL ngày 18/04/2003 Giải thích Quyết định 153/2002/ QĐ-BTC

về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ

Công văn số 1073/TCHQ-GSQL

ngày 14/03/2003 Mở tờ khai XNK tại chỗ sản phẩm gia công

Công văn số 482/TCHQ-GSQL ngày 07/02/2003 Giải thích thực hiện Quyết định 153/2002/QĐ-BTC

THỦ TỤC XNK

Thủ tục Hải Quan hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam

A. Đối với hàng hóa điều chỉnh bởi hợp đồng xuất nhập khẩu
I. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
1 Ðịa điểm làm thủ tục Hải quan.

- Phòng Giám sát Quản lý trực thuộc Cục hải quan Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương.

- Các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định

theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Các địa điểm này có tổ chức, bộ máy hải quan hoạt động như một đơn vị Hải quan cửa khẩu và được phép làm thủ tục hải quan cho tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu.

2 Thời điểm và thời hạn làm thủ tục Hải Quan

Người làm thủ tục Hải Quan chỉ được đăng ký tờ khai Hải Quan khi đã tập kết đủ hàng tại địa điểm kiểm tra hải quan, trừ những lô hàng có khối lượng lớn, số lượng lớn hoặc trường hợp đặc biệt không thể tập kết một lúc tại một địa điểm để làm thủ tục (phải được trưởng hải quan cửa khẩu/ cấp tương đương đồng ý bằng văn bản).

Người làm thủ tục Hải Quan phải hoàn tất thủ tục HQ tại cửa khẩu xuất hàng trước khi phương tiện vận tải khởi hành, chậm nhất là:

- 08 giờ đối với vận chuyển bằng đường biển

- 04 giờ đối với vận tải bằng đường sông

- 04 giờ (tại ga gởi hàng) đối với vận tải bằng đường sắt

- 04 giờ đối với vận tải bằng đường bộ

- 02 giờ đối với vận tải bằng đường hàng không

Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, Trưởng Hải Quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương căn cứ vào thực tế lô hàng XK để quyết định thời hạn làm thủ tục Hải Quan thích hợp, nhưng thủ tục Hải Quan phải được hoàn thành trước khi phương tiện vận tải khởi hành 1 giờ.

3 Người ký tên trên tời khai Hải Quan  

- Người đại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp XNK.

- Người đại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu uỷ thác.

- Người đại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục Hải Quan.

4. Trách nhiệm liên quan

4.1 Ðối với người khai báo Hải Quan

- Chuẩn bị các loại chứng từ hợp lệ, hợp pháp của lô hàng theo đúng quy định và các điều kiện có liên quan khác để hoàn chỉnh việc khai báo hải quan trước khi đến cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa;

- Tự khai báo đầy đủ, chính xác hàng hóa thực tế theo các nội dung quy định tại phần dành cho người khai báo trong tờ khai hải quan;

- Tự xác định mã số hàng hóa, thuế suất, giá tính thuế của từng mặt hàng xuất khẩu, tự tính số thuế phải nộp của từng loại thuế trên tờ khai hải quan;

- Tự xếp hồ sơ vào nơi Hải quan quy định phân luồng hàng hóa theo tiêu chí; đăng ký thời gian xuất trình hàng hóa để Hải quan kiểm tra khi đăng ký hồ sơ hải quan;

- Việc khai báo trên tờ khai hải quan có thể được thực hiện bằng đánh máy chữ, máy vi tính, hoặc viết tay nhưng phải bảo đảm cùng một loại mực (không dùng mực đỏ), cùng một kiểu chữ. Các chứng từ nộp cho Hải quan nếu quy định là bản sao thì người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải ký và đóng dấu xác nhận lên chứng từ đó;

- Ký tên, đóng dấu vào tờ khai sau khi khai báo đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai; nộp tờ khai cùng các chứng từ khác theo quy định trong Nghị định 16/1999/NÐ-CP và Thông tư hướng dẫn này cho Hải quan nơi làm thủ tục;

- Phát hiện, phản ánh kịp thời, trung thực những việc làm không đúng quy định, những tiêu cực của cán bộ, nhân viên hải quan.

4.2 Ðối với nhân viên Hải Quan

(a) Hải quan tiếp nhận hồ sơ

- Tiếp nhận hồ sơ do người làm thủ tục hải quan nộp và xuất trình;

- Kiểm tra tính hợp lệ và sự đồng bộ của hồ sơ theo từng loại hình xuất khẩu;

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn người làm thủ tục hải quan bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Nếu bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì :

+ Phân luồng hàng hóa (theo các tiêu chí luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ) trên cơ sở đối chiếu hàng hóa theo hồ sơ với các tiêu chí phân luồng hàng hóa do Tổng cục Hải quan quy định;

+ Chuyển bộ hồ sơ sang luồng khác khi phát hiện người làm thủ tục hải quan xác định tiêu chí phân luồng hàng hóa không đúng;

+ Ghi số đăng ký tờ khai; ngày, tháng, năm đăng ký tờ khai và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ vào tất cả các tờ khai và các chứng từ kèm theo trong hồ sơ hải quan;

+ Vào sổ đăng ký tờ khai hải quan theo mẫu do Tổng cục Hải quan quy định;

- Kiểm tra tự áp mã thuế, áp giá và tự tính thuế của người khai báo hải quan:

+ Nếu đúng thì ra thông báo thuế và thu thuế (đối với hàng hóa phải nộp thuế ngay) hoặc viết thông báo thuế (đối với hàng thuộc diện được ân hạn thuế);

+ Nếu việc tự áp mã, áp giá, tính thuế của người khai báo hải quan sai thì báo cáo lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương giải quyết;

- Thực hiện việc nhập số liệu trên tờ khai vào máy hoặc vào sổ để phục vụ cho công tác thống kê và chuyển bộ hồ sơ đã đăng ký sang bộ phận kiểm tra hàng hóa;

(b) Hải quan kiểm hoá, tính thuế và phúc tập hồ sơ

- Chỉ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi tờ khai đã được đăng ký;

- Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải được tiến hành tại các địa điểm kiểm tra hải quan; Người làm thủ tục hải quan hoặc người đại diện hợp pháp phải xuất trình và mở các con-ten-nơ/kiện hàng hóa để Hải quan kiểm tra.

- Quá trình kiểm tra mỗi con-ten-nơ/kiện hàng hóa của một lô hàng xuất khẩu phải do ít nhất 02 kiểm tra viên hải quan trở lên thực hiện kiểm tra cùng với sự chứng kiến của người làm thủ tục hải quan;

- Cán bộ hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của các bộ phận làm thủ tục trước, tính chất và đặc điểm của từng lô hàng để lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp; Nếu có căn cứ xác định phân luồng hàng hóa chưa đúng của bộ phận tiếp nhận hồ sơ hải quan thì xác định phân luồng lại và lựa chọn phương pháp kiểm tra hàng hóa cho phù hợp với việc phân luồng đó;

- Sau khi cùng với người làm thủ tục hải quan hoặc người đại diện hợp pháp thực hiện xong việc kiểm tra thực tế hàng hóa, việc ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai hải quan phải được tiến hành ghi ngay tại địa điểm kiểm tra hàng hóa;

- Kiểm tra viên hải quan kiểm tra hàng hóa sau khi đã ghi rõ phương pháp kiểm tra, kết quả kiểm tra về tên hàng, mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, chủng loại hàng hóa, phải ký và ghi rõ họ tên vào tờ khai hải quan;

- Sau khi ghi xác nhận kết quả kiểm tra hàng hóa vào tờ khai hải quan, nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa đúng với khai báo thì kiểm tra viên hải quan kiểm tra hàng hóa chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và quyết định cho giải phóng hàng;

- Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không phù hợp với tự khai báo của người khai báo hải quan thì tùy theo từng trường hợp cụ thể, kiểm tra viên hải quan tiến hành lập biên bản vi phạm hoặc biên bản chứng nhận, yêu cầu người làm thủ tục hải quan ký xác nhận vào biên bản và hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Những trường hợp đã có kết quả giám định nhưng lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương xét thấy kết quả giám định này vẫn không phù hợp với thực tế hàng hóa hoặc trường hợp một mặt hàng có nhiều kết quả giám định khác nhau của các tổ chức giám định khác nhau thì giải quyết như sau:

* Ðối với hàng hóa xuất khẩu không thuộc sự quản lý của cơ quan chuyên ngành, Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường giải quyết;

* Ðối với hàng hoá xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá phải quản lý chuyên ngành thì Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ quản lý chuyên ngành giải quyết;

* Khi có kết luận của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoặc Bộ quản lý chuyên ngành, Hải quan sẽ căn cứ vào kết luận của những Bộ này để thực hiện.

* Ra thông báo thu thuế bổ sung hoặc ra quyết định điều chỉnh thu bổ sung quy định.

- Khi nhận được hồ sơ hải quan do bộ phận kiểm tra hải quan chuyển đến, bộ phận thuế hải quan giải quyết như sau:

* Căn cứ kết quả kiểm tra hải quan và các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để kiểm tra việc tự tính thuế của người khai báo;

* Nếu sai lệch về thuế do khai không chính xác về số lượng của từng loại hàng hóa hoặc do áp mã thuế cho các mặt hàng không chính xác thì bộ phận thuế hải quan sẽ điều chỉnh lại thuế (thu thuế bổ sung hoặc ra thông báo thuế bổ sung). Trường hợp xét thấy hành vi vi phạm về thuế đến mức phải xử lý như: khai báo sai chủng loại hàng hoặc có nhiều chủng loại hàng không khai báo... thì báo cáo lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương giải quyết theo thẩm quyền của cấp cửa khẩu quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan hiện hành;

* Nếu sai lệch về thuế do vi phạm chính sách mặt hàng, vi phạm pháp luật hải quan, thể hiện rõ hành vi gian lận thương mại, buôn lậu thì ngay sau đó lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương chỉ đạo lập biên bản vi phạm và hoàn chỉnh hồ sơ chuyển cho bộ phận xử lý của Hải quan tỉnh, thành phố để xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Ðối với hàng hóa xuất khẩu không có thuế, hàng được miễn thuế, hàng có thuế suất bằng không theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hàng gia công, hàng hóa đặc biệt khác, sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đã đăng ký, nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chí về phân luồng xanh theo quy định của Tổng cục Hải quan thì hàng sẽ được phân vào luồng xanh và được chuyển ngay cho bộ phận kiểm tra hải quan. Nếu bộ phận kiểm tra hàng hóa cũng xác định luồng xanh và thực tế hàng đúng với khai báo thì cán bộ hải quan thuộc bộ phận kiểm tra hàng hóa chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng ngay;

- Ðối với hàng xuất khẩu thuộc loại có thuế và loại phải nộp thuế ngay, sau khi đã nộp đủ thuế hoặc có bảo lãnh được Hải quan chấp nhận và có kết luận của Hải quan kiểm tra về thực tế hàng hóa là đúng với khai báo thì chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng;

- Ðối với hàng xuất khẩu có thời gian ân hạn thuế, sau khi nhận thông báo thuế và có kết luận của Hải quan kiểm tra là thực tế hàng hóa đúng với khai báo thì chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng;

- Việc chuyển giao hồ sơ hải quan giữa các bộ phận Hải quan phải đảm bảo nhanh chóng, chặt chẽ, xác định rõ được trách nhiệm của từng người, từng bộ phận đối với bộ hồ sơ và các việc khác liên quan;

- Trong quá trình làm thủ tục, bộ phận làm thủ tục sau không được tự động sửa chữa kết quả của bộ phận làm thủ tục trước. Nếu bộ phận làm thủ tục sau phát hiện thấy bộ phận làm thủ tục trước có sai sót cần sửa chữa thì phải trao đổi với bộ phận làm thủ tục trước để thống nhất cách giải quyết;

- Cán bộ, nhân viên hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra việc tính thuế, kiểm tra phúc tập hồ sơ tuyệt đối không được tiếp xúc với người làm thủ tục hải quan để thảo luận việc áp mã, áp giá và tính thuế của chủ hàng và không được yêu cầu lấy mẫu hàng;

- Bộ phận điều tra chống buôn lậu trên cơ sở phương án, kế hoạch điều tra theo ổ nhóm, đường dây buôn lậu và tình hình cụ thể từng vụ việc có liên quan để phối kết hợp chặt chẽ với các bộ phận làm thủ tục kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu và các địa điểm kiểm tra. Trường hợp cần kiểm tra trọng điểm, kiểm tra xác suất, kiểm tra khẩn cấp phải thống nhất với lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương;

- Bộ phận xử lý hải quan các cấp căn cứ mức độ vi phạm của từng trường hợp cụ thể để xử lý đúng thẩm quyền và thời hạn quy định.

5. Hồ sơ HQ nộp và xuất trình khi làm thủ tục Hải Quan  

(a) Giấy tờ phải xuất trình (chỉ đối với hàng hoá XK có điều kiện)

Văn bản cho phép của BTM hoặc BQLCN: 1 bản chính để đối chiếu với bản sao phải nộp.

(b) Giấy tờ phải nộp

- Tờ khai hải quan hàng XK: 3 bản chính

- Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng: 1 bản sao.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp XNK (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục Hải Quan): 1 bản sao.

Ðối với các trường hợp sau đây thì phải nộp thêm:

- Hàng không đồng nhất: 3 bản chính Bản kê chi tiết hàng hoá.

- Hàng XK uỷ thác: 1 bản sao hợp đồng uỷ thác XK.

- Hàng XK có điều kiện: 1 bản sao Văn bản cho phép của BTM hoặc BQLCN.

6. Kiểm tra sau giải phóng hàng

- Doanh nghiệp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ Hải Quan của những lô hàng đã giải phóng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày giải phóng hàng và có trách nhiệm xuất trình bộ hồ sơ cùng sổ sách, chứng từ liên quan khác cho CQHQ khi có yêu cầu.

- CQHQ thông qua việc kiểm tra hồ sơ HQ lưu tại CQHQ hoặc qua các nguồn tin khác, mà phát hiện có sai lệch về số thuế phải nộp của doanh nghiệp, thì đuợc phép kiểm tra hồ sơ lưu ở doanh nghiệp cùng các sổ sách, chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đã được giải phóng.

II. ÐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

1. Ðịa điểm làm thủ tục Hải Quan

Doanh nghiệp nhập khẩu có thể đến một trong những địa điểm sau để đăng ký hồ sơ hải quan cho lô hàng xuất khẩu:

- Hải quan cửa khẩu nhập hàng.

- Phòng Giám sát Quản lý trực thuộc Cục hải quan Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương.

- Các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Các địa điểm này có tổ chức, bộ máy hải quan hoạt động như một đơn vị Hải quan cửa khẩu và được phép làm thủ tục hải quan cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu.

2. Thời điểm và thời hạn làm thủ tục Hải Quan

- Ðối với hàng NK thuộc diện được miễn thuế, hàng không có thuế, hàng có thuế suất bằng không theo quy định của luật thuế NK: doanh nghiệp được khai báo, đăng ký tờ khai trước khi hàng đến cửa khẩu bảy (7) ngày.

- Hàng hoá NK có thuế: doanh nghiệp được đăng ký tờ khai khi hàng đã về đến cửa khẩu dỡ hàng.

- Hàng NK bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu dỡ hàng ghi trên vận tải đơn, người làm TTHQ phải đến CQHQ làm thủ tục.

- Hàng NK bằng đường bộ, đường sông: ngày hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên là ngày HQ cửa khẩu tiếp nhận và đăng ký hồ sơ do người làm TTHQ nộp và xuất trình.

3. Người ký tên trên tời khai Hải Quan  

- Người đại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp XNK.

- Người đại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu uỷ thác.

- Người đại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục HQ.

4. Trách nhiệm liên quan

4.1 Ðối với người khai báo Hải Quan

- Chuẩn bị các loại chứng từ hợp lệ, hợp pháp của lô hàng theo đúng quy định và các điều kiện có liên quan khác để hoàn chỉnh việc khai báo hải quan trước khi đến cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa;

- Tự khai báo đầy đủ, chính xác hàng hóa thực tế theo các nội dung quy định tại phần dành cho người khai báo trong tờ khai hải quan;

- Tự xác định mã số hàng hóa, thuế suất, giá tính thuế của từng mặt hàng nhập khẩu, tự tính số thuế phải nộp của từng loại thuế trên tờ khai hải quan;

- Tự xếp hồ sơ vào nơi Hải quan quy định phân luồng hàng hóa theo tiêu chí; đăng ký thời gian xuất trình hàng hóa để Hải quan kiểm tra khi đăng ký hồ sơ hải quan;

- Việc khai báo trên tờ khai hải quan có thể được thực hiện bằng đánh máy chữ, máy vi tính, hoặc viết tay nhưng phải bảo đảm cùng một loại mực (không dùng mực đỏ), cùng một kiểu chữ. Các chứng từ nộp cho Hải quan nếu quy định là bản sao thì người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải ký và đóng dấu xác nhận lên chứng từ đó;

- Ký tên, đóng dấu vào tờ khai sau khi khai báo đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai; nộp tờ khai cùng các chứng từ khác theo quy định trong Nghị định 16/1999/NÐ-CP và Thông tư hướng dẫn này cho Hải quan nơi làm thủ tục;

- Phát hiện, phản ánh kịp thời, trung thực những việc làm không đúng quy định, những tiêu cực của cán bộ, nhân viên hải quan.

4.2 Ðối với nhân viên HQ

(a) Hải quan tiếp nhận hồ sơ

- Tiếp nhận hồ sơ do người làm thủ tục hải quan nộp và xuất trình;

- Kiểm tra tính hợp lệ và sự đồng bộ của hồ sơ theo từng loại hình nhập khẩu;

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn người làm thủ tục hải quan bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Nếu bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì :

+ Phân luồng hàng hóa (theo các tiêu chí luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ) trên cơ sở đối chiếu hàng hóa theo hồ sơ với các tiêu chí phân luồng hàng hóa do Tổng cục Hải quan quy định;

+ Chuyển bộ hồ sơ sang luồng khác khi phát hiện người làm thủ tục hải quan xác định tiêu chí phân luồng hàng hóa không đúng;

+ Ghi số đăng ký tờ khai; ngày, tháng, năm đăng ký tờ khai và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ vào tất cả các tờ khai và các chứng từ kèm theo trong hồ sơ hải quan;

+ Vào sổ đăng ký tờ khai hải quan theo mẫu do Tổng cục Hải quan quy định;

- Kiểm tra tự áp mã thuế, áp giá và tự tính thuế của người khai báo hải quan:

+ Nếu đúng thì ra thông báo thuế và thu thuế (đối với hàng hóa phải nộp thuế ngay) hoặc viết thông báo thuế (đối với hàng thuộc diện được ân hạn thuế);

+ Nếu việc tự áp mã, áp giá, tính thuế của người khai báo hải quan sai thì báo cáo lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương giải quyết;

- Thực hiện việc nhập số liệu trên tờ khai vào máy hoặc vào sổ để phục vụ cho công tác thống kê và chuyển bộ hồ sơ đã đăng ký sang bộ phận kiểm tra hàng hóa;

(b) Hải quan kiểm hoá, tính thuế và phúc tập hồ sơ

- Chỉ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi tờ khai đã được đăng ký;

- Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải được tiến hành tại các địa điểm kiểm tra hải quan; Người làm thủ tục hải quan hoặc người đại diện hợp pháp phải xuất trình và mở các con-ten-nơ/kiện hàng hóa để Hải quan kiểm tra.

- Quá trình kiểm tra mỗi con-ten-nơ/kiện hàng hóa của một lô hàng nhập khẩu phải do ít nhất 02 kiểm tra viên hải quan trở lên thực hiện kiểm tra cùng với sự chứng kiến của người làm thủ tục hải quan;

- Cán bộ hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của các bộ phận làm thủ tục trước, tính chất và đặc điểm của từng lô hàng để lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp; Nếu có căn cứ xác định phân luồng hàng hóa chưa đúng của bộ phận tiếp nhận hồ sơ hải quan thì xác định phân luồng lại và lựa chọn phương pháp kiểm tra hàng hóa cho phù hợp với việc phân luồng đó;

- Sau khi cùng với người làm thủ tục hải quan hoặc người đại diện hợp pháp thực hiện xong việc kiểm tra thực tế hàng hóa, việc ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai hải quan phải được tiến hành ghi ngay tại địa điểm kiểm tra hàng hóa;

- Kiểm tra viên hải quan kiểm tra hàng hóa sau khi đã ghi rõ phương pháp kiểm tra, kết quả kiểm tra về tên hàng, mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, chủng loại hàng hóa, phải ký và ghi rõ họ tên vào tờ khai hải quan;

- Sau khi ghi xác nhận kết quả kiểm tra hàng hóa vào tờ khai hải quan, nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa đúng với khai báo thì kiểm tra viên hải quan kiểm tra hàng hóa chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và quyết định cho giải phóng hàng;

- Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không phù hợp với tự khai báo của người khai báo hải quan thì tùy theo từng trường hợp cụ thể, kiểm tra viên hải quan tiến hành lập biên bản vi phạm hoặc biên bản chứng nhận, yêu cầu người làm thủ tục hải quan ký xác nhận vào biên bản và hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Những trường hợp đã có kết quả giám định nhưng lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương xét thấy kết quả giám định này vẫn không phù hợp với thực tế hàng hóa hoặc trường hợp một mặt hàng có nhiều kết quả giám định khác nhau của các tổ chức giám định khác nhau thì giải quyết như sau:

* Ðối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc sự quản lý của cơ quan chuyên ngành, Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường giải quyết;

* Ðối với hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá phải quản lý chuyên ngành thì Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ quản lý chuyên ngành giải quyết;

* Khi có kết luận của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoặc Bộ quản lý chuyên ngành, Hải quan sẽ căn cứ vào kết luận của những Bộ này để thực hiện.

* Ra thông báo thu thuế bổ sung hoặc ra quyết định điều chỉnh thu bổ sung quy định.

- Khi nhận được hồ sơ hải quan do bộ phận kiểm tra hải quan chuyển đến, bộ phận thuế hải quan giải quyết như sau:

* Căn cứ kết quả kiểm tra hải quan và các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để kiểm tra việc tự tính thuế của người khai báo;

* Nếu sai lệch về thuế do khai không chính xác về số lượng của từng loại hàng hóa hoặc do áp mã thuế cho các mặt hàng không chính xác thì bộ phận thuế hải quan sẽ điều chỉnh lại thuế (thu thuế bổ sung hoặc ra thông báo thuế bổ sung). Trường hợp xét thấy hành vi vi phạm về thuế đến mức phải xử lý như: khai báo sai chủng loại hàng hoặc có nhiều chủng loại hàng không khai báo... thì báo cáo lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương giải quyết theo thẩm quyền của cấp cửa khẩu quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan hiện hành;

* Nếu sai lệch về thuế do vi phạm chính sách mặt hàng, vi phạm pháp luật hải quan, thể hiện rõ hành vi gian lận thương mại, buôn lậu thì ngay sau đó lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương chỉ đạo lập biên bản vi phạm và hoàn chỉnh hồ sơ chuyển cho bộ phận xử lý của Hải quan tỉnh, thành phố để xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Ðối với hàng hóa nhập khẩu không có thuế, hàng được miễn thuế, hàng có thuế suất bằng không theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hàng gia công, hàng hóa đặc biệt khác, sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đã đăng ký, nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chí về phân luồng xanh theo quy định của Tổng cục Hải quan thì hàng sẽ được phân vào luồng xanh và được chuyển ngay cho bộ phận kiểm tra hải quan. Nếu bộ phận kiểm tra hàng hóa cũng xác định luồng xanh và thực tế hàng đúng với khai báo thì cán bộ hải quan thuộc bộ phận kiểm tra hàng hóa chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng ngay;

- Ðối với hàng nhập khẩu thuộc loại có thuế và loại phải nộp thuế ngay, sau khi đã nộp đủ thuế hoặc có bảo lãnh được Hải quan chấp nhận và có kết luận của Hải quan kiểm tra về thực tế hàng hóa là đúng với khai báo thì chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng;

- Ðối với hàng nhập khẩu có thời gian ân hạn thuế, sau khi nhận thông báo thuế và có kết luận của Hải quan kiểm tra là thực tế hàng hóa đúng với khai báo thì chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng;

- Việc chuyển giao hồ sơ hải quan giữa các bộ phận Hải quan phải đảm bảo nhanh chóng, chặt chẽ, xác định rõ được trách nhiệm của từng người, từng bộ phận đối với bộ hồ sơ và các việc khác liên quan;

- Trong quá trình làm thủ tục, bộ phận làm thủ tục sau không được tự động sửa chữa kết quả của bộ phận làm thủ tục trước. Nếu bộ phận làm thủ tục sau phát hiện thấy bộ phận làm thủ tục trước có sai sót cần sửa chữa thì phải trao đổi với bộ phận làm thủ tục trước để thống nhất cách giải quyết;

- Cán bộ, nhân viên hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra việc tính thuế, kiểm tra phúc tập hồ sơ tuyệt đối không được tiếp xúc với người làm thủ tục hải quan để thảo luận việc áp mã, áp giá và tính thuế của chủ hàng và không được yêu cầu lấy mẫu hàng;

- Bộ phận điều tra chống buôn lậu trên cơ sở phương án, kế hoạch điều tra theo ổ nhóm, đường dây buôn lậu và tình hình cụ thể từng vụ việc có liên quan để phối kết hợp chặt chẽ với các bộ phận làm thủ tục kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu và các địa điểm kiểm tra. Trường hợp cần kiểm tra trọng điểm, kiểm tra xác suất, kiểm tra khẩn cấp phải thống nhất với lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương;

- Bộ phận xử lý hải quan các cấp căn cứ mức độ vi phạm của từng trường hợp cụ thể để xử lý đúng thẩm quyền và thời hạn quy định.

5. Hồ sơ HQ nộp và xuất trình khi làm thủ tục HQ  

(a) Giấy tờ phải xuất trình (chỉ đối với hàng hoá NK có điều kiện)

Văn bản cho phép của Bộ TM hoặc Bộ QLCN: 01 bản chính để đối chiếu với bản sao phải nộp.

(b) Giấy tờ phải nộp

- Tờ khai HQ hàng NK: 3 bản chính

- HÐMBNT hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như HÐ: 1 bản sao.

- Vận tải đơn: 1 bản sao.

- Hoá đơn thương mại: 1 bản chính và 2 bản sao.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm TTHQ cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm TTHQ): 1 bản sao.

Ðối với các trường hợp sau đây thì phải nộp thêm

- Hàng NK có điều kiện: 1 bản sao văn bản cho phép của Bộ TM hoặc Bộ QLCN.

- Hàng không đồng nhất: 1 bản chính và 2 bản sao kê chi tiết hàng hoá.

- Ðối với hàng hoá của nước được Việt Nam cho hưởng ưu đãi theo xuất xứ: 1 bản chính Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O: Certifivate of Origin).

- Hàng hóa Nhà nước Việt Nam quy định kiểm tra về chất lượng: 1 bản chính giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.

- Hàng hóa cần phải kiểm dịch: 1 bản chính Giấy đăng ký kiểm dịch.

- Hàng phải kiểm tra an toàn lao động (nếu có quy định): 1 bản chính Giất chứng nhận về an toàn.

6 Kiểm tra sau giải phóng hàng

- Doanh nghiệp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ HQ của những lô hàng đã giải phóng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày giải phóng hàng và có trách nhiệm xuất trình bộ hồ sơ cùng sổ sách, chứng từ liên quan khác cho CQHQ khi có yêu cầu.

- CQHQ thông qua việc kiểm tra hồ sơ HQ lưu tại CQHQ hoặc qua các nguồn tin khác, mà phát hiện có sai lệch về số thuế phải nộp của doanh nghiệp, thì đuợc phép kiểm tra hồ sơ lưu ở doanh nghiệp cùng các sổ sách, chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đã được giải phóng.

B. ÐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU - NHẬP KHẨU CỦA CÁC XÍ NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT

I. THỦ TỤC ÐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU  

Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam, xí nghiệp khu chế xuất phải làm thủ tục Hải quan để nhập khẩu hàng. Khi làm thủ tục Hải quan, chủ hàng phải nộp cho Hải quan khu chế xuất những giấy tờ sau:

- Ðơn xin nhận hàng của xí nghiệp khu chế xuất đã được Ban quản lý khu chế xuất phê duyệt (2 bản)

- Tờ khai hoàng hoá nhập khẩu (2 bản)

- Bản khai chi tiết hàng hoá (2 bản)

- Vận đơn (bản sao 1 bản)

- Các chứng từ khác (nếu có) tuỳ theo từng trường hợp.

Hải quan khu chế xuất, sau khi tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ nếu đầy đủ và hợp lệ thì làm thủ tục đăng ký tờ khai Hải quan. Tiếp đó, thủ tục Hải quan như sau:

- Nếu hàng hoá nhập khẩu trực tiếp vào khu chế xuất, Hải quan khu chế xuất tiến hành thủ tục kiểm hoá lô hàng tại kho bãi của khu chế xuất hoặc xí nghiệp khu chế xuất và giải phóng hàng đưa vào sản xuất.

- Nếu hàng hoá nhập khẩu qua một cửa khẩu khác (thuộc tỉnh, thành phố có khu chế xuất) thì chủ hàng mang bộ hồ sơ đã đăng ký đến cửa khẩu nhập hàng làm thủ tục nhận hàng về khu chế xuất để làm tiếp thủ tục Hải quan. Tuỳ từng trường hợp Hải quan khu chế xuất có thể áp dụng biện pháp áp tải hoặc niêm phong kẹp chì và thực hiện các bước theo Quy chế địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu, ban hành kèm theo Quyết định số 109/TCHQ-GSQL ngày 9-3-1995 và các văn bản hướng dẫn khác của Tổng cục Hải quan.

- Nếu hàng hoá nhập khẩu qua một cửa khẩu thuộc tỉnh, thành phố khác (không phải tỉnh, thành phố có khu chế xuất) thì thực hiện theo Quy chế về hàng chuyển tiếp ban hành kèm theo Quyết định số 89-TCHQ-QÐ ngày 2-8-1994 và các văn bản hướng dẫn khác của Tổng cục Hải quan.

Hàng hoá nhập khẩu vào khu chế xuất chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã hoàn thành thủ tục Hải quan.

Hàng hoá chưa hoàn thành thủ tục Hải quan phải đưa vào khu vực kho riêng và chịu sự giám sát, và quản lý của Hải quan khu chế xuất.

II. THỦ TỤC ÐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU  

Khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá trong khu chế xuất ra nước ngoài, chủ hàng phải nộp cho Hải quan khu chế xuất những tờ giấy sau đây:

- Ðơn xin xuất khẩu hàng hoá của xí nghiệp khu chế xuất đã được Ban quản lý khu chế xuất phê duyệt (2 bản)

- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (2 bản)

- Bản kê chi tiết hàng hoá xuất khẩu (2 bản)

- Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu hợp đồng yêu cầu)

- Các chứng từ khác (nếu có) tuỳ theo từng trường hợp.

Hải quan khu chế xuất sau khi tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ đăng ký tờ khai, tiến hành kiểm hoá, kết thúc thủ tục Hải quan theo các bước sau:

- Ðối với hàng đóng trong container giao chủ hàng bộ hồ sơ đã hoàn thành thủ tục hải quan để chủ hàng vận chuyển hàng ra cửa khẩu xuất hàng. Tuỳ trường hợp cụ thể Trưởng Hải quan khu chế xuất quyết định việc áp tải hay niêm phong kẹp chì.

- Hải quan cửa khẩu xuất có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hàng và giám sát cho đến khi hàng hoá thực xuất, xác nhận thực xuất vào tờ khai Hải quan và chuyển giao lại Hải quan khu chế xuất để thanh khoản.

- Hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục Hải quan nhưng chưa đưa ra cửa khẩu để xuất khẩu phải chịu sự giám sát, quản lý của Hải quan khu chế xuất cho đến khi bàn giao cho Hải quan cửa khẩu xuất hàng.

III. THỦ TỤC HẢI QUAN ÐỐI VỚI HÀNG HOÁ XÍ NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT BÁN VÀO THỊ TRƯỜNG NỘI ÐỊA HOẶC MUA TỪ THỊ TRƯỜNG NỘI ÐỊA

- Hàng hoá xí nghiệp khu chế xuất bán vào thị trường nội địa coi như hàng doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài và hàng hoá xí nghiệp khu chế xuất mua từ thị trường nội địa coi như là doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài phải chịu sự điều chỉnh bởi chính sách xuất, nhập khẩu và pháp luật thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu.

- Ðối với hàng hoá xí nghiệp khu chế xuất bán vào thị trường nội địa, Hải quan tính và thu thuế như đối với hàng nhập khẩu.

- Ðối với hàng hoá xí nghiệp khu chế xuất mua từ thị trường nội địa, Hải quan tính và thu thuế như đối với hàng xuất khẩu.

- Thủ tục Hải quan cho hàng hoá nêu ở Ðiều này như quy định về thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu và do Hải quan khu chế xuất thực hiện. Ðối với một lô hàng chỉ làm hồ sơ và thủ tục một lần với một đơn vị Hải quan là Hải quan khu chế xuất. Hồ sơ do doanh nghiệp Việt Nam lập và được làm thành 4 bộ, gồm:

* Tờ khai Hải quan: 4 bản

* Văn bản cho phép của Bộ Thương mại, Bộ chuyên ngành (nếu có)

* Bản kê chi tiết

* Hợp đồng thương mại

* Hoá đơn thương mại

* Các chứng từ khác (nếu có) tuỳ theo từng lô hàng cụ thể.  

- Sau khi làm xong thủ tục Hải quan cho lô hàng, hồ sơ được xử lý như sau:

* Hải quan khu chế xuất lưu một bộ (có hợp đồng thương mại)

* Chuyển phòng kiểm tra thu thuế Hải quan tỉnh, thành phố 1 bộ để theo dõi thuế

* Trả xí nghiệp khu chế xuất 1 bộ

* Trả doanh nghiệp Việt Nam 1 bộ.

- Ðối với hàng doanh nghiệp Việt Nam được kinh doanh theo phương thức tạm nhập - tái xuất, nếu được phép bán (tái xuất) cho xí nghiệp khu chế xuất thì toàn bộ thủ tục Hải quan cho cả 2 lần do Hải quan Tỉnh, thành phố, cưa khẩu liên quan thực hiện. Hải quan khu chế xuất chỉ giám sát hàng đưưưa vào khu chế xuất và xác nhận thực xuất vào tờ khai Hải quan và chứng từ khác.

IV. HÀNG HOÁ TRAO ÐỔI GIỮA CÁC KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM  

Hàng hoá của xí nghiệp trong khu chế xuất này trao đổi với xí nghiệp của khu chế xuất khác ở Việt Nam coi như hàng hoá trao đổi với nước ngoài. Hồ sơ làm thủ tục Hải quan do xí nghiệp khu chế xuất lập và được làm thành 4 bộ, Hải quan khu chế xuất, nơi làm thủ tục xuất, thực hiện việc đăng ký tờ khai. Hải quan khu chế xuất, nơi làm thủ tục nhập xác nhận thực xuất/nhập vào tờ khai. Sau khi làm xong thủ tục Hải quan cho lô hàng, hồ sơ được xử lý như sau:

- Hải quan khu chế xuất làm thủ tục xuất: 1 bộ

- Hải quan khu chế xuất làm thủ tục nhập: 1 bộ

- Xí nghiệp khu chế xuất bán hàng: 1 bộ

- Xí nghiệp khu chế xuất mua hàng: 1 bộ.

Hướng dẫn khai báo tờ khai hải quan

Tiêu thức 1: Người xuất khẩu- Mã số

- Ghi tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nghiệp cá nhân xuất khẩu, kể cả số điện thoại và fax

- Ðối với tờ khai xuất khẩu : ghi mã số đăng ký của doanh nghiệp xuất khẩu do Cục hải quan tỉnh, TP cấp. Nếu người xuất khẩu là cá nhân thì không phải điền vào ô mã số.

- Ðối với tờ khai hàng nhập khẩu: không phải điền vào ô mã số

Tiêu thức 2: Người nhập khẩu - mã số

Ghi tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nghiệp/ cá nhân nhập khẩu, kể cả số điện thoại và fax

Ðối với tờ khai hàng nhập khẩu : ghi mã số đăng ký của doanh nghiệp nhập khẩu do Cục hải quan tỉnh, TP cấp. Nếu người nhập khẩu là cá nhân thì không phải điền vào ô mã số.

Ðối với tờ khai xuất khẩu : không phải điền vào ô mã số

Tiêu thức 3: Người uỷ thác - Mã số

- Ghi tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nghiệp/cá nhân uỷ thác, kể cả số điện thoại và fax ( nếu có)

- Ghi mã số đăng ký của doanh nghiệp uỷ thác do Cục hải quan tỉnh, TP cấp. Nếu người uỷ thác là doanh nghiệp nước ngoài (không đăng ký kinh doanh tại Việt Nam) hoặc cá nhân thì không phải điền vào ô mã số.

Tiêu thức 4: Phương tiện vận tải

Ghi loại hình phương tiện vận tải ( hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt) chở hàng nhập khẩu từ nước ngoài tới Việt Nam hoặc chở hàng từ Việt Nam ra nước ngoài.

Tiêu thức 5: Tên, số hiệu phương tiện

Ghi tên tàu thuỷ, số chuyến bay, số hiệu phương tiện vận tải đường sắt chở hàng nhập khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài. Không phải ghi tiêu thức này nếu lô hàng được vận chuyển bằng đường bộ.

Tiêu thức 6: Ngày khởi hành/ ngày đến

Ghi ngày phương tiện vận tải khởi hành đối với hàng xuất khẩu, ngày phương tiện vận tải đến

đối với hàng nhập khẩu

 

Tiêu thức 7: Số vận tải đơn

Ghi số, ngày, tháng, năm của vận đơn ( B/L) hoặc chứng từ vận tải có giá trị thay thế B/L, có giá trị nhận hàng từ người vận tải. Không sử dụng tiêu thức này nếu là tờ khai hàng xuất khẩu.

Tiêu thức 8: Cảng, địa điểm bốc hàng

- Ðối với tờ khai hàng xuất khẩu: ghi tên cảng, địa điểm nơi hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải, áp mã hoá cảng phù hợp với ISO ( LOCODE). Trường hợp địa điểm bốc hàng chưa được cấp mã số theo ISO thì chỉ ghi danh vào tiêu thức này

- Ðối với tờ khai nhập khẩu thì ghi tên cảng, địa điểm bốc hàng theo hợp đồng ngoại thương ( nếu có)

Tiêu thức 9: Cảng, địa điểm dỡ hàng

- Ðối với tờ khai hàng nhập khẩu: ghi tên cảng, địa điểm nơi hàng được dỡ khỏi phương tiện vận tải. Áp dụng mã hoá cảng phù hợp với ISO (LOCODE). Trường hợp địa điểm dỡ hàng chưa được cấp mã số theo ISO thì ghi địa danh vào tiêu thức này.

- Ðối với tờ khai hàng xuất khẩu thì ghi tên cảng, địa điểm dỡ hàng theo hợp đồng ngoại thương ( nếu có)

Tiêu thức 10: Số giấy phép/ ngày cấp/ ngày hết hạn

Ghi số văn bản hợp đồng cấp hạn ngạch hoặc duyệt kế hoạch XNK của Bộ Thương mại, của Bộ ngành chức năng khác (nếu có), ngày ban hành và thời hạn có hiệu lực của văn bản đó. Áp dụng mã chuẩn trong ISO khi ghi thời hạn ( năm- tháng- ngày).

Tiêu thức 11: Số hợp đồng/ ngày ký

Ghi số và ngày ký hợp đồng ngoại thương của lô hàng xuất khẩu/ nhập khẩu ( hợp đồng mua bán, hợp đồng gia công, hợp đồng đại lý bán hàng..)

Tiêu thức 12: Hải quan cửa khẩu

Ghi tên đơn vị hải quan cửa khẩu và tên đơn vị hải quan tỉnh, TP ( TD: Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV1, Cục hải quan thành phố HCM) nơi chủ hàng sẽ đăng ký tờ khai hải quan và làm thủ tuc hải quan cho lô hàng.

 

Tiêu thức 15: Loại hình

Ðánh dấu vào ô thích hợp với loại hình: xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, đầu tư, gia công…

TD: Nhập khẩu hàng tạm nhập tái xuất thì đánh dấu vào các ô nhập khẩu và TN-TX. Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng gia công thì đánh dấu vào các ô : nhập khẩu và gia công

Ô trống sử dụng khi có hướng dẫn của Tổng cục hải quan

Tiêu thức 16: Nước xuất khẩu

Ghi tên nước mà từ đó hàng hoá được chuyển đến Việt Nam ( nơi mà hàng hoá được xuất bán cuối cùng đến Việt nam). Áp dụng mã nước ISO trong tiêu thức này đối với tờ khai hàng nhập khẩu

Chú ý: không ghi tên nước mà hàng hoá trung chuyển qua đó.

Tiêu thức 17: Nước nhập khẩu

Ghi tên nơi hàng hoá được nhập khẩu vào ( nơi hàng hoá sẽ được chuyển đến theo thoả thuận giữa người bán với người mua và vì mục đích đó mà hàng hoá xuất khẩu được bốc lên phương tiện vận tải tại Việt Nam). Áp dụng mã nước cấp ISO trong tiêu thức này đối với tờ khai hàng xuất khẩu

Chú ý: Không ghi tên nước hàng hoá trung chuyển qua đó

Tiêu thức 18: Ðiều kiện giao hàng

Ghi rõ điều kiện địa điểm giao hàng mà hai bên mua và bán thoả thuận ( TD: CIF Hồ Chí Minh

Tiêu thức 19: Số lượng mặt hàng

Ghi tổng số các mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo.

Tiêu thức 20: Phương thức thanh toán

Ghi rõ phương thức thanh toán cho lô hàng đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương ( TD: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng…)

Tiêu thức 21: Nguyên tệ thanh toán

Ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương. Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO ( TD: đồng Pranc Pháp là FRF; đồng đôla Mỹ là USD…)

Tiêu thức 22: Tỷ giá tính thuế

Ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế ( theo quy định hiện hành tại thời điểm mở tờ khai hải quan) bằng đồng Việt Nam

Tiêu thức 23: Tên hàng

- Ghi rõ tên hàng hoá theo hợp đồng ngoại thương, LC, hoá đơn…

- Trong trường hợp lô hàng có từ hai mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

+ Trên tờ khai hải quan chính: Ghi tên gọi khái quát chung của lô hàng và theo phụ lục tờ khai hoặc chỉ ghi theo phụ lục tờ khai

+ Trên phụ lục tờ khai: ghi tên từng mặt hàng

Tiêu thức 24: Mã số HS. VN

- Ghi mã số hàng hoá theo Danh mục hàng hoá XNK Việt Nam ( HS.VN) do Tổng cục Thống kê ban hành

- Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

+ Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì

+ Trên phụ lục tờ khai: ghi mã số từng mặt hàng

Tiêu thức 25: Xuất xứ

- Ghi tên nước nơi hàng hoá được chế tạo ( sản xuất ) ra. Căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ đúng quy định, thoả thuận trên hợp đồng và các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng. Áp dụng mã nước quy định trong ISO

- Ðối với hàng xuất khẩu, tiêu thức này có thể không ghi

- Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

+ Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì

+ Trên phụ lục tờ khai: ghi tên nước xuất xứ từng mặt hàng.

 

Tiêu thức 26: Lượng và đơn vị tính

- Ghi số lượng của từng mặt hàng xuất/ nhập khẩu ( theo mục tên hàng ở tiêu thức 23) và đơn vị tính của loại hàng hoá đó ( TD: mét, kg…) đã thoả thuận trong hợp đồng (nhưng phải đúng với các đơn vị đo lường chuẩn mực mà Nhà nước Việt Nam đã công nhận)

- Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

+ Trên tờ khai hải quan chính: Không ghi gì

+ Trên phụ lục tờ khai: Ghi số lượng và đơn vị tính của từng mặt hàng

Tiêu thức 27: Ðơn giá ngoại tệ

Ghi giá của 1 đơn vị hàng hoá ( theo đơn vị tính ở tiêu thức 26) bằng loại tiền tệ dã ghi ở tiêu thức 21 (nguyên tệ), căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương, hoá đơn, L/C.

Hợp đồng mua bán theo phương thức trả tiền chậm; giá mua, giá bán ghi trên hợp đồng mua bán gồm cả lãi suất phải trả thì thì đơn giá được xác định bằng giá mua, giá bán trừ (-) lãi suất phải trả theo hợp đồng mua bán.

Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì

- Trên phụ lục tờ khai: ghi giá của một đơn vị hàng hóa bằng ngoại tệ

Ðơn giá hàng gia công XK gồm nguyên liệu + nhân công

Tiêu thức 28: Trị giá nguyên tệ

Ghi giá bằng nguyên tệ của từng mặt hàng XNK, là kết quả của phép nhân ( x) giữa lượng ( tiêu thức 26) và đơn giá của nguyên tệ ( tiêu thức 27) : lượng x đơn giá nguyên tệ+ trị giá nguyên tệ

Trong trường hợp lô hàng có từ hai mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan chính: khi tổng trị giá nguyên tệ của các mặt hàng khai bảo tên phụ lục tờ khai.

- Trên phụ lục tờ khai: Ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng.

Tiêu thức 29: Loại thuế - mã số tính thuế

Các loại thuế phụ thu mà hàng hóa xuất nhập khẩu phải chịu đã được ghi sẵn trong tờ khai hải quan. Căn cứ biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành để ghi mã số tương ứng với tính chất, cấu tạo và công dụng của từng mặt hàng ở tiêu thức 23 theo từng loại thuế phụ thu.

Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì

- Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên

Tiêu thức 30: Lượng

Ghi số lượng của từng mặt hàng thuộc từng mã số ở tiêu thức 29. Chỉ ghi khi tính thuế xuất khẩu nhập khẩu.

Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì ghi vào tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì

- Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên

Tiêu thức 31: Ðơn giá tính thuế ( VNÐ)

Ghi giá ở một đơn vị hàng hoá ở tiêu thức 26 tính bằng đồng Việt Nam, dùng để tính thuế. Chỉ ghi khi tính thuế xuất khẩu nhập khẩu. Việc xác đinh đơn giá tính thuế căn cứ vào các quy định của các văn bản pháp qui do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệu lực tại thời điểm mở tờ khai hải quan. ( Hiện là thông tư 82/1997/ TT- BTC và Quyết định 590 A/1998/QÐ-BTC)

Phương pháp xác đinh tính thuế như sau:

Ðối với những mặt hàng hoặc lô hàng phải áp dụng giá tính thuế theo bảng giá tối thiểu thì đơn giá tính thuế là giá của mặt hàng đó ghi trong bảng giá tối thiểu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Ðối với các trường hợp không phải áp dụng bảng giá tối thiểu:

Ðối với hàng xuất khẩu: nếu đơn giá nguyên tệ là giá FOB hoặc giá DAF (đối với hàng xuất khẩu qua biên giới đất liền) thì tính theo công thức :

Ðơn giá tính thuế = đơn giá nguyên tệ ( tiêu thức 27) x tỷ giá tính thuế ( tiêu thức 22). Nếu đơn giá nguyên tệ không phải là giá FOB hoặc DAF thì căn cứ vào đơn giá ngyên tệ và các yếu tố khác có liên quan như phí bảo hiểm, phí vận tải…ghi trên các chứng từ hoặc theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tính giá FOB hoặc giá DAF, từ đó tính ra đơn giá tính thuế.

Ðối với hàng nhập khẩu: Nếu đơn giá nguyên tệ là giá CIF hoặc giá DAF ( đối với hàng NK qua biên giới đất liền) thì tính theo công thức: Ðơn giá tính thuế = Ðơn giá nguyên tệ ( tiêu thức 27) x tỷ giá tính thuế ( tiêu thức 22). Nếu đơn giá nguyên tệ không phải là giá CIF hoặc DAF thì căn cứ vào đơn giá nguyên tệ và các yếu tố khác có liên quan như phí bảo hiểm , phí vận tải…ghi trên các chứng từ hoặc theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tính ra giá CIF hoặc giá DAF, từ đó tính ra giá tính thuế.

Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi các tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì

- Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên.

Tiêu thức 32: Trị giá tính thuế

Ðối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: ghi trị giá của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam. Công thức tính: trị giá tính thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu = lượng ( tiêu thức 30) x đơn giá tính thuế ( tiêu thức 31).

Ðối với thuế giá trị gia tăng ( GTGT) và thuế TTÐB: trị giá tính thuế GTGT hoặc TTÐB là tổng của trị giá tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp cả từng mặt hàng. Công thức tính: Trị giá tính thuế GTGT hoặc TTÐB = Trị giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu phải nộp ( ở tiêu thức 34)

Ðối với phụ thu: là trị giá tính thuế xuất khẩu nhập khẩu.

Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì

- Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên

Tiêu thức 33: Thuế suất

Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định trong tiêu thức 29 theo các Biểu thuế, biểu phụ thu có liên quan để làm cơ sở tính thuế.

Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì

- Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên

Tiêu thức 34: Số tiền phải nộp

Ghi số thuế xuất khẩu nhập khẩu, GTGT,TTÐB, phụ thu phải nộp ( gọi chung là thuế), là kết quả tính toán từ các thông số ở tiêu thức 32 và 33.

Công thức tính: : Số tiền phải nộp ( của từng loại thuế, phụ thu) = trị giá tính thuế ( của từng loại thuế, phụ thu) x thuế suất’ ( %)

Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau

- Trên tờ khai hải quan chính: ghi tổng số của từng loại thuế, phụ thu ( cộng trên các phụ lục tờ khai hải quan ) vào ô dành cho loại thuế, phụ thu đó.

- Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên

Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ

Tiêu thức 37: Chứng từ kèm theo

Liệt kê toàn bộ các chứng từ có liên quan đến lô hàng phải kèm theo tờ khai hải quan để nộp cho cơ quan hải quan theo quy định.

 

Tiêu thức 38: Chủ hàng hoặc người được ủy quyền cam đoan và ký tên

Chủ hàng/ người được ủy quyền làm thủ tục hải quan ghi ngày khai báo, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu chịu trách nhiệm về nội dung khai báo và kết quả tính thuế có liên quan đến khai báo trên tờ khai chính và phụ lục tờ khai ( nếu có). Chủ hàng là cá nhân ghi rõ số, ngày cấp, nơi cấp của chứng minh thư và giấy đăng ký kinh doanh.

Tờ khai Hải quan hàng hoá Xuất Khẩu

Bộ tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu gồm hai tờ: một tờ là Bản lưu Hải quan, và một tờ là bản lưu người khai hải quan, còn nội dung thì giống hệt nhau.

Làm thủ tục Hải quan theo loại hình hàng hóa

Loại hình hàng hoá XNK chính

- Hàng hoá XNK theo hợp đồng thương mại

- Hàng gia công XNK

- Hàng sản xuất xuất khẩu

- Hàng xuất nhập vào khu chế xuất

- Hàng xuất nhập kho ngoại quan, kho bảo thuế

- Hàng nhập khẩu kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế

- Hàng XNK đầu tư, hàng XNK tại chỗ

- Hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

- Hàng PMD XNK

- Hàng quà biếu, tặng XNK

- Hàng XNK qua các dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh

- Hàng XNK, trao đổi của cư dân, kinh doanh tại chợ tại biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu

- Hàng tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm

- Hàng ngoại giao

- Hàng yêu cầu khẩn cấp, an ninh, quốc phòng

- Hàng viện trợ không hoàn lại

- Tài sản di chuyển

- Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập tái xuất

- Linh kiện phụ tùng sửa chữa tàu biển, máy bay nước ngoài

- Hàng hoá từ bỏ, thất lạc

- Hàng hoá mua bán trên phương tiện vận tải XNC tại cảng biển cảng sông Việt Nam

- Xăng dầu tạm nhập tái xuất

- Kim khí quý, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam XNK

Một số lĩnh vực quản lý của cơ quan Nhà nước

- Điều hành XNK hàng hoá của Chính phủ

- Phân loại hàng hoá

- Giám định, kiểm tra chất lượng, kiểm dịch động - thực vật - y tế

- Xuất xứ hàng hoá

- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả.

- Đại lý thủ tục hải quan.

- Dán tem hàng nhập khẩu

- Một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Xuất nhập khẩu Uỷ thác giữa các doanh nghiệp trong nước

Xuất nhập khẩu Uỷ thác giữa các doanh nghiệp trong nước

Uỷ thác mua bán hàng hoá là việc mà theo đó bên được uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận phí uỷ thác.

Bên được uỷ thác mua bán hàng hoá là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác.

Bên uỷ thác mua bán hàng hoá là doanh nghiệp giao cho bên được uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả phí uỷ thác.

1. Việc uỷ thác lại, nhận uỷ thác của nhiều bên

Bên được uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ 3 thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác.

Bên được uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau.

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Bên được uỷ thác:

a) Quyền

Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác

Nhận phí uỷ thác theo thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác

Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã giao cho bên uỷ thác, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.

Yêu cầu bên uỷ thác bồi thường thiệt hại do họ gây ra.

b) Nghĩa vụ

Thực hiện mua bán hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác;

Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác; trong trường hợp có chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với hợp đồng uỷ thác thì bên được uỷ thác phải tuân theo chỉ dẫn đó;

Bảo quản, giữ gìn tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác.

Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác

Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác

Bên uỷ thác

a) Quyền

Yêu cầu bên được uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;

Khiếu nại đòi bên uỷ thác bồi thường thiệt hại do bên được uỷ thác gây ra.

b) Nghĩa vụ

Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

Trả phí uỷ thác;

Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng uỷ thác của bên thứ 3 trong trường hợp chấp thuận việc uỷ thác lại cho họ;

Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác.

Quy chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các doanh nghiệp trong nước

Xuất nhập uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhận làm dịch vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu gữa các doanh nghiệp, phù hợp với những quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế.

1. Chủ thể

a) Chủ thể uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu:

Tất cả các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và/hoặc có giấy phép kinh doanh XNK đều được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu.

b) Chủ thể nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu:

Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được phép nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Điều kiện:

a) Đối với bên uỷ thác:

Có đăng ký kinh doanh hợp pháp và hoặc có giấy phép kinh doanh XNK.

Có hạn ngạch hoặc chỉ tiêu xuất khẩu, nhập khẩu, nếu uỷ thác xuất khẩu những hàng hoá thuộc hạn ngạch hoặc kế hoạch định hướng.

Được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu chuyên ngành.

Có khả năng thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác

b) Đối với bên nhận uỷ thác:

Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Có ngành hàng phù hợp với hàng hoá nhận xuất nhập khẩu uỷ thác.

3. Phạm vi

Uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

Bên uỷ thác chỉ được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng nằm trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong đăng ký kinh doanh hoặc trong giấy phép kinh doanh XNK.

Bên uỷ thác có quyền lựa chọn bên nhận uỷ thác có đủ điều kiện theo quy định trên để ký hợp đồng uỷ thác.

4. Nghĩa vụ và trách nhiệm

Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, có liên quan đến đơn hàng uỷ thác xuất nhập khẩu.

Bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác thương lượng và ký hợp đồng uỷ thác. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của hia bên do hai bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng.

Bên uỷ thác thanh toán cho bên nhận uỷ thác phí uỷ thác và các khoản phí tổn phát sinh khi thực hiện uỷ thác.

5. Trách nhiệm pháp lý

Các bên tham gia hoạt động XNK uỷ thác phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tham gia đã ký và các quy định của pháp luật. Việc tranh chấp giữa các bên sẽ được giải quyết trên cơ sở thương lượng; nêu thương lượng không đi đến kết quả , thì sẽ đưa ra Toà Kinh tế. Phán quyết theo thủ tục tố tụng của Toà Kinh tế là kết luận cuối cùng bắt buộc các bên phải thi hành.

Mẫu C/O Form A , hướng dẫn khai báo CO form A

Xuất xứ hàng hoá mẫu A, C/O Form A, CO Form A, don xin cap CO Form A ( vao khai bao dien tu xem)

Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu A:
GENERALISED SYSTEM OF PREFERENCES viết tắt là GSP
- Là loại C/O đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của các nước có tên ở mặt sau Mẫu . Có C/O này hàng hoá xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của nước nhập khẩu.

- Chỉ được cấp khi hàng hoá được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP; và khi hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định.
Các bạn có thể vào trang này để tải bản có chất lượng cao hơn :

1. C/O mẫu A.
Ô trên cùng bên phải
Để trống
Ô số 1
Tên đầy đủ và địa chỉ của người xuất khẩu hàng.
Ô số 2
Tên địa chỉ của người nhập khẩu hàng
Ô số 3
Phương tiện vận tải ( ví dụ đường biển đường không, đường bộ và cảng xuất hàng và cảng nhập hàng.
Ô số 4
Để trống
Ô số 5
Số thứ tự các mặt hàng khác nhau trong lô hàng xuất khẩu ( nếu có).
Ô số 6
Tên hàng và các mô tả khác về hàng hoá như quy định trong hợp đồng hoặc L/C
Ô số 7
Tiêu chuẩn xuất xứ HSP mà hàng hoá xuất khẩu đã đáp ứng để được hưởng ưu đãi
Ô số 8
Tiêu chuẩn xuất xứ GSP mà hàng hoá xuất khẩu đã đáp ứng để được hưởng ưu đãi. Ví dụ
Háng hoá xuất khẩu sang tất cả các nước mà đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ toàn bộ.
Ghi chữ P
Hàng xuất khẩu sang EU, nhật AFTA mà có sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Ghi chữ "W" và mã HS của hàng hoá đó.
Hàng xuất sang canada sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ
- Các nước không được hưởng ưu đãi GSP của Canada
Ghi chữ T
Ghi chữ "G"
Hàng xuất sang Mỹ sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ:
-Các nước là thành viên là một khối khu vực mà nước xuất khẩu là thành viên và được Mỹ cho hưởng chế độ cộng gộp khu vực.
- Các nước khác không phải là thành viên của khối khu vực mà nước xuất khẩu là thành viên và được Mỹ cho hưởng chế độ cộng gộp khu vực.
Hàng xuất sang Nga sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ:
- Các nước không được hưởng ưu đãi GSP của Nga.
- Các nước được hưởng ưu đãi GSP của canada.
Ghi chữ "Y" và tỷ lệ phần trăm thành phần nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Ghi chữ "Pk" và tỷ lệ phần trăm thành phần nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Ô số 9:
Trọng lượng hay số lượng hàng hoá xuất khẩu
Ô số 10
Số và ngày của hoá đơn thương mại
Ô số 11
Xác nhận của cơ quan cấp.
Ô số 12
- Dòng thứ nhất ghi tên nước sản xuất hàng hoá ( Việt Nam)
- Dòng thứ hai ghi tên nước nhập khẩu hàng hoá
- Dòng thứ ba ghi nơi khai C/O+ ngày tháng năm + ký và đóng dấu của người xuất khẩu.

---------------------------------------------------------------------------------

1. Goods consigned from (Exporter s business name, address country)
Reference No
GENERALIZED SYSTEM OF PREFERENCES CERTIFICATE OF ORIGIN
(Combined declaration and certificate)
Form A
Issed in............................................
(country)
See notes Overleaf
2. Goods consigned to (Consignees name, address, country)
3. Means of transport and rout (as far as known)
4. For official use
5. Item number
6. Mark and number of pakages
7. Number and kind of packages; description of goods
8. origin criterion (see note overleaf)
9. Gross weight or other quantity
10. Number and date of Invoices
11. Certification
It is hereby certified, on the basis of control carried out, that the declaration by the exporter is correct
..................................................................

Place and date, signature of authorised signatory
12. Declaration by the exporter
The undersigned hereby declares that the above details and statements are correct; that all the goods were
produced in ...........................................
(Country)
and that they comply with the origin requirements specified
for those goods in the generalized system of preferences for the goods exported to
...............................................................

Place and date, signature of authorised signatory
Place and date, signature of authorised signatory

C/O Form A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)

Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ gia công

Có cần thiết phải có qui định riêng về thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Investment Enterprises - FIEs)?

Đây là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, bức xúc, cơ quan chức năng nên cân nhắc và có hướng dẫn.

Thông tư 116/2008/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài có một qui định dành riêng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs[1]), đó là qui định về “thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công”. Điểm 2 Khoản V mục II của Thông tư qui định “…Việc nhập khẩu máy móc thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2007/TT-BTM ngày 04/4/2007 của Bộ Thương Mại nay là Bộ Công Thương”. Qui định này có lẽ không còn cần thiết nếu đối chiếu những qui định liên quan đến thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị để thực hiện gia công tại Thông tư 04/2007/TT-BTM và Thông tư 116/2008/TT-BTC.

Trước khi Thông tư 116/2008/TT-BTC có hiệu lực thi hành thủ tục hải quan đối với hàng gia công được thực hiện theo hướng dẫn của Quyết định 69/2004/QĐ-BTC ngày 24/8/2004 và các FIEs thực hiện việc nhập khẩu máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng gia công theo các qui định của Thông tư 04/2007/TT-BTM. Đây là Thông tư“Hướng dẫn hoạt động xuất khẩu nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy  định tại NĐ 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư.” Một trong các phạm vi điều chỉnh của Thông tư 04/2007/TT-BTC là “Hướng dẫn thủ tục…..nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư,phụ tùng, linh kiện và các hàng hóa khác phục vụ cho hoạt động đầu tư;gia công hàng hóa; thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ….gọi chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.” 

Về hoạt động gia công, điểm 3a khoản II của Thông tư 04/2007/TT-BTM hướng dẫn : các FIEs được “Tạm nhập, tái xuất : ….Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu để thực hiện hợp đồng gia công…”. Như vậy, ngoài máy móc thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, các IFEs được nhập khẩu máy móc, thiết bị để gia công theo loại hình “Tạm nhập, tái xuất”. Về thủ tục hải quan, hướng dẫn này không khác hướng dẫn tại điểm 3 khoản IV Thông tư 116/2008/TT-BTC: “máy móc, thiết bị thuê mượn để trực tiếp phục vụ gia công,thì thực hiện theo loại hình Tạm nhập – Tái xuất”.

Có thể thấy, trong cùng một phạm vi điều chỉnh (lĩnh vực gia công) hướng dẫn của hai Thông tư này về thủ tục hải quan đối với máy móc thiết bị nhập khẩu để trực tiếp phục vụ gia công là không khác nhau, đều được làm thủ tục theo loại hình “tạm nhập - tái xuất” và không phân biệt đối tượng là doanh nghiệp nhận gia công có phải là FIEs hay doanh nghiệp trong nước.

Theo Thông tư 04/2007/TT-BTM, nếu một FIE đã đủ điều kiện để được nhận gia công qui định tại điểm 5 khoản II thì chỉ còn một hạn chế duy nhất khác với doanh nghiệp nhận gia công trong nước là “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàichỉ được thực hiện hoạt động gia côngsau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp và bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh”(tiết c điểm 5 khoản II). Thực ra qui định này cũng đã được cụ thể hóa ở nội dung “Kiểm tra cơ sở sản xuất” nêu tại điểm 2.4 khoản I Mục II Thông tư 116/ 2008/TT-BTC qui định cơ quan hải quan phải thực hiện khi doanh nghiệp nhận gia công làm thủ tục đăng ký hợp đồng gia công. Nếu kiểm tra mà thấy cơ sở sản xuất không đáp ứng các điều kiện để gia công hoặc không có cơ sở sản xuất thì doanh nghiệp trong nước cũng không được hoặc làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa để gia công.

Nếu căn cứ vào ô số 5 để ghi loại hình của tờ khai GCCT thì rõ ràng chỉ có 3 đối tượng được làm thủ tục chuyển tiếp là: Giao SPGCCC (Sản phẩm gia công chuyển tiếp), Giao NLD (Nguyên liệu dư?) và Giao MM,TB (máy móc, thiết bị). Vậy, nếu có bổ sung đối tượng NPL gia công của hợp đồng gia công đang thực hiện được chuyển sang hợp đồng khác thì ô “số 5 - Loại hình” của Tờ khai Gia công chuyển tiếp HQ/2008-GCCT ban hành kèm theo Thông tư 116/2008/TT-BTC cũng cần bổ sung loại hình này.

Một chi tiết nữa cần sửa đổi là chữPKHĐGC (phụ kiện?) ở ô số 7 và số 10 của Tờ khai GC chuyển tiếp: nên sửa lại làPLHĐGC (Phụ lục hợp đồng gia công) cho thống nhất với tên gọi các văn bản liên quan đến hợp đồng gia công.

Thực hiện tiết d2 điểm 6.2.3. khoản II mục II Thông tư 116/2008/TT-BTC: Những trường hợp nào thì nguyên liệu, vật tư (NPL) không được sang hợp đồng gia công khác? Vướng mắc xuất phát từ cách hiểu cụm từ NPL trong các trường hợp thực tế. Có hai cách hiểu khác nhau về cụm từ “nguyên liệu, vật tư” của qui định trên. NPL là cụm từ diễn đạt chung cho toàn bộ NPL hoặc cũng có thể được dùng để chỉ một loại nguyên liệu, phụ liệu cụ thể, có mã số NPL, có tên gọi được định danh trong Bảng thanh khoản hợp đồng (Mẫu số 6/HSTK-GC).

Quan điểm thứ nhất cho rằng: khi nói NPL là nói cụ thể đến từng loại nguyên liệu, vật tư đã đăng ký mã nguyên liệu, vật tư. Vì vậy, mã nguyên liệu, vật tư nào đã được chuyển tiếp từ hợp đồng trước đó sang (lần 1) thì nay không được làm thủ tục chuyển tiếp sang hợp đồng kế tiếp (lần 2) nếu (mã) NPL này chưa được (sử dụng) đưa vào sản xuất. 

Một số doanh nghiệp cho rằng, việc chuyển tiếp NPL từ hợp đồng này sang hợp đồng khác nếu căn cứ vào việc một loại nguyên liệu, vật tư cụ thể nào đó đã đưa vào sản xuất chưa rồi mới cho chuyển tiếp là không dựa trên thực tế gia công. Việc NPL được chuyển tiếp từ hợp đồng trước sang, chưa dùng hết lại tiếp tục chuyển sang hợp đồng sau là thực tế thường xẩy ra, tùy thuộc vào việc thị trường tiêu thụ của bên đặt hàng gia công hoặc do kế hoạch sản xuất của bên nhận gia công mà việc sử dụng các NPL này chưa được dùng đến, phải chuyển tiếp sang các hợp đồng khác. Về pháp lý, qui định không cho chuyển tiếp NPL như trên có nghĩa là NPL của một hợp đồng gia công chỉ được chuyển sang hợp đồng kế tiếp một lần. Sau đó sẽ không được tiếp tục làm thủ tục chuyển tiếp và phải tái xuất, hủy, hoặc bán lại cho bên nhận gia công ?! Giải thích điều này với các đối tác đặt gia công ở nước ngoài như thế nào khi việc chuyển NPL là theo chỉ định của bên đặt gia công.

Ví dụ: Có nhiều loại phụ liệu, không phải nguyên liệu chính, đã được chuyển tiếp từ hợp đồng khác sang, trị giá không lớn, nếu không cho làm thủ tục chuyển tiếp sang hợp đồng kế tiếp thì doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục tiêu hủy, vì nếu xuất trả để sau đó nhập khẩu trở lại thì bên thuê gia công không đồng ý vì tốn chi phí thủ tục. Hoặc, mặt hàng vải là nguyên liệu chính. Nếu cùng thành phần vải nhưng có khổ vải khác nhau, dù chỉ 1,2 inch (2 – 5 cm) thì mỗi khổ vải phải được đăng ký dưới một mã nguyên liệu khác nhau. Vì vậy, việc một mã nguyên liệu nào đó chưa đưa vào sản xuất (trong khi nguyên liệu cùng loại, chỉ khác nhau về qui cách nên có mã khác, đã đưa vào sản xuất hết) và phải chuyển tiếp sang hợp đồng gia công khác để tiếp tục gia công (cùng loại sản phẩm trước đây) là việc bình thường, không phải là hành vi gian lận thương mại cần ngăn chặn.

Quan điểm thứ hai cho rằng: chỉ những trường hợp toàn bộ NPL được chuyển từ hợp đồng trước mà không một nguyên liệu, vật tư nào được đưa vào sản xuất và hợp đồng gia công không có sản phẩm xuất khẩu thì mới thuộc đối tượng không được chuyển sang hợp đồng kế tiếp. NPL của các hợp đồng không xuất sản phẩm không phải là “NPL dư thừa” vì hợp đồng gia công chưa được thực hiện. Những trường hợp này là cá biệt trong cộng đồng doanh nghiệp gia công. Ngược lại, đối với những hợp đồng gia công đã được thực hiện xong, có sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp đến cơ quan hải quan làm thủ tục thanh khoản thì NPL còn lại của hợp đồng gia công này là “NPL dư thừa”, không phân biệt nguồn gốc đầu vào, phải được áp dụng thủ tục chuyển tiếp sang hợp đồng gia công kế tiếp.

Hoặc, có thể diễn đạt ý: “Nguyên liệu vật tư không đưa vào gia công” (tiết d2 điểm 6.2.) “ như sau: “NPL của các hợp đồng gia công không có sản phẩm gia công xuất khẩu thì không được làm thủ tục chuyển tiếp NPL sang hợp đồng khác”. Như vậy là công bằng: Nếu hợp đồng gia công không được thực hiện thì không cho làm thủ tục chuyển tiếp NPL. Nếu nghi ngờ có hành vi gian lận thương mại khi doanh nghiệp đề nghị chuyển tiếp NPL (số lượng nhiều, trị giá lớn…..), hải quan có thể áp dụng các biện pháp kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho doanh nghiệp, đối chiếu mẫu lưu (nếu có), áp dụng các biện pháp giám sát đặc biệt như yêu cầu doanh nghiệp thông báo về quá trình sản xuất, xuất khẩu sản phẩm trong một thời gian nhất định….. Thông tư 116/2008/TT-BTC đã có qui định về việc ấn định thuế đối với các trường hợp không thanh khoản đúng thời hạn. Biện pháp chế tài về tài chính có tác dụng răn đe tốt hơn, vừa đảm bảo quyền kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo pháp luật được thực thi, là áp dụng các biện pháp hành chính.

Thiêt nghĩ, áp dụng như Quan điểm thứ nhất nêu trên sẽ gây bất lợi và ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các đơn hàng gia công của (phần lớn) doanh nghiệp Việt Nam hơn là hiệu quả ngăn chặn hành vi gian lận thương mại (của số ít doanh nghiệp) sẽ thu được. Nếu phải có qui định không cho chuyển tiếp NPL đã nhận từ hợp đồng khác thì nên là một qui định mở, trên nguyên tắc chỉ áp dụng cho những trường hợp cụ thể (như: chây ỳ trong thanh khoản, không chấp hành tốt pháp luật hải quan….) thay vì áp dụng cho toàn bộ.

(Theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh)

THANH TOÁN , PHÍ

Đừng để gặp phải rủi ro trong thanh toán theo L/C

Trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C (thư tín dụng) luôn là phương thức thanh toán quan trọng nhất giữa những doanh nghiệp.

Thanh toán theo L/C tạo sự thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Nhưng những rủi ro vẫn có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp không cẩn thận khi thanh toán theo phương thức L/C.

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C hay lường trước được những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C, có thế việc mua bán hàng hoá mới nhanh gọn, đạt hiệu quả cao.

1. Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hoá

Công ty Simac của Anh, một công ty chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất, đã nhập khgẩu gỗ từ hãng Latel của Pháp. Cuộc mua bán được giới thiệu thông quan một số thông tin trên Internet. Do đang trong lúc cần gỗ gấp nên Simac đã nhanh chóng thoả thuận nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên Simac chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Simac chỉ định. Nhưng rồi, tiền thì được gửi đi, nhưng mãi vẫn chưa thấy hàng về. Tìm hiểu kỹ thì Simac mới vỡ lẽ ra rằng Latel chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật.

Như vậy những rủi ro này là rất đáng tiếc, các doanh nghiệp cần có những bước đi cụ thể để tránh rủi ro trên.

Biện pháp:

- Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng
- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu
- Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ
- Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng
- Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu

2. Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ

Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo” rất có thể doanh nghiệp sẽ bị lừa bởi những giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũng là rất quan trong, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ.

Biện pháp phòng tránh:

- Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung.
- Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp
- Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn)
- Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu
- Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng
Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular's invoice)
- Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu
- Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại.
- Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection)

3. Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định

Công ty Hapos của Úc đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Nhật Bản, nhưng trong những thoả thuận trong hợp đồng Hapos đã để cho đôi tác Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Hapos cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bát ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên trên đường từ Nhật bản đến Úc đã bị hải quan bắt giữ vì có vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. kết quả là tất cả các hàng hoá mà Hapos đặt cũng bị tịch thu luôn.

Đây là bài học lớn cho nhiều doanh nghiệp. Phương thức L/C luôn có thể phát sinh nhiều rủi ro kèm theo.

Do đó các doanh nghiệp cần có những biện pháp tránh rủi ro như:

- Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F)
- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá
- Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed..
1. Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C :

Ngân hàng này không đảm bảo khả năng thanh toán

Giải pháp :

- Yêu cầu mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi
- Ngân hàng xác nhận được chỉ đích danh hay là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành L/C tại nước xuất khẩu

2. Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu :

2.1. Không cung cấp hàng hóa theo đúng quy định của L/C mặc dù nhà nhập khẩu đã mở L/C đã thực hiện ký quỹ ở ngân hàng

Giải pháp:

+ Tìm hiểu kỹ bạn hàng
+ Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác
+ Quy định rõ ràng điều khoản phạt trong hợp đồng ngọai thương nếu không thực hiện hợp đồng
+ Hai bên ký quỹ tại ngân hàng
+ Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như : Thư tín dụng dự phòng, Performance bond, Bank guarantee…

2.2. Nhà xuất khẩu không thực hiện đúng những quy định trong L/C:

- Chậm giao hàng do không thu gom và chuẩn bị kịp

Giải pháp:

+ Ước luợng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng
+ Thời gian đưa hàng lên tàu
+ Thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy không thực hiện được

2.3. Chuyên chở hàng hóa hóa không đúng quy định của L/C dẫn tới :

- Chuyển tải hàng hóa:

Giải pháp:

+ Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng
+ Thuê tàu chuyến nếu hàng nhiều
+ Chọn hãng tàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó
+ Tu chỉnh L/C nếu cần

- Trường hợp giao hàng từng phần :

Trước hết phải đọc kỹ để nắm vững y/c của L/C

+ Cho phép giao hàng làm mấy lần
+ Thời gian giao hàng mấy lần
+ Khối luợng hàng giao mấy lần

2.4. Chuẩn bị hàng hóa không đúng yêu cầu của hợp đồng:

Giải pháp :

+ Đọc kỹ, mua và chuẩn bị hàng đúng yêu cầu của hợp đồng
+ Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần

3. Rủi ro trong thanh toán

3.1. Do không xuất trình đuợc bộ chứng từ theo đúng quy định L/C:

Giải pháp:

+ Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ
+ Làm ăn với đối tác có thiện chí
+ Thỏa thuận ngay với nhà nhập khẩu những chứng từ cần xuất trình ngay khi ký hợp đồng ngoại thuơng
+ Nghiên cứu kỹ những rủi ro sai sót thuờng gặp đối với từng chứng từ
+ Đọc, nghiên cứu kỹ những quy định của L/C đối với bộ chứng từ
+ Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần

3.2. Tính pháp lý của bộ chứng từ thanh toán: Chứng từ giả, không trung thực, nội dung hàng hóa không phù hợp với chứng từ

Giải pháp:

+ Yêu cầu về nội dung và hình thức của chứng từ phải rõ ràng, không chung chung
+ Chứng từ phải do các người có thẩm quyền cấp, C/O, I/P, C/Q, Test Report …
+ Vận đơn do hãng tàu đứng ra lập và khi xếp hàng hóa có đại diện nhà nhập khẩu kiểm tra giám sát sự phù hợp lịch chạy tàu và vận đơn, B/L phải ghi rõ hàng đã xếp lên tàu.
+ Đề nghị nhà nhập khẩu gửi ngay 1/3 bộ vận đơn gốc thẳng tới nhà nhập khẩu để kiểm tra, đối chiếu với L/C và hợp đồng
+ Chứng chỉ chất luợng do các cơ quan uy tín của NXK hay quốc tế cấp và có sự giám sát,kiểm tra và ký xác nhận của đại diện nhập khẩu
+ Chứng nhận số luợng có sự kiểm tra của đại diện nhà nhập khẩu hoặc đại diện thuơng mại của Việt

4. Rủi ro do hãng tàu không tin cậy, do hư hỏng mất mát khi vận chuyển

Giải pháp:

+ Giành quyền chủ động thuê tàu
+ Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng đại diện tại nước nhà nhập khẩu
+ Mua bảo hiểm hàng hóa

Thanh toán thư tín dụng chứng từ

Dịch vụ thanh toán thư tín dụng chứng từ (L/C) của Techcombank giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn.

Hơn thế nữa, Techcombank là một trong 5 ngân hàng đầu tiên trên thế giới ký kết và thực hiện hợp đồng hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).

Các chức năng cơ bản của thư tín dụng chứng từ (L/C)
(i). Chức năng thanh toán: L/C là một phương thức thanh toán rất thông dụng trong mua bán quốc tế. L/C thường được sử dụng như là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt.
(ii). Chức năng bảo đảm: L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện và độc lập của ngân hàng phát hành, bảo đảm là người thụ hưởng sẽ không còn bị phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người mua.
(iii). Chức năng tín dụng: Trong một giao dịch L/C, ngân hàng có thể chiết khấu chứng từ hàng xuất của người xuất khẩu với điều kiện là những chứng từ đó hoàn toàn hợp lệ.
Các loại thư tín dụng chứng từ
(i). L/C hủy ngang

L/C hủy ngang có thể bị điều chỉnh hoặc hủy ngang bất cứ lúc nào. Do tính rủi ro cao, hình thức này thường không được sử dụng.
(ii). L/C không hủy ngang
Ngân hàng phát hành (ngân hàng của người mua) cam kết không hủy ngang nghĩa vụ thanh toán theo quy định của L/C, miễn là các chứng từ yêu cầu phải phù hợp theo quy định của L/C. Do đó người bán có được một cam kết chắc chắn từ phía ngân hàng phát hành, người mua có được sự đảm bảo như mong muốn. L/C không hủy ngang được chia thành 2 loại – có xác nhận và không có xác nhận.
(a) L/C không hủy ngang, có xác nhận
Bằng việc xác nhận L/C, ngân hàng xác nhận tạo ra thêm một sự cam kết thanh toán một cách độc lập đối với cam kết của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận đảm bảo thực hiện cam kết đó bất kể ngân hàng phát hành có thanh toán hay không.
(b) L/C không hủy ngang, không xác nhận
Loại L/C này chỉ đòi hỏi sự cam kết thanh toán từ phía ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo không có bất kỳ một sự cam kết thanh toán nào. Ngân hàng thông báo chỉ đóng vai trò là đại diện cho ngân hàng phát hành.
Do tính rủi ro cao của L/C hủy ngang, nên phần trình bày sau đây không giới thiệu các L/C hủy ngang. Các loại L/C chính có thể chia làm 2 loại cơ bản theo phương thức thanh toán là L/C trả ngay và L/C trả chậm. Ngoài ra, một số loại L/C đặc biệt khác cũng sẽ được giới thiệu sơ bộ trong phần này.
Lợi ích của việc sử dụng thư tín dụng
Thư tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này. Các qui định của L/C đều phải tuân thủ UCP 500 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế.
(i). Trong các giao dịch xuất khẩu
Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho người xuất khẩu – đảm bảo là người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người xuất khẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định.
Các lợi ích đối với người xuất khẩu
- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không
- Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì
- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa
- Thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện nhanh hơn so với nhờ thu
- Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
- Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.
(ii). Trong các giao dịch nhập khẩu
Nếu lựa chọn và sử đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho người nhập khẩu – đảm bảo là người xuất khẩu sẽ phải thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người nhập khẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định.
Các lợi ích đối với người nhập khẩu
- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).

Nguồn: Techcombank

Trị giá tính thuế xuất nhập khẩu

I. Căn cứ pháp lý:

1. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

2. Luật Hải quan, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QHH11 ngày 14/6/2005 (Điều 72);

3. Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

4. Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

5. Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ Quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

6. Thông tư số 59/2007/TT-BTC, ngày 14/6/2007, hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

II. Đối tượng áp dụng:

- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên có quy định khác với  Nghị định số 40/2007/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thì thực hiện theo quy định tại Điều ước quốc tế đó.

III. Trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:

Trị giá Hải quan nhằm mục đích tính thuế gọi là trị giá tính thuế.

1. Đối với hàng hoá xuất khẩu: trị giá tính thuế  là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAP) không bao gồm phí bảo hiểm I và phí vận tải F.

2. Đối với hàng hoá nhập khẩu: trị giá tính thuế  là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

 Việc xác định trị giá tính thuế  dựa trên cơ sở các thông tin chứng từ được ghi chép và phản ánh theo các nguyên tắc kế toán quy định của Luật kế toán Việt nam; các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận của nước có liên quan.

IV. Thời điểm xác định trị giá tính thuế:

1. Thời điểm xác định trị giá tính thuế là ngày người khai hải quan đăng ký tờ khai Hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá tính thuế theo mẫu quy định và nộp cho cơ quan hải quan cùng với tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Trường hợp trị giá tính thuế  do cơ quan hải quan xác định thì thời điểm xác định trị giá tính thuế  là ngày cơ quan hải quan xác định trị giá.

V. Đồng tiền và tỷ giá để xác định trị giá tính thuế

1. Trị giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam.

2. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế, được đăng trên Báo Nhân dân, đưa tin trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; trường hợp vào các ngày không phát hành Báo Nhân dân, không đưa tin lên trang điện tử hoặc có phát hành, có đưa tin lên trang điện tử nhưng không thông báo tỷ giá hoặc thông tin chưa cập nhật đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó.

Trường hợp đối tượng nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký Tờ khai hải quan thì tỷ giá tính thuế được áp dụng theo tỷ giá tại ngày đối tượng nộp thuế đã kê khai, nhưng không quá 3 ngày liền kề trước ngày đăng ký Tờ khai hải quan.

Đối với các đồng ngoại tệ chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.

VI. Các phương pháp xác định trị giá tính thuế:

1. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.

2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.

3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự.

4. Phương pháp trị giá khấu trừ.

5. Phương pháp trị giá tính toán.

6. Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế.

VII. Trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế:

Trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế từ điểm 1.1 đến điểm 1.6 mục V trên đây và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.

VIII. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch:

A. Điều kiện áp dụng:

1. Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:

- Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định, như:  Các quy định về việc hàng hoá nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hoá phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan, v.v.

- Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hoá; hoặc

- Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá.

Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hoá nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hoá đó.

Ví dụ: Người bán yêu cầu người mua không được bán hoặc trưng bày hàng hoá nhập khẩu trước khi giới thiệu hàng hoá này ra thị trường;

2. Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa cần cân nhắc khi xác định trị giá giao dịch như:

- Người bán định giá hàng hoá nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng nhất định các hàng hoá khác nữa.

- Giá cả của hàng hoá nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hoá khác mà người nhập khẩu sẽ bán lại cho người xuất khẩu.

- Giá cả của hàng hoá nhập khẩu được xây dựng trên cơ sở một hình thức thanh toán không liên quan trực tiếp tới hàng hoá nhập khẩu, như: hàng hoá nhập khẩu là hàng bán thành phẩm do người bán cung cấp cho người mua với điều kiện là người bán sẽ nhận lại một số lượng thành phẩm nhất định làm từ các hàng hoá nhập khẩu bán thành phẩm đó.

Trường hợp việc mua bán hàng hoá hay giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào một hay một số điều kiện nhưng người mua có tài liệu khách quan, hợp lệ để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này. Khi xác định trị giá tính thuế phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.

3. Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá nhập khẩu, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hoá nhập khẩu mang lại, không kể các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển cho người bán dưới mọi hình thức.

4. Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. Việc xem xét ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt đến trị giá giao dịch được hướng dẫn tại điểm C dưới đây.

B. Xác định trị giá giao dịch:

1. Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu trước hết phải được xác định theo trị giá giao dịch. Trị giá giao dịch là tổng số tiền người mua đã thực trả hay sẽ phải trả, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, sau khi đã cộng thêm và/hoặc trừ ra một số khoản điều chỉnh.

2. Trị giá giao dịch bao gồm các khoản sau đây:

2.1. Giá mua ghi trên hoá đơn:

a. Trường hợp giá mua ghi trên hoá đơn có bao gồm các khoản giảm giá cho lô hàng nhập khẩu thì các khoản này được trừ ra để xác định trị giá tính thuế, với điều kiện việc giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển và có số liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tách khoản giảm giá này ra khỏi giá hoá đơn và các chứng từ đó phải nộp cùng với tờ khai hải quan.

b. Các loại giảm giá bao gồm:

- Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hoá;

- Giảm giá theo số lượng hàng hoá mua bán;

- Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán;

- Các loại giảm giá khác phù hợp với tập quán và thông lệ thương mại quốc tế.

2.2. Các khoản điều chỉnh theo hướng dẫn tại Mục XIV.

2.3. Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn, bao gồm:

- Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm  hàng hoá.

- Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ.

C. Xác định ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt đến trị giá giao dịch.

1. Trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì người khai hải quan phải khai báo về việc này và  xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch.

2. Trên cơ sở những thông tin có sẵn, trường hợp cơ quan hải quan có nghi ngờ cho rằng mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người khai hải quan biết căn cứ nghi ngờ.  Trong trường hợp đó, cơ quan hải quan tạo điều kiện để người khai hải quan giải trình và cung cấp thêm thông tin có liên quan nhằm làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu, bằng cách chỉ ra:

a. Trị giá giao dịch đó xấp xỉ với một trong những trị giá dưới đây của lô hàng được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày (ngày theo lịch) trước hoặc sau ngày xuất khẩu lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế:

- Trị giá tính thuế được xác định theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được bán cho người nhập khẩu khác không có mối quan hệ đặc biệt với người xuất khẩu (người bán);

- Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo trị giá khấu trừ quy định tại Mục XI;

- Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo  trị giá tính toán quy định tại Mục XII.

Nếu quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan mà người khai hải quan không giải trình và cung cấp thêm thông tin có liên quan thì cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá tính thuế cho lô hàng nhập khẩu theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ Mục VIII đến Mục XIII.

b. Những trị giá tính thuế trên đây chỉ nhằm mục đích so sánh và phải điều chỉnh trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự về cùng điều kiện với hàng hoá nhập khẩu đang chứng minh:

- Điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.

Việc điều chỉnh trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, tương tự về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang chứng minh được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2.2 Mục X.

- Điều chỉnh các khoản phải cộng, phải trừ theo hướng dẫn tại Mục XIV.

D. Đối với hàng hoá nhập khẩu là phương tiện thông tin chứa các dữ liệu hoặc các hướng dẫn (sau đây gọi chung là phần mềm hoặc thông tin) thì trị giá tính thuế chỉ bao gồm trị giá của bản thân phương tiện thông tin, không bao gồm trị giá của các phần mềm hoặc thông tin mà nó chứa đựng (ví dụ: chương trình phần mềm, các chỉ dẫn mô tả chương trình thông tin số hoá) với điều kiện trên hóa đơn trị giá của phần mềm hoặc thông tin được tách biệt với trị giá của phương tiện thông tin.

Phương tiện thông tin nêu trên có thể là đĩa mềm, đĩa CD, CPU hoặc bất kỳ vật thể nào lưu giữ được thông tin, nhưng không bao gồm các bảng mạch tích hợp, mạch bán dẫn và các thiết bị tương tự hoặc các bộ phận gắn vào các bảng mạch hoặc thiết bị đó.

Hướng dẫn tại điểm này không áp dụng đối với việc nhập khẩu sản phẩm chứa đựng âm thanh, hình ảnh phim truyện hoặc hình ảnh video.

IX. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt:

- Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch hướng dẫn tại Mục VIII thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.

- Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt được thực hiện như hướng dẫn tại mục X dưới đây, trong đó cụm từ “hàng hoá nhập khẩu tương tự” được thay thế bằng cụm từ “hàng hoá nhập khẩu giống hệt”.

- Hàng hoá nhập khẩu giống hệt: là những hàng hoá  giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:

Đặc điểm vật chất như bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hoá…

Chất lượng sản phẩm.

Danh tiếng của nhãn hiệu sản phẩm.

Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được uỷ quyền.

 - Những hàng hoá nhập khẩu về cơ bản đáp ứng các điều kiện là hàng hoá nhập khẩu giống hệt nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hoá thì vẫn được coi là hàng hoá nhập khẩu giống hệt.

- Những hàng hoá nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra một trong những hàng hoá đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ triển khai, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho người bán. 

X. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự:

- Hàng hoá nhập khẩu tương tự là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:

Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu giống nhau.

Có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại.

Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam. 

- Những hàng hoá nhập khẩu không được coi là tương tự nếu như trong quá trình sản xuất ra một trong những hàng hoá đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ triển khai, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho người bán. 

1. Xác định trị giá tính thuế.

Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại mục VIII và IX thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, với điều kiện hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch, và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại điểm 2 dưới đây.

Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.

2. Các điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự: Lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn nếu đảm bảo các điều kiện sau:

2.1. Điều kiện về thời gian xuất khẩu: Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày theo lịch trước hoặc sau ngày xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.   

2.2. Điều kiện mua bán.

Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:

- Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.

- Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại và số lượng thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

- Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại và số lượng; lô hàng có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

- Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại và số lượng; lô hàng có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng; lô hàng khác cấp độ thương mại nhưng có cùng số lượng thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

- Trường hợp lô hàng nhập khẩu tương tự được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu số lượng, chiết khấu thanh toán mà lô hàng nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế không được hưởng thì không được trừ các khoản chiết khấu này ra khỏi trị giá giao dịch. Trường hợp lô hàng nhập khẩu tương tự không được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu số lượng mà lô hàng nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế được hưởng thì được trừ các khoản chiết khấu này ra khỏi trị giá giao dịch. 

Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:

- Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải, hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá.

- Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì có thể điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

2.3. Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, nếu không tìm được hàng hoá nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ.

2.4. Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì, sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế, trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.           

Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan mà không đủ thông tin lựa chọn hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế thì không xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt và phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự mà phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.

3. Những tài liệu, chứng từ phải nộp:

3.1. Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp các tài liệu sau:

- Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá của hàng hoá nhập khẩu tương tự;

- Hợp đồng vận tải của hàng hoá nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);

- Hợp đồng bảo hiểm của hàng hoá nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);

- Hợp đồng thương mại; hoá đơn thương mại của hàng hoá nhập khẩu tương tự, các bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại);

- Các hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ khác cần thiết và liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế (nếu cần thiết).

 3.2. Đối với cơ quan hải quan khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự phải căn cứ vào các thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan nơi xác định trị giá tính thuế và các tài liệu, chứng từ do người khai hải quan cung cấp để xác định trị giá tính thuế.

 XI. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ: 

1. Xác định trị giá tính thuế:

-  Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn từ mục VIII đến mục X thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo trị giá khấu trừ, căn cứ vào đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự, trên thị trường nội địa Việt Nam và trừ (-) các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu.

- Phương pháp này không áp dụng đối với người mua hàng trong nước là người cung cấp các khoản trợ giúp nêu tại tiết a điểm 2.4 Mục XIV có liên quan đến hàng hoá được lựa chọn để xác định đơn giá bán.

2. Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt nam:

2.1. Đơn giá bán trên thị trường nội địa Việt Nam phải là đơn giá bán của chính hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế. Trường hợp không có đơn giá bán của chính hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế thì lấy đơn giá bán của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, nếu không có đơn giá bán của hàng hoá nhập khẩu giống hệt thì lấy đơn giá của hàng hoá nhập khẩu tương tự được bán trên thị trường Việt nam, với điều kiện là hàng hoá được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu.

2.2. Đơn giá bán được lựa chọn là đơn giá tương ứng với lượng hàng hoá được bán ra với số lượng luỹ kế lớn nhất ở mức đủ để hình thành đơn giá; Hàng hoá được bán ra ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không quá 90 ngày theo lịch sau ngày nhập khẩu của hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế; Người mua hàng trong nước và người bán không có mối quan hệ đặc biệt.

Ví dụ: Lô hàng A gồm nhiều mặt hàng trong đó mặt hàng B phải xác định trị giá tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Lô hàng A được nhập khẩu vào ngày 1/1/2005. Một lô hàng trong đó có mặt hàng giống hệt với mặt hàng B nhập khẩu trước đó và được bán cho nhiều người mua trong nước theo các mức giá và thời điểm khác nhau như sau:

Đơn giá

Số lượng/lần bán

Thời gian bán

Số luỹ kế

900 đồng/chiếc

50 chiếc

28/3/2005

100 chiếc

30 chiếc

15/1/2005

 20 chiếc

3/3/2005

800 đồng/chiếc

200 chiếc

20/1/2005

450 chiếc

250 chiếc

12/2/2005

Tổng cộng:

550 chiếc

Trong ví dụ trên, đơn giá bán được lựa chọn để khấu trừ là 800 đồng/chiếc, tương ứng với số lượng bán ra lớn nhất (450 chiếc), ở mức đủ để hình thành đơn giá. Đơn giá này thỏa mãn các điều kiện về lựa chọn đơn giá bán, đó là:

- Có số lượng lũy kế lớn nhất (450 chiếc).

- Thời gian bán là trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu.

3. Nguyên tắc khấu trừ. 

- Việc xác định các khoản khấu trừ phải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp, hợp lệ có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam.

- Các khoản được khấu trừ phải là những khoản nằm trong phạm vi được phép hạch toán vào giá vốn.

 4. Các khoản được khấu trừ.

Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng là những chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng trên thị trường Việt Nam, gồm các khoản sau:

4.1. Chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm và chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá sau khi nhập khẩu, cụ thể:

- Chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá phát sinh từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến kho hàng của người nhập khẩu hoặc địa điểm giao hàng trong nội địa Việt Nam;

- Chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển từ kho hàng của người nhập khẩu trong nội địa Việt Nam đến địa điểm bán hàng, nếu người nhập khẩu phải chịu các khoản này.

4.2. Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam.

4.3. Hoa hồng hoặc chi phí chung và lợi nhuận liên quan đến các hoạt động bán hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam.   

- Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì khấu trừ khoản hoa hồng.  Nếu trong khoản hoa hồng đã bao gồm các chi phí nêu tại điểm 4.1 và 4.2 trên đây thì không được khấu trừ thêm các khoản này.

- Trường hợp nhập khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn thì khấu trừ các khoản chi phí chung và lợi nhuận: Chi phí chung và lợi nhuận phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá khấu trừ.

Chi phí chung bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng hoá trên thị trường nội địa, như: chi phí về tiếp thị hàng hoá, chi phí về lưu giữ và bảo quản hàng hoá trước khi bán hàng, chi phí về các hoạt động quản lý phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng, v.v.  Việc phân bổ chi phí chung phải cho lô hàng nhập khẩu phải được thực hiện theo các quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu được xác định căn cứ vào doanh thu bán hàng trừ chi phí chung và các chi phí nêu tại điểm 4.1 và 4.2 trên đây.

Căn cứ để xác định các khoản khấu trừ là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người nhập khẩu, phù hợp với quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam.  Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động mua bán hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại tại Việt Nam.

5. Đối với hàng hoá được bán không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu:

5.1. Trường hợp không tìm được đơn giá bán của hàng hoá được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu thì lấy đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu đã qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm giá trị của hàng hoá, với điều kiện có thể định lượng được các chi phí gia tăng do quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước và các chi phí đã nêu tại điểm 4. Trường hợp không tách được các chi phí gia tăng này khỏi giá bán, thì không áp dụng được phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.

5.2. Trường hợp sau khi gia công, chế biến mà hàng hoá nhập khẩu vẫn giữ nguyên được đặc điểm, tính chất, công dụng như khi nhập khẩu, nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hoá được bán ra trên thị trường trong nước thì không được áp dụng trị giá khấu trừ để xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu.

5.3. Nếu sau khi gia công, chế biến mà hàng hoá nhập khẩu bị thay đổi đặc điểm, tính chất, công dụng và không còn nhận biết được hàng hoá nhập khẩu ban đầu thì không được áp dụng phương pháp này.

6. Chứng từ, tài liệu phải nộp: Người khai hải quan hoặc người nhập khẩu phải nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp các chứng từ sau đây cùng với hồ sơ làm thủ tục hải quan:

 6.1. Hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử dụng.

6.2. Hợp đồng đại lý bán hàng nếu người nhập khẩu là đại lý bán hàng của người xuất khẩu. Hợp đồng này phải quy định cụ thể khoản phí hoa hồng mà người đại lý được hưởng, các loại chi phí mà người đại lý phải trả.

6.3. Bản giải trình về doanh thu bán hàng và các khoản chi phí nêu tại điểm 4.

6.4. Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ.

6.5. Các tài liệu cần thiết khác để kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

XII. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán:

1. Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định từ mục VIII đến mục XI thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo trị giá tính toán. Trị giá tính toán của hàng hoá nhập khẩu bao gồm các khoản sau:

1.1. Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu;

1.2. Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hoá cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải  được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán.

Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí  trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hoá, nhưng chưa được tính toán theo hướng dẫn nêu tại điểm 1.1 trên đây.

1.3. Các chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu theo hướng dẫn tại điểm 2.7 và 2.8, mục XIV.

2. Căn cứ để xác định trị giá tính toán là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất, phù hợp với quy định, chuẩn mực kế toán của nước sản xuất.  Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.

3. Chứng từ, tài liệu phải nộp: Người khai hải quan hoặc người nhập khẩu phải nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của các tài liệu, chứng từ sau, đồng thời xuất trình bản gốc để đối chiếu:

3.1. Bản giải trình của người sản xuất về các chi phí nêu tại điểm 1.1 và 1.2 trên đây, kèm theo bản sao có xác nhận của người sản xuất về các chứng từ, số liệu kế toán phù hợp với bản giải trình này;

3.2. Hoá đơn bán hàng của người sản xuất;

3.3. Chứng từ về các chi phí nêu tại điểm 1.3 trên đây.

Trường hợp không có đầy đủ các chứng từ nêu trên   thì không xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại mục  này và chuyển sang phương pháp tiếp theo. 

XV. Xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu trong một số trường hợp riêng:

1. Đối với hàng hoá nhập khẩu đã được miễn thuế, xét miễn thuế nhưng sau đó thay đổi mục đích khác với mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế thì phải kê khai và nộp thuế. Trong đó, trị giá tính thuế nhập khẩu được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của hàng hoá, tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (tính từ thời điểm nhập khẩu theo tờ khai hải quan đến thời điểm tính lại thuế) và được xác định cụ thể như sau:

  

Thời gian sử dụng và lưu lại

tại Việt Nam

Giá tính thuế nhập khẩu = (%)  trị giá khai báo tại thời điểm đăng ký

tờ khai hải quan

Từ 6 tháng trở xuống (được tính tròn là 183 ngày)

90%

Từ trên 6 tháng đến 1 năm (được tính tròn là 365 ngày)

80%

Từ trên 1 năm đến 2 năm

70%

Từ trên 2 năm đến 3 năm

60%

Từ trên 3 năm đến 5 năm

50%

Từ trên 5 năm đến 7 năm

40%

Từ trên 7 năm đến 9 năm

30%

Từ trên 9 năm đến 10 năm

15%

Trên 10 năm

0%

2. Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng đi thuê mượn thì trị giá tính thuế là giá thực trả theo hợp đồng đã ký với nước ngoài, phù hợp với các chứng tù hợp pháp hợp lệ có liên quan đến việc đi thuê mượn hàng hoá.  

3. Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa thì trị giá tính thuế là chi phí thực trả theo hợp đồng ký kết với phía nước ngoài, phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan đến việc sửa chữa hàng hoá.

4. Hàng bảo hành: Trường hợp hàng hoá nhập khẩu có bao gồm hàng hoá bảo hành,  theo hợp đồng mua bán (kể cả trường hợp hàng gửi sau), thì trị giá tính thuế là trị giá thực trả cho hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả trị giá của hàng hoá bảo hành. Trị giá, số lượng của hàng hoá bảo hành, điều kiện và thời hạn bảo hành phải được quy định cụ thể trên hợp đồng.

5. Hàng khuyến mại: Trường hợp hàng hoá nhập khẩu có bao gồm hàng hoá khuyến mại theo hợp đồng mua bán hàng hoá (kể cả trường hợp gửi sau), thì trị giá tính thuế được xác định như sau:

5.1. Trường hợp trị giá hàng khuyến mại được quy định cụ thể trên hợp đồng mua bán, nhưng không quá 10% trị giá hàng nhập khẩu, thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu (bao gồm cả hàng khuyến mại) là trị giá thực trả cho toàn bộ lô hàng nhập khẩu;

5.2. Trường hợp trị giá hàng khuyến mại không tách được khỏi trị giá  hàng hoá nhập khẩu hoặc vượt quá 10% trị giá hàng nhập khẩu, thì trị giá tính thuế cho toàn bộ lô hàng nhập khẩu (trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu và trị giá tính thuế của hàng hoá khuyến mại) không được xác định theo trị giá giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.

6. Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa, như:  Hàng hoá mua bán trao đổi của cư dân biên giới; Hàng hoá nhập khẩu của hành khách nhập cảnh, trong và ngoài tiêu chuẩn miễn thuế; Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, trong và ngoài định mức miễn thuế; Hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ phát chuyển nhanh, thì trị giá tính thuế là trị giá thực trả do người khai hải quan khai báo.

7. Các trường hợp đặc thù khác:

7.1. Hàng hoá nhập khẩu thừa so với hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký với phía nước ngoài:

a. Hàng nhập khẩu thừa là hàng giống hệt hoặc tương tự với hàng hoá nhập khẩu ghi trên hợp đồng:  Trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu thừa được xác định theo phương pháp xác định trị giá tính thuế của số hàng hoá nhập khẩu ghi trên hợp đồng.

b. Hàng nhập khẩu thừa là hàng hoá khác với hàng hoá nhập khẩu ghi trên hợp đồng, nếu được phép nhập khẩu thì trị giá tính thuế được xác định trên nguyên tắc áp dụng tuần tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn từ Mục IX đến Mục XIII, không xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.

7.2. Hàng hoá nhập khẩu chưa phù hợp so với hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký với phía nước ngoài:

a. Hàng hoá nhập khẩu chưa phù hợp về qui cách, nếu được phép nhập khẩu, thì trị giá tính thuế là trị giá thực thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu. Hàng hoá chưa phù hợp về quy cách được hiểu là hàng thực nhập có những khác biệt về mầu sắc, kích cỡ, kiểu dáng so với mô tả trong hợp đồng mua bán và những khác biệt đó không làm ảnh hưởng đến giá thực tế phải trả.

b. Hàng hoá nhập khẩu không đúng với hợp đồng mua bán, nếu được phép nhập khẩu,  thì trị giá tính thuế được xác định trên nguyên tắc áp dụng tuần tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ Mục IX đến Mục XIII, không xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.

7.3. Hàng hoá nhập khẩu bị hư hỏng, tổn thất hoặc mất mát có lý do xác đáng trong quá trình vận chuyển, bốc xếp: 

a. Đối với phần hàng hoá không bị hư hỏng, tổn thất hoặc mất mát, thì trị giá tính thuế là trị giá thực trả cho hàng hoá nhập khẩu (phần không bị hư hỏng, tổn thất, mất mát);

b. Đối với phần hàng hoá bị hư hỏng, tổn thất thì trị giá tính thuế được tính theo trị giá tính thuế của số hàng nhập khẩu còn nguyên vẹn và được giảm phù hợp với mức độ tổn thất, hư hỏng hoặc mất mát, phù hợp với kết quả giám định và hồ sơ có liên quan.

 7.4. Hàng hoá nhập khẩu để bù đắp cho các tổn thất nêu tại điểm 7.3 trên đây, thì trị giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn từ mục VIII đến mục XIII.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

1. Đối tượng bảo hiểm:

Đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển và sếp dỡ bằng đường biển và đường hàng không

2. Điều khoản bảo hiểm:

Đối với hàng hóa XNK : Các điều kiện bảo hiểm thông thường là ICC(A), ICC(B), ICC(C) và ICC (Air) 01.01.82 của Hiệp hội bảo hiểm Luân đôn  và một số điều khoản dành riêng cho từng mặt hàng riêng biệt như: hàng thịt đông lạnh, thực phẩm đông lạnh, dầu chở rời…

Phạm vi bảo hiểm:

Bảo Hiểm Viễn Đông nhận trách nhiệm bồi thường đối với những mất mát, hư hỏng của hàng hóa là hậu quả gây ra bởi những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ bằng đường biển và đường hàng không.

Loại trừ:

Trong mọi trường hợp, Bảo hiểm Viễn Đông không chịu trách nhiệm đối với:

- Mất mát, hư hại hay chi phí được quy định cho hành vi xấu cố ý của Người được bảo hiểm.

- Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông thường, hoặc hao mòn thông thường của đối tượng bảo hiểm.

- Mất mát, hư hại hay chi phí gây ra do đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm chưa đầy đủ hay không thích hợp (việc “đóng gói” phải được coi như bao gồm cả xếp hàng vào container nhưng chỉ khi nào việc xếp hàng đó được tiến hành trước khi bảo hiểm này có hiệu lực hoặc tiến hành bởi Người được bảo hiểm hay những người làm công cho họ).

- Mất mát, hư hại hay chi phí gây ra bởi khuyết tật hoặc tính chất của đối tượng bảo hiểm.

- Mất mát, hư hại hay chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ xảy ra do một rủi ro được bảo hiểm.

- Mất mát, hư hại hay chi phí xuất phát từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của Chủ tàu, người quản lý, người thuê hoặc người khai thác tàu.

- Mất mát, hư hại hay chi phí xuất phát từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh gì dùng tới phản ứng hạt nhân và/hoặc đốt nóng hạt nhân hay nguyên tử hoặc phản ứng khác tương tự hoặc năng lượng hay chất phóng xạ.

- Mất mát, hư hại hoặc chi phí gây ra bởi tàu không đủ khả năng đi biển và không thích hợp cho việc chuyên chở.

Trừ khi có thỏa thuận khác Bảo hiểm Viễn Đông sẽ không chịu trách nhiệm đối với mất mát hư hại, hay chi phí gây ra bởi:

- “Rủi ro chiến tranh” : nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột, chiếm bắt giữ, kiềm chế hay cầm giữ, mìn thủy lôi, bom và bất kỳ vũ khí chiến tranh nào khác.

- “Rủi ro Đình công” : công nhân bế xưởng, những người tham gia gây rối loạn lao động, phá rối trật tự hoặc bạo động; khủng bố hoặc hành động vì mục đích chính trị.

 

1.Phí bảo hiểm:

Phí bảo hiểm được tính theo công thức

phí bảo hiểm:   I = Số tiền bảo hiểm x R

Số tiền bảo hiểm có thể là :

- CIF hay (CIF + 10%)

- FOB hay (FOB + 10%)

- C&F hay (C&F + 10%)

Số tiền bảo hiểm theo công thức :

CIF = C+F / 1-R

Trong đó :

C = FOB : giá hàng.

F  : cước phí vận tải

R : tỷ lệ phí bảo hiểm.

R = R1 + R2.

Trong đó:           R1 là tỷ lệ phí chính

R2 là tỷ lệ phụ phí

Trường hợp phát sinh phụ phí tàu già (hàng nguyên chuyến và tàu trên 15 tuổi):

I tàu già = Số tiền bảo hiểm x R tàu già

Tỷ lệ phí áp dụng theo biểu phí tính theo tuổi tàu của Hiệp Hội bảo hiểm London.

2.Những việc phải làm khi xảy ra tổn thất:

- Thông báo ngay (bằng văn bản hoặc bằng điện thoại) cho Bảo Hiểm Viễn Đông hoặc đại diện của Bảo Hiểm Viễn Đông (ghi trên đơn bảo hiểm) trong thời gian sớm nhất.

-  Phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng hóa nhằm hạn chế tổn thất.

-  Làm thông báo tổn thất (Notice of Loss or / and Damage) gửi người chuyên chở hay người thứ ba khác có trách nhiệm đối với tổn thất, mất mát hàng hóa trong tai nạn ấy trong vòng 03 ngày để bảo lưu quyền đòi bồi thường cho Bảo Hiểm Viễn Đông.

3.Hồ sơ yêu cầu bồi thường:

Người được bảo hiểm gửi Hồ sơ khiếu nại cho Bảo Hiểm Viễn Đông ngay sau khi thu thập đầy đủ các chứng từ sau:

- Giấy yêu cầu bồi thường (Bản chính),

- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Bản chính),

- Giấy sửa đổi bổ sung (Bản chính-nếu có),

- Vận tải đơn (Bản chính),

- Hợp đồng ngoại thương (Bản sao y),

- Hóa đơn thương mại (Bản chính),

- Phiếu đóng gói (Bản chính),

- Chứng thư giám định hoặc chứng từ chỉ rõ mức độ tổn thất (Bản chính),

- Thông báo hàng tổn thất (Notice of Loss or / and Damage) có xác nhận của chủ tàu hoặc Đại lý của chủ tàu,

- Hóa đơn chi phí (nếu có-bản chính),

- Các chứng từ khác theo đặc thù từng vụ / loại hàng hóa bị tổn thất theo yêu cầu của Bảo Hiểm Viễn Đông.

Bảo Hiểm Viễn Đông sẽ thanh toán tiền bồi thường cho Người được bảo hiểm trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ Hồ sơ khiếu nại. Trường hợp từ chối hoặc cần thông tin trao đổi hay bổ sung, Bảo Hiểm Viễn Đông sẽ có văn bản gửi cho Người được bảo hiểm trong thời hạn này.

Hóa đơn trong trường hợp ủy thác hợp đồng xuất khẩu hàng hóa.

Hóa đơn trong trường hợp công ty A ủy thác cho công ty B hợp đồng xuất khẩu hàng hóa.
Tại Điểm 5.3 Mục IV Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC (12/12/2003) của Bộ Tài chính hướng

dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP (10/12/2003) của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT qui định:

 “Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa, khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở đi ủy thác sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành kèm theo lệnh điều động nội bộ.

Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn GTGT để kê khai nộp thuế, hoàn thuế GTGT. Trường hợp này, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải lưu liên 2 tại doanh nghiệp.

Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu đăng ký với cơ quan thuế tự in và phát hành hóa đơn sử dụng cho hàng hóa xuất khẩu để xuất cho khách hàng nước ngoài thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu sử dụng hóa đơn tự in để kê khai nộp thuế hoàn thuế”.

Căn cứ những qui định trên, trường hợp công ty A khi xuất giao hàng cho công ty B (là đơn vị nhận ủy thác) để xuất khẩu, công ty A sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.

Sau khi hàng hóa thực xuất khẩu có tờ khai hải quan xác nhận là hàng đã thực xuất khẩu của cơ quan hải quan, 2 công ty A và B lập chứng từ (biên bản) thanh lý hợp đồng ủy thác đối chiếu về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất. Căn cứ vào các chứng từ đối chiếu trên, công ty A xuất hóa đơn GTGT ghi thuế suất 0% cho công ty B. Đồng thời công ty B bàn giao thủ tục hồ sơ cho công ty A để công ty A làm thủ tục kê khai để khấu trừ/hoàn thuế theo qui định:

Hợp đồng ngoại thương ký giữa công ty B với nước ngoài; hợp đồng ủy thác xuất khẩu ký giữa công ty B và công ty A; tờ khai hải quan hàng xuất khẩu đã có xác nhận của cơ quan hải quan về hàng đã xuất khẩu; chứng từ thanh toán qua ngân hàng (theo hướng dẫn tại Điểm d.3 Mục II Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính); hóa đơn GTGT của công ty A lập giao cho công ty B với thuế suất 0%.

VẬN TẢI HÀNG HÓA

Vận tải đường biển contener, tầu hàng hải quốc tế

Giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường biển

Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền,

Khái quát chung về vận tải đường biển

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển

*   Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
*  Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên.
*   Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.
*   Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp. Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm:

-   Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên.
-   Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế
Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
+   Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
+   Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng.

Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế.

*   Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế.
*   Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
*   Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.
*   Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển.

*   Các tuyến đường biển: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá
*   Cảng biển: Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển.
*   Phương tiện vận chuyển:
-   Phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàu buôn và tàu quân sự.
-  Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải. tàu chở hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu buôn.

Các phương thức thuê tàu chuyên chở hàng hoá.

Trong hàng hải quốc tế có hai hình thức thuê tàu phổ biến.
+   Phương thức thuê tàu chợ (liner charter)
+   Phương thức thuê tàu chuyến (voyage charter)

Phương thức thuê tàu chợ

Khái niệm và đặc điểm của tàu chợ
Khái niệm tàu chợ
Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước.
Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tậu định tuyến. Lịch chạy tàu thường được các hãng tàu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
Đặc điểm tàu chợ
Căn cứ vào hoạt động của tàu chợ, chúng ta có thể rít ra những đặc điểm cơ bản của tàu chợ như sau:
*   Tàu chợ thường chở hàng bách hoá có khối lượng nhỏ.
*   Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác.
*   Điều kiện chuyên chở do các hãngtàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển để phát hành cho người gửi hàng.
Phương thức thuê tàu chợ
Khái niệm về thuê tàu chợ
Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ (liner booking note).
Thuê tàu chợ là chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu chuyển tàu (ship owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác.
Mối quan hệ giữa người thuê với người cho thuê trong phương thức thuê tàu chợ được điều chỉnh bằng một chứng từ được gọi là vận đơn đường biển. Nội dung của vận đơn đường biển do hãng tàu quy định sẵn.
Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chợ
Quy trình thuê tàu chợ có thể khái quát thành các bước cụ thể như sau:
+   Bước 1: Chủ hàng thông qua người môi giới, nhờ người môi giới tìm tàu hỏi tàu đề vận chuyển hàng hoá cho mình.
+   Bước 2: Người môi giới chào tàu hỏi tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ (liner booking note). Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu, trên đó có các thông tin cần thiết để người ta điền vào khi sử dụng, việc lưu cước tàu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có thể cho một lô hàng lớn thường xuyên được gửi. Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả năm bằng một hợp đồng lưu cuớc với hãng tàu.
+   Bước 3: Người môi giới với chủ tàu thoả thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển.
+   Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước với chủ tàu.
+   Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hoá ra cảng giao cho tàu.
+   Bước 6: Sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện của chủ tàu sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng. Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ chúng ta thấy người ta không ký hợp đồng thuê tàu. Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở thì khi nhận hàng, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn cho ngươì gửi hàng. Vận đơn khi đã phát hành nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển lô hàng.
Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading - B/L)
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
Các chức năng của vận đơn
Theo điều 81 Bộ Luật hàng hải, vận đơn có 3 chức năng chính sau đây:
*   Thứ nhất, vận đơn là "bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng". Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có "Tình trạng bên ngoài thích hợp" (In apperent good order and condition). Điều này cũng có nghĩa là người bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.
*   Thứ hai, "vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng" hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc

trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến.
*   Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết.
*   Trong trường hợp thuê tàu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tàu và người cho thuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến (charter party). Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết.
Trong trường hợp thuê tàu chợ thì không có sự ký kết trước một hợp đồng thuê tàu như thuê tàu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tàu hay người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tâù. Sự cam kết này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước (booking note). Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn.
Tác dụng của vận đơn
Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây:
*   Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở.
*   Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá.
*   Thứ ba, vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).
*   Thứ tư, vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.
*   Thứ năm, vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan.
*   Thứ sáu, vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi tren vận đơn .......
Phân loại vận đơn
Vận đơn đường biển rất đa dạng, phong phú, được sử dụng vào những công việc khác nhau tuý theo nội dung thể hiện trên vận đơn. Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, có rất nhiều căn cứ để phân loại vận đơn, cụ thể như sau:
-   Nếu căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hoá thì vận đơn được chia thành 2 loại: vận đơn đã xếp hàng (shipped on board bill of lading) và vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment bill of lading).
-   Nếu căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn thì vận đơn lại được chia thành 3 loại: vận đơn đích danh (straight bill of lading), vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (bill of lading to bearer) và vận đơn theo lệnh (bill of lading to order of...).
-   Nếu căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn, người ta lại có vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading) và vận đơn không hoàn hảo (unclean of lading).
-   Nếu căn cứ vào hành trình của hàng hoá thì vận đơn lại được chia thành: vận đơn đi thẳng (direct bill of lading), vận đơn chở suốt (through bill of lading) và vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức (combined transport bill of lading or multimodal transport bill of lading).
-   Nếu căn cứ vào phương thức thuê tàu chuyên chở lại có vận đơn tàu chợ (liner bill of lading) và vận đơn tàu chuyến (voyage - Nếu căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông ta có vận đơn gốc (original bill of lading) và vận đơn copy (copy of lading).
Ngoài ra còn có Surrendered B/L Seaway bill, Congen bill... Tuy nhiên theo Bộ luật hàng hải Việt nam vận đơn được ký phát dưới 3 dạng: vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn xuất trình.
Nội dung của vận đơn
Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:
*   Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:
-   Số vận đơn (number of bill of lading)
-   Người gửi hàng (shipper)
                -   Người nhận hàng (consignee)
                -   Địa chỉ thông báo (notify address)
                -   Chủ tàu (shipowner)
                -   Cờ tàu (flag)
                -   Tên tàu (vessel hay name of ship)
                -   Cảng xếp hàng (port of loading)
                -   Cảng chuyển tải (via or transhipment port)
                -   Nơi giao hàng (place of delivery)
                -   Tên hàng (name of goods)
                -   Kỹ mã hiệu (marks and numbers)
                -   Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of goods)
                -   Số kiện (number of packages)
                -   Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement)
                -   Cước phí và chi chí (freight and charges)
                -   Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)
                -   Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)
                -   Chữ ký của người vận tải (thườnglà master’s signature)
               Nội dung cuả mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số liệu trên biên lai thuyền phó.
*   Mặt thứ hai của vận đơn
Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở...
Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Qui tắc quốc tế điều chỉnh vận đơn đường biển
Hiện nay có 2 nguồn luật quốc tế chính về vận tải biển, đó là:
-   Công ước quốc tế để thống nhất một số thể lệ về vận đơn đường biển, gọi tắt là Công ước Brussels 1924 và hai Nghị định thử sửa đổi Công ước Brussels 1924 là : + Nghị định thư sửa đổi Công ước Brussels 1924 gọi tắt là nghị định thư 1968. (Visby Rules - 1968) Nghị định thư năm 1978
-   Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, gọi tắt là Công ước Hamburg 1978.
Những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển là một chứng từ quan trọng trong giao nhận vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán và khiếu nại (nếu có). Trong thực tiễn sử dụng vận đơn phát sinh nhiều tranh chấp gây ảnh hưởng đến các bên liên quan do các bên chưa thực sự hiểu hoặc có những cách hiểu khác nhau về giá trị pháp lý của vận đơn, về nội dung và hình thức của vận đơn... Vì vậy khi lập và sử dụng vận đơn cần lưu ý những điểm sau đây:
*   Giá trị pháp lý của vận đơn:
Theo thông lệ Hàng hải Quốc tế (công ước Brussels 1924, điều 1 khoản b) và Bộ luật Hàng hải Việt nam (điều 81 khoản 3) thì vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở. Khi xảy ra thiếu hụt, hư hỏng, tổn thất.... đôí với hàng hoá ở cảng đến thì người nhận hàng phải đứng ra giải quyết với người chuyên chở căn cứ vào vận đơn. Trên lý thuyết thì như vậy nhưng trong thực tế có rất nhiều tranh chấp phát sinh xung quanh vấn đề này. Cụ thể là:
Trong thương mại hàng hải quốc tế thường lưu hành phổ biến 2 loại vận đơn: vận đơn loại thông thường (gọi là Conline bill) và vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu (gọi là Congen bill). Điểm khác nhau cơ bản của 2 loại vận đơn này là: Conline bill chức đầy đủ mọi quy định để điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở như phạm vi trách nhiện, miễn trách, thời hiệu tố tụng, nơi giải quyết tranh chấp và luật áp dụng, mức giới hạn bồi thường, các quy định

về chuyển tải, giải quyết tổn thất chung, những trường hợp bất khả kháng.... Thông thường loại vận đơn này có đầy đủ 3 chức năng như điều 81 Bộ luật Hàng hải Việt nam quy định.
Ngược lại, Congen bill được cấp phát theo một hợp đồng thuê tàu chuyến nào đó. Loại này thường chỉ có chức năng là một biên nhận của người chuyên chở xác nhận đã nhận lên tàu số hàng hoá được thuê chở như đã ghi trên đó. Nội dung của loại vận đơn này rất ngắn gòn và bao giờ cũng phải ghi rõ: phải sử dụng cùng với hợp đồng thuê tàu (to be used with charter parties). Ngoài ra trong vận đơn loại này bao giờ cũng có câu: mọi điều khoản, mọi quy định miễn trách nhiệm cho người chuyên chở đã ghi trong hợp đồng thuê tàu kể cả các điều khoản luật áp dụng và trọng tài phải được áp dụng cho vận đơn (All terms and conditions, leberties and exceptions of the charter party, dated as overleaf, including the law and abitration clause, are herewwith incorporated).
Trong trường hợp xảy ra mất mát. hư hỏng, thiếu hụt hoặc chậm giao hàng... ở cảng dỡ hàng thì chỉ phải sử dụng vận đơn để giải quyết tranh chấp (nếu là Conline bill), nhưng sẽ phải sử dụng cả vận đơn và hợp đồng thuê tàu (nếu là Congen bill). ở đây có thể xảy ra khả năng có mâu thuẫn giữa quy định của vận đơn và quy định trong hợp đồng thuê tàu. Lúc này ưu tiên áp dụng những quy định của vận đơn để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp cả vận đơn và hợp đồng đều không có quy định gì (khả năng thứ 2) thì áp dụng luật do vận đơn chỉ ra trước, luật do hợp đồng chỉ ra sau nhưng phải xét đến các mối quan hệ liên quan. Vấn đề là ở chỗ các doanh nghiệp Việt nam hay mua hàng theo điều kiện CIF hoặc C&F thì hợp đồng thuê tàu do người bán ký với chủ tàu, người mua (người nhận hàng) Việt nam khó lòng biết được. Để hạ giá bán, thường là bằng cách hạ giá cước (phần F trong giá C&F vàCIF) người bán hàng nước ngoài sẵn sàng chấp nhận những quy định khắt khe của chủ tàu, k? cỏ các quy định về luật áp dụng và trọng tài. Có khi họ thuê cả những tàu già, cũ, rách nát hay hỏng hóc. Nếu có hư hỏng mất mát thiệt hại về hàng hoá thì việc khiếu nại chủ tàu rất khó khăn vì người mua hàng không có hợp đồng thuê tàu trong tay hoặc có những hợp đồng toàn những quy định bất lợi cho người mua hàng. Đôi khi lấy được hợp đồng thuê tàu từ người bán thì thời hiệu tố tụng không còn nữa hoặc hợp đồng quy định tranh chấp (nếu có) sẽ xét xử theo luật Anh và ở trọng tài hàng hải London.... Những quy dịnh này hết sức bất lợi cho người mua Việt Nam.
*   Vận đơn là loại vận đơn chủ (Master bill of lading) hay vận đơn nhà (house bill lading).
Vận đơn chủ hay vận đơn đường biển là vận đơn do người chuyên chở chính thức (effective carrier) phát hành còn vận đơn nhà hay vận đơn thứ cấp do người chuyên chở không chính thức (contracting carrier) hay còn gọi là người giao nhận phát hành trên cơ sở vận đơn chủ. Đây là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ giao nhận kho vận với khách hàng.
Muốn phân biệt một vận đơn là Master bill hay House bill phải căn cứ vào nội dung và hình thức cuả vận đơn.
Thứ nhất, vận đơn đường biển thường có dẫn chiếu một số công ước quốc tế phổ biến như Hague Rules, Hague Visby Rules hoặc Hamburge Rules. Ngược lại, trên thế giới không có một công ước nào điều chỉnh vận đơn thứ cấp.
Thứ hai, vận đơn đường biển chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ người vận tải biển liên quan tới việc bốc xếp, chuyên chở, dỡ hàng và trả hàng phát sinh từ hợp đồng thuê tàu. Ngược lại vận đơn thứ cấp còn chứa đựng những quy định pháp lý về chuyên chở bằng đường bộ, đường sông, đường sắt. Vì vậy, không gian pháp lý của vận đơn thứ cấp rộng hơn vận đơn đường biển.
Thứ ba, trong vận đơn thứ cấp thường ghi địa điểm nhận hàng để chở (place of receip) và địa điểm trả hàng (place of delivery) chứ không đơn thuần cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng.
                Thứ tư, vận đơn đường biển bao giờ cũng ghi rõ: đã bốc hàng lên tàu (shipped on board) hoặc đã nhận để bốc lên tàu (received for shipment). Ngược lại, vận đơn thứ cấp thường ghi: nhận để vận chuyển (taken in charge for transport) vì có thể chở bằng đường biển, đường sông, đường bộ...
Thứ năm, trong vận đơn đường biển, người gửi hàng gọi là shipper còn trong vận đơn thứ cấp, người gửi hàng gọi là congignor. Trong vận đơn đường biển luôn ghi người nhận hàng (consignee) hoặc đích danh hoặc theo lệnh nhưng trong vận đơn thứ cấp luôn ghi là: hàng được giao nhận theo lệnh (consigned to order of....)
Thứ sáu, vận đơn đường biển luôn có chức năng là chứng từ nhận quyền định đoạt hàng hoá nhưng với vận đơn thứ cấp, tính chất này có hay không do hai bên thoả thuận khi phát hành.
Thú bảy, người chuyên chở đường biển không chịu trách nhiệm về hàng đến chậm nhưng người giao nhận lại phải chịu trách nhiệm về việc này.Có khi họ phải đến gấp đôI số tiền cước cho thiệt hại do giao hàng chậm.
Thứ tám, thời hiệu khiếu nại trong vận đơn đường biển là 1 năm, trong khi đó ở vận đơn thứ cấp chỉ là 9 tháng. Số thời gian chênh lệch là dành cho người giao nhận khiếu nại lại người vận tải chính thức.
Thứ chín, vận đơn đường biển chỉ cần 1 con dấu và 1 chữ ký vì nó chỉ được cấp sau khi hàng đã bốc lên tàu. Trong khi đó, vận đơn thứ cấp do được phát hành khi nhận hàng để chở nên phải có thêm 1 con dấu và 1 chữ ký nữa xác nhận rằng hàng đã được bốc lên tàu (ngày cấp vận đơn thứ cấp và ngày bốc hàng có thể khác nhau).
Tuy nhiên trong thức tế sự phân biệt giữa 2 loại vận đơn này chỉ là tương đối. Điều quan trọng là khi có một vận đơn trong tay phải xem xét xem nó là loại gì và ai là người phát hành để khi có tổn thất có thể giải quyết kịp thời, đúng đối tượng.
*   Nội dung và hình thức của vận đơn
-   Về nội dung:
+   Mục số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu mô tả hàng hoá phải ghi phù hợp với số lượng hàng thực tế xếp lên tàu và phải ghi thật chính xác.
Khi nhận hàng theo vận đơn, phải lưu ý số hàng thực nhận so với số hàng ghi trong vận đơn, nếu thấy thiếu, sai hoặc tổn thất thì phải yêu cầu giám định để khiếu nại ngay. Nếu tổn thất không rõ rệt thì phải yêu cầu giám định trong 3 ngày kể từ ngày dỡ hàng.
+   Mục người nhận hàng: Nếu là vận đơn đích danh thì phải ghi rõ họ tên và địa chỉ người nhận hàng, nếu là vận đơn theo lệnh thì phải ghi rõ theo lệnh của ai (ngân hàng, người xếp hàng hau người nhận hàng). Nói chung, mục này ta nên ghi theo yêu cầu của thư tín dụng (L/C) nếu áp dụng thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
+   Mục địa chỉ người thông báo: Nếu L/C yêu cầu thì ghi theo yêu cầu của L/C, nếu không thì để trống hay ghi địa chỉ của người nhận hàng.
+   Mục cước phí và phụ phí: phải lưu ý đến đơn vị tính cước và tổng số tiền cước.
Nếu cước trả trước ghi: "Freight prepaid"
Nếu cước trả sau ghi: "Freight to collect hay Freight payable at destination". Có khi trên vận đơn ghi : "Freight prepaid as arranged" vì người chuyên chở không muốn tiết lộ mức cước của mình.
+   Mục ngày ký vận đơn: Ngày ký vận đơn thường là ngày hoàn thành việc bốc hàng hoá lên tàu và phải trong thời hạn hiệu lực của L/C.
+   Mục chữ ký vận đơn: Chữ ký trên vận đơn có thể là trưởng hãng tàu, đại lý của hãng tàu.
Khi đại lý ký thì phải ghi rõ hay đóng dấu trên vận đơn "chỉ là đại lý (as agent only)".
-   Về hình thức
Hình thức của vận đơn do các hãng tự lựa chọn và phát hành để sử dụng trong kinh doanh. Vì vậy, mỗi hãng khác nhau phát hành vận đơn có hình thức khác nhau. Tuy nhiên hình thức phát hành không quyết định giá trị pháp lý của vận đơn.
Những hình thức thể hiện của vận đơn:
Hình thức phổ biến nhất là loại vận đơn đường biển thông thường, chỉ sử dụng trong chuyên chở hàng hoá bằng đường biển (trên vận đơn chỉ ghi "Bill of lading". Loại vận đơn này là loại vận đơn truyền thống đang dần được thay thế bởi loại vận đơn phát hành dùng cho nhiều mục đích, nhiều phương thức chuyên chở. Đó là:
-   Loại vận đơn dùng cho cả vận tải đơn phương thức và đa phương thức: trên vận đơn ghi: "bill of lading for combined transport shipment or port shipment". Loại chứng từ này được hiểu là vận đơn đường biển và có thể chuyển nhượng được trừ phi người phát hành đánh dấu vào ô "Seaway bill, non negotiable".
-   Vận đơn dùng cho cả lưu thông và không lưu thông: "bill of lading not negotiable unless consigned to order" (vận đơn này không chuyển nhượng được trừ phi phát hành theo lệnh)....
Như vậy nhìn vào hình thức vận đơn chúng ta không biết đươc nó là loại nào, giá trị pháp lý như thế nào. Muốn xác định cụ thể ta lại phải xem xét đến các nội dung thể hiện trên vận đơn.
Giấy gửi hàng đường biển (seaway bill)
Vận đơn là một trong những chứng từ quan trọng nhất của mua bán quốc tế khi hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển. Tuy vậy, dần dần vận đơn đã bộc lộ nhiều nhược điểm như:
-   Thứ nhất, nhiều khi hàng hoá đã đến cảng dỡ hàng nhưng người nhận không có vận đơn (B/L) để nhận hàng vì thời gian hành trình của hàng hoá trên biển ngắn hơn thời gian gửi bill từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng.
-   Thứ hai, B/L không thích hợp với việc áp dụng các phương tiện truyền số liệu hiện đại tự động (fax, teleax...) bởi việc sử dụng B/L trong thanh toán, nhận hàng.... đòi hỏi phải có chứng từ gốc.
-   Thứ ba, việc in ấn B/L đòi hỏi nhiều công sức và tốn kém bởi chữ in mặt sau của B/L thường rất nhỏ, khoảng 0,3mm để chống làm giả.
-   Thứ tư, việc sử dụng B/L có thể gặp rủi ro trong việc giao nhận hàng hoá (nếu đơn vị bị mất cắp) vì B/L là chứng từ sở hữu hàng hoá....
Như vậy một loại chứng từ mới có thể thay thế được cho B/L và có chức năng tương tự như B/L đã ra đời. Đó là giấy gửi hàng đường biển (seaway bill). Sử dụng seaway bill có thể khắc phục được những tồn tại đã phát sinh của B/L.
Thứ nhất, khi sử dụng seaway bill người nhận hàng có thể nhận được hàng hoá ngày khi tàu đến cảng dỡ hàng hoá mà không nhất thiết phải xuất trình vận đơn đường biển gốc vì seaway bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá. Hàng hoá sẽ được người chuyên chở giao cho người nhận hàng trên cơ sở những điều kiện của người chuyên chở hoặc một tổ chức quản lý hàng hoá tại cảng đến.
Thứ hai, seaway bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó người ta không nhất thiết phải gửi ngay bản gốc cho người nhận hàng ở cảng đến mà có thể gửi bản sao qua hệ thống truyền số liệu tự động. Như vậy đồng thời với việc xếp hàng lên tàu, người xuất khẩu có thể gửi ngày lập tức seaway bill cho người nhận hàng trong vòng vài phút. Người nhận hàng cũng như người chuyên chở không phải lo lắng khi giao nhận mà không có chứng từ.
Thứ ba, khi sử dụng seaway bill, việc in các điều khoản bằng chữ rất nhỏ ở mặt sau được thay thế bằng việc dẫn chiếu đến các điều kiện, quy định liên quan đến vận chuyển ở mặt trước bằng một điều khoản ngắn gọn. Mặt khác người chuyên chở chỉ cần phát hành 1 bản gốc seaway bill trong khi phải phát hành tối thiểu 1 bộ 3 bản gốc nếu sử dụng B/L.
Thứ tư, seaway bill cho phép giao hàng cho một người duy nhất khi họ chứng minh họ là người nhận hàng hợp pháp. Điều này giúp cho các bên hữu quan hạn chế được rất nhiều rủi ro trong việc giao nhận hàng, không những thế, vì seaway bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá nên khi bị mất hay thất lạc thì cũng không ra hậu quả nghiêm trọng nào.
Tuy nhiên, seaway bill không phải là không có những hạn chế như seaway bill cản trở mua bán quốc tế (vì seaway bill là rất phức tạp và khó khăn khi người chuyên chở và người nhận hàng là những người xa lạ, mang quốc tịch khác nhau; luật quốc gai của một số nước và công ước quốc tế chưa thừa nhận seaway bill nhưu một chứng từ giao nhận hàng....
          Ở Việt nam, việc áp dụng seaway bill vận còn rất mới mẻ, mặc dù đã có cơ sở pháp lý để áp dụng seaway bill. Mục C - điều 80 Bộ luật Hàng hải Việt nam quy định. Người vận chuyển và người giao nhận hàng có thể thoả thuận việc thay thế B/L bằng giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hoá tương đương và thoả thuận về nội dụng, giá trị của các chứng từ này theo tập quán Hàng hải quốc tế.

Các loại ký hậu

-   Ký hậu để trắng: là việc ký hậu không chỉ định người được hưởng quyền lợi hối phiếu do thủ tục hối phiếu mang lại . Người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người được hưởng lợi hối phiếu.
-   Ký hậu theo lệnh : là việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu đem lại. Người ký hậu chỉ ghi câu : trả theo lệnh ông X và ký tên.
-   Ký hậu hạn chế: là việc ký hậu chỉ định rõ rệt người được hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi.
-   Ký hậu miễn truy đòi : là việc ký hậu mà người ký hậu ghi thêm câu "miễn truy đòi" cùng với một trong ba loại ký hậu nêu trên.

Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển

Khái quát chung về giao nhận

Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận (freight forwarding and freight forwarder)
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất ký loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận
Điều 167 Luật thương mại quy đinh, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
-   Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. - Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng
-   Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.
-   Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
-   Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
Trách nhiệm của người giao nhận
Khi là đại lý của chủ hàng
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
          +   Giao hàng không đúng chỉ dẫn
          +   Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.
          +   Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
          +   Chở hàng đến sai nơi quy định
          +   Giao hàng cho người không phải là người nhận
          +   Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
          +   Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
          +   Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác... nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết.
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn‿ (Standard Trading Conditions) của mình.
Khi là người chuyên chở (principal)
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bố xếp hay phân phối ..... thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở.
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:
          -   Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác
          -   Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
          -   Do nội tý hoặc bản chất của hàng hoá
          -   Do chiến tranh, đình công
          -   Do các trường hợp bất khả kháng
          Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.

Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển

Đối với hàng XK đóng trong contaner
*   Nếu gửi hàng nguyên (FCL)
-   Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào booking note và đưa cho đại diện hãng tàu để xin ký cùng với bản danh mục XK (cargo list)
-   Sau khi đăng ký booking note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn
-   Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình
-   Mời đại diện hải qian, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám đinh (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container
-   Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY quy định, trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi tàu bắt đầu xếp hàng) và lấy biên lai nhanạ container để chở MR.
-   Sau khi container đã xếp lên tàu thì mang MR để đổi lấy vận đơn
*   Nếu gửi hàng lẻ (LCL):
-   Chủ hàng gửi booking note cho hãng tàu hoặc đạI lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng XK. Sau khi booking note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng.
-   Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý taị CFS hoặc ICD quy định
-   Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niên phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn.
-   Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ
-   Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến
Đối với hàng nhập khẩu
Đối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu
-   Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ:
                     +   Bản lược khai hàng hoá (2 bản)
                     +   Sơ đồ xếp hàng (2 bản)
                     +   Chi tiết hầm hàng (2 bản)
                     +   Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)
-   Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu
-   Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như:
                     +   Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho tàu

          về những tổn thất xảy sau này.
                     +   Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
                     +   Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt
                     +   Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
                     +   Biên bản giám định
                    +   Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)
                     ............
                -   Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho
                -   Làm thủ tục hải quan
                -   Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá
           Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
                *   Cảng nhận hàng từ tàu:
                     -   Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm)
                     -   Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải cùng lập)
                     -   Đưa hàng về kho bãi cảng
                *   Cảng giao hàng cho các chủ hàng
                     -   Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vạn đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O - delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng
                     -   Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai
                     -   Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O
                     -   Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng
                     -   Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:
                          +   Xuất trình và nộp các giấy tờ:
                               .   Tờ khai hàng NK
                               .   Giấy phép nhập khẩu
                               .   Bản kê chi tiết
                               .   Lệnh giao hàng của người vận tải
                               .   Hợp đồng mua bán ngoại thương
                               .   Một bản chính và một bản sao vận đơn
                               .  Giấy chứng nhận xuất xứ
                               .   Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có
                               .   Hoá đơn thương mại
                                    ......................
                          +   Hải quan kiểm tra chứng từ
                          +   Kiểm tra hàng hoá
                          +   Tính và thông báo thuế
                          +   Chủ hàng ký nhận vào giấythông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan
                     -   Sau khi hải quan xác nhận "hoàn thành thủ tục hải quan" chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng
           Hàng nhập bằng container
                *   Nếu là hàng nguyên (FCL)
                     -   Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O
                     -   Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
                     -   Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O
                     -   Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng
                *   Nếu là hàng lẻ (LCL):
                     Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và làm các thủ tục như trên.

Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

Giao nhận hàng hoá XNK bằng đường biển đòi hỏi rất nhiều loại chứng từ. Việc phân loại chứng từ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý và sử dụng chúng. Để đơn giản và tiện theo dõi, chúng ta có thể phân thành hai loại:
           -   Chứng từ dùng trong giao hàng xuất khẩu
           -   Chứng từ dùng trong nhận hàng xuất khẩu

Chứng từ sử dụng đối với hàng xuất khẩu

     Khi xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển, người giao nhận (NGN) được uỷ thác của người gửi hàng lo liệu cho hàng hoá từ khi thông quan cho đến khi hàng được xếp lên tàu. Các chứng từ sử dụng trong quá trình này cụ thể như sau:
           -   Chứng từ hải quan
           -   Chứng từ với cảng và tàu
           -   Chứng từ khác
Chứng từ hải quan
      -   01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với bản sao phải nộp.
      -   02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu
      -   01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng
      -   01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan).
      -   02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng nhất)
      Tờ khai hải quan
           Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia.
           Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt nam quy định việc khai báo hải quan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua cửa khẩu quốc gia. Mọi hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không trung thực đều bị cơ quan hải quan xử lý theo luật pháp hiện hành.
      Hợp đồng mua bán ngoại thương
           Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hoá. Bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
      Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp
           Trước đây doanh nghiệp XNK phải nộp giấy phép kinh doanh XNK loại 7 chữ số do Bộ Thương mại cấp. Hiện giờ tất cả các doanh gnhiệp hội đủ một số điều kiện (về pháp lý, về vốn....) là có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.
      Bản kê chi tiết hàng hoá (cargo list)
Bản kê chi tiết hàng hoá là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện hàng. Nó tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá. Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung cho hoá đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau và phẩm cấp khác nhau.
Chứng từ với cảng và tàu
     Được sự uỷ thác của chủ hàng. NGN liên hệ với cảng và tàu để lo liệu cho hàng hóa được xếp lên tâù. Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn này gồm:
      -   Chỉ thị xếp hàng (shipping note)
      -   Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt)
      -   Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)
      -   Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest)
      -   Phiếu kiểm đếm (Dock sheet & Tally sheet)
      -   Sơ đồ xếp hàng (Ship’s stowage plan)
      Chỉ thị xếp hàng
           Đây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan quản lý cảng, công ty xếp dỡ, cung cấp những chi tiết đầy đủ về hàng hoá được gửi đến cảng để xếp lên tàu và những chỉ dẫn cần thiết,
      Biên lai thuyền phó
           Biên lai thuyền phó là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấp cho người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tàu đã nhận xong hàng. Việc cấp biên lai thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp xuống tàu, đã được xử lý một cách thích hợp và cẩn thận. Do đó trong quá trình nhận hàng người vận tải nếu thấy tình trạng bao bì không chắc chắn thì phải ghi chú vào biên lai thuyền phó.
Dựa trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn đường biển là tàu đã nhận hàng để chuyên chở
      Vận đơn đường biển
           Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đạI diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.
           Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải rất quan trọng, cơ bản về hoạt động nghiệp vụ giữa người gửi hàng vvới người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó có tác dụng như là một bằng chứng về giao dịch hàng hoá, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở
      Bản khai lược hàng hoá
           Đây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tàu đẻ vận chuyển đến các cảng khác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên
           Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng có thể lập khi đang chuẩn bị ký vận đơn, dù sao cũng phải lập xong và ký trước khi làm thủ tục cho tàu rời cảng.
           Bản lược khai cung cấp số liệu thông kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu và là cơ sở để công ty vận tải (tàu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng
      Phiếu kiểm đếm
           Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tàu trên đó ghi số lượng hàng hoá đã được giao nhận tại cầu.
           Tally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hoá đã xếp lên tàu do nhân viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép.
           Công việc kiểm đếm tại tàu tuý theo quy định của từng cảng còn có một số chứng từ khác như phiếu ghi số lượng hàng, báo cáo hàng ngày....
           Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lên tàu. Do đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách về hàng hoá một bản để lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất về hàng hoá sau này.
      Sơ đồ xếp hàng
           Đây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tàu. Nó có thể dùng các màu khác nhau đánh dấu hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm tra khi dỡ hàng lên xuống các cảng.
           Khi nhận được bản đăng ký hàng chuyên chở do chủ hàng gửi tới, thuyền trưởng cùng nhân viên điều độ sẽ lập sơ đồ xếp hàng mục đích nhằm sử dụng một cách hợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên tàu cân bằng trong quá trình vận chuyển.
Chứng từ khác
      Ngoài các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tàu, NGN được sự uỷ thác của chủ hàng lập hoặc giúp chủ hàng lập những chứng từ về hàng hoá, chứng từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh toán... Trong đó có thể đề cập đến một số chứng từ chủ yếu sau:
      -   Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
      -   Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)
      -   Phiếu đóng gói (Packing list)
      -   Giấy chứng nhận số lương/trọng lượng (Certificate of quantity/weight)
      -   Chứng từ bảo hiểm
      Giấy chứng nhận xuất xứ
           Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuất khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người xuất khẩu xác nhận.
           Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tuý theo chính sách của Nhà nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế. Nó cũng cần thiết cho việc theo dõi thực hiện chế độ hạn ngạch. Đồng thời trong chừng mực nhất định, nó nói lên phẩm chất của hàng hoá bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá.
      Hoá đơn thương mại
           Sau khi giao hàng xuất khẩu, người xuất khẩu phải chuẩn bị một hoá đơn thương mại. Đó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn.
      Phiếu đóng gói
           Phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng. Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụ như kiện hàng được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọng lượng của bao gói, kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao gói... Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi để trong một túi gắn bên ngoài bao bì.
      Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng
           Đây là một chứng thư mà người xuất khẩu lập ra, cấp cho người nhập khẩu nhằm xác định số trọng lượng hàng hoá đã giao
           Tuy nhiên để đảm bảo tính trung lập trong giao hàng, người nhập khẩu có thể yêu cầu người xuất khẩu cấp giấy chứng nhận số/trọng lượng do người thứ ba thiết lập như Công ty giám định, Hải quan hay người sản xuất.
      Chứng từ bảo hiểm
           NGN theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểm cho hàng hoá. Chứng từ bảo hiểm là những chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho các đơn vị xuất nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hoá đã được bảo hiểm và là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm
           Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)

ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Hàng không chuyển tiếp hàng hoá đi các nước

Hàng không chuyển tiếp đi các nước

1/ Quy định chung:

Hàng quốc tế được phép chuyển tiếp tại hai sân bay quốc tế Nội Bài (HAN) và Tân Sơn Nhất (SGN).

Đối với hàng hoá bị hư hại sẽ được đóng gói lại dưới sự giám sát của nhân viên an ninh sau khi đã được thanh tra.

2/ Tài liệu: Không vận đơn, danh mục hàng hóa, các loại giấy phép khác nếu có yêu cầu.

3/ Hạn chế

- Vũ khí, đạn dược và thuốc nổ: thuốc nổ ngoại trừ vũ khí, đạn dược có thể được chấp nhận khi được sự đồng ý của nhà chức trách Việt Nam. Liên hệ với Bộ Công an ĐT: 84-4-6942363 hoặc 84-4-8244153 để biết thêm chi tiết. Phải có thông báo trước.

- Thuốc gây mê, các tá dược dùng trong y tế, thuốc y tế, các dược phẩm và các loại vacin: Phải được sự đồng ý của Bộ Y tế. Để biết thêm chi tiết xin liên hệ tại số ĐT: 84-4-8464413 hoặc Fax: 84-4-8234758

- Các chất phóng xạ: Phải có thông báo trước 48 tiếng và có giấy phép nhập khẩu của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Liên lạc: ĐT 04-8248199 Fax: 8220298 để biết thêm chi tiết.

4/ Các điều khoản cấm:

- Vũ khí, đạn dược, chất nổ và các thiết bị kỹ thuật quân sự.

- Chất gây mê và ma túy.

- Chất độc và chất lây nhiễm.

- Văn hoá phẩm khiêu dâm và phản động

- Các loại pháo nổ

Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ với đại sứ quán việt nam, lãnh sự quán và các cơ quan chức năng.

5/ Phí xử lý hàng hóa

-  Phí xử lý hàng hóa chuyển tiếp:

Mức phí phục vụ cho 01 kg hàng ................................ 0.08 USD

- Lưu kho:

Miễn phí lưu kho cho ngày đầu tiên bao gồm cả ngày hàng đến (cả miễn phí phục vụ mặt đất). Trong trường hợp chậm trễ, phụ thu sẽ áp dụng cho hãng hàng không tiếp nhận hàng chuyển tiếp.

Xuất khẩu hàng hoá, vận tải bằmg đường hàng không đi các nước

Xuất khẩu, vận tải bằmg đường hàng không đi các nước
1/ Quy định chung  

Đóng gói: Không chấp nhận các bao gói bằng giấy cát tông cũ, bao gói chất lượng kém. Đối với hàng ướt, điều kiện đóng gói phải theo tiêu chuẩn đã được quy định

của Cục Hàng không Dân dụng Việt nam và AAPA (Hiệp hội Hàng không Châu Á Thái bình dương).Vận tải bằmg đường hàng không đi các nước

Đánh dấu hàng hóa:

Đánh dấu hàng hóa phải được ghi cụ thể, rõ ràng bằng tiếng Anh.

Ngôn ngữ sử dụng trong các tài liệu:Tiếng Anh
Các yêu cầu khác:

Các yêu cầu khác phụ thuộc vào quy định của Hải quan và các cơ quan có liên quan.

2/ Yêu cầu về tài liệu:

Các lô hàng thương mại. 

3 bản hóa đơn thương mại. Trong hóa đơn số tiền phải được chỉ ra bằng đồng tiền USD.

Có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại (yêu cầu tùy theo từng loại hàng) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Các lô hàng mẫu:

Yêu cầu có hóa đơn chiếu lệ và kê khai đặc điểm hàng hóa trong không vận đơn.

Hàng quà tặng:

Không cần các tài liệu, nhưng tổng giá trị của hàng hóa phải được chỉ rõ trong không vận đơn.

3/ Hạn chế

Động vật sống: Tất cả các loại động vật xuất khẩu, phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận sức khỏe và giấy phép nhập khẩu.

Cây trồng và các sản phẩm cây trồng: Yêu cầu phải có giấy kiểm dịch thực vật.

Vũ khí, đạn dược và chất nổ: Bao gồm bất cứ loại hàng trong danh mục hàng loại 1 theo quy định hàng nguy hiểm như pháo hoa, thuốc nổ dùng trong công nghiệp phải có giấy phép của Bộ Công An.

Thuốc gây mê và các chất gây nghiện:
Có giấy phép xuất khẩu của Bộ Y tế

Xác người: Cần các loại giấy: Giấy chứng tử, giấy chứng nhận niêm phong kẹp chì quan tài. giấy chứng nhận của Đại sứ quán.

Những sản phẩm từ động vật:
Cần có giấy phép của cục thú y

Hàng phóng xạ: Phải có thông báo trước 48 tiếng và có giấy phép nhập khẩu của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Liên lạc: ĐT 04-8248199 Fax: 8220298 để biết thêm chi tiết.

4/ Điều khoản cấm:

Vũ khí, đạn dược, chất nổ và các thiết bị kỹ thuật quân sự.

Chất gây mê và ma túy.

Chất độc và chất lây nhiễm.

Văn hoá phẩm khiêu dâm và phản động

Các loại pháo nổ

Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ với đại sứ quán việt nam, lãnh sự quán và các cơ quan chức năng.

5/ Phí xử lý hàng hóa

Điều khoản chung: Tất cả các loại phí được tính theo đồng Việt Nam (VNĐ) trừ phí xuất không vận đơn quốc tế.

Phí xử lý hàng xuất khẩu:

Phí phục vụ cho 01 kg hàng xuất khẩu thông thường........................ 580 VNĐ
Phí phục vụ tối thiểu cho 1 lô hàng xuất khẩu thông thường.........35.000 VNĐ •  

Phí tài liệu:

Phí không vận đơn quốc tế................3.00 USD/không vận đơn

Phí không vận đơn nội địa ................20.000 VNĐ/không vận đơn Các lại phí khác sẽ thông báo cụ thể.

Phí Lưu kho
Hàng thông thường: Không tính lưu kho ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, 2 ngày trước ngày hàng được dự định vận chuyển (kể cả ngày tiếp nhận và ngày hàng được vận chuyển) •

Gía lưu kho: 
- 3 ngày đầu …………305 VNĐ/kg
- Từ ngày thứ 4 ……..610 VNĐ/kg
- Từ ngày thứ 9 ……..1064 VNĐ/kg •

Phí lưu kho tối thiểu, phí/lần: 40.000 VNĐ
Trường hợp hàng đã được xác nhận chỗ nhưng do lỗi của hãng vận chuyển nên không đi đúng kế hoạch phải lưu kho, thì hãng vận chuyển sẽ trả tiền lưu kho cho khoảng thời gian tính từ sau ngày dự định bay đến khi lô hàng được thực sự vận chuyển theo mức giá trên.
Người gửi hàng phải trả lệ phí lưu kho tính đến ngày hàng có kế hoạch được gửi đi, sau thời gian này hãng hàng không chuyển chở phải trả lệ phí lưu kho tính tới ngày thực tế hàng được chuyển đi.

Các phí khác:
Phí xử lý hàng hoá đặc biệt.......sẽ thông báo cụ thể.

Nhập khẩu hàng hoá bằng đường hàng không về Việt Nam

1.Hàng nhập khẩu
Ngôn ngữ thể hiện trên văn bản: Tiếng Việt và tiếng Anh

Các yêu cầu: 
+ Các lô hàng nhập khẩu có thể được đăng ký thông qua các doanh nghiệp nhà nước.

+ Bảo hiểm phải do công ty Bảo hiểm Việt nam thực hiện

2/ Yêu cầu về tài liệu.

Các lô hàng thương mại.
3 bản hóa đơn thương mại. Trong hóa đơn số tiền phải được chỉ ra bằng đồng tiền USD.

+ Có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại (yêu cầu tùy theo từng loại hàng)

+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Các lô hàng mẫu:
Yêu cầu có hóa đơn chiếu lệ và kê khai đặc điểm hàng hóa trong không vận đơn.

Hàng quà tặng:
Không cần các tài liệu, nhưng tổng giá trị của hàng hóa phải được chỉ rõ trong không vận đơn.

3/ Các hạn chế:

Hạn chế chung: Trong trường hợp hàng là quà biếu giữa các Chính phủ, yêu cầu có giấy phép nhập khẩu của An Ninh và Hải quan cho các hàng: Trâu, bò, gia cầm, gia súc. v.v. Không hạn chế: Các trường hợp ngoại giao đặc cách.

Động vật sống.
+ Yêu cầu giấy chứng nhận sức khỏe.
+ Giấy phép nhập khẩu được cấp sau khi đã có kiểm dịch tại điểm đến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Phải thông báo trước khi vận chuyển. Liên lạc với cục Thú y ĐT: 04 - 8696788, Fax: 04 - 8691311 để biết thêm thông tin.

Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng: Cây trồng, hạt: Cần có giấy kiểm dịch thực vật và giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ĐT: 04-8252635

Vũ khí, đạn dược và thuốc nổ: thuốc nổ ngoại trừ vũ khí, đạn dược có thể được chấp nhận khi được sự đồng ý của nhà chức trách Việt Nam. Liên hệ với Bộ Công an ĐT: 84-4-6942363 hoặc 84-4-8244153 để biết thêm chi tiết. Phải có thông báo trước.

Thuốc gây mê, các tá dược dùng trong y tế, thuốc y tế, các dược phẩm và các loại vacin: Phải được sự đồng ý của Bộ Y tế. Để biết thêm chi tiết xin liên hệ tại số ĐT: 84-4-8464413 hoặc Fax: 84-4-8234758

Thuốc y tế và các loại vắc xin:
Phải được sự đồng ý của Bộ Y tế.

Hàng phóng xạ:

Phải có thông báo trước 48 tiếng và có giấy phép nhập khẩu của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Liên lạc: ĐT 04-8248199 Fax: 8220298 để biết thêm chi tiết.

Các điều khoản khác:

+ Các sản phẩm văn hóa ( Bao gồm: báo, tạp chí, băng video, băng cassette, đĩa CD, LD, VCD, DVD,...) phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Văn hóa và Thông tin. Liên lạc: ĐT 04-8246510 hoặc Fax 84-4-8267101 để biết thêm chi tiết.

+ Thiết bị truyền thông:
Cần phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Bưu chính viễn thông.

4/ Các điều khoản cấm:

Vũ khí, đạn dược, chất nổ và các thiết bị kỹ thuật quân sự.

Chất gây mê và ma túy.

Chất độc và chất lây nhiễm.

Văn hoá phẩm khiêu dâm và phản động

Các loại pháo nổ

Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ với đại sứ quán việt nam, lãnh sự quán và các cơ quan chức năng.

5/ Các loại phí:

Thông tin chung:
Tất cả cước phí được tính theo Đồng Việt Nam (VNĐ)

Phí xử lý hàng hóa:

+ Phí xử lý cho 01 kg hàng hóa nhập khẩu thông thường………............700 VNĐ

+ Phí xử lý tối thiểu cho 01 lô hàng nhập khẩu thông thường............35.000 VNĐ

Phí lưu kho (Đối với hàng hóa nhập khẩu thông thường):

+ Thời gian bắt đầu tính lưu kho kể từ ngày thứ 3 từ khi chuyến bay đến, không tính phí lưu kho ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ và ngày phát hàng

+ Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5, phí kg/ngày (cho 03 ngày):
- Lô hàng nhỏ hơn hoặc bằng 100 kg ………….1.000 VNĐ
- Lô hàng lớn hơn 100 kg
- 100 kg đầu …………………………………..1.000 VNĐ
- Trọng lượng ngoài 100 kg đầu …………… 290 VNĐ
+ Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 9……………… ..... 700 VNĐ

+ Từ ngày thứ 10 trở đi…………………………. ... 1.000 VNĐ

+ Phí lưu kho tối thiểu, phí/lần : ………………….43.000 VNĐ

+ Người nhận hàng phải trả phí lưu kho.

Các phí khác.

+ Phí không vận đơn thứ cấp, do người gom hàng hoặc đại lý được uỷ quyền trả.

+ Phí không vận đơn thứ cấp cho 01 kg ....................6.850 VNĐ

+ Lệ phí tối thiểu cho một không vận đơn thứ cấp 41.000 VNĐ

+ Lệ phí tối đa cho một không vận đơn thứ cấp ... 121.600 VNĐ

Phí xử lý hàng hóa đặc biệt: Sẽ được thông báo cho từng trường hợp.

C/O HÀNG HÓA

C/O là gì?

C/O là gì? C/O ( viết tắt của Certificate of Origin )

Là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận

xuất xứ của sản phẩm nước đó theo các quy tắc xuất xứ. C/O ưu đãi  và C/O không ưu đãi

C/O ưu đãi

Giấy Chứng nhận xuất xứ mẫu A

- Là loại C/O đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của các nước có tên ở mặt sau Mẫu A. Có C/O này hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của nước nhập khẩu.

- Chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau Mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP; và khi hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định.

- VCCI không cấp Mẫu A cho mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU

 

Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D

- Là loại C/O theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực Chung (CEPT)

- Chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác.

 

Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu E

Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

- Là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa của Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2003.

 

Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu S

Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Lào

- Là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp cho hàng hóa Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật giữa Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã ký tại Hà Nội ngày 07 tháng 01 năm 2005 (gọi tắt là Hiệp định Việt – Lào)

 

Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu AK

Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc

- Là loại C/O hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (Xem Quy chế Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AK).

- Hàng hóa Việt Nam được cấp C/O Mẫu AK được liệt kê đầy đủ trong phụ lục sau:

 - Download

C/O không ưu đãi

Giấy Chứng nhận xuất xứ C/O Mẫu B

Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:

- Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:

 + Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP

 + Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng

 + Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra.

Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu hàng Dệt đi EU - C/O Mẫu T

Là loại C/O theo quy định của Hiệp định Dệt May giữa Việt Nam và EU.

 

Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu ICO

- Là loại C/O theo quy định của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) chỉ cấp cho mặt hàng cà phê. Loại Mẫu này luôn được cấp kèm với hoặc Mẫu A hoặc Mẫu B.

Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu Venezuela

- Là loại C/O không ưu đãi cấp cho một số sản phẩm (tuân theo luật chống bán phá và bồi thường) xuất khẩu sang Venezuela.

- Danh sách các sản phẩm bị ảnh hưởng của luật chống phá giá và bồi thương. Xem chi tiết tại đây 1, 2, 3, 4

- Xem tham khảo "Hướng dẫn điền bản C/O Venezuela"

 

Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu Mexico

- Là loại C/O không ưu đãi chỉ cấp riêng cho mặt hàng dệt may, giầy dép của Việt Nam xuất khẩu sang Mexico.

- Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may và giầy dép không phải sử dụng loại Form M này nữa.

 

Và các loại form khác

Tuỳ theo quy định của nước nhập khẩu hoặc các hiệp định quốc tế.

Mẫu Form C/O

C/O Form A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)

Tải mẫu Form A dưới đây:

 - Form A chưa khai

 - Form A đã khai (bản mẫu)

 

C/O Form D (Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN)

 - Tải mẫu C/O Form D tại đây

 

C/O Form E (Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc)

 - Tải mẫu C/O Form E tại đây

 

C/O Form S (Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào)

 - Tải mẫu C/O Form S tại đây

 

C/O Form AK (Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN khác sang Hàn Quốc)

 - Tải mẫu C/O Form AK tại đây

 

C/O Form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)

Tải mẫu Form B dưới đây:

 - Form B chưa khai

 - Form B đã khai (bản mẫu)

 

C/O Form Textile (Form T - Mẫu C/O cấp cho hàng dệt may của Việt Nam đi EU)

Tải mẫu Form T dưới đây:

 - Form T chưa khai

 - Form T đã khai (bản mẫu)

Hướng dẫn cách đánh ký hiệu viết tắt của các nước EU khi điền Box 2 Form T:

 - Xem chi tiết tại đây

 

C/O Form Turkey (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ)

 - Tải mẫu C/O mới của Thổ Nhĩ Kỳ tại đây

 

C/O Form Turkey-màu trắng (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ)

Mẫu C/O này có hiệu lực từ ngày 1/9/2008 và đã được Hải quan Thổ Nhĩ Kỳ cho phép sử dụng cho đến hết tháng 2/2010.

 - Xem chi tiết tại đây.

 

C/O Form DA59 (Mẫu C/O cho một số sản phẩm xuất khẩu sang Nam Phi)

 - Tải C/O Form DA59 tại đây

 

C/O Form Venezuela (Mẫu C/O cấp cho một số mặt hàng xuất khẩu nhất định của Việt Nam sang Venezuela)

 - Tải mẫu C/O Venezuela tại đây

C/O Form ICO (Mẫu C/O cấp cho mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam)

 - Tải mẫu C/O Form ICO tại đây

C/O Form M (Mẫu C/O không ưu đãi cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico)

 - Tải mẫu C/O Form Mexico tại đây

Mẫu Chứng nhận

Mẫu Chứng nhận cho những lô hàng không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ:

 - Tải mẫu Chứng nhận tại đây

Annex to C/O, C-ASEAN, C-JAPAN

 - Tải mẫu tại đây

Container hóa là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức

Công ten nơ hóa là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức sử dụng các côngtenơ theo tiêu chuẩn ISO để có thể sắp xếp trên các tàu côngtenơ, toa xe lửa hay xe tải chuyên dụng.

Có ba loại độ dài tiêu chuẩn của côngtenơ là 20 ft (6,1 m), 40 ft (12,2 m) và 45 ft (13,7 m) (xem tiêu chuẩn kích thước container tại đây).

Sức chứa côngtenơ (của tàu, cảng v.v.) được đo theo TEU (viết tắt của twenty-foot equivalent units trong tiếng Anh, tức "đơn vị tương đương 20 foot"). TEU là đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích). Phần lớn các côngtenơ ngày nay là các biến thể của loại 40 ft và do đó là 2 TEU. Các côngtenơ 45 ft cũng được tính là 2 TEU. Hai TEU được quy cho như là 1 FEU, hay forty-foot equivalent unit. Các thuật ngữ này của đo lường được sử dụng như nhau. Các côngtenơ cao ("High cube") có chiều cao 9,5 ft (2,9 m), trong khi các côngtenơ bán cao, được sử dụng để chuyên chở hàng nặng, có chiều cao là 4,25 ft (1,3 m).

Côngtenơ hóa là một yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng trong logistics, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ 20. Malcolm McLean được cho là người đầu tiên phát minh ra côngtenơ trong những năm 1930 ở New Jersey, nhưng ông chỉ thành lập tập đoàn Sea-Land trong những năm 1950.

McLean giải thích rằng trong khi ngồi ở cầu cảng chờ hàng hóa ông đã chở đến để xếp lên tàu, ông nhận ra rằng thay vì xếp hay dỡ toa chở hàng thì các toa chở hàng này tự chúng (với một vài thay đổi nhỏ) sẽ là côngtenơ được vận chuyển.

Ngày nay, khoảng 90% hàng hóa được đóng trong các côngtenơ và được xếp lên các tàu chuyên chở thành từng cụm. Hơn 200 triệu côngtenơ được chuyên chở hàng năm.

Việc sử dụng rộng rãi của các côngtenơ tiêu chuẩn ISO đã ảnh hưởng tới việc thay đổi trong các tiêu chuẩn vận tải, chủ yếu là việc thay đổi các phần tháo lắp được của xe tải hay các phần trao đổi thành các phần có cùng kích thước và hình dạng (mặc dù không cần thay đổi công suất), và nó đã thay đổi toàn bộ việc sử dụng rộng rãi khắp thế giới của các thùng pallet vận tải cho phù hợp với côngtenơ ISO hay các xe tải thương mại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro