xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

.Biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng

          Sự biến động về mặt lượng của hiện tượng qua thời gian chịu sự tác của niều yếu tố và có thể chia thành hai loại:Các yếu tố chủ yếu và các yếu tố ngẫu nhiên.

     Với sự tác động của các yếu tố chủ yếu sẽ xác lập xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng .Xu hướng phát triển cơ bản thường được hiểu là chiều hướng tiến triển chung kéo dài theo thời gian ,phản ánh qui luật của sự phát triển .

     Với sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên sẽ làm cho sự biến động về mặt lượng của  hiện tượng lệch khỏi xu hướng cơ bản .Vì vậy ,cần sử dụng những phương pháp phù hợp ,trong một chừng mực nhất định nhằm loại bỏ sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên để phản ánh xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng .

     Sau đây là một số phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng.

2.2.1.Mở rộng khoảng cách thời gian

          Phương pháp này được sử dụng đối với dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng.

     Với một dãy số thời gian mà các mức độ của dãy số ở các khoảng thời gian của dãy số khi tăng ,khi giảm  không phản ánh rõ xu hướng biến động . Có thể mở rộng khoảng cách thời gian từ ngày thành tuần ,từ tuần thành tháng ,từ tháng thành quý.

2.2.2.Dãy số bình quân trượt

          Số bình quân trượt (còn gọi là số bình quân di động) là số bình quân công của một nhóm nhất định các mức độ dãy số thời gian được tính bằng cách loại dần các mức độ đầu ,đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo ,sao cho số lượng các mức độ tính số bình quân không thay đổi.

          Việc chọn bao nhiêu mức độ để tính số bình quân trượt đòi hỏi phảI dựa vào đặc điểm biến động và số lượng mức độ của dãy số thời gian .Nếu sự biến động tương đối đều đặn và số lượng mức độ của dãy số không nhiều thì có thể tính bình quân trượt với ba mức độ.Nếu sự biến động biến động lớn và dãy số có nhiều mức mức độ thì có thể tính số bình quân trượt với bốn ,năm mức độ,… Số bình quân trượt càng được tình từ nhiều mức độ càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên,nhưng đồng thời làm cho số lượng các mức độ của dãy số bình quân trượt càng giảm ,do đó ảnh hưởng đến việc biểu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng .

2.2.3.Hàm xu thế

          Trong phương pháp này,các mức độ của dãy số thời gian được biểu hiện bằng một hàm số và gọi là hàm xu thế .Dạng tổng quát của hàm xu thế là:                                     với t= 1,2,3,…,n:Thứ tự thời gian của dãy số

Sau đây là một dạng hàm xu thế thường sử dụng:

a, Hàm xu thế tuyến tính:

     Hàm xu thế tuyến tính được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.

          Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số b0và b1:

                                      åy =nb0 +b1åt

                                      åty = b0åt + b1åt2

          Hoặc có thể tính b0,b1 theo công thức sau đây:

b, Hàm xu thế pa-ra-bôn:

      Hàm xu thế pa-ra-bôn được sử dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số tăng dần theo thời gian ,đạt cực đại ,sau đó lại giảm theo thời gian;hoặc giảm dần theo thời gian ,đạt cực tiểu ,sau đó lại tăng dần theo thời gian .Dạng tổng quát của hàm xu thế pa-ra-bôn như sau:

     Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số b0,b1 và b2:

                             åy =nb0 +b1åt +b2åt2

                             åty =b0 åt +b1å t2 +b2åt3

                             å t2y = b0å t2+b1åt3+b2åt4

c, Hàm xu thế hy-per-bôn

      Hàm xu thế hy-per-bôn được sử dụng khi các mức độ của hiện tượng giảm dần theo thời gian .Dạng tổng quát của hàm xu thế hy-per-bôn như sau:

      Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số b0 ,b1 :

d, Hàm xu thế mũ

      Hàm xu thế được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau

      Áp dụng phương pháp bình quân nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số b0 ,b1:

                             ålny = nlnb0 +lnb1åt

                             åtlny = lnb0åt+lnb1ồ t2

          GiảI hệ phương trình trên sẽ được lnb0 ,lnb1;tra đổi ln sẽ được b0 ,b1.

    Để xác định đúng đắn dạng cụ thể của hàm xu thế ,đòi hỏi phảI phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian ,dựa vào đồ thị và một số tiêu chẩn khác như sai số chuẩn của mô hình –ký hiệu SE :

                             SE=

  Trong đó :

          y t  :Mức độ thực tế cua rhiện tượng ở thời gian t

              :Mức độ của hiện tượng ở thời gian t được tính từ hàm xu thế.

          n:Số lượng các mức độ của dãy số thời gian

          p:Số lượng các hệ số của hàm xu thế

  Nếu trên đồ thị biểu hiện mưc độ thực tế của hiện tượng qua thời gian có thể xây dựng một hàm xu thế thì chọn hàm xu thế nào có sai số chuẩn của mô hình nhỏ nhất.

2.2.4.Biểu hiện biến dộng thời vụ

     Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính chất lặp đi lặp lại trong từng thời gian nhất định của năm .Thường gặp trong nông nghiệp,ngoài ra các ngành khác như công nghiệp ,xây dựng ,giao thông vận tải ,dịch vụ ,du lịch …ít nhiều đều có biến động thời vụ .

     Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và phong tục,tập quán sinh hoạt.

     Biến động thời vụ làm cho hiện tượng lúc thì mở rộng ,khẩn trương,khi thì thu hẹp ,nhàn rỗi.

     Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những biện pháp phù hợp ,kịp thời hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt của xã hội.

          Phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện biến động thời vụ là tính các chỉ số thời vụ .Tài liệu được sử dụng để tính các chỉ số thời vụ thường là các tài liệu hàng tháng hoặc hàng quý của ít nhất ba năm.

       Chỉ số thời vụ của từng quý/tháng –kí hiệu Ij .Với số liệu tháng : j=1,2,…,12 ;số liệu quý :j=1,2,3,4. Tính được bằng cách so sánh chỉ tiêu bình quân của từng quý/tháng  () với chỉ tiêu  bình quân một quý (tháng)tính chung cho cả thời kỳ nghiên cứu():

     Chỉ số thời vụ có thể được biểu hiện bằng lần hoặc bằng % .Nếu Ij <1 (hoặc 100%) thì sự biến động của hiện tượng ở thời gian j giảm ,ngược lại,nếu Ij >1 (hoặc 100%) thì sự biến động của hiện tượng ở thời gian j tăng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro