nganh ki thuat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguồn gốc Kỹ thuật Công Nghiệp

Nguồn gốc của IE có thể được giải thích theo sự đóng góp của nhiều người khác nhau. Tuy nhiên, đa số đều thừa nhận Fredrick Winslow Taylor là cha đẻ ngành IE, mặc dù các ý tưởng của ông được xem kế thừa từ thế hệ trước. Các tư tưởng của các nhà khoa học đàn anh có nhiều ảnh hưởng đến Taylor như Adam Smith với tác phẩm Sự giàu có các quốc gia (The Wealth of Nations) xuất bản năm 1776, Thomas Malthus với quyển Khảo luận về dân số (Essay on Population) xuất bản năm 1798, quyển Các nguyên lý của Kinh tế chính trị và hệ thống Thuế (Principles of Political Economy and Taxation) của David Ricardo xuất bản năm 1817 và John Stuart Mill với quyển Các nguyên lý của Kinh tế chính trị (Principles of Political Economy) xuất bản năm 1848. Tất cả các tác phẩm này cung cấp các lời giải thích theo kiểu tự do cổ điển cho sự thành công và các giới hạn của cuộc cách mạng công nghiệp (Industrial Revolution). Adam Smith là nhà kinh tế học đương thời có ảnh hưởng lớn đến Taylor. Khoa học kinh tế (economic science) là cụm từ mô tả lĩnh vực này (ie. IE) trước cuộc công nghiệp hóa tại Mỹ. Nói chung, số lượng các tác phẩm có ảnh hưởng đến Taylor là không biết hết được.

Một người khác cũng có đóng góp quan trọng cho IE là Charles W. Babbage. Babbage là giáo sư toán tại đại học Cambridge. Một trong những tác phẩm nổi bật của ông trong lĩnh vực này là Khía cạnh kinh tế của máy móc và các hãng sản xuất (On the Economy of Machinery and Manufacturers). Trong quyển sách này, Babbage thảo luận nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến sản xuất, một vài mảng rất gần gũi với IE. Babbage thảo luận về ý tưởng đường cong học tập (learning curve), phân chia công việc và việc học tập bị tác động như thế nào. Ông cũng đề cập đến hiệu quả việc học trong một thế hệ đầy "lãng phí" (lưu ý là vào thời điểm ông đang sống, không phải ngày nay). Ông cũng rất quan tâm đến các phương pháp khác nhau để quản lý tiền lương và cách chia sẻ lợi nhuận trong doanh nghiệp. Charles Babbage là người đầu tiên đề xuất chế tạo một máy tính cơ học (machanical computer), ông gọi nó là "máy tính toán giải tích" (analytical computing machine) nhằm mục đích giải các bài toán phức tạp (solving complex mathematical problems). Ý tưởng này quá tầm công nghệ ở thời đại ông, nhưng sau này, nó cho thấy đó là một khái niệm có giá trị thực tiễn cho ngành IE hiện đại.

Nước Mỹ nửa sau thế kỷ 19 đã có sự phát triển nhanh chóng, mang đến những điều kiện rất tốt để hình thành IE. Henry. R Towne đã nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế trong vai trò một kỹ sư. Câu hỏi đặt ra là: Người kỹ sư sẽ cải thiện các vấn đề cốt yếu của công ty như thế nào? Towne là thành viên của hiện hội Kỹ sư Cơ Khí Hoa Kỳ (American Society of Mechanical Engineers -ASME) cũng như nhiều nhà tiên phong khác đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phát triển ngành này (IE) trong các hệ thống sản xuất (manufacturing systems). Cuốn sổ tay IE viết "ASME là vùng đất sinh ra IE " hoàn toàn có cơ sở. Towne cùng với Fredrick A. Hasley xây dựng và giới thiệu các kế hoạch khuyến khích lương bổng cho ASME. Mục đích của kế hoạch là tăng năng suất làm việc của công nhân (productivity of workers) mà không gây ra tác động tiêu cực đến chi phí sản xuất (cost of production). Kế hoạch cũng đề xuất một vài lợi ích sẽ được chia sẻ với công nhân như là phần thưởng khích lệ để duy trì công việc. Đây chính là phần thí dụ ban đầu cho kế hoạch chia sẻ lợi nhuận (profit sharing plan).

Henry L. Gantt cũng là thành viên ASME và rất quan tâm đến việc lựa chọn công nhân và quá trình huấn luyện họ. Gantt cũng như Towne và Halsey đưa ra các bài báo tại ASEM về các chủ đề chi phí, chọn lựa công nhânm huấn luyện, các kế hoạch kích lệ tốt và điều độ công việc. Ông là người nghĩ ra biểu đồ Gantt nổi tiếng, hiện nay được sử dụng phổ biến trong điều độ sản xuất. Ngày nay, biểu đồ Gantt cùng với thống kê phụ giúp cho việc dự báo chính xác hơn. Các loại biểu đồ khác cũng được phát triển ngoài sự mong đợi ban đầu trong điều độ sản xuất là Kỹ thuật duyệt và đánh giá chương trình (Program Evaluation and Review Technique -PERT) và phương pháp Ánh xạ đường găng (Critical Path Mapping-CPM)

Lịch sử ngành Kỹ thuật công nghiệp sẽ không bao giờ hoàn chỉnh nếu không nói về Fredrick Winslow Taylor. Taylor có lẽ là người được biết đến nhiều nhất trong các nhà tiên phong của IE. Ông sử dụng ASME là nơi để giới thiệu ý tưởng của mình trong việc tổ chức công việc bằng quản lý (organization of work by management). Ông đặt ra thuật ngữ "khoa học quản lý" (scientific management) để mô tả phương thức ông đã phát triển thông qua các nghiên cứu thực nghiệm (empirical studies). Tác phẩm của ông, giống như các tác giả khác, bao trùm các chủ đề như là tổ chức công việc bằng quản lý, chọn lựa công nhân phù hợp, huấn luyện, phần thưởng cho các cá nhân đáp ứng các tiêu chuẩn của công ty. Quả thực, phương pháp Khoa học Quản lý của Taylor đã đạt những bước tiến xa trong thời kỳ cách mạng công nghiệp tại Mỹ và nước ngoài.

Gia đình Gilbreth được công nhận đã có những đóng góp cho sự phát triển các nghiên cứu về thời gian và vận động (time & motion). Frank Bunker Bilbreth và vợ ông, Tiến sĩ Lillian M. Bilbreth nghiên cứu về sự mỏi, phát triển kỹ năng, nghiên cứu vận động cũng như nghiên cứu về thời gian. Lillian Gilbreth lấy bằng tiến sĩ tâm lý nhằm giúp tìm hiểu các vấn đề con người. Gia đình Gilbreth quan tâm đến vấn đề "một cách tốt nhất" để làm việc (one best way). Điều ý nghĩa nhất mà gia đình Gilbreth đã đóng góp là phân loại các vận động cơ bản của con người thành 17 loại, một vài loại hiệu quả và một số thì không. Họ đã đưa ra một bảng phân loại, đặt tên là therbligs:

Ngành Công nghiệp Phát huy vai trò thời hội nhập

Phát huy vai trò là ngành kinh tế động lực trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH của Thái Bình hiện nay, thời gian qua ngành công nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, duy trì đà tăng trưởng ở mức cao và ổn định.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (giai đoạn 2006- 2010) đạt khoảng 34.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 25,2%/ năm. Trong đó năm 2010, giá trị sản xuất CN- TTCN toàn tỉnh ước đạt trên 10.000 tỷ đồng, tăng 26,94% so với năm 2009. Sự phát triển toàn diện của ngành công nghiệp là nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.

Nếu chỉ nhìn vào những con số thuần tuý nói trên chúng ta không thể thấy hết sự nỗ lực vượt bậc của ngành công nghiệp, mà phải đặt trong bối cảnh mấy năm qua tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp theo hướng trái chiều gây không ít khó khăn, bất thuận cho các ngành, trong đó ngành công nghiệp cũng không phải là ngoại lệ.

Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất công nghiệp còn phải chịu tác động mạnh của cuộc suy thoái kinh tế, lạm phát leo thang, thiếu điện và nguồn khí mỏ, sự phản ứng của người dân tại một số công trường xây dựng và khu công nghiệp... Mặc dù vậy, năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn không ngừng được mở rộng. Các khu vực kinh tế đều tăng trưởng, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng trung bình 5 năm (2006- 2010) lần lượt là 23,8% và 94%/ năm.

Bước đầu Thái Bình đã hình thành được một số ngành và sản phẩm công nghiệp chủ lực, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Điển hình như ngành công nghiệp chế biến NSTP và đồ uống, giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt trên 3.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,68% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Hay như ngành công nghiệp dệt may và da giầy, năm 2010 ước đạt giá trị gần 3.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,1%...

Mạng lưới các khu- cụm công nghiệp tiếp tục được quy hoạch mở rộng và đầu tư cơ sở hạ tầng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mặt bằng của các doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2010, toàn tỉnh đã hoàn thành quy hoạch 7 KCN được Chính phủ công nhận với tổng diện tích khoảng 1.200ha. Trong đó 6 KCN với diện tích 1.000ha và 19 CCN với tổng diện tích 711ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết. Cùng với chủ trương tập trung đầu tư nâng cấp về hạ tầng các khu - cụm CN, thời gian qua ngành Công Thương đã tham mưu giúp UBND tỉnh đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, nhất là những ưu đãi về san lấp mặt bằng, đào tạo lao động, tiền thuê đất, xúc tiến thương mại...

Nhờ vậy số lượng các dự án đăng ký đầu tư vào tỉnh những năm qua tăng lên không ngừng. Trong 5 năm (2006- 2010), toàn tỉnh đã thu hút mới trên 200 dự án với tổng mức vốn đăng ký đạt trên 50.000 tỷ đồng, đưa tổng số các dự án sản xuất công nghiệp được chấp thuận đầu tư vào tỉnh lên 391 dự án với số vốn gần 55.000 tỷ đồng. Đến nay, đã có gần 300 dự án hoàn thành và đi vào sản xuất với số vốn triển khai đạt hơn 11.000 tỷ đồng. Riêng tại các khu- cụm CN đã thu hút 301 dự án đầu tư với số vốn xấp xỉ 12.600 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 67,5%, trong đó một số khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy toàn bộ diện tích như KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Tiền Hải, KCN Phúc Khánh...

Đến thời điểm này đã có 237 dự án chính thức đi vào sản xuất với tổng số vốn thực hiện khoảng 6.100 tỷ đồng, đóng góp khoảng 45% giá trị sản xuất CN và 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Một điều đáng mừng trong quá trình phát triển công nghiệp ở Thái Bình thời gian qua là bên cạnh các dự án quy mô vừa và nhỏ, gần đây đã thu hút được một số dự án có quy mô khá lớn. Điển hình nhất là dự án Trung tâm điện lực Thái Bình xây dựng tại xã Mỹ Lộc (Thái Thuỵ) trên diện tích 254ha với số vốn 2,1 tỷ USD (tương đương khoảng 45.000 tỷ VN đồng). Dự án bao gồm 2 nhà máy nhiệt điện có tổng công suất thiết kế 1.800MW, gần tương đương công suất của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Dự kiến khi đi vào vận hành sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 10 tỷ KWh điện và đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 900 tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra còn phải kể đến dự án Nhà thép đặc biệt Shengli xây dựng tại KCN Cầu Nghìn (thị trấn An Bài - Quỳnh Phụ) có số vốn đầu tư giai đoạn I khoảng 53 triệu USD, mỗi năm dây chuyền này luyện khoảng 600.000 tấn phôi thép và cung cấp cho thị trường khoảng 600.000 tấn thép cán thành phẩm các loại...

Tốc độ thu hút các dự án đầu tư mới để lấp đầy các khu - cụm CN cũng được rút ngắn đáng kể so với trước. Tiêu biểu là KCN Gia Lễ rộng 85ha, chỉ chưa đầy 2 năm xây dựng, đến nay KCN Gia Lễ đã thu hút 7 dự án đăng ký đầu tư với mức vốn cam kết 875 tỷ đồng, bảo đảm lấp đầy trên 90% diện tích đất dành cho công nghiệp. Trong đó có 3 dự án đã đi vào sản xuất, bước đầu tạo việc làm cho khoảng 3.600 lao động. Dự kiến năm 2010, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp thuộc KCN Gia Lễ đạt khoảng 1.200 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 331 tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách Nhà nước hơn 6 tỷ đồng...

Sự phát triển nhanh và toàn diện của ngành công nghiệp đã đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế chung của tỉnh. Năm 2010, ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp khoảng 25,13% tổng sản phẩm GDP toàn tỉnh. Đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống còn 33%, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng lên 32,98% và tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động (chưa kể khu vực nghề và làng nghề).

Khối ngành kĩ thuật, công nghiệp: Dễ đỗ, dễ xin việc

Giadinh.net - Trong khi nhóm ngành công nghiệp nặng đang được các cơ quan chủ quản "kích cầu" thì một số ngành "hot" thuộc nhóm kĩ thuật trong vài năm qua đã có xu hướng hạ điểm chuẩn vì thí sinh đã biết lượng sức.

Trường "hot" hạ nhiệt

Trong số các trường có đào tạo nhóm ngành kĩ thuật, công nghiệp, ĐH Bách khoa được liệt vào hàng đầu. Câu cửa miệng của thí sinh (TS): "nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa", chứng tỏ trường này luôn có vị trí cao trong định hướng lựa chọn ngành nghề. Các ngành được nhiều TS lựa chọn như: điện - điện tử, cơ khí, vật lý kỹ thuật, cơ điện tử, điện công nghiệp... đều là những ngành thiếu nhân lực, dễ tìm việc làm nên rất hút thí sinh.

Trong mỗi ngành học này, tiếp tục được chia ra nhiều ngành nhỏ như: Ngành cơ khí, được đào tạo theo nhiều hướng như cơ khí chế tạo (Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM); cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực; cơ khí nông lâm, cơ khí bảo quản chế biến thực phẩm; cơ khí tàu thuyền, cơ khí điện tử; cơ khí chuyên dùng... nên TS có thêm nhiều lựa chọn trong định hướng nghề nghiệp.

Vài năm trở lại đây, do TS đã biết chọn ngành vừa sức học để đăng kí dự thi nên điểm chuẩn khối ngành kĩ thuật đang có xu hướng hạ. Năm 2008, điểm chuẩn của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với các ngành dự thi khối A là 21, giảm 2 điểm so với năm 2007. Tương tự, điểm chuẩn năm 2008 của ĐH Bách khoa TPHCM giảm rõ rệt. Năm 2007, ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường là Công nghệ thông tin và Cơ điện tử với 23,5 điểm. Nhưng năm 2008, ngành này chỉ có điểm chuẩn 21. Nếu năm 2007 điểm chuẩn một số ngành thấp nhất là 18 thì năm 2008, nhiều ngành của trường chỉ cần đạt 16 điểm là thí sinh có thể có tên trong danh sách trúng tuyển như: Công nghệ dệt may; Kỹ thuật nhiệt; Kỹ thuật quản lý môi trường; Kỹ thuật hàng không; Cơ kỹ thuật và Vật lý kỹ thuật...

Với khối ngành kĩ thuật tại các trường khác, điểm chuẩn năm 2008 cũng "dễ thở" hơn. Năm 2008, điểm chuẩn hầu hết các ngành thuộc Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đều thấp hơn so với năm 2007. Một số ngành, mức chênh lệch từ 5 điểm đến 6 điểm. Cụ thể, ngành Kỹ thuật điện- Điện tử chênh lệch 4 điểm; ngành Cơ khí chế tạo máy 4,5 điểm; ngành Công nghệ thông tin 5 điểm... Điểm chuẩn của Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 2008 thấp nhất là 15 điểm trong khi điểm chuẩn thấp nhất của năm 2007 là 17.

Với nhu cầu hiện nay, điện - điện tử là ngành học rất dễ xin việc. (Ảnh: Chí Cường)

Nhu cầu nhân lực cao, điểm chuẩn thấp

Các trường tốp đầu luôn là nỗi sợ hãi của nhiều TS có học lực trung bình, hàng nghìn chỉ tiêu của nhóm ngành công nghiệp như: Dệt may, công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, cơ khí... đang bị lãng quên do tâm lý TS ngại công việc nặng nhọc.

Toàn thế giới hiện đang thiếu khoảng 1,5 triệu kỹ sư công nghệ thông tin và đến năm 2010, con số này sẽ là 3 triệu. Tại VN, nhu cầu nhân lực ngành phần mềm ngày càng tăng cao, ước tính giai đoạn 2008-2010 cần 12.000 - 15.000 người/năm; giai đoạn 2011 - 2015 cần 20.000 - 25.000 người/năm. Trong khi đó, quy mô đào tạo nhân lực công nghệ thông tin của VN hiện chỉ đạt 9.000 - 10.000 người/năm.

Trong khi đó, tại các trường, điểm chuẩn của nhóm ngành này gần như thấp nhất. Năm 2007, ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội), ngành dễ đỗ nhất là Cơ học kĩ thuật với 18 điểm, Vật lý kĩ thuật chỉ 18,5 điểm. Năm 2008, hai ngành này cũng có điểm chuẩn thấp nhất (19 điểm) trong tất cả các nhóm ngành của trường. Tại ĐH Công nghiệp Hà Nội, năm 2008, điểm chuẩn của một số ngành như: Công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh, công nghệ hoá học, công nghệ điện, chỉ có chuẩn 15 - 16, trong khi những ngành khác của trường có điểm chuẩn từ 17- 18,5 điểm. Tương tự, với ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, điểm chuẩn năm 2008 của các ngành trên đây cũng có điểm chuẩn trong phạm vi 15- 16 điểm.

Tại ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, năm 2008, điểm chuẩn một số ngành chỉ từ 16- 17 điểm như: Công nghệ dệt may; Kỹ thuật nhiệt; Kỹ thuật quản lý môi trường; Kỹ thuật hệ thống công nghiệp; Vật liệu và cấu kiện xây dựng; Kỹ thuật hàng không, ô tô tàu thuỷ; Cơ kỹ thuật và vật lý kỹ thuật; Trắc địa; Kỹ thuật nhiệt lạnh...

Theo thống kê của một số trang thông tin việc làm trực tuyến trong thời gian gần đây, cơ hội tìm kiếm việc làm của khối ngành công nghiệp tại các nhà máy, tập đoàn trực thuộc bộ nói riêng và các ngành khác hiện còn rất lớn. Riêng một số ngành công nghệ hoá học như: hoá dầu, hoá thực phẩm, công nghệ điện... hiện có nhu cầu nhân lực cao do nhiều nhà máy, doanh nghiệp đang cần một lượng lớn đội ngũ nhân lực có tay nghề đáp ứng cho thị trường xuất khẩu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro