xu hướng phát triển mạng 3G ở VN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ TÀI: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG 3G TẠI VIỆT NAM

Sinh Viên Thực Hiện :Lê Ngọc Nam

MSSV :107002370

Lớp :07CT112

Khoa :Công Nghệ Thông Tin

GVHD :Ts. Nguyễn Văn Tân

MỤC LỤC:

Mở đầu

Nôi dung đề tài nghiên cứu………………………………………………………2

Lý do nghiên cứu………………………………………………………………...2

Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………….2

Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………3

Chương I: giới thiệu mạng 3G…………………………………………………………4

Chương II: thị trường 3G trên thế giới………………………………………………...5

Khảo sát thị trường 3G trên thê giới…………………………………………….5

Chương III: thị trường 3G tại việt nam……………………………………………….14

Tại sao mạng 3G lại là xu hướng phát triển tại việt nam……………………….14

Những lợi ích của 3G tại việt nam……………………………………………...16

Thuận lợi trong việc xây dựng 3G tại việt nam………………………………...24

Khó khăn trong việc xây dựng 3G tại việt nam………………………………...24

Tương lai của thị trường 3G……………………………………………………27

Chương IV: Tổng Kết………………………………………………………………..28

Mở Đầu

Thị trường di động ngày càng phát triển. chiếc điện thoại ngày nay không chỉ còn có chức năng nghe gọi như khi xưa mà thêm vào đó là các chức năng như lướt web, xem phim, tải nhạc …. Đê đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. chính vì vậy các nhà khoa học đã liên tục đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh tộc độ truyền tải dữ liệu không dây và mạng 3G đã được ra đời. Ngay lập tức nó đã trở thành tâm điểm cho những người yêu thích các dịch vụ di động trên toàn thế giới. qua đề tài này tôi muốn đưa ra bức tranh toàn cảnh về thị trường 3G trên thế giới và ở việt nam.

Nội dung đề tài nghiên cứu

Trong đề tài này sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh về thị trường mạng 3G trên thế giới nói chung và ở việt nam nói riêng. Nội dung chủ yếu trong đề tài này sẽ phân tích về những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình xây dựng mạng 3G, về xu hướng phát triển mạng 3G và tại sao việt nam lại phát triển mạng 3G

Lý do nghiên cứu

Ngày nay các thiết bị di động như điện thoại hay máy tính xách tay ngày càng phát triển một cách nhanh chóng. Đi kèm với sự phát triển đó là nhu cầu của người sử dụng ngày càng cao hơn trên những thiết bị di động này như lướt web, nghe nhạc trực tuyến, xem phim online… và thật là rắc rối khi làm những việc này khi phải gắn những thiết bị kết nối mạng như cap. Điều này làm ảnh hưởng đến sự thoải mái của người dùng và làm giảm tính cơ động của các thiết bị di động. xuất phát từ những đòi hỏi cả về những tính năng cũng như tính cơ động trên các thiết bị thì thị trường mạng không dây đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và điển hình là mạng 3G. mạng 3G thật sự đã giải quyết gần như triệt để các vấn đề trên. Và giờ đây bạn có thể thoải mái tận hưởng những tiện ích mà các thiết bị di động đem lại thông qua mạng 3G

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài này là nghiên cứu về xu thế phát triển mạng 3G nói chung và tại việt nam nói riêng. Qua bài nghiên cứu này em mong mọi người sẽ hiểu được tại sao mạng 3G lại trở thành xu thế phát triển hiện nay cũng như những lợi ích mà nó đem lại cho chúng ta trong thời đại công nghệ số hiện nay

Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau

4.1: thu thập tài liệu từ báo chí, internet

4.2: thông qua các cuộc khảo sát, điều tra

4.3: thông qua các cuộc phỏng vấn

Chương I: giới thiệu mạng 3G

Giới thiệu về mạng 3G

3G là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “third generation technology” (công nghệ thế hệ thứ 3). Từ trước đến nay ở Việt Nam đã triển khai dịch vụ thông tin di động thế hệ thứ 2, gọi là 2G. Trên thực tế, từ lâu chúng ta đã làm quen với 2G thông qua việc sử dụng các dịch vụ điện thoai di động như: SMS (tin nhắn), tải nhạc chuông, hình ảnh tĩnh và cả các video clip, nhưng chất lượng không tốt. Tuy nhiên, khi chuyển sang dịch vụ thông tin di động thế hệ thứ 3, gọi là 3G, thì hệ thống dịch vụ thông tin sẽ được truyền tải trên băng thông rộng. Vì vậy, ngoài những dịch vụ giống thế hệ 2G, thì trên nền tảng truyền tải dữ liệu tốc độ cao, chuẩn 3G cho phép truyền không dây dữ liệu thoại và phi thoại (gửi thư điện tử, hình ảnh, video...); thêm vào đó, nhà cung cấp còn có thể phát triển ứng dụng cho các dịch vụ khác như: thương mại điện tử, ngân hàng, giải trí, truy nhập internet di động, tải dữ liệu từ các mạng xã hội…, với độ xác thực, tin cậy cao. Đối với người sử dụng điện thoại di động thông thường, dịch vụ nổi bật dễ nhận thấy của 3G là sử dụng điện thoại video, cho phép những người đàm thoại có thể nhìn thấy nhau.

Công nghệ 3G đã được đã được triển khai và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Các dịch vụ được sử dụng nhiều nhất lại là Mobile Internet (truy cập internet di động), Live TV (xem truyền hình trực tiếp trên điện thoại di động), VOD/MOD (xem phim/nghe nhạc theo yêu cầu).

Hiện nay, phần lớn người Việt Nam vẫn đang sử dụng điện thoai di động không có hỗ trợ công nghệ 3G. Để tiếp cận được với dịch vụ 3G, ngoài việc đăng ký, các thuê bao cũng phải sở hữu điện thoại thuộc dòng I-Phone, hoặc các loại điện thoại di động GSM hỗ trợ 3G như: Nokia N Seri: N95 N73 N82..; Sony Ericsson: W880i W950i W850i..; Motorola RAZR2 V9; Samsung G800; HTC TyTN… Nhìn chung, những loại điện thoại có thể tiếp cận được dịch vụ 3G hiện đang được bán với giá khá cao tại thị trường Việt Nam.

Chương 2:thị trường 3G trên thế giới

Khảo sát thị trường 3G của các nước trên thế giới

Một số người cho rằng ĐTDĐ 3G hiện đã phổ biến ở hầu hết các quốc gia tiên tiến, nhưng nhận định này sai vì thực ra công nghệ ĐTDĐ 3G hiện chỉ phổ biến ở hai quốc gia công nghệ hàng đầu ở châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và một số lãnh thổ nhỏ như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore. Công nghệ ĐTDĐ 3G ở Mỹ và châu Âu hiện vẫn chưa phổ biến lắm vì hệ thống mạng ở các quốc gia này vẫn cần phải nâng cấp rất nhiều mới trở thành mạng 3G đúng nghĩa.

Jeffrey Bernstein, chuyên gia tư vấn cao cấp của McKinsey & Co nhận định rằng các công ty dịch vụ ĐTDĐ ở Nhật Bản và Hàn Quốc tỏ ra năng động hơn nhiều so với các đồng nghiệp của mình ở các nơi khác trong việc phát triển áp dụng các công nghệ 3G mới nhất.

Vào cuối tháng 12-2005, đã có đến 47,7% trong số 90 triệu người dùng ĐTDĐ ở Nhật Bản đã chuyển sang sử dụng thuần các mạng ĐTDĐ 3G. 40% số người dùng ĐTDĐ ở Hàn Quốc cũng đã sử dụng mạng 3G.

Ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc thì Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Úc là các quốc gia và vùng lãnh thổ được trang bị mạng 3G khá đồng bộ. Các công ty cung cấp dịch vụ 3G tại các quốc gia này hiện đang ồ ạt tấn công vào thị trường di động lớn nhất thế giới là Trung Quốc và các thỏa thuận bản quyền liên quan đến 3G hy vọng sẽ được hoàn tất tại Trung Quốc trong năm nay.

Việc ứng dụng 3G tại đất nước mặt trời mọc đã được rất nhiều kênh truyền thông nhắc đến. Tuy nhiên, có tận mắt chứng kiến những kỳ tích 3G ở đây mới thực sự thấy ấn tượng về vai trò cũng như sự bùng nổ của 3G thật mạnh mẽ. Với nhiều người dân Nhật Bản, chiếc điện thoại di động (mobile) và những ứng dụng dựa trên nền tảng 3G đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường này.

Sự phổ biến và bùng nổ các dịch vụ 3G tại Nhật

Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại một cách rộng rãi. Từ năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G (theo http://vi.wikipedia.org/wiki/3G).

Ở Nhật, mobile đang ngày càng trở thành một thiết bị quan trọng không thể thiếu của người dân. Khi các ứng dụng của 3G bùng nổ, việc “lệ thuộc” vào chiếc điện thoại di động ngày càng tăng. Tại đây, một điều hết sức phổ biến trên đường phố là hầu như mọi người đều cắm cúi nhìn vào màn hình điện thoại. Từ thành phố lớn như Tokyo, Kyoto, Nagasaki cho đến các thành phố nhỏ hơn như Suzuka, Tsu, Nagoya…, gần như người người đi bộ trên đường phố đều cầm trên tay chiếc điện thoại di động, ánh mắt chăm chú nhìn vào màn hình bé xíu. Theo quy định, các phương tiện giao thông phải ưu tiên nhường đường cho người đi bộ. Do đó, thậm chí ngay cả khi băng qua đường thì nhiều người Nhật thoải mái bước sang đường trong khi vẫn “dán” mắt vào màn hình. Họ làm gì với những chiếc điện thoại nhỏ bé? Điều gì thu hút sự chú ý của họ ngay cả khi họ băng qua đường mà ánh mắt vẫn không rời khỏi màn hình?

Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển 3G của Nhật

Có nhiều ý kiến khác nhau lý giải sự phát triển nhanh chóng và thành công của các ứng dụng 3G tại Nhật nhưng chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân chính: nhu cầu thực tế của nguời dùng, nội dung của các dịch vụ 3G và chất lượng của nhà mạng/dịch vụ/điện thoại.

Lý đo đầu tiên có thể thấy chính là nhu cầu của người sử dụng. Người Nhật vốn chuộng đồ công nghệ cao, đặc biệt là nhu cầu kết nối mạng, Internet qua mobile. Giới hạn kết nối và truyền tải dữ liệu của GPRS hay EDGE rõ ràng không đủ để người Nhật thoả mãn các yêu cầu của mình. Do đó, việc 3G ra đời để nâng cao tốc độ kết nối là một hệ quả tất yếu. Ngoài ra, nhiều ứng dụng và dịch vụ cần thiết với nhu cầu của người dân không thể thực hiện được trên nền tảng GPRS hay EDGE mà chỉ có thể thực hiện với công nghệ 3G.

Thứ hai, các nhà cung cấp nội dung (CP) tại Nhật rất nhanh nhạy trong việc cung cấp các nội dung khác nhau cho người dùng với giá cả hợp lý và thuận tiện. Với việc bùng nổ các dịch vụ/nội dung phù hợp, thiết thực, người dùng có nhiều sự lựa chọn thực sự hữu ích với nhu cầu hàng ngày. Những nội dung này có vai trò quan trọng trong việc kích thích nhu cầu sử dụng 3G của người dân. Nếu dịch vụ/nội dung không đủ sức hấp dẫn thì người dùng chưa chắc đã sử dụng nhiều các tiện ích trên nền tảng 3G. Ngược lại, chính những dịch vụ/nội dung hấp dẫn lại có vai trò định hướng và kích thích nhu cầu sử dụng của người dân.

Cuối cùng, nhân tố vô cùng quan trọng chính là chất lượng và sự ổn định của các nhà mạng. Các nhà mạng cũng như các hãng sản xuất điện thoại của Nhật vốn rất nổi tiếng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình. Rất hiếm khi chúng ta thấy phàn nàn về rớt mạng, chất lượng mạng không ổn định hay các vấn đề của bản thân chiếc điện thoại. Ngoài ra, các nhà mạng còn phối hợp chặt chẽ với các CP và các hãng sản xuất điện thoại để đem lại sản phẩm/dịch vụ tốt nhất tới khách hàng.

Một số ghi nhận thú vị về thói quen sử dụng điện thoại của người Nhật

Tại Nhật, rất khó để thấy một người Nhật sử dụng điện thoại của các hãng Nokia, Motorola, Sony Ericsson… Hầu hết người Nhật đều sử dụng điện thoại sản xuất trong nước như Softbank, Sharp… và phần lớn những thiết bị này có khả năng kết nối 3G. Điện thoại sản xuất ở Nhật tất nhiên cũng tích hợp nhiều tính năng hữu ích khác nhau. Tuy nhiên, “top” các tính năng phổ biến được người Nhật sử dụng nhiều nhất là: chụp ảnh, máy tính, đồng hồ báo thức, danh bạ, lịch làm việc, nhận dạng mã vạch, ghi chú, GPS, ví điện tử, điều khiển thiết bị từ xa…

Một điều đáng chú ý là tính năng chụp ảnh ở Nhật được sử dụng rất nhiều, gần như là tính năng được sử dụng phổ thông nhất. Các dòng điện thoại ở Nhật nổi tiếng thế giới về công nghệ chụp ảnh với chất lượng không thua kém các máy ảnh số. Do đó, không có gì quá ngạc nhiên khi người Nhật thường xuyên sử dụng điện thoại di động để chụp hình. Nhiều người Nhật cũng thường xuyên chụp ảnh rồi gửi kèm qua email hoặc đăng tải trên các mạng xã hội để chia sẻ với người thân và bạn bè. Với sự vượt trội về tốc độ của mạng 3G, chiếc điện thoại lúc này được sử dụng giống như một chiếc máy vi tính tí hon.

Ít dùng Bluetooth và wifi

Không giống như Việt Nam và nhiều quốc gia khác, người Nhật lại ít khi dùng chức năng Bluetooth để chuyển cho nhau các bài hát, video, nhạc chuông. Lý do là tại Nhật luật bản quyền được tuân thủ rất nghiêm và ý thức người dân đối với vấn đề này cũng rất tốt. Nếu sử dụng Bluetooth, phần lớn người Nhật cũng chỉ dùng để chia sẻ tài liệu và dữ liệu chung hoặc là chơi game đối kháng.

Một điều đặc biệt nữa là người Nhật không chú ý nhiều đến tính năng thu nhận sóng wifi của mobile và không có nhiều mẫu máy hỗ trợ wifi ở Nhật. Với sự phát triển của 3G, người Nhật đang hài lòng với nó nên họ không thực sự cần đến wifi.

Dùng mobile đọc mã vạch

Điều đặc biệt tiếp theo chính là dân Nhật dùng mobile như thiết bị đọc vã vạch trên sản phẩm. Đây là tính năng và thói quen khá độc đáo ít thấy ở nhiều nước, ngay cả các nước tiên tiến khác. Công nghệ này dựa trên một mã phổ biến ở Nhật là QR Code (Quick Response). Điện thoại di động có thể sử dụng camera hoặc một số bộ phận khác như hồng ngoại giải mã thông tin chứa trong mã vạch và hiển thị lên màn hình.

Thanh toán qua mobile

Tại Nhật, người dân cũng có thể dùng mobile để thanh toán, chuyển khoản tài khoản ngân hàng hay thậm chí mua đồ uống tại các máy bán hàng tự động. Ở Nhật có thể dễ dàng tìm thấy các máy bán hàng tự động khắp mọi nơi. Người dùng có thể mua sản phẩm mình cần chỉ bằng cách đưa và giữ chiếc điện thoại di động gần sát chiếc máy bán hàng tự động. Chi phí mua hàng sẽ được cộng vào hoá đơn chi phí sử dụng điện thoại của khách hàng.

Sử dụng 3G để lướt net

Trong suốt hành trình đi qua 8 thành phố lớn ở Nhật và nhiều nơi khác, trong số gần 30 người sử dụng điện thoại được hỏi ngẫu nhiên thì có đến 25 người cho biết thường xuyên kết nối Internet qua mạng 3G. Với tốc độ cao của 3G, người Nhật thường xuyên đọc và cập nhật tin tức, mua bán online, thanh toán qua mobile, xem tivi, kiểm tra và trả lời email… Trên các chuyến tàu, nhà ga chờ, hầu hết ai cũng “lăm lăm” trong tay chiếc điện thoại và rất đông trong số họ đang tranh thủ kiểm tra thư điện tử hoặc tranh thủ shopping online. Rõ ràng, so với việc mang theo chiếc laptop thì chiếc mobile với kết nối 3G tiện dụng và nhỏ gọn hơn rất nhiều.

Người Nhật ít dùng điện thoại di động để nghe nhạc

Nếu ai đã dùng điện thoại của Nhật hoặc đã đến Nhật sẽ thấy điện thoại nội địa của Nhật có chuẩn tai nghe riêng và không phổ biến như các hãng điện thoại khác. Chính điều này cũng là một hạn chế khiến người Nhật ít dùng điện thoại di động để nghe nhạc. Ngoài ra, người Nhật cho rằng nghe nhạc qua điện thoại sẽ nhanh chóng làm hết pin của điện thoại và chất lượng nhạc trên mobile sẽ không thể nào tốt bằng việc nghe nhạc qua thiết bị chuyên dụng như iPod, mp3 player… Cho đến thời điểm cuối năm 2009, iPhone 3G đã được giới trẻ ở Nhật đón chào và sử dụng nhiều hơn, nhưng tính năng của iPhone được dùng nhiều nhất lại chính là việc xem video và nghe nhạc chứ không phải các ứng dụng nổi tiếng khác.

Người Nhật thích gửi email

Trên đường phố ở Nhật, hình ảnh mọi người mắt nhìn vào màn hình, tay hí hoáy với bàn phím là cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên, nội dung mà họ gửi đi thường không phải là những tin nhắn SMS thông thường như các quốc gia khác. Thay vì gửi SMS, người Nhật có xu thế gửi email do email không bị giới hạn ký tự và họ có thể gửi kèm theo tài liệu cần thiết. Thông qua email, điện thoại có thể giao tiếp được với máy tính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn tin nhắn. Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng email, họ có thể chèn hình ảnh, nhạc, video vào email để minh hoạ. Đây là tính năng mà tin nhắn bình thường không thể làm được.

Sử dụng mobile mọi lúc mọi nơi

Có thể thấy rằng người Nhật sử dụng điện thoại di động mọi lúc, mọi nơi có thể. Với việc hỗ trợ của 3G, việc kết nối thông qua điện thoại di động đã trở nên rất phổ biến và đơn giản. Chính sự phát triển của 3G đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trên mobile của người dân. 3G đã góp ích rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Nhật Bản và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, tương tự vai trò to lớn của mạng Internet.

Những ứng dụng rắc rối và việc phải lệ thuộc vào các dịch vụ hỗ trợ khiến nhiều người tiêu dùng không muốn mua điện thoại hoạt động trong mạng di động thế hệ 3.

Một khảo sát của Netonomy, công ty cung cấp giải pháp khách hàng, trụ sở chính tại Mỹ, và hãng nghiên cứu YouGov (Anh) cho thấy 79% số người tham gia phỏng vấn tin rằng các dịch vụ di động ngày càng trở nên phức tạp. Kết quả này không thay đổi nhiều so với tỷ lệ 71% thu được từ một cuộc điều tra khác trong tháng 1/2005.

Cũng chỉ khoảng 47% khẳng định họ sẽ mua điện thoại 3G và 8% khác đang xem xét việc nâng cấp máy cầm tay của họ.

Ben cạnh đó, 73% những người sở hữu thiết bị thế hệ 3 hiếm khi đăng ký dịch vụ và ứng dụng 3G, còn 28% khác không bao giờ màng đến chúng.

Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng rõ ràng rằng người tiêu dùng muốn tự quản lý tài khoản của họ. 59% khách hàng ở độ tuổi 18 - 29 muốn kiểm tra tài khoản điện thoại

trực tuyến, trong khi chỉ 13% gọi đến dịch vụ tổng đài và 10% khác thông qua một đại lý mạng di động.

"Chúng tôi hy vọng các nhà cung cấp không quá tập trung vào các dự án tăng doanh thu mới mà quên đi dịch vụ chăm sóc khác hàng", John Hughes, đồng sáng lập Netonomy, nói. "Họ cần xem xét lại để đáp ứng nhu cầu "tự phục vụ" của người tiêu dùng và lấy đó làm cơ sở phát triển mạng 3G".

Chương III:thị trường mạng 3G tại việt nam

Tại sao mạng 3G lại là xu hướng phát triển tại việt nam

Số lượng người sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với các nước và vùng lãnh thổ đang phát triển lân cận: 74% người dân Tp.HCM và Hà Nội sở hữu một chiếc điện thoại di động. Con số này gây ngạc nhiên khi so sánh với Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Theo nghiên cứu Mobile Insights của Nielsen, gần 1/3 dân số Ấn Độ và dưới một nửa dân số của Trung Quốc hiện đang sở hữu một chiếc điện thoại di động.

Lý giải điều này, ông Aaron Cross, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam cho rằng, Việt Nam là một quốc gia trẻ với 54% dân số dưới độ tuổi 25 và người trẻ hiện đang rất khát khao các công nghệ mới và luôn cập nhật với các xu hướng mới nhất. “Họ tương tác với nhau trực tuyến, do vậy không lạ khi tỉ lệ truy cập Internet ở Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều so với các quốc gia lân cận khác”.

24% người Việt Nam (khoảng gần 20 triệu người) thường xuyên truy cập Internet so với 22% của Trung Quốc”, ông Aaron Cross cho biết. Hơn nữa, thu nhập hộ gia đình của người Việt Nam cũng đang tăng dần, điều này sẽ làm tăng sức tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng và các dịch vụ trong đó phải kể đến là điện thoại di động và Internet.

1.1Thị trường đầy triển vọng                                                                              

Mặc dù kinh tế thế giới đang lâm vào suy thoái, nhưng người tiêu dùng Việt Nam vẫn khá lạc quan về viễn cảnh tương lai cũng như triển vọng của nền kinh tế thế giới. Và sẽ không có gì quá ngạc nhiên nếu như các sản phẩm công nghệ và các dịch vụ 3G sẽ là cái nôi để thị trưởng dịch vụ nội dung thông tin di động tại thị trường Việt Nam cất cánh

Theo khảo sát của Nielsen về mức độ tự tin của người tiêu dùng năm 2008, sau khi thanh toán hoá đơn, người tiêu dùng Việt Nam thường dùng số tiền nhàn rỗi của mình trước hết để khám phá các công nghệ mới. Các nhà phát triển dịch vụ 3G do vậy hoàn toàn có thể trông đợi về sự tiếp nhận to lớn dành cho công nghệ mới này từ phía người tiêu dùng Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, các nhà cung cấp mạng di động đạt chuẩn để cung cấp dịch vụ 3G tại Việt Nam mới đây đã cam kết đầu tư tổng vốn 2 tỉ USD trong 3 năm đầu với hơn 30.000 trạm truyền tín hiệu trên cả nước – ngang bằng với số lượng trạm phát sóng di động hiện nay.

Công nghệ 3G chỉ cần 5 năm để đạt được mức thị phần lớn như hiện tại; và người ta chắc hẳn sẽ thấy một xu hướng tương tự như thế tại Việt Nam trong một vài năm tới.

1.2 Định vị người dùng

Kết quả báo cáo của dự án Mobile Insights Việt Nam 2008 do Công ty Nielsen thực hiện cho thấy việc sử dụng điện thoại di động đang được mở rộng ở tất cả các lứa tuổi và tất cả các nhóm nhân khẩu học, nhưng có phần nghiêng về nhóm tuổi 25-34. Hầu hết những người dùng điện thoại di động ở Việt Nam đều nói rằng họ sử dụng điện thoại di động cho công việc và chi phí dưới 200.000 đồng/tháng.

Đàn ông Việt Nam sử dụng điện thoại di động nhiều hơn phụ nữ, trung bình mỗi tuần họ có 20 phút gọi đi, ba cuộc gọi và tin nhắn SMS/ngày, và một cuộc gọi quốc tế mỗi tháng. Điều này còn khá khiêm tốn so với những nước phát triển. Ở Mỹ, những người trong độ 13-17 tuổi với một chiếc điện thoại iPhone gửi trung bình khoảng 33 tin nhắn/ngày.

Việt Nam còn phải đi thêm một chặng đường nữa để đạt đến con số này, nhưng việc các hóa đơn điện thoại gia tăng của những người nghiện tin nhắn là rất tiềm năng trong một vài năm tới, đặc biệt là với sự ra đời của 3G.

Những người sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam nói chung được chia làm 4 nhóm khách hàng: Người bảo thủ, người quan tâm về giá; người theo mốt hay người gây ảnh hưởng. Thị trường lớn nhất thuộc về những nhóm những người lớn tuổi (35-54 tuổi) hay quan tâm về giá (30%). Tuy nhiên, khoảng 20-22% người sử dụng điện thoại di động là những người theo mốt và những người gây ảnh hưởng, và những khách hàng này quan tâm nhiều nhất đến thương hiệu, hình ảnh, sự nổi tiếng và những công nghệ tiên tiến.

1.3 Thâm nhập thị trường

Sự thay đổi công nghệ từ 2G đến 3G sẽ làm thay đổi các nhu cầu của khách hàng và mở ra một phạm vi hoàn toàn mới cho công nghệ di động ở Việt Nam. Hiện nay không chỉ những hệ thống điện thoại di động mà các thành viên là nhà cung cấp băng thông rộng cũng có thể cung cấp dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao. Họ có thể là thành viên của ngân hàng, nhà cung cấp thẻ tín dụng và các công ty khác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như những người làm quảng cáo hoặc tiếp thị.

 “Với ngành tiếp thị và truyền thông đại chúng vẫn đang phát triển nhanh chóng, 3G sẽ cung cấp một cách thâm nhập mới cho những người làm tiếp thị, không chỉ để tiếp cận khách hàng theo diện rộng, mà còn tiếp cận các khách hàng mục tiêu”, ông Cross nhấn mạnh.

Với sự có mặt của công nghệ 3G, người làm tiếp thị có thể liên hệ với khách hàng thông qua điện thoại di động không chỉ bằng tin nhắn mà có thể dùng Internet, điện thoại, tivi...

Không nghi ngờ gì nữa, những người thích công nghệ cao ở Việt Nam sẽ hiểu được những ưu việt của 3G ngay khi công nghệ này được cung cấp. “Với thị trường trẻ và có hiểu biết, việc mua hàng qua mạng sẽ bùng nổ và việc quảng cáo sử dụng công nghệ mới sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công cho thương hiệu của doanh nghiệp trong tương lai gần và xa”, ông Cross nhấn mạnh.

Những lợi ích của 3G tại việt nam

Vào ngày 12.10, công nghệ di động 3G tại Việt Nam sẽ “thông mạng” với nhà khai thác đầu tiên là Vinaphone. Với những ưu thế về tốc độ băng thông, 3G không phải dành để gọi hay nhắn tin mà là cung cấp những dịch vụ nội dung số. Nhiều người sử dụng cho đến giờ phút này vẫn chưa biết mạng di động 3G tại Việt Nam sẽ có gì?

Theo thông tin chính thức từ các nhà mạng được phép triển khai 3G: Vinaphone, Mobifone và Viettel, nhóm dịch vụ nội dung số chạy trên mạng 3G, trước mắt sẽ có những dịch vụ: điện thoại có hình (video call), truy cập internet (internet mobile), truyền hình trên điện thoại (tivi mobile), nghe nhạc theo yêu cầu (music on demand)… Riêng Viettel còn có dịch vụ riêng là xem những đoạn phim (video clip) về ca nhạc, thể thao, tin tức, khám phá đời sống… Những đoạn phim này có thể xem trực tuyến hoặc tải về máy.

Hiện nay các nhà mạng chưa công bố giá cước nhưng theo yêu cầu của bộ Thông tin và truyền thông, giá dịch vụ trên mạng 3G sẽ tương đương với giá của các dịch vụ nội dung số đang chạy trên mạng 2G hiện nay. Đây là điều kiện bắt buộc có lợi cho người tiêu dùng nhưng sẽ là thách thức cho nhà khai thác trong việc tổ chức và khai thác các dịch vụ nội dung.

Trong những dịch vụ nội dung trên mạng 3G, xét theo nhu cầu sử dụng, dịch vụ kết nối internet thông qua các thiết bị đang được chờ đợi nhất. Nhưng theo thông tin từ các nhà mạng, trong vòng năm năm tới, sóng 3G chỉ tập trung ở các khu đô thị lớn hoặc cấp tỉnh. Những dịch vụ còn lại hiện đang là “phép thử” cho các nhà mạng vì sợ người tiêu dùng không tham gia. Câu chuyện dịch vụ truyền hình di động của S-fone vẫn còn đó, hầu như không có khách hàng sử dụng dịch vụ này với hai lý do: đắt và không có thời gian sử dụng dịch vụ.

Về mặt lý thuyết, với tốc độ băng thông của mạng 3G dao động từ 2Mbps – 21Mbps, những ứng dụng nội dung số trên sẽ chạy “trơn tru” trên điện thoại di động hoặc các thiết bị di động kết nối với máy tính. Nhưng trên thực tế, người tiêu dùng không nên kỳ vọng vào tốc độ “lý tưởng” trên.

Qua khảo sát những dịch vụ kết nối internet mobile hiện đang chạy trên môi trường mạng EDGE (2,75G, thuộc thế hệ mạng 2G), dù công bố với người tiêu dùng rằng tốc độ kết nối từ 384Kbps – 2Mbps nhưng chưa bao giờ đạt được tốc độ tối thiểu kể cả kết nối mạng di động vào lúc nửa đêm.

Qua kiểm chứng tốc độ internet mobile sóng điện thoại di động của S-fone, Mobifone và Viettel, chỉ dừng lại ở mức “tốt nhất có thể” là 50Kbps, có lúc tốc độ xuống đến mức 2Kbps, thậm chí có những lúc tốc độ kết nối được tính bằng đơn vị byte (1.024 byte = 1kilobyte)!

Một chuyên gia về mạng di động của Mobifone xác nhận hiện tượng trên và giải thích: công nghệ 2.5G (GPRS) và 2.75G (EDGE) dù đã được nâng tốc độ băng thông nhưng thực chất vẫn thuộc thế hệ mạng 2G nên tốc độ truy cập thường chỉ đạt mức 10 – 20% tốc độ lý thuyết, chỉ khi lưu lượng thoại thấp, tốc độ mới được cải thiện. Cũng theo chuyên gia này, với mạng 3G, tốc độ sẽ cao và ổn định hơn vì hạ tầng mạng được thiết kế riêng biệt với mạng 2G, dù chúng cùng được gắn trên một trụ phát sóng.

Vinaphone đã công bố thời gian khai thác mạng 3G. Viettel đang tổ chức nhiều điểm trình diễn về các dịch vụ cũng như cách sử dụng 3G với người tiêu dùng tại TP.HCM. Mobifone sắp sửa giới thiệu về các dịch vụ cũng như thời điểm khai thác. Duy chỉ có liên doanh EVN Telecom và Hanoi Telecom vẫn còn “im hơi lặng tiếng”…

Những dịch vụ chính trên mạng 3G

2.1 Dịch vụ xem ti vi trên di động

Dịch vụ này cho phép người dùng 3G tiếp cận các phương tiện giải trí chất lượng cao như xem các kênh truyền hình trực tiếp (LiveTV), các bộ phim hay các video clip theo yêu cầu (VOD) mọi lúc mọi nơi chỉ với chiếc điện thoại hòa mạng 3G. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thông qua hai phương thức là qua trang WAP của dịch vụ hay qua ứng dụng Client được cài đặt trực tiếp trên điện thoại.

Các tính năng cơ bản của dịch vụ bao gồm:

-            Xem các kênh truyền hình đặc sắc trong nước và nước ngoài.

-            Xem video theo yêu cầu với nội dung phong phú thuộc các lĩnh vực khác nhau như ca nhạc, thời sự, hài hước, phim…

-            Xem lịch phát sóng của các kênh trong hệ thống

-            Quản lý kênh yêu thích

-            Đăng ký/Hủy đăng ký dịch vụ, các kênh đặc sắc nâng cao.

2.2 Dịch vụ internet trên di động

dịch vụ Mobile Internet là hoạt động trên mạng 3G vì vậy tốc độ truy cập gấp 6 lần so với EDGE và 8 lần so với GPRS.

2.3 Dịch vụ video trực tuyến

Dịch vụ này cho phép xem trực tuyến hoặc tải clip về máy điện thoại di động.

2.4 Dịch vụ mail

   đây là dịch vụ gửi và nhận email trên điện thoại di động dưới hình thức “Đẩy email về ứng dụng trên điện thoại di động” (hay còn gọi là Pushmail).

Thông qua đường truyền data của nhà cung cấp mạng, mỗi khi có email mới gửi đến địa chỉ thư điện tử (đã đăng ký nhận và gửi), hệ thống sẽ tự động thực hiện đẩy trực tiếp email đó xuống ứng dụng đã được cài đặt trên máy điện thoại di động,

2.5 Dịch vu ứng dụng

Dịch vụ cung cấp các ứng dụng dành cho điện thoại di động. Tuy từng nhà cung cấp mạng mà khách hàng có những ứng dụng khác nhau. Với dịch vụ này khách hàng có thể truy cập từ máy tính hoặc từ điện thoại di động để xem, tải và gửi tặng các ứng dụng mà mình thích.

2.6 Dịch vụ âm nhạc

dịch vụ âm nhạc xây dựng trên nền tảng 3G giúp khách hàng có thể nghe nhạc, xem video clip, tải nguyên bài hát về điện thoại (download fulltrack), tải các đoạn nhạc chờ hoặc đọc các tin tức âm nhạc trong nước và quốc tế ngay trên điện thoại di động của mình một cách nhanh chóng

với dịch vụ âm nhạc người dùng có thể

-          Nghe và xem online: trực tiếp nghe các ca khúc hoặc xem các đoạn video clip nhạc trên điện thoại mà không cần tải sẵn về máy.

-         Mua nhạc trực tuyến: tải nhạc nguyên bài (Fulltrack Download), tải video clip về máy và tải nhạc chờ cho các thuê bao đã đăng ký dịch vụ nhạc chờ

-         Theo dõi tin tức cập nhật trong và ngoài nước đồng thời cảm nhận những cảm xúc âm nhạc sâu lắng.

2.7 Game online

Là dịch vụ cung cấp game dành cho điện thoại di động, cho phép khách hàng có thể tương tác trực tiếp với Máy chủ nội dung (Server) hoặc nhiều người chơi khác thông qua kết nối 3G (đạt chất lượng tối ưu) hoặc EDGE/GPRS.

2.8 Video call

Video call là dịch vụ thoại có hình cho phép các TB khi đang đàm thoại có thể thấy hình ảnh trực tiếp của nhau thông qua camera của máy điện thoại di động.

Với dịch vụ Video call, bạn không những có thể nghe thấy giọng nói mà cả hình ảnh thật của người nhận cuộc gọi. Dịch vụ này thực sự rất tiện ích nhất là đối với những người muốn liên lạc với bạn bè, người thân, đồng nghiệp hay đối tác ở quá xa. Video call tiết kiệm thời gian và rút ngắn khoảng cách cho người dùng.

2.9 Websuft

Website là nơi cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ cho mọi người. Đặc biệt trong cuộc sống bận rộn hiện nay việc cập nhật thông tin từ các báo điện tử qua điện thoại di động mọi lúc, mọi nơi rất phổ biến và cần thiết đối với chúng ta.

Tuy nhiên, hiện tại việc truy cập các trang web trên máy di động chỉ thực hiện được trên một số dòng máy cao cấp. Với máy thông thường, xảy ra các trường hợp: hoặc dòng máy không hỗ trợ, hoặc trang web sẽ bị tràn màn hình, tốc độ load về chậm.

Đây là một giải pháp đã được ứng dụng rộng rãi tại các mạng di động trên thế giới (AOL (Canada), AIS (Thái Lan), KPN (Hà Lan), Mobilcom Austria (Áo), Vodafone, Mobiltel, Cellcom, Pelephone…).

Khi sử dụng dịch vụ websuft thì các trang web sẽ được chuyển đổi định dạng phù hợp với kích thước từng loại màn hình máy di động để khách hàng có thể đọc trọn vẹn các thông tin trên trang web mình yêu thích./.

Lợi ích dịch vụ

Khách hàng có thể truy cập tất cả trang web trong và ngoài nước được thiết kế để phù hợp trên các loại màn hình di động mà không cần máy tính

2.10 Mobile broadband

Dịch vụ giúp khách hàng có thể truy nhập Internet băng rộng từ máy tính thông qua thiết bị USB HSPA/HSDPA có gắn SIM 3G Viettel. Khi sử dụng dịch vụ này, thuê bao có thể truy cập Internet với tốc độ cao qua sóng di động 3G.

Lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ

-        Cài đặt kết nối Internet nhanh chóng, đơn giản

-        Linh hoạt sử dụng dịch vụ trong vùng phủ sóng 3G/EDGE/GPRS của Viettel.

Thuận lợi trong việc xây dựng mạng 3G tại việt nam

Cơ sở hạ tầng: do mạng 3G được phát triển trên cơ sở hạ tầng mạng 2G nên nhà đầu tư không phải xây dựng mạng 3G lại từ đầu vì vậy tiết kiệm chi phí đầu tư và khả năng thu hồi vốn nhanh hơn

Các thiết bị mạng 3G ngày càng rẽ

Thị trường di động trong nước có tốc độ phát triển như vũ bão vì thế nhu cầu về các dịch vụ di động ngày càng cao

Việc triển khai mạng 3G được nhiều người sử dụng ủng hộ vì vậy sau khi phát triển mạng 3G thì các nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn nhanh hơn

Khó khăn trong việc xây dựng mạng 3G tại việt nam

Điện thoại 3G mới sử dụng được

Đây có thể là khó khăn lớn nhất với đa số người dùng VN vì hầu hết ĐTDĐ đang sử dụng đều chỉ hỗ trợ 2G. Do đó, khi người dùng muốn sử dụng những tính năng mới của 3G thì phải mua điện thoại mới hỗ trợ 3G. Tuy nhiên, vẫn có một lượng không nhỏ người dùng đã có ĐTDĐ hỗ trợ 3G.

Ông Việt phân tích: “Trong thời gian đầu triển khai 3G, kinh nghiệm các nước cho thấy số lượng người sử dụng có máy đầu cuối tương thích với mạng 3G chưa nhiều, vùng phủ sóng còn hạn chế và các dịch vụ tiện ích cần có thời gian phát triển. Tuy nhiên, ở VN, với lượng ĐTDĐ 3G hiện có cũng đủ một lượng khách hàng có thể sử dụng. Vinaphone cũng đã dự kiến hợp tác với các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối nhằm mang lại cho khách hàng các dịch vụ trọn gói, phù hợp với lớp khách hàng tiêu dùng bình dân”.

Làn sóng thiết bị di động 3G đã tràn vào VN từ vài năm trước dù người dùng chưa thể chính thức sử dụng các tiện ích của 3G… Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường VN đối với dịch vụ 3G. Hiện tại, nhiều mẫu điện thoại hỗ trợ 3G phổ biến trên thị trường là: Nokia 8800, E90, N96, N85, E71, E66; Sony Ericsson XPERIA X1, W980, G900; Samsung i8510 INNOV8, i900…

Tấn công vào mobile nguy hiểm hơn PC

Hầu hết các chuyên gia bảo mật đều cho rằng công nghệ di động 3G đã và đang chuẩn bị ra đời tại Việt Nam sẽ đặt người dùng, nhà cung cấp dịch vụ và cả nhà quản lý trước vấn đề bảo vệ an toàn thông tin trên máy ĐTDĐ. Việc ra đời mạng 3G tại Việt Nam cũng được VNISA xem là một trong những sự kiện bảo mật của Việt Nam trong năm nay . Ông Vũ Quốc Thành, Tổng thư ký VNISA, cho biết tại Việt Nam, đã có một công ty bán phần mềm nghe lén và ăn cắp tin nhắn trên ĐTDĐ. “Điều đó có nghĩa là đã có những hành động cụ thể nhằm vào an ninh thông tin mạng di động”, ông Thành nói. “Một nguyên tắc chung là khi kết nối càng nhiều, càng mở, khả năng kết nối càng mạnh thì mối hiểm nguy (với thông tin) càng tăng”.

Thực tế chưa có một khảo sát, nghiên cứu nào về mức độ nguy hiểm giữa ĐTDĐ và máy tính, nhưng ông Thành cho rằng virus tấn công ĐTDĐ sẽ đặc thù hơn, vì virus với PC đã được nghiên cứu lâu nay, nhưng với 3G chỉ vài năm gần đây người ta mới để ý đến các mã độc hại. Hơn nữa, khi các ứng dụng giao dịch trên ĐTDĐ (như mobile banking, thương mại điện tử trên ĐTDĐ) phổ biến, người dùng sẽ đứng trước nguy cơ tổn thất vì các loại virus, phần mềm độc hại. Ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Bkis cho rằng, nguy cơ bị vius và hacker trên điện thoại 3G cũng giống như nguy cơ bị tấn công trên mạng máy tính, nhưng ĐTDĐ có tính cá nhân nên có mức độ ảnh hưởng cao hơn đối với người dùng cá nhân.

Đại diện mạng di động, ông Nguyễn Tuấn Huy, Trưởng phòng Tin học của MobiFone, cũng cho rằng với mạng 3G, hacker có nhiều cơ hội “dòm ngó” đến ĐTDĐ. Ngoài ra, mạng 3G được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ IP, vì thế mức độ rủi ro mất thông tin, dữ liệu không hề thua kém máy tính.

Nguy cơ mất thông tin cá nhân nếu không cảnh giác

Ông Nguyễn Tử Quảng cho biết, khi các mạng di động của Việt Nam lên 3G, chúng ta sẽ có mạng Internet mở rộng với hàng chục triệu thuê bao và lúc đó vấn đề an ninh mạng 3G sẽ bùng nổ. Theo nghiên cứu của Trend Micro hiện có tới 45% khách hàng 3G không cài phần mềm bảo vệ trên điện thoại và họ không có hành động gì về việc cần phải bảo mật cho mình. “Việc bảo vệ cơ sở dữ liệu khách hàng là điều quan trọng đối với một nhà khai thác thông tin di động cung cấp dịch vụ 3G. Nếu đối tượng xấu lấy được cơ sở dữ liệu có thể làm rất nhiều điều bất lợi cho các thuê bao. Hành vi đơn giản nhất là marketing quảng cáo, thậm chí rút tiền trong tài khoản, tống tiền với các hình ảnh riêng tư hay bôi nhọ… Như vậy, chúng ta sẽ phải truyền thông đến khách hàng hiểu rõ về tính chất quan trọng cần phải bảo mật khi sử dụng các dịch vụ 3G”, ông Nguyễn Tuấn Huy nói. Ông John Ong, Giám đốc khu vực Nam Á của Check Point, cho biết tội phạm mạng có lợi nhuận còn cao hơn cả buôn bán ma túy, trong khi đó ĐTDĐ không hề đứng ngoài “tầm ngắm”. Trên thế giới từng xảy ra các vụ tấn công vào dữ liệu trong ĐTDĐ thông qua blue-tooth hoặc qua mạng 3G. Theo ông John Ong, trách nhiệm bảo mật trước hết thuộc về hãng viễn thông và các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ngân hàng), sau đó mới đến người dùng. “Rất khó để nói người dùng phải cài cái này, phần mềm kia”, ông John nói.

Ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc VNCERT cho biết, VNCERT sẽ đưa ra quy trình để quản lý về mặt an toàn thông tin cho mạng của Việt Nam. Theo đó, các mạng di động sẽ phải có trách nhiệm với dịch vụ của mình và phải công bố chuẩn về an toàn thông tin của mình. Hiện mới chỉ có duy nhất MobiFone dưa ra tuyên bố dự kiến sẽ cung cấp miễn phí phần mềm chống virus cho khách hàng 3G và sẽ hợp tác với các nhà phân phối ĐTDĐ để cài sẵn các phần mềm chống virus, bảo vệ thông tin cá nhân, cơ sở dữ liệu của khách hàng.

ATTT của Việt Nam đang ở mức độ nghiêm trọng

Theo dự báo của ông Vũ Quốc Thành - Tổng thư ký VNISA về xu hướng phát triển các hiểm họa mất ATTT từ năm 2009 đến 2012, các vụ tấn công sẽ gia tăng ở hầu hết các hình thức, tấn công nhằm vào các dịch vụ trực tuyến như thương mại điện tử, chứng khoán và ngân hàng trực tuyến sẽ mạnh hơn.

Báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu thực trạng ATTT tại Việt Nam do VNISA tiến hành từ cuối năm 2008 đến nay với gần 500 phiếu điều tra với đối tượng là các Sở TT&TT của 64 tỉnh, thành, trung tâm thông tin của các Bộ, ngành và tổ chức, doanh nghiệp có ứng dụng CNTT cho thấy: có đến 35,57% đơn vị được hỏi không biết bị tấn công, 34,11% không bị tấn công, 19,24% biết bị tấn công nhưng không rõ số lần và chỉ 16,03% đơn vị bị tấn công được theo dõi đầy đủ. Đáng lo ngại, có đến 53% đơn vị được khảo sát không có quy trình thao tác chuẩn để phản ứng lại những cuộc tấn công máy tính, 11,66% không có ý định và 27,7% chưa rõ sẽ có ý định xây dựng quy trình phản ứng lại các cuộc tấn công máy tính (con số này còn cao hơn năm 2007), trong khi nhiều nơi điều kiện tài chính để chi cho an toàn bảo mật luôn bị hạn chế, lãnh đạo đơn vị chưa hỗ trợ đúng mức cần thiết cho ATTT…

Khi được hỏi về các giải pháp bảo mật cho ĐTDĐ, hầu hết các hãng đều cho biết đã cung cấp giải pháp, tuy nhiên, thực tế thị trường này vẫn đang bị bỏ ngỏ. Lý do là khi bị tấn công, người dùng mới “biết sợ” và chịu trả tiền cho các giải pháp bảo mật, lúc đó, các hãng bảo mật mới có lợi nhuận và mới chú trọng phát triển thị trường này. Ông Nguyễn Tử Quảng cho biết, Bkis có sẵn sản phẩm phần mềm chống virus cho ĐTDĐ. Hiện phần mềm này đang được chạy trong phòng thí nghiệm và đợi thị trường có nhu cầu Bkis sẽ đưa sản phẩm ra.

Tương lai của Thị trường mạng 3G

Các công nghệ 3G là mũi nhọn phát triển cho thông tin băng rộng vô tuyến trong cả thị trường các nước đang phát triển và thị trường các nước phát triển. Các công nghệ này được triển khai nhanh chóng cho cả người sử dụng di động và cố định.

Các nhân tố thúc đẩy các nhà khai thác và các quốc gia triển khai và phát triển 3G bao gồm: tốc độ dữ liệu cao, truy cập các dịch vụ đa phương tiện, hội nghị truyền hình, khả năng di động cao và thuận lợi trong việc triển khai các giải pháp cho công ty. Các công nghệ phát triển tiếp theo sau công nghệ 3G sẽ là công nghệ EV-DO Rev.A, công nghệ HSDPA và công nghệ Femtocell với nhiều khả năng nổi bật về tốc độ dữ liệu và khả năng di động.

Thị trường 3G ở các nước đang phát triển có cấu trúc mạng không được hoàn thiện và doanh thu bình quân là thấp. Các nước này cần tiếp tục con đường phát triển các kiến trúc mạng của họ thì mới có thể thu được các giá trị từ mạng 3G.

Dự báo này cung cấp các nghiên cứu mở rộng trong thị trường 3G toàn cầu. Nó thảo luận về các nhân tố và xu hướng phát triển trên toàn cầu.

Bản dự báo cũng cung cấp các phân tích trong các phân đoạn thị trường tại các nước khác nhau, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ.

Các dự báo về 3G

Tổng số thuê bao 3G tại thời điểm cuối 2007 trên tòan thế giới vào khảng 614 triệu và dự báo là sẽ tăng 34% trong năm 2008.

Thị trường CDMA2000 và WCDMA dự báo là chiếm 43% thị trường vô tuyến toàn cầu vào năm 2010

Công nghệ CDMA2000 sẽ vấn tiếp tục là công nghệ chủ đạo cho 3G, tuy nhiên dự báo trong tương lai công nghệ WCDMA sẽ vượt lên trên công nghệ CDMA2000.

Thị trường thiết bị đầu cuối 3G sẽ tăng trưởng 27%.

Sự phát triển của thị trường 3G sẽ là điều kiện để thúc đẩy thị trường dịch vụ Mobile TV dựa trên mạng 3G phát triển theo và dự báo tăng trưởng thuê bao đạt 48% vào 2012.

Công nghệ Femtocell sẽ là công nghệ 3G được sử dụng trên phạm vi toàn cầu

Chương IV: Tổng kết

Với một thị trường năng động thì việc phát triển 3G tại thị trường việt nam là điều tất yếu. và quả thật sau khi mạng 3G ra đời đã thổi một luồng gió mới cho những người yêu thích công nghệ cũng như các dịch vụ di động không dây tốc độ cao.Nhưng để đáp ứng với thị trường điện thoại ở việt nam đầy tìm năng cũng như thách thức thì đòi hỏi những nhà đầu tư, những nhà triển khai mạng 3G phải có những bước đi hợp lý để đáp ứng được nhu cầu của người dùng để mạng 3G ngày càng phát triển hơn.

    Tài liệu tham khảo:

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro