[2]

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

©Đây là bản Wattpad của truyện ngắn "Xưa kia chị đẹp nhất làng" của tác giả Tạ Duy Anh. Bản số hóa của truyện ngắn này đã được soát lỗi trình bày và chỉnh sửa bởi Alph16, bìa do Alph16 thiết kế, số chương do Alph16 tự chia theo nội dung và chỉ được đăng tải trên Wattpad của Alph16! Mọi website Việt Nam đăng tải như truyenwki.com, truyen2u.net,... đều là reup trái phép, Alph16 sẽ không chịu bất kì trách nhiệm gì đối với những website này. Bản quyền tranh vẽ minh họa thuộc về họa sĩ Kim Anh.

---------------------------


 Đông Hà ngày... Khe Sanh 9 giờ ngày... Nam Lào, bên một tảng đá có khóm hoa Trinh nữ ngày...

 Chị Túc sắp xếp những lá thư theo thứ tự ngày tháng. Có lá gửi từ mùa hè, đến tay chị Túc đã mùa đông. Có lá dường như được viết giữa cảnh rừng ở nơi tận cùng đất nước. Hoặc có lá thư do bị lưu lạc quá lâu, qua quá nhiều nơi, đến mỗi trạm đều có chữ viết thêm đằng sau phong bì: "Nhanh lên đồng hương". Rồi ở trạm khác lại có dòng viết vội: "Đã duyệt và thấy cần phải lưu hành". Cho đến một trạm nào đó, dòng chữ viết lấp lánh một ánh mắt lính: "Tình yêu thời chiến phải thần tốc. Gửi đồng bào miền Bắc triệu cái hôn"...

 Chị Túc trân trọng những tình cảm trận mạc như giữ cho mình một báu vật. Trong hàng trăm lá thư nhận được, chị Túc chỉ viết trả lời được mươi người. Số còn lại không có địa chỉ. Điều đó khiến chị Túc day dứt. Nhưng điều chị khổ tâm nhất chỉ mẹ tôi biết, anh chỉ huy viết lá thư đầu cho chị, thay lời cầu hôn không thấy thêm một lời hồi âm nào khác. Thời gian ấy mặt trận B1 đang bước vào giai đoạn quyết liệt.

 Chị Túc là tổ trưởng tổ "phòng gian, bảo mật" của xã. Từ 7 giờ tối, đội phòng gian có quyền xét hỏi bất cứ người lạ nào qua làng. Chiến tranh lan ra miền Bắc. Những tên điệp viên cải trang dưới mọi hình thức dò dẫm vào bất cứ nơi nào nghi có lực lượng quốc phòng. Làng tôi là một điểm đáng chú ý của chúng. Huyện vừa thông báo trường hợp lão ăn xin bị tổ dân quân của chị Túc bắt bữa trước chính là một gián điệp cải dạng. Làng xóm im lìm như sắp vào trận. Nhưng trăng thì cứ sáng, bất chấp cả chiến tranh. Ở phía đê Bộc vẳng lên từ hội gặt lúa đêm những câu hò vừa chua ngoa vừa tình tứ. Mọi đêm cùng gặt, chị Túc rất sợ tụi này. Làng chỉ toàn đàn bà nên bọn con gái trở nên bạo mồm bạo miệng. Đã có lần chị bị đám đàn em ấy bao vây, bắt phải cung khai tên tuổi người yêu. Bí quá chị Túc đành nhận "yêu lính". Tưởng thế là xong, ai ngờ chúng cùng hét lên:

-Hôn nhau chưa?

 Chị Túc sắp ngất xỉu thì một đứa trả lời thay:

-Rồi!

-Cảm giác thế nào?

-Như điện giật!

 Thế là chị Túc bỏ chạy. Trông chị lúc ấy thật tội nghiệp. Tiếng hò vẫn lúc xa, lúc gần tùy theo hướng gió. Chị Túc có cảm giác từng câu hò đang trôi bồng bềnh về phía chị. Gió phả hương lúa mát rượi vào ngực chị. "Có thể cả những câu hò.", chị thầm nghĩ. Chị đặt ghếch súng qua vai, mặt dõi vào biển sương mù lãng đãng... Có tiếng người bước rất khẽ trên cỏ. Dưới ánh trăng chị Túc nhận ra cái dáng cao lớn của một gã con trai. Đến gần chỗ chị Túc, bóng đen đứng im phắc. Chị Túc run run xốc lại súng, khẽ hỏi bằng giọng nghiêm khắc:

-Ai?

-Tôi.

-Tôi là ai?

-Tôi là kẻ cô đơn.

-Nói rõ ra ngay, anh làm gì ở đây, không tôi bắn.

-Ngày nào Túc chẳng "bắn" tôi chưa thỏa à? 

 Giọng trả lời có vẻ thiểu não nhưng không giấu được chất nhơn nhớt của kẻ biết rõ đối tượng trước mặt. Nhưng cũng chính cái giọng ỡm ờ ấy của gã đàn ông khiến chị Túc bình tĩnh lại ngay. Anh ta ra đây vào giờ này làm gì nhỉ. Cái anh chàng luôn chải chuốt, từng xoắn lấy chị vào buổi làng mở hội thi nấu cơm. Nhớ rồi. Anh chàng Hào công tử, con ông Phó Dộc. Tuy cùng lứa, cùng làng nhưng cả năm cả đời chị Túc chỉ thoáng gặp anh ta vài bận. Hầu như Hào không bao giờ có mặt trong đám trai làng. Chớm đến tuổi nghĩa vụ, lấy cớ theo học nghề của bố, Hào biến mất tăm. Rồi bất chợt anh ta lù lù có mặt ở hội nấu cơm thi, bảnh bao như một trí thức thành phố. Anh ta bám chặt lấy chị Túc khiến có lúc chị mất bình tĩnh. Tuy vậy ở vòng một: nấu cơm trên cạn - chị vẫn giật giải nhất ngon lành. Mở vung cơm ra, mùi gạo tám bốc lên nao núng cả người. Những hạt cơm, trăm hạt như một, còn nguyên hình hạt gạo nhưng đưa chiếc đũa cả vào, bàn tay cảm nhận thấy ngay độ mềm, xốp đúng độ của hạt cơm vừa nước, chín tới. Bát cơm không khác gì bát bông! Ban giám khảo là các cụ rất khó tính, sành ăn, chỉ việc xếp chị Túc lên hàng nhất. Sang vòng hai: Nấu cơm dưới nước. Điều kiện thi thật ngặt nghèo. Người dự thi được cấp một bó mía xương gà, loại mía giòn và mềm, một chiếc nồi và một bao diêm. Mía xương gà phải nhai hít lấy nước để bã có thể cháy được. Mọi động tác không được thừa một ly, thiếu một tí. Phải tính toán thế nào để mía hết, cơm đủ chín và nhanh nhất. Thế mới đúng cái nghĩa "gái đảm hậu phương" như tên cuộc thi. Bị hàng ngàn cặp mắt đông nhất là bộ đội "chiếu tướng" chị Túc lúng túng mất lúc đầu vì chiếc "thúng" hình vỏ dưa cứ "giã gạo" trên mặt nước. Nhưng giải nhất vẫn thuộc về tay chị để tiếp tục vào vòng ba, cũng là vòng cuối cùng. Vẫn các điều kiện của vòng hai nhưng người dự thi từ "cô gái" của vòng một "người vợ" của vòng hai bắt đầu "làm mẹ" ở vòng cuối cùng. Người ta trao cho "người mẹ" một đứa bé đang tuổi nghịch. Chỉ cần đứa bé khóc một tiếng coi như hỏng thi. Chẳng biết xưa kia ai nghĩ ra cái trò này để kén con dâu? Chị Túc thẹn đỏ mặt với ý nghĩ ấy. May mà bẩm sinh cho chị có một sự hiền dịu tuyệt vời. Từ đầu đến cuối vòng thi, đứa trẻ cứ hết ôm cổ "mẹ" lại giơ tay chào "các chú bộ đội", đến cho nắm bã mía cuối cùng, cũng là lúc hơi cơm chín đẩy vung bốc ngào ngạt. Tất cả những người nín thở theo dõi trên bờ hò reo như sấm khiến chị và đứa bé suýt bị hắt xuống nước. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro