Xuan Huong Truyen

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I.Giới thiệu chung về tác phẩm.

1. Sự ra đời của tác phẩm.

  Tiểu thuyết cổ của Hàn Quốc được chia làm hai nhóm lớn: tiểu thuyết Hán văn và tiểu thuyết Quốc văn. Tiểu thuyết Hán văn chia làm hai loại theo nội dung bối cảnh xã hội Trung Quốc và Hàn Quốc. Riêng bộ phận tiểu thuyết Quốc văn được chia làm 3 loại: tiểu thuyết dịch phẩm, tiểu thuyết khẩu ngữ, tiểu thuyết diễn xướng (Panxori). Tiểu thuyết được viết bởi các quý tộc ( Kim Si Xeup, Hu Giun, Kim Man Jung,…). Đến thế kỷ thứ XVIII, vào cuối triều đại Triều Tiên, trong dân gian đã xuất hiện một nhóm tác giả, nhưng chỉ biết được một số ít tác giả. Trong đó có khoảng 400 tác phẩm tiểu thuyết cổ còn lưu giữ đến ngày nay. Những tác phẩm lúc đầu được truyền khẩu như văn học dân gian. Sau đó do một số người yêu thích truyện ghi chép lại nên mới thành sách.

  Đề tài của tiểu thuyết cổ bao gồm khái niệm “truyện”, bởi vì nội dung của nó viết về cuộc đời của một nhân vật. Tác phẩm ghi tên nhân vật chính cùng với từ ngữ “truyện”: Xuân Hương Truyện, Thâm Thanh Truyện, Hồng Cát Đồng Truyện…Do đó, kết cấu tác phẩm dựa theo diễn biến của số phận nhân vật chính từ khi sinh ra đến lúc mất. Theo Cho Youn Je, tiểu thuyết cổ truyện có năm đặc điểm là cuộc sống, nhân quả, khuyến thiện trừng ác, kết thúc có hậu, số mệnh. Tiểu thuyết cổ sử dụng văn xuôi có nhịp điệu. Trong nội dung tác phẩm nổi bật tính chất “ngẫu nhiên” vì thường có những sự kiện mang tính chất bất ngờ với kết quả cuối cùng là số phận tốt đẹp. Xuân Hương Truyện là tiểu thuyết diễn xướng của thế kỷ XVIII có nguồn gốc từ Xuân Hương ca. Chúng ta không biết được tác giả Xuân Hương Truyện nhưng ước đoán tác phẩm xuất hiện trong quá trình nghệ nhân dân gian diễn xướng tích cổ. Hiện nay có nhiều văn bản khác nhau đang lưu giữ: 30 loại bản chép tay, 7 loại bản bằng mộc bản, gần 60 loại bản in kẽm. Xuân Hương Truyện còn được trình diễn thành kịch nói, điện ảnh ở khắp nơi, đồng thời cũng được dịch qua nhiều thứ tiếng.

  Xuân Hương truyện có nội dung hấp dẫn độc giả. Bởi vì tác phẩm kết hơp những truyện kể lưu truyền đương thời: truyện kể liệt nữ, truyện kể mật sứ, truyện kể thân oan, truyện kể tình yêu. Sự phát triển sự kiện tình tiết của truyện hết sức hấp dẫn. Chủ đề của tác phẩm là lòng thủy chung của Xuân Hương. Có nội dung biểu hiện tình yêu cao quý vượt qua thử thách khốc liệt. Xuân Hương truyện không thuộc loại tiểu thuyết luận đề miêu tả sự chống đối và thắng lợi của nhân vật thuộc tầng lớp “tiện dân” đối với chế độ phong kiến, không viết về ý thức tự giác đấu tranh giai cấp của nhân dân. Cho nên chúng ta cần quan niệm đây là một tác phẩm viết về tình yêu nam nữ vượt lên trên sự khác biệt đẳng cấp chứ không đề cập đến quan hệ đối lập giai cấp giữa Xuân Hương và chàng trai Lý.

  Kết cấu cốt truyện của tác phẩm gồm 5 đọan: Phát triển, Triển khai, Nguy biến, Đỉnh điểm, Kết luận.

  Câu chuyện Xuân Hương được nghệ nhân dân gian kể lại dưới hình thức văn xuôi có nhịp điệu gọi là Xuân Hương ca. Các ca khúc dân gian Triều Tiên này gắn bó với loại hình nghệ thuật Phansori một hình thức diễn xướng sân khấu với chỉ một nghệ nhân vừa xướng vừa nói, vừa làm động tác theo nhịp điệu đánh trống. Xuân Hương ca mang đầy đủ đặc điểm văn hóa dân gian bởi tính chất nguyên hợp “Văn vũ nhạc bất phân” trong phương thức biểu đạt.

  Dựa trên cội nguồn văn hóa dân gian, nhiều tác giả thuộc tầng lớp tri thức Triều Tiên trong đó có thể có “một nhà nho ở tỉnh Chungcheong đã sáng tạo nên truyện thơ Xuân Hương bằng chữ Hán mà văn bản cổ nhất hiện nay là văn bản 1754. Sau đó nhiều tác giả khác sáng tác Xuân Hương truyện, viết bằng văn xuôi Quốc văn có nhịp điệu. Tác giả Xuân Hương truyện đã dựa trên thành phần ngôn từ để tái tạo tiểu thuyết về tình yêu Xuân Hương. Các học giả Hàn Quốc  đã đánh giá “thể loại tiểu thuyết của Xuân Hương truyện là yếu tố văn học trong Phansori, là nghệ thuật tổng hợp chuyển sang hình thức tiểu thuyết. Có nghĩa Xuân Hương truyện là tác phẩm thuộc hệ Phansori đã được tiểu thuyết hóa thông qua việc ghi chép những lời nói”.

  Như vậy từ cội nguồn văn học dân gian có tính chất nguyên hợp về phương thức biểu đạt “ Văn vũ nhạc bất phân”, Xuân Hương ca lại được tái sinh qua văn bản văn học viết Xuân Hương truyện. Trên tổng số gần một trăm văn bản Xuân Hương truyện, văn bản do Lee Sang Bo, giáo sư khoa Ngữ Văn trường đại học Kukmin chú giải, in lần đầu tiên năm 1984 đã tái bản lần thứ 9, là văn bản được phổ biến rộng rãi nhất hiện nay.

2. Tóm tắt

  Xuân Hương là con gái của Ngọc Mai, một kỹ nữ đã bỏ nghề ở phủ Nam Nguyên. Một hôm nàng đi chơi đu thì gặp công tử Lý Mộng Long, con quan tri phủ Nam Nguyên. Công tử Lý đem lòng yêu thương nàng Xuân Hương và dấu bố mẹ cầu hôn với nàng. Xuân Hương nhận lời cùng chàng thề ước trăm năm. Tình yêu của họ đang đẹp thì cha của Lý Mộng Long được thăng quan, gia đình họ Lý phải trở về kinh đô. Do hai gia đình không môn đăng hộ đối nên hai người đành phải tạm chia tay nhưng vẫn mong có ngày được đoàn tụ

  Viên tri phủ thay cha Lý Mộng Long là Biện Học Đạo. Hắn vừa đến nhậm chức đã bắt gọi kỹ nữ trong phủ đến. Hắn sai bắt Xuân Mai đến, mặc dù bà đã bỏ nghề từ lâu. Mê mệt trước sắc đẹp của Xuân Hương, hắn đòi lấy nàng làm thiếp dù nàng đã là gái có chồng. Xuân Hương cự tuyệt bị hắn khép vào tội làm loạn công đường..và tống giam vào ngục. Trong ngục tối tuy phải chịu khổ cực và tra tấn, Xuân Hương vẫn kiên trì bất khuất, một lòng thủy chung với chồng.

  Công tử Lý đổ đạt, ra làm quan và được cử đi tuần thú các nơi. Khi Lý công tử giả làm ăn mày đi tới huyện Nam Nguyên thì Xuân Hương đang ở trong ngục. Công tử Lý bèn đến thăm mẹ Xuân Hương và Xuân Hương để hiểu rõ sự tình. Hôm sau, khi tiệc thọ quan phủ đang tưng bừng thì xuất hiện một người ăn mày rách rưới, người này tặng quan phủ một bài thơ mừng thọ, bài thơ vạch trần tội ác của bọn quan tham, mọi người giật mình đoán biết đây chính là quan khâm  sai. Sau đó đôi thanh niên nam nữ đã được đoàn tụ. Xuân Hương được phong “Trinh liệt phu nhân”.

 II. Phân tích tác phẩm

1.Nhân vật Xuân Hương và lòng thủy chung son sắt

  Xuân Hương là một thiếu nữ được thiên nhiên phú bẩm nhan sắc, tài hoa và đạo đức tuyệt vời. Đó cũng là một giai nhân đã xuất hiện trong vô vàn tác phẩmcổ điển đông tây xưa kia. Điều đặc biệt ở đây là quan niệm phi phong kiến về con trai, con gái. Vợ chồng Nguyệt Mai từ lâu ao ước có đứa con trai để sau này có người "cúng tế và chôn cất". Trong khi mang thai Nguyệt Mai "hi vọng nhờ may mắn sẽ sinh ra con trai" nhưng rút cục lại sinh ra Xuân Hương. Mặc dầu vậy, nàng vẫn yêu quý con cái đến mức "không thể nói hết "và" chăm sóc cẩn thận như giữ gìn ngọc quý trong tay”. Nàng nổi tiếng cả huyện Namwon- nơi mình sinh sống. Còn công tử họ Lý thì “diện mạo chàng tựa như nhà thơ Đỗ Mục Chi đời Đường. Lòng chàng rộng như biển xanh, còn trí tuệ thì rất uyên bác. Văn của chàng có thể sánh với Lý Thái Bạch. Chữ viết chẳng kém Vương Hy Chi”.Một biến cố làm thay đổi cuộc đời Xuân Hương năm nàng đến tuổi cài trâm. Trong lễ hội Đoan Ngọ của mùa xuân, nàng đã gặp Lý công tử, con quan tri huyện Namwon tại lầu Kwang Han. Giây phút gặp gỡ ban đầu ấy đã làm cho tâm trí chàng Lý bay lên tận mây xanh, còn thể xác trông mệt mỏi. Thật đúng là một chàng trai si tình còn Xuân Hương trong lòng cảm thấy rất mến chàng Lý, nhưng vẻ ngoài thì nàng ngồi kín đáo, khép hai đầu gối, người hơi cúi xuống”

→ Ngay từ cái nhìn đầu tiên ấy hai người đã cảm thấy quý mến nhau, giây phút ấy như định mệnh cho tình yêu của hai người sau này.

  Mặc dầu họ đều ý thức được sự ngăn cách một kỹ nữ với chàng công tử quý tộc. Mẹ của Xuân Hương có nói khi chàng Lý muốn “hẹn ước trăm năm” cùng con gái bà “Gia thế thấp như con tôi hiện nay thì không thể lấy con những nhà quyền quý và những nho sinh” ngăn cách  đẳng cấp trong xã hội "sống theo cha làm quan ở địa phương mà lấy kỹ nữ làm vợ thì không tốt cho tương lai, sau này không được làm quan trong triều đình" nhưng tình yêu trong đôi trai gái trẻ như bừng lên, ngăn trở những khó khăn. Chàng Lý quyết tâm đính ước với Xuân Hương.

→ Họ đã trải qua những ngày tháng chung sống hạnh phúc cùng nhau, những giây phút đôi lứa hạnh phúc cùng nhau, tình yêu của họ giờ đây gắn chặt hơn, sống với nhau như vợ như chồng.

Nhưng cuộc đời đâu phải lúc nào cũng như ý muốn của mình, những ngày tháng hạnh phúc ngắn ngủi sớm phải chia lìa nhau vì con đường công danh của chàng Lý, giây phút chia ly ấy thật ai oán, não nề đầy nước mắt và sự đau đớn từ đáy lòng. Xuân Hương dường như ý thức được thân phận của mình nàng nói trong nước mắt “Còn chàng, rồi cũng phải lấy vợ thuộc gia đình quyền quý. Chỉ xin chàng đừng quên thiếp.Nếu sau này chàng thi đậu, làm quan mà cần chọn nàng hầu thì thiếp xin theo hầu chàng”.

→ Những lời nói đau đớn của Xuân Hương với tình yêu của mình, nàng muốn lo cho sự nghiệp công danh của chàng lý, mà hy sinh cho tình yêu của mình, tấm lòng của nàng thật đáng ngưỡng mộ.

Chàng Lý cũng một lòng vì nàng, chàng cũng rất yêu nàng vàhứa sẽ quayvề đưa nàng về chung sống với chàng sau này, chàng an ủi “Xuân Hương ơi, đừng khóc nữa. Dù Seoul có nhiều cô gái đẹp như ngọc nhưng tình cảm sâu sắc của tachir dành cho nàng thôi. Ta là một trượng phu nên không bao giờ quên nàng”.

→Hai người khóc như mưa trong ngày ly biệt, cùng quyến luyến nhau và cùng mong chờ ngày tương phùng hạnh phúc sau này.

Những người chứng kiến cực hình mà nàng phải chịu cũng phải khóc cho nàng và thốt lên “không thể đánh một con người như thế này được”, “chưa bao giờ có cảnh người bị đánh như thế này. Sắt đá quá Xuân Hương. Nàng thật là một liệt nữ siêu phàm từ trên trời xuống”

Trong lúc nàng bị giam hãm nơi ngục tối thì chàng Lý đỗ trạng nguyên, chàng cải trang thành tên ăn mày đi mật sứ vàtới Nam Won, tại đây chàng biết được nỗi oan của Xuân Hương nhưng chàng thử thách tấm lòng của nàng khi nói rằng gia đình mình khánh kiệt, bây giờ chàng phải đi tha phương cầu thực, nhưng Xuân Hương thì vẫn một lòng một dạ thủy chung son sắt với chàng, lo lắng cho chàng” sau khi con chết, xin mẹ làm cho việc này để con không phải ân hận. Chiếc áo lụa trong tủ con đang mặc, mẹ hãy bán đi mua giày tốt cho công tử. Con sắp chết rồi nên không cần những thứ đó. Mẹ hãy bán cả tủ áo để mua thức ăn cho công tử. Sau khi con chết mẹ hãy chăm lo cho công tử như con vậy”...ngay cả lúc khó khăn đối diện với cái chết nhưng tình yêu mà nàng dành cho chàng Lý thì vẫn vô cùng tận. Sau khi được giải thoát khỏi chốn ngục tù và được hưởng hạnh phúc cùng người mình yêu, nàng còn được vua ban cho danh hiệu “Trinh liệt phu nhân”

→Tình yêu của Xuân Hương và chàng Lý trải qua biết bao khó khăn, khổ cực, thử thách nhưng cuối cùng họ cũng đến được bến bờ hạnh phúc, đây là một cái kết có hậu cho một chuyện tình đẹp, chung thủy sắt son vì tình yêu dành cho nhau.

Là một ca khúc của tình yêu lứa đôi trong nỗ lực chiến đấu chống bất bình đẳng và áp bức, Xuân Hương truyện một mặt thể hiện tình yêu say đắm, táo bạo vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến đương thời, một lễ giáo ràng buộc con người trong những quan niệm khe khắt về tình dục và môn đăng hộ đối, mặt khác khẳng định lý tưởng đạo đức lành mạnh, màu sắc vị tha đầy nữ tính và bản lĩnh thủy chung bất chấp cường quyền bạo lực của Xuân Hương. Tác phẩm cũng ca ngợi chàng Lý đã giữ lời thề vàng đá của mình, sau khi thành đạt đã trở lại giải thoát người yêu và đưa nàng về kinh. Tình yêu của họ thấu cảm trời xanh và làm rung động lòng người, khiến vua Lý Túc Tông đi ngược lại luật lệ triều đình và phong “Trinh liệt phu nhân” cho con gái một người kỹ nữ, khiến hạnh phúc đời đời bền chặt và vinh hoa phú quý gắn kết.

 

 

 

2. Vấn đề xã hội trong tác phẩm

  Xuân Huơng truyện ngoài ý nghĩa là một ca khúc của tình yêu nam nữ thì nó còn là một hành khúc chiến đấu chống đối bất bình đẳng và áp bức phong kiến, nó mang ý nghĩa khái quát xã hội rộng lớn.

Sự bất bình đẳng thể hiện ở sự phân biệt giai cấp trong tác phẩm. Xuân Huơng tuy là nguời con gái rất đẹp, được coi là  “mẫu mực của nữ  giới” nhưng vì nàng xuất thân con nhà kỹ nữ nên lúc đầu vẫn không được công nhận. Cha mẹ của Lý Mộng Long không chấp nhận tình yêu của hai người vì cho rằng con nhà quý tộc sống theo cha làm quan ở địa phương mà lấy kỹ nữ làm vợ thì không tốt cho tuơng lai và sau này không được làm quan trong triều đình.

Sự bất công này còn thể hiện khá rõ thông qua lời oán thán của mẹ nàng: “Trong một gia đình danh giá đứa con gái dù tàn tật cũng không bị khinh rẻ. Vậy sao Xuân Hương phải khổ sở vì nỗi là con của kỹ nữ Nguyệt Mai?”

=> Có thể thấy sự phân biệt giai cấp và sự bất công trong xã hội lúc này còn khá lớn, Xuân Huơng tuy không phải là kỹ nữ, tuy rất xinh đẹp và tài giỏi nhưng vì mẹ là kỹ nữ một thời nên nàng không đuợc chấp nhận.

Truyện cũng thể hiện sự áp bức cũng như sự thối nát mục ruỗng của giai cấp phong kiến trong xã hội, đặc biệt thể hiện qua hình ảnh của tên quan Biện Học Đồ và một số quan lại ở Nam Won.

Biện Học Đồ được giới thiệu là một người có tài nhưng lại chơi bời phóng khoáng, có nhược điểm kén cá chọn canh và có mới nới cũ nên sống không có đạo đức, thường làm những việc sai trái, ngang ngược. Có thể thấy rõ bộ mặt đê tiện của tên quan này qua việc làm đầu tiên của hắn khi đến Nam Won đó là kiểm tra kỹ nữ và đòi gặp bằng được Xuân Hương. Khi Xuân Hương không chấp nhận chung sống với hắn thì hắn ta rất tức giận và cho lính đánh đập nàng rất thậm tệ và còn nhốt nàng và ngục.

=> Biện Học Đồ là một tên quan vô cùng dâm ô, tàn bạo, không chăm lo cho đời sống nhân dân, chỉ biết ăn chơi hưởng thụ và làm những việc sai trái.

Ngoài Biện Học Đồ thì ở Nam Won còn rất nhiều tên quan khác cũng vô lại không kém. Khi biết tin mật sứ sắp đến thì ai nấy đều lo chuẩn bị mọi thứ tốt đẹp và không khỏi lo lắng trước những việc làm sai trái. Viên Hộ trưởng tỏ ra hoảng hốt còn những tên quan khác thì sắp xếp mọi thứ để khi cần là chạy trốn.

“Xuân Hương truyện” tuy không lên án xã  hội lúc bấy giờ một cách sâu sắc nhưng cũng phần nào thể hiện được những mâu thuẫn trong xã hội như mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc chân chính của nhân dân với những thế lực tàn bạo trong xã hội, mâu thuẫn của xã hội phong kiến.

Mượn câu chuyện nhẹ nhàng về tình yêu và lòng thủy chung sâu sắc của một cô gái “Xuân Hương truyện” đã thể hiện sự khát khao vươn đến hạnh phúc vượt qua rào cản và định kiến của giai cấp xã hội cũng như cường quyền và bạo lực. Truyện còn có giá trị nhân văn chủ yếu đó là chống lại những thế lực đen tối trong giai đoạn suy vi của chế độ phong kiến.

3. Nghệ thuật

  Đặc điểm kết hợp giữa cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo giữa ngọn nguồn văn học dân gian và phong cách điển nhã của văn chương bác học đã đem đến cho bối cảnh không gian và bút pháp ngôn ngữ Xuân Hương truyện một màu sắc Triều Tiên hết sức chân thật và sinh động.

Tính chất tự sự của “tích truyện dân gian” kết hợp với yêu cầu diễn xướng của sân khấu đã đưa đến đặc điểm thiên nhiên về miêu tả sự kiện, tình tiết và ngôn ngữ, hành động của nhân vật, gần một nửa truyện là lời nói của Lý công tử và Xuân Hương. Tác giả cũng dẫn dắt chúng ta đi qua nhiều địa danh Hàn Quốc từ tỉnh Jeolla đến kinh đô Seoul. Tác phẩm là kết quả của sự sáng tạo tập thể truyền miệng và trên lĩnh vực sân khấu. Do những lý do trên, tính linh hoạt của Phansori không phải chỉ có ở Phansori Xuân Hương ca mà lại có cả ở Xuân Hương truyện. Tính linh hoạt đó thúc đẩy phát triển sự biến hóa nội dung tác phẩm nên Xuân Hương truyện trở thành một tiểu thuyết cổ điển có nhiều dị bản nhất trong tiểu thuyết thuộc hệ thống Phansori

Phong cách trữ tình của cá nhân nghệ sĩ  đã tạo nên trong tác phẩm những bức tranh thiên nhiên hết sức đẹp đẽ như khung cảnh mùa xuân nên thơ, nơi kỳ ngộ giữa chàng trai tài mạo tuyệt vời và nàng Xuân Hương. Cảm hứng trước muôn vẻ thiên nhiên, tác giả Xuân Hương truyện đã đưa vào tác phẩm những hình tượng có giá trị độc đáo bởi những bức tranh này gắn bó với thời niên thiếu của chàng trai họ Lý.

Bút pháp kể chuyện và miêu tả con người ở đây cũng là sự kết hợp giữa phong cách điển nhã bác học và tính chất hài hước thô tục lạc quan, bình dị của văn họ dân gian, tuy nhiên có thể thấy “phong vị dân dã” là yếu tố đậm nét. Trong tác phẩm có những bài thơ chữ Hán xen kẽ nhưng chủ yếu vẫn là những bài ca tình yêu bằng tiếng Hàn Quốc. Chủ yếu những bức tranh tả chân thật về các địa danh, về sinh hoạt chính sự, văn hóa, ăn uống vui chơi ở Hàn Quốc xưa kia và cả những quan hệ ái ân của nam nữ thời đại.

Bút pháp trào phúng qua hài kịch ở huyện đường khi huyện quan và những kẻ dưới trướng chạy trốn mật sứ “ quan huyện sợ vãi đái, chạy vào phòng ngử như con chuột nhắt. Hắn mất hết tinh thần nói năng lú lẫn. Các quan chức chạy trốn, kẻ thì cắp bánh trái thay cho binh phù, kẻ thì đội bàn thay cho mũ, kẻ thì luống cuống ôm cánh cửa chạy trốn..” Bút pháp trào phúng của Xuân Hương truyện đã tạo nên cho tác phẩm một ý lạc quan tươi tắn và hơn thế nữa một ý vị dân dã với dân ca trào phúng và tiếu lâm Việt Nam.

  Với những phong cách đặc điểm nghệ thuật nói trên, bút pháp hiện thực là khuynh hướng chủ yếu của Xuân Hương truyện. Khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của Xuân Hương truyện nảy sinh trên những yêu cầu và cơ sở có tính tất yếu: chủ đề phản ánh số phận và phẩm chất của những nhân vật mang “cốt cách Triều Tiên truyền thống”; sự kế thừa khuynh hướng hiện thực của nghệ thuật dân gian, màu sắc “tự nhiên chủ nghĩa” như là một bản chất của ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học do mối quan hệ với ngôn ngữ kịch của Phansori, khả năng rộng lớn của ngôn ngữ văn xuôi trong quan hệ so sánh với ngôn ngữ thơ…

III. Tổng kết

  Xuân Hương ca có một ý nghĩa mang tính chất quy luật. Qua thử thách khắc nghiệt, lâu dài và vô tư của thời gian, nghệ sĩ dân gian và văn nhân trí thức Triều Tiên đã cộng đồng sáng tạo nên Xuân Hương truyện, kiệt tác số một trong truyền thống lịch sử văn học bán đảo Hàn Quốc. Qua Xuân Hương ca tác phẩm thể hiện lý tưởng của nhân dân, người nghệ sĩ tri thức đã tìm thấy ở đây tinh thần của đất nước, biểu tượng của “quốc hồn, quốc túy” xứ sở “Buổi sáng êm đềm”. Giá trị ý nghĩa của Xuâ Hương truyện trước hết là một biểu tượng của một đất nước, một cộng đồng dân tộc, một truyền thống văn học. Xuân Hương truyện không chỉ là “kim tự tháp vĩnh cửu” của đất nước Hàn Quốc, mà còn là một di sản đẹp đẽ của toàn nhân loại bởi tác phẩm đã biểu hiện khát vọng hạnh phúc và lý tưởng đạo đức con người muôn thuở và muôn phương.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro