xungđộttube

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.Tên tổ chức mà em quan tâm : lớp kinh tế và quản lý công 50

2. Xung đột xảy ra trong lớp:

Là sinh viên năm cuối các thành viên trong lớp đều háo hức chuẩn bị cho buổi chụp ảnh chia tay giảng đường vào ngày 27-11-2011. Cả lớp đã thống nhất giao trách nhiệm việc lên kế hoạch cho hoạt động đó bên Đoàn phụ trách : Bí thư lớp là bạn Lê Ngọc Huế và bạn phó bí thư lớp là bạn Ngô Quế Chi. Hai bạn tiến hành phân công công việc như sau:

Thời gian

Địa điểm

Công việc

Người phụ trách

8h – 8h 30

Cổng kí túc xá

- Tập trung các thành viên trong lớp.

- liên hệ xe taxi để các bạn di chuyển đến Văn Miếu

Bí thư

8h30 – 10h30

Văn Miếu

- mua vé vào cổng

- phụ trách chụp ảnh thể cho lớp

Phó bí thư

10h- 12h

Hoàng Thành

- liên hệ xe taxi để các bạn di chuyển từ Văn Miếu sang Hoàng Thành

- phụ trách chụp ảnh

-liện hệ xe taxi để các bạn di chuyển từ Hoàng Thành về trường 

Phó bí thư

12h-14h

- nghỉ trưa

14h-17h

Trường KTQD

- tập trung các thành viên trong lớp

-phụ trách chụp ảnh

Bí thư

Trong buổi chụp ảnh hôm đó xảy ra 1 số tình huống sau:

- bạn bí thư đến muộn cả buổi sáng và buổi chiều gây khó khăn trong việc tập trung các thành viên lớp -> trách nhiệm được giao lại cho phó bí thư

- không liện hệ đặt trước xe taxi nên gây ra tình trạng thiếu xe 7 chỗ nên phải thuê xe 4 chỗ làm tăng chi phí .

-> các bạn trong lớp phàn nàn công tác tổ chức của bên Đoàn không tốt

=> gây ra xung đột giữa 2 bạn bí thư và phó bí thư .

3. Vận dụng quy trình giải quyết xung đột để xác định các hoạt động cần tiến hành để giải quyết xung đột trên:

Bước 1: Lựa chọn xung đột cần và có thể phải được giải quyết:

 - Theo quan điểm của bạn phó bí thư : bạn bí thư vô trách nhiệm đối với lớp: không tính toán kĩ việc liên hệ xe taxi trước, đến muộn giờ tập trung, đổ hết công việc cho bạn phó bí thư mà đáng ra đấy là công việc của bạn bí thư chịu trách nhiệm chính.

 - Theo quan điểm của bạn bí thư là : lớp mình hay “ cao su “ trong việc tập trung lớp, con gái hôm đó phải trang điểm mất nhiều thời gian  -> bạn ấy đến muộn so với dự kiến, bạn phó bí thư không đôn đốc mình trong việc liên hệ đặt trước xe taxi cho lớp, không nhanh nhẹn xử lý các tình huống xảy ra, cái gì cũng nghĩ là công việc của bí thư trong khi đó đây là công việc chung.

=> xung đột ngày càng gay gắt giữa 2 bạn

Hậu quả nếu xung đột giữa 2 bạn không được giải quyết:

-  mất tinh thần đoàn kết trong lớp.

- gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động của lớp sau này: họp lớp, liên hoan cuối năm của lớp,….

Bước 2: Đánh giá các bên tham gia:

a.Điểm riêng:

- bạn bí thư: + hay “ cao su “ giờ trong các buổi tập trung của lớp.

                     + có khả năng lãnh đạo các bạn tốt

                     + hăng hái tham gia các công việc của tập thể.

-Ngược lại,bạn phó bí thư: + có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của tập thể.

                                            + chăm chỉ, chịu khó hay nóng giận

b.Điểm chung: 2 bạn đều được các bạn trong lớp và thầy cô quý mến.

c.Đánh giá:công việc tổ chức kế hoạch chụp ảnh chia tay giảng đường cho lớp là công việc chung của cả 2 bạn chứ không phải là công việc riêng của ai cả. Phải dựa vào đặc điểm riêng của từng người, từng việc để phân công công việc hợp lý và mỗi người cần có trách nhiệm với công việc mà mình đã đảm nhận.

Bước 3: Nguồn gốc của xung đột:

- phân công công việc chưa hợp lý

- bạn phó bí thư chỉ quan tâm đến công việc của mình.

- bạn bí thư nhận việc nhưng chưa hoàn thành trách nhiệm được giao.

  Bước 4: Chuẩn bị các phương án giải quyết:

Có 2 phương án giải quyết:

Phương án 1: hai người tự hòa giải với nhau

Phương án 2: lớp đứng ra hòa giải cho 2 bạn

  Đánh giá và lựa chọn phương án giải quyết tối ưu:

Phương pháp đánh giá đa tiêu chí:

  Yếu tố

              Chỉ số

Trọng số

         PA1

         PA2

Giá trị tuyệt đối

Giá trị có trọng số

Giá trị tuyệt đối

Giá trị có trọng số

1.Hiệu lực

-Số lượng công việc được hoàn thành/tổng số công việc  theo kế hoạch trong tương lai

0,2

8

1.6

8

1.6

-Số công việc hoàn thành tốt/ tổng số công việc  được hoàn thành trong tương lai

0,2

8

1,6

8

1,6

2.Hiệu quả

-Chi phí thời gian phải bỏ ra để hòa giải /tổng công việc được hoàn thành

0,2

7

1.4

8

1,6

3.tính khả thi

-Khả năng huy động nhân lực để thực hiện việc hòa giải

0,15

6

0,9

7

1,05

-Khả năng huy động thời gian để thực hiện việc hòa giải

0,1

7

0,7

8

0,8

4.Bền vững

Khả năng làm việc theo thời gian

0,15

7

1,05

6

0,9

Tổng

1

7.25

7.55

 Dựa vào phương án đánh giá đa tiêu chí như trên ta lựa chọn phương án tối ưu: phương án 2

Bước 5: Tiến hành giải quyết xung đột:

Sử dụng phương pháp lớp đứng ra hòa giải :Lớp cử ra lớp trưởng là người có uy tín, biết phân xử hợp tình hợp lý, hiểu cả hai bạn để đưa ra lời khuyên bảo chân tình giúp hai bạn chấm dứt xung đột.

-Trước mắt, về thái độ của mỗi người:

+ Tự chủ: Kìm hãm tính nóng nảy và cái tôi của 2 bạn. Tránh phản ứng vội vàng, làm cho tình hình thêm căng thẳng.

+Có thiện chí muốn giải quyết: Hướng các bên không nên cố chấp bảo vệ sai lầm của mình, phải tìm ra mục tiêu chung để đi đến chỗ hợp nhất, hợp tác

-Tạo điều kiện cho 2 bạn đối thoại với nhau để:

+Biết trình bày và lắng nghe nhau: không nên bắt người khác phải tuyệt đối tuân theo ý riêng của mình, nhưng biết lắng nghe và tìm hiểu ý kiến, quan điểm của người kia.

+Nhằm mục tiêu chung: cả hai bên cùng hướng tới mục tiêu chung.

+Chấp nhận khuyết điểm của mình: Can đảm nhận ra những lỗi lầm, sai phạm của mình để cố gắng sửa đổi.

Bước 6:Giám sát và đánh giá sự thực hiện

-Lớp có thể quan sát trực tiếp thái độ, và việc thực hiện nhiệm vụ của 2 bạn cũng như nhận thông tin từ các nguồn khác.

-Lớp có thể xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao cho 2 bạn

-Từ đó chấn chỉnh sự thực hiện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro