Chương 34: Quy hoạch ruộng bậc thang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


   Vụ mùa bội thu qua đi hơn một tuần, lúc này ai cũng đang ngỡ ngàng chưa tin tưởng có thể thu được ngần ấy lương thực, nhưng điều này chứng tỏ cách mà nhà Nguyên Vũ chỉ cho người dân trong thôn làm là hoàn toàn chính xác, như vậy mọi người càng trông chờ nhiều hơn đến ruộng bậc thang mà Nguyên Vũ chuẩn bị khai hoang.

   Ruộng bậc thang chính là một kiểu ruộng đặc biệt, được sáng tạo ra cho phù hợp với điều kiện địa hình đồi núi. Địa hình này có độ dốc khá lớn không thể san bằng đất để tạo một mặt bằng rộng được, việc tưới tiêu cũng khó khăn vì không giữ được nước, chính vì vậy từ trước đến nay người dân ở đây dù muốn khai hoang để trồng trọt cũng không được, những chỗ khá bằng phẳng ở chân núi thì đều khai hoang thành ruộng cả rồi còn đất chỗ dốc chỉ để đất đó trống không trồng trọt được gì.

   Ở thời hiện đại ruộng bậc thang là một nét đẹp văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, một số nơi còn được công nhận là di sản văn hóa, tuy nhiên đó là công sức sáng tảo qua hàng ngàn năm truyền thừa lại, mà ở bây không biết là thời đại nào, nguyên Vũ còn không biết nó có liên quan gì với nơi trước đây mình ở không nữa, cho nên ruộng bậc thang được cô phác họa ra lúc này chính là một sáng tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn.

   Ruộng bậc thang chính là phá vỡ nhận thức của người dân ở đây từ trước đến giờ, chính vì vậy vẫn có nhiều nghi ngờ trước kế hoạch khai hoang này thế nhưng sau vụ mùa vừa rồi, niềm tin dành cho Nguyên Vũ đã lớn hơn tất cả, những nghi ngờ đó cũng chìm xuống theo.

   Trước khi khai hoang, mọi người phải gieo trồng cho xong vụ thu, đây là vụ lúa chính thứ hai trong năm, cũng là vị lúa quan trọng để đảm bảo lương thực cho mùa đông. Nhớ năm vừa rồi vụ xuân mất mùa do hạn hán mọi người lâm vào khó khăn thế nhưng nhờ có vụ thu được mùa cho nên nguy cơ được hóa giải.

    Mùa vụ này tất cả mọi người đều trồng theo cách mới, gieo mạ, cấy lúa non chứ không, gieo sạ nữa, Những nhà làm rồi chỉ những nhà chưa làm, cứ thế tay làm nhiều thì quen ruộng trũng thì vừa trồng lúa vừa thả cá như vụ vừa rồi, dù sao có ao cá sẵn cho nên không lo đến khi thu hoạch cá chưa kịp lớn.

   Mùa trước vài nhà trồng lác đác thì không có chuyện gì , lần này cả thôn đều làm khiến cho cảnh quan trên đồng ruộng khác hẳn, từ lúc làm đất, gieo mạ, đến khi cấy đều khác hẳn so với thôn khác, mà đối chiếu chính là thôn Thượng Kiều bên kia sông, đã có không ít ánh mắt tò mò tọc mạch từ bên đó nhìn sang ruộng bên này, may mắn con đê chắn cao lại không có cầu, nếu không thì chắc đã có người sang tận đây nhìn tận mắt rồi.

   Như vậy nếu như mùa này bội thu chắc chắc sẽ gây oanh động lớn, không biết thôn Thượng Kiều bên kia thuộc dạng như thế nào, nếu như chỉ là tò mò đơn thuần không có ý phá đám, muốn học hỏi cách làm thì bên này sẵn sàng chỉ lại, còn nếu ghen ghét đố kị thì chắc chắc không chia sẻ cách làm này ra. 

   Chuyện mấy thôn nhà giàu khinh thường đè ép thôn nghèo hơn không phải hiếm gặp.

   Cái này là hôm bữa Nguyên Vũ ra ao cá vô tình bắt gặp mấy ánh mắt không rõ ý vị nhìn qua bên này của người thôn Thượng Kiều, khiến cho cô để tâm suy nghĩ, cái này chắc lại phải thông báo nhất quán lại với cả thôn mới được, dù sao mình xuyên đến đây chưa lâu, cái chuyện quan hệ qua lại giữa hai thôn cũng không hiểu rõ ràng.

    Lại nói chuyện ao cá, vốn là khoảng năm nhà chung một ao cá nhưng tại đều là chủ ý của Nguyên Vũ đưa ra thế nên cả thôn đều đồng ý cho nhà cô chọn riêng một ao, cái này Nguyên Vũ không tiện nhận thế cho nên kéo nhà bà ngoại cũng nhà Trần đại thẩm kế bên cũng nuôi một cái, tính ra là ba nhà một ao đã lợi hơn những hộ khác rồi. 

   Nuôi cá cũng không phải là cứ thả cá giống đấy rồi để chúng tự sinh tự diệt mà, trong ao có chỗ trao đổi nước hằng ngày với nước ngoài sông, như vậy sẽ không bị tù lại bốc mùi, hơn nữa cá hằng ngày đều được cho ăn. Thức ăn chủ yếu là rau cỏ, phân gia súc, rồi thỉnh thoảng là cám trấu ... nhà nào sẵn cái gì thì cho cái nấy, chuyện này  Nguyên Vũ đã chia sẻ hết cho cả thôn mọi người cứ thế làm theo.

   Nhờ có con đê mới đắp, diện tích cũng không nhỏ cho nên trong thôn tự nhiên có thêm một con đường ra ruộng và ao cá, đi lại rất thuận tiện, xe trâu cũng có thể kéo đồng thời hai cái cùng qua, sau này thu hoạch lúa vận chuyển cũng tiện. 

   Cũng trên con đường này hằng ngày mọi người trong thôn ra cho cá ăn, thường là mấy nhà cũng kéo một xe chung , cảnh tượng ấy lâu dần bị người bên thôn Thượng Kiều nhìn thấy cho nên người ta mới tò mò nhìn qua đây như vậy.

   Vứt chuyện ao cá và người thôn Thượng Kiều qua một bên, lúc này mọi người đang tập trung tại nhà trưởng thôn để bàn chuyện khai hoang tiếp, hy vọng có thể kịp trồng một vụ trong năm nay.

   Thôn trưởng cất giọng nói:

- Hôm nay ta triệu tập mọi người đến là để bàn về chuyện khai hoang trên núi. Mọi người cũng biết thôn chúng ta vì nhiều núi nên ít ruộng đất hơn những thôn khác chính vì vậy mà trồng trọt cũng ít hơn, nay nhà Liễu hiền chất nói chúng ta cách có thể khai hoang trên núi thành ruộng để trồng trọt, cái này lần trước ta đã nói rồi, bây giờ là bàn kế hoạch cụ thể.

   Lúc này Liễu phụ không lên tiếng mà là Nguyên Vũ, lần trước cô có thể phủi tay không đi nhưng lần này không được, đích thân cô phải đến.

- Mọi người, đầu tiên ta phải nói rõ, ruộng bậc thang này không phải chỗ nào cũng làm được, trước tiên phải tìm được nguồn nước, đó là điều cơ bản, vì trồng trọt cần tưới nước . Ngọn núi nào có nguồn nước thì chúng ta mới tiến hành khai hoang.

   Lúc này một lão nông lên tiếng :

- Đại nữu nha đầu, con nói ngọn núi nào có nguồn nước thì có thế khai hoang sao, nhưng trên núi nguồn nước thường là các khe suối dòng nước nhỏ không đủ tưới mà lúc chảy thành dòng lớn hơn lại ở sau bên dưới , cho dù có cũng không thể dẫn vào ruộng được. Như vậy làm cách nào tưới nước chứ ?

   Người lên tiếng là một lão nông, cỡ tuổi Ngô gia gia, mái tóc một nửa đã chuyển sang màu bạc, thế nhưng rất khỏe mạnh cường tráng, nghe câu hỏi của ông ấy là có thể biết người này rất quen thuộc với địa hình núi rừng, đúng như lời ông ấy nói, muốn đủ nước tưới thì cần một dòng nước đủ lớn, mà những dòng nước này thường ở dưới sâu so với nơi làm ruộng, tuy nhiên Nguyên Vũ đã tính làm ruộng bậc thang thì cũng đã tính đến chuyện làm sao lấy nước.  

   Đi kèm với ruộng bậc thang sao có thể không có bánh xe nước được chứ.

   Ruộng bậc thang.

  Guồng nước.

  Bánh xe nước ( còn gọi là guồng nước ) là một dụng cụ đơn giản để lấy nước từ dưới thấp lên cao, loại dụng cụ đơn giản này cho dù Nguyên Vũ chưa từng làm nhưng chưa ăn thịt heo chẳng lẽ chưa từng thấy heo chạy sao, Nguyên vũ chỉ cần vẽ ra bản thiết kế còn lại nhờ người lớn trong thôn làm là được.

- Cái này mọi người cứ yên tâm, cách lấy nước lên ruộng nhà chúng ta cũng đã nghĩ qua, không có gì khó khăn cả, đến lúc đó nhờ mấy nhà trong thôn có tay nghề làm mộc làm mấy cái dụng cụ này là được.

   Lúc này thôn trưởng lại lên tiếng.

 - Như vậy trước tiên chúng ta phải khảo sát xem chỗ nào có nguồn nước trước sau đó làm tiếp.

   Đến lúc đó khai hoang mọi người cứ ra sức, trâu, lừa nhà nào có cũng nên đem ra dùng hết, phân chia ruộng đất sau này cứ theo như cách cũ mà tính, ghi chép chia công vẫn để cho nhà Liễu hiền chất làm, mọi người có dị nghị gì không.

   Không có ý kiến phản đối cho nên mọi chuyện thông qua rất nhanh. Như vậy mọi người ai về nhà nấy chuẩn bị dụng cụ để khai hoang, còn lại trưởng thôn, Nguyên Vũ cũng với mấy người trong thôn có kinh nghiệm lên núi thì đi khảo sát địa hình. Ngọn núi chỗ ruộng hoang nhà Nguyên Vũ cũng được tuy nhiên do nó đã được nhà cô mua cả thế cho nên không nằm trong phạm vi cả thôn cùng làm, tuy nhiên trong số mấy ngọn núi của thôn thì ngọn núi chỗ nhà Nguyên Vũ là nhỏ nhất lại không nằm ở trung tâm thế cho nên không mấy người để tâm lắm.

   Mục tiêu của mọi người là ngọn núi kế bên cũng là ngọn núi lớn nhất, lớn nhất chứ không phải cao nhất, bởi lẽ đó theo địa lí học mà nói thì chính là núi già, độ dốc thấp nhất, thời gian phong hóa lâu nhất cho nên thổ nhưỡng đầy đủ hơn những ngọn núi khác khá nhiều. 

   Chính giữa ngọn núi này có một khe suối khá rộng, phù hợp với mục tiêu ban đầu đã đề ra, chính vì vậy nó là điểm đầu tiên được chọn.

   Cả thôn nhà cô tổng cộng có năm ngọn núi, một ngọn đã được mua lại còn bốn ngọn, nay một chỗ được kiểm tra xong còn ba chỗ nữa,  sau khi khảo sát xong thì tổng cộng khai hoang được hai chỗ nữa diện tích khá khả quan là nằm ở hai trong ba ngọn núi còn lại, còn một ngọn núi vì quá dốc khe nước lại nhỏ nên không được chọn.

   Chọn được địa điểm để khai hoang sau đó phải quy hoạch lại cụ thể, phải có đường lên ruộng , đủ rộng để có thể kéo xe trâu đi vào, nếu không sau này có trồng được đến khi thu hoạch cũng không thể vận chuyển về, vì lẽ đó cần phải phác họa đầy đủ trước trong đầu, ngoài ra còn có mương dẫn nước, cái này cực kì quan trọng đối với việc làm ruộng bậc thang.

   Nguồn nước được lấy từ dưới suối lên phải được phân bố đi khắp cả một diện tích lớn cho nên hệ thống thủy lợi cũng cần được bố trí tỷ mỉ, không lãng phí nước mà các nơi đều có được nước đủ dùng.

   Mấy người thôn trưởng nghe Nguyễn Vũ nói thì hết sức kinh ngạc, đầu óc của cô bé này  hơn xa người thường đi, có thể vạch ra kế hoạch, cùng suy nghĩ thấu đáo như vậy đến cả những người sống nửa đời như Ngô trưởng thôn cũng chưa nghĩ tới đều được cô bé này giải quyết gọn gàng, đặt vào độ tuổi mười bốn của Nguyên Vũ đúng thật đáng ngạc nhiên, nhưng họ không biết rằng chính xác thì cô bé ấy đã hai mươi bốn tuổi, hơn nữa còn có tri thức tiên tiến.

   ...

   Công việc khai hoang được bắt đầu vào hai ngày sau đó, bởi cần có thời gian để mọi người dự tính trước công việc, công việc đầu tiên chính là tạo ra con đường chính để đến chỗ khai hoang, sau này cũng theo mạch đường này mà quy hoạch ra những thứ khác.

   Ngọn núi đầu tiên được khảo sát chính là địa điểm đầu tiên được khởi công, trước khi bắt tay vào làm việc, mọi người làm một lễ tế nhỏ, chính là cầu xin thổ công thổ địa trước khi động thổ, bản thân Nguyên Vũ không biết rõ cái này mà chỉ đứng ngoài nhìn thôi, người chủ trì lễ tế dĩ nhiên là trưởng thôn, chờ cho nhang cháy hết cũng là thời điểm chính thức bắt đầu.

   Vì ngọn núi này khá thấp, sườn núi lại thoai thoải cho nên việc đi lại khá dễ dàng, thảm thực vật lại chủ yếu là cây bụi thế cho nên việc phát quang cũng nhẹ nhàng,  con đường chính dần dần được hình thành, chính là chạy bắt ngang qua ngọn núi, kéo xuống chân núi thông với quan đạo vào thôn, chính là đi tới tất cả những nơi có thể khai hoang được,nó được làm khá rộng rãi, nhưng cũng chỉ hơn bề ngang của một chiếc xe trâu một chút thôi bởi vì địa hình không cho phép, điều này cũng chính là muốn nói, sau này khi chở lúa từ trên này về thì xe trâu chỉ được đi một chiều.

   Công việc tiếp theo là phát quang, dọn rễ cây và cỏ dại, công việc này tốn khá nhiều công sức bởi vì hoàn toàn bằng thủ công sức người chặt cây cắt cỏ rồi gom lại phơi khô chờ để đốt, chờ dọn cỏ xong chính là dùng trâu kéo cày cày xới một lượt chỗ đất đai đó rồi tỉ mỉ thu gom rễ cây trong đó đi, cùng với đó là san bằng đất ra, chia thành từng nấc từng bậc, những chỗ nào có thể san bằng được thì cố gắng san bằng con không được thì trực tiếp để làm bậc thang khác, 

   Mỗi ô ruộng bậc thang đều được khống chế diện tích đồng đều, phía trên là một con mương dẫn nước, phía dưới là mương nước tiếp theo hoặc là một lối đi nhỏ, như vậy sau này dẫn nước lên đảm bảo có thể tưới đồng đều , không lãng phí.

   Xử lí hết chỗ diện tích ấy cũng tốn hơn một tháng, vì mọi người mới làm lần đầu cho nên chưa thạo việc, dần dần quen tay tốc độ sẽ nhanh hơn, cứ như vậy thì ba chỗ tiếp theo cũng sẽ xong trong vòng ba tháng, như vậy vừa đến vụ thu, sau đó chỗ ruộng khai hoang này có thể trồng được mùa đầu tiên trong năm nay.

   Vốn dĩ mọi người tính làm xong sẽ chia ruộng một lần thế nhưng, Nguyên Vũ lại bảo chia ruộng luôn, như vậy ruộng nhà nào nhà nấy tự bón phân, be bờ cải tạo trước muốn trồng gì thì trồng, nếu sau này nếu nhà nào muốn ruộng đất được tập trung thì lại trao đổi với nhau, bởi vì không biết chất lượng ruộng đất mấy chỗ kia làm ra như thế nào, cho nên cách chia này đảm bảo công bằng nhất.

   Dựa vào số công làm ra, mỗi hộ được một đến hai ô đất, nhà Nguyên Vũ được chia hai ô, bởi vì vừa bỏ sức người lao động mà quan trong lại thêm một xe trâu và một xe lừa chính vì thế được phân hai ô, Nguyên Vũ chọn hai ô gần với chỗ núi nhà cô nhất, như vậy sau này muốn trông nom cũng dễ bề tiện lợi.

   Có đất, nhà nào nhà nấy đều xử lí, nhà thì đem phân lên bón, cày xới lại một lần chờ để trồng cây, mấy nhà thì trao đổi ruộng đất với nhau, bởi vì được hai ruộng còn đỡ, được một ô ruộng thì rất mất công làm, hơn nữa còn hai chỗ khai hoang nữa đến khi đó phải chia ra đi trồng ở ba nơi rất phiền hà, chính vì vậy người ta trao đổi với nhau nhà nào cần thiết thì lấy ruộng trước đến sau này khai hoang sẽ bù lại cho người khác sau, như vậy ruộng của mỗi nhà sẽ được tập trung lại hơn nhiều, nhưng cái này là tự giải quyết của các hộ không nằm trong mối bận tâm của nhà Nguyên Vũ.

   Trong lúc mọi người tất bật khai hoang thì mấy cái guồng nước cũng được tranh thủ làm ra, xong khi khai hoang chia ruộng xong thì cũng đem guồng nước ra vận hành thử.

   Guồng nước là một dụng cụ đơn giản nhưng rất hữu ích, lợi dụng dòng nước chảy làm quay bánh xe, đường tròn bao ngoài bánh xe được gắn những ống trúc lớn được lắp chéo, như vậy  khi bánh xe quay, lúc ống tre nhúng xuống nước sẽ chưa đầy nước, trong quá trình đi lên trên cũng không lo nước bị đổ ra ngoài, đến cái máng hứng nước dẫn vào mương thì mới đổ nước ra, cứ như vậy mặc dù mỗi ống tre chỉ lấy được một lượng nhỏ nhưng trên mỗi bánh xe có nhiều ống tre, lại tuần hoàn liên tục nước sẽ được lấy lên đổ vào mương liên tục, góp ít thành nhiều không lo thiếu nước tưới vào ruộng.

   Mặc dù lúc trước Nguyên Vũ đã nói trước rằng có cách lấy nước lên ruộng, mọi người đều trông chờ, đến khi thấy guồng nước, không ngờ dụng cụ lại có kết cấu đơn giản như vậy lại cho hiệu qur cao như thế, đều trầm trồ khen Nguyên Vũ thông minh.

   Như vậy ngọn núi thứ nhất được khai hoang xong, chỗ quá dốc không thể làm ruộng thì giữ nguyên đấy, sau này nếu có điều kiện sẽ trồng cây ăn quả hoặc cây dược liệu gì đó đều có thể, nhưng cái này hiện chưa nằm trong tính toán của cả thôn.

   Nhà nào đã được chia ruộng rồi, buổi ngày thì đi khai hoang cùng mọi người, đến chiều về lại tranh thủ cải tạo ruộng nhà mình, mấy người trong nhà không tham gia cùng mọi người như đã cao tuổi hoặc mấy đứa trẻ trong nhà huy động lên đó trồng rau gì đó. Tỷ như nhà Nguyên Vũ, trong nhà chỉ có Liễu phụ và Nguyên Vũ đi tham gia khai hoang mà thôi, còn Ngô mẫu phải ở nhà vì còn một đống công việc sau hậu viện không có ai làm, ngoài ra còn có Tam Nữu và Tiểu Tráng, sau khi được chia ruộng ba người đều tranh thủ lên đó để trồng trọt.

   Mùa đầu tiên sau khi khai hoang, Nguyên Vũ để mọi người trồng một ít đậu, như vậy vừa trồng vừa có thể cải tạo đất một thế, ngoài đậu ra có thể trồng một số rau củ gì đó đều được, tạm thời chưa trồng lúa bởi vì đã qua mùa vụ mà đất còn thiếu màu mỡ, năng suất sẽ không cao, hai mẫu ruộng được chia của nhà Nguyên Vũ đều để trồng đậu cả, như vậy đến khi vụ mùa thu hoạch xong cũng là lúc thu hoạch đậu tương, sau đó có thể trồng thêm một vụ rau để vào mùa đông.

   Cái này nguyên vũ cũng gợi ý cho tất cả mọi người không dấu diếm, phần lớn mọi người đều nghe theo, chỉ có một số ít hộ lại dùng để trồng rau ăn. 

   Chung quy nhìn lại sườn đồi nhìn từ xa vốn có màu xanh đậm, sau khi khai hoang thành ruộng thì chuyển sang màu nâu đất, đến khi rau đậu trên ruộng mọc lên lại cho một màu xanh non tươi mới, đúng là một bức tranh chuyển màu to lớn giữa thiên nhiên, đường lên núi cũng được khai ra, đi lại cũng thuận tiện.

   Công việc khai hoang cứ nhịp nhàng nhịp nhàng như kéo tơ vậy, đến qua trung tuần tháng chín, thì cả ba chỗ khai hoang đều làm xong, đường đi, mương dẫn nước, guồng nước đều được bố trí đầy đủ cả, tốc độ làm của cả thôn càng về sau càng nhanh vì quen việc cho nên thời gian Nguyên Vũ dự tính là khoảng bốn tháng nay rút lại còn ba tháng, như vậy đến khi thu hoạch vụ mùa vẫn còn lại gần một tháng. Trong thời gian dư ra này, nhà nào có công việc gì đều có thể hoàn thành. 

   Số ruộng mỗi nhà được chia đều rất khả quan, ít nhất mỗi nhà đều có thêm ba mẫu ruộng, nhà nào nhiều thì được tới sáu mẫu, ví dụ như nhà bà ngoại Nguyên Vũ, vì trong nhà đều rảnh rỗi, không có nhiều việc nên đều tham gia khai hoang, lại kéo trâu tham gia cho nên khi chia đất được phân tổng cộng sáu ô ruộng, sau khi bàn bạc trao đổi với mấy hộ khác thì gom lại được một chỗ ở ngọn núi thứ hai. Nhà nguyên Vũ được tổng cộng bốn mẫu, cũng đổi với người khác gom lại chỗ hai mẫu ruộng được phân chia ban đầu.

   Cũng trong thời gian một tháng còn dư ra này, Nguyên Vũ nhờ mấy người quen giúp sức khai hoang trên ngọn núi nhà cô đã mua, mặc dù chưa làm thủ tục nhưng trên tinh thần đã là vật ở trong túi rồi, cô cũng không khai thành ruộng bậc thang vì có độ dốc khá lớn, thế cho nên diện tích mỗi bậc thang sẽ không nhiều, chính vì vậy cho nên chỉ là phát quang dọn cỏ đi mà thôi,  vốn dĩ không dùng để trồng lương thực nên cô không bận tâm, chỗ này sau  này sẽ dùng để trồng dược liệu hoặc trồng cây ăn quả đều được, còn chỗ cô quan tâm chính là mảnh đất liền kề hai mẫu ruộng hoang mà ban đầu cha nương khai khẩn ra. 

  Ngay từ lần đầu đi thăm ruộng cô đã trù tính cải tạo chỗ này thành ruộng cả, bây giờ đã có điều kiện để làm nên chắc chắn sẽ làm luôn, tổng cộng chỗ ấy cải tạo thành mười hai mẫu ruộng, nhà cô đào hai con mương dẫn nước lớn, hai guồng nước để lấy nước, xem như là chỗ ruộng khai hoang được đầu tư nhất, chính giữa cũng có một con đường quan đạo để đi, vì gần ngay bên đường vào thôn nên không cần nhiều công sức vào việc làm đường lắm.

   Chung quy lại sau một năm khai khẩn, mua thêm trong tay nhà Nguyên Vũ có mười mẫu ruộng nước chỗ ven sông, mười sáu mẫu ruộng khai hoang trên núi cũng một ao cá, là hộ có nhiều ruộng nhất trong thôn.

   Lại nói trong thời gian khai hoang thì số thủy tinh được đặt từ trên huyện cũng đã được vận chuyển về đến nơi, đi theo còn có hai thợ thuê công làm thủy tinh chính là Nguyên Vũ nhờ Tề Kinh Nhân thuê về để cắt thủy tinh, ở đây không ai biết làm cả.

   Mái nhà ấm được sửa lại thành thủy tinh, mấy ô cửa số trong nhà cũng được Nguyên Vũ cho sửa lại thay thủy  tinh vào, như vậy sau này không cần mở của vẫn có thể nhìn được bên ngoài, chỉ có đều bên trong cửa sổ phải làm rèm che lại vì bên ngoài cũng có thể nhìn vào bên trong dễ dàng.

   Nhà ấm giờ mái làm bằng thủy tinh. sau này vào mùa đông trồng rau cũng không sợ rau bị rợp trong bóng tối quá nhiều mà không xanh nữa.







Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro