Tự Luận

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:
- Hoạt động là nhân tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

không có yếu tố hoạt động thì sự hình thành và phát triển nhân cách của chủ thể sẽ không được đảm bảo.

Hoạt động của cá nhân nhằm để thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên hay đời sống xã hội là những biểu hiện phong phú về tính tích cực của nhân cách.

- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, với những công cụ nhất định. Hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

- Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội và lịch sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động con người xuất tâm "lực lượng bản chất" (sức mạnh của thần kinh, cơ bắp, trí tuệ, năng lực,...) vào xã hội, "tạo nên sự đại diện nhân cách của mình" ở người khác trong xã hội. Đây là sự sáng tạo, là những đóng góp của nhân cách vào sự phát triển của xã hội.
- Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kì , mỗi lứa tuổi nhất định. Muốn hình thành và phát triển nhân cách, con người phải tham gia vào các hoạt động khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò của hoạt động chủ đạo. Vì thế phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đối với việc hình thành và phát triển nhân cách.
- Bản chất của nhân cách xuất phát từ hoạt động nói chung và hoạt động cá nhân nói riêng.

=>KL: Hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Trong công tác giáo dục cần chú ý thay đổi làm phong phú nội dung, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động để lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động đó. Ngoài các hoạt động ở trên lớp, các hoạt động khác như hoạt động tập thể, giao lưu clb,... Các hoạt động đó phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của người học. Khuyến khích hs tham gia các hoạt động khác nhau, tiếp thu và lĩnh hội nền văn hóa, tri thức của nhân loại để sau đó hình thành nhân cách cho mình. Đồng thời tạo ra các hoạt động lành mạnh, các hoạt động tích cực, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh

Câu 2. Các con đường và điều kiện hình thành ý thức cá nhân,Lấy ví dụ minh họa và rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.

hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân.

hình thành trong mối quan hệ giao tiếp của cá nhân với người khác, với xã hội.

hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội.

hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#gshj