Y nghia doi do Thang Long

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Y nghia ve Thang Long, Hnoi!

Gần đây, trên Website của Chính phủ có đăng bài viết của Tiến sỹ Phạm Gia Minh với đầu đề "Nên lấy lại tên Thăng Long cho thủ đô Hà Nội". Sau đó, không thấy báo chí thảo luận rộng rãi về vấn đề này. Tôi rất đồng ý với ý kiến của Tiến sĩ Phạm Gia Minh.

Chỉ còn 1 năm nữa, vào năm 2010, là đến ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, thủ đô Việt Nam bước vào tuổi 1000.

Người đặt tên Thăng Long cho thủ đô Việt Nam là vị vua Lý Công Uẩn. Ông là người quê ở làng Cổ Pháp, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, sinh năm 947. Từ nhỏ, gia đình cho ông vào chùa, làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Vân, lấy họ Lý. Thời đó, các nhà sư rất được trọng dụng, vì các nhà sư là người có học. Nhà sư Lý Khánh Vân đã dạy dỗ ông Lý Công Uẩn đủ văn, võ, lớn lên, ông được tiến cử vào làm quan cho triều đình nhà Tiền Lê. Tiền Lê là triều đình của vua Lê Đại Hành, để phân biệt với nhà Hậu Lê, triều đình của vua Lê Lợi hơn 400 năm sau. Ông Lý Công Uẩn rất tài giỏi, liêm khiết, làm quan đến chức Tả thân vệ Điện Tiền chỉ huy sứ, là một trong hai chức vụ cao nhất trong quân đội nhà Tiền Lê lúc bấy giờ.

Năm 1005, vua Lê Đại Hành đã mất, các con đánh nhau để lên làm vua. Con thứ 5 của vua Lê Đại Hành là Lê Long Đĩnh giết anh, lên làm vua. Vua Lê Long Đĩnh hoang dâm, bạo ngược, bị mắc bệnh nên chỉ ngồi để coi triều, nên sử gọi là vua Lê Ngọa Triều. Năm 1009, sau 4 năm "ngồi" ngôi vua, Lê Ngọa Triều mất. Lòng dân oán thán nhà Tiền Lê, nên các triều thần tôn ông Lý Công Uẩn lên làm vua. Ông lên làm vua, gọi là vua Lý Thái Tổ, sáng lập ra nhà Lý. Thủ đô Việt Nam khi đó vẫn nằm ở Hoa Lư, Ninh Bình, là quê hương của vua Đinh Tiên Hoàng.

Vua Lý Thái Tổ thấy vùng Hoa Lư chật hẹp, trũng thấp, giao thông khó khăn, thế đất khó phát triển. Nên ông đã quyết định dời đô ra thành Đại La, là vùng đất Hà Nội ngày nay. Lên ngôi vua vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ cho làm bài "Chiếu dời đô"-Thiên đô chiếu, để hỏi các quần thần về việc dời đô ra Đại La.

Một đoạn Chiếu dời đô viết: "Thành Đại La là kẻ chợ của Cao vương, ở giữa trời đất, bờ cõi, được thế rồng bò, hổ ngồi, chính được ngôi vị của các miền Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện sự ngoảnh vào quay ra của sông núi, vùng đất của nó vừa rộng, vừa bằng phẳng, mực đất của nó vừa cao, vừa sáng sủa, dân ở không phải lo về sự ngập lụt, muôn vật lại được rất mực thịnh giàu. Ngắm khắp đất Việt, chỉ có đây là thắng địa, thật là nơi hội họp then chốt của bốn phương châu lại, và là nơi đô thành bậc nhất của Đế vương muôn đời".

Quần thần đã rất mực đồng ý với ý kiến của bài Chiếu dời đô, nên ngay sau khi lên ngôi vua vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã cho dời thủ đô nước Đại Việt từ Hoa Lư, Ninh Bình ra thành Đại La, đặt tên thủ đô mới là Thăng Long, có nghĩa là con rồng bay lên.

Từ đó nước Đại Việt có thủ đô Thăng Long, ở vùng đất Hà Nội ngày nay. Trong suốt gần 1000 năm, thủ đô nước Đại Việt là thành Thăng Long, với nhiều lần đổi tên khác nhau do chiến tranh, như tên Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Kẻ chợ. Từ năm 1802, nhà Nguyễn thành lập, đã dời đô vào Huế. Đến năm 1831, vua Minh Mạng đổi tên Bắc Thành thành Hà Nội. Cái tên Hà Nội khi đó chỉ có nghĩa thành phố trong sông, để phân biệt với các vùng Hà Nam-phía nam sông, Hà Đông-phía đông sông,,,chứ không có ý nghĩa cho thủ đô của quốc gia, vì khi đó, thủ đô Việt Nam vẫn là Huế.

Trên thế giới, không có nhiều nước có thủ đô tới 1000 tuổi như Thăng Long của Việt Nam ta. Tên Hà Nội đã quen thuộc với người Việt Nam ta, cũng như với bạn bè năm châu. Nhưng so với lịch sử 1000 năm, thì cái tên Hà Nội vào năm 2010 cũng mới chỉ có 179 năm (tính từ năm 1831).

Nếu vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, nước ta cho lấy lại tên Thăng Long cho thủ đô Hà Nội, thì quả là một việc làm có ý nghĩa.

Ý nghĩa ở chỗ nào?

Ý nghĩa ở chỗ nếu gọi thủ đô Thăng Long, người ta thấy ngay có sự nối tiếp liên tục của lịch sử, của truyền thống dân tộc, từ ngày đầu thành lập thủ đô cách đây 1000 năm, đến nay. Gọi tên Thăng Long, người ta dễ liên tưởng ngay đến các bậc cha ông ta từ xưa, những người đã đi trước mở nước, để lại giang sơn cho chúng ta ngày nay tiếp tục gìn giữ và phát triển.

Bản thân tên Thăng Long cũng rất hay, với ý nghĩa Rồng bay, đất nước Việt Nam ta sẽ bay cao, bay xa, "sánh vai được với các cường cuốc năm châu", như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cái tên Hà Nội, dù cho đã rất quen thuộc, nhưng cũng chỉ là "thành phố ở trong sông", không thể hay bằng cái tên Rồng bay mà vua Lý Thái Tổ đã đặt cách đây 1000 năm.

Dĩ nhiên tên gọi cũng mới chỉ là tên gọi. Muốn đất nước bay lên như Rồng bay, thì phải có nội dung phát triển. Đó là phải có Nhà nước tốt, các nhà lãnh đạo tài giỏi, liêm khiết, trọng dụng người tài, luật pháp công minh, nền hành chính gọn nhẹ.

Nhưng một cái tên gọi hay, có bề dày lịch sử 1000 năm, có tính truyền thống dân tộc, cũng sẽ là một động lực to lớn để cho mọi người dân Việt Nam ta tự hào, và để Nhà nước thêm cố gắng dẫn dắt đất nước đi đến chỗ tươi sáng hơn.

Theo Thiên đô chiếu của Lý Công Uẩn ne' bạn :

Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?

Mùa thu năm ấy, kinh đô được dời ra thành Đại La. Lý Thái Tổ phán truyền đổi tên thành Đại La thành Thăng Long.

Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

Hoa Lư là vùng có địa thế hiểm trở, chỉ thích hợp làm kinh đô khi thời loạn lạc có chiến tranh, như thế địch sẽ khó tấn công vào đấy. nhưng khi đã giành lại được gian sơn, thấy được những sai lầm của những bậc tiền nhân thời trước, Lý Công Uẩn đã cho dời đô về Thăng Long - nơi đất rộng người đông, địa hình bằng phẳng, là nơi hội tụ của 4 phương tám hướng.điều này cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của Lý Công Uẩn

Mở đầu bài chiếu phân tích lý do dời đô là lẽ tự nhiên, khi đô cũ không còn đáp ứng nhu cầu phát triển, xu thế đi lên của thời đại, của đất nước. Lý Thái Tổ là người hiểu sâu sắc sự tác động qua lại, sự gắn bó hữu cơ giữa kinh đô của một quốc gia với sự hưng thịnh của quốc gia đó. Lựa chọn được kinh đô hợp với quy luật phát triển thì vận nước mới dài lâu, quốc gia mới hưng thịnh. Bài chiếu lấy dẫn chứng từ các triều đại Thương, Chu bên Trung Hoa.

Thực ra thì trong lịch sử lâu dài của dân tộc ta, cho đến thời đại Lý Thái Tổ, các triều đại Việt Nam cũng đã từng nhiều lần dời đô (hay là chọn đóng đô ở nhiều địa điểm khác nhau): thời Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, Phú Thọ; An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa, Đông Anh; Hai Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh, Phúc Yên; Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa, Đông Anh; rồi hai nhà Đinh - Lê đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình. Nếu Lý Thái Tổ lấy thí dụ trong lịch sử Việt Nam thì bài chiếu của ông còn hay hơn, ý nghĩa hơn nhiều.

Toàn bộ ý chính của bài chiếu nằm gọn trong phần thứ 2. Bằng những câu văn cô đọng, hàm súc, bằng những lập luận chặt chẽ, chính xác, tác giả đã nêu lên đặc điểm về địa lý, những ưu thế của Đại La mà các địa điểm khác không thể có được: "Huống chi, thành Đại La là cố đô của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm của trời đất, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi vị nam, bắc, đông, tây, thuận núi sông quay đi ngoảnh lại, đất đi rộng mà bằng, cao mà thoáng, dân cư khỏi chịu cái khổ ngập lụt, muôn vật rất dồi dào. Xem khắp đất Việt ta chỉ đây là nơi thắng địa. Thật là nơi hội tụ quan trọng của bốn phương, nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".

"Chiếu dời đô" là bản khai sinh của kinh đô Thăng Long. Trên thế giới có nhiều kinh đô, nhưng hiếm có kinh đô nào có bản khai sinh mang dấu ấn ngàn năm như kinh đô Thăng Long của chúng ta. Một ngàn năm sau, đọc lại "Chiếu dời đô", ta càng thấm thía càng cảm phục tài năng, trí tuệ, tầm nhìn và ý chí quyết đoán sáng suốt của vị vua sáng lập triều đại nhà Lý

Sự dời đô từ Hoa Lư đến Thăng Long không phải là sự thay đổi địa điểm một cách bình thường như bao nhiêu cuộc thay đổi Thủ đô đã từng diễn ra trong lịch sử Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới. Sự dời đô của Việt Nam năm 1010 mang một ý nghĩa đặc biệt. Nó đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ thời dựng nước cho đến ngày năm đó.

Sự dời đô của Việt Nam và sự ra đời của Thăng Long thể hiện đỉnh cao của tâm hồn và bản lĩnh Việt Nam, thể hiện đầu óc tự cường của dân tộc, thể hiện khí phách anh hùng của cả lãnh tụ và toàn thể nhân dân Việt Nam.

Việc dời đô này là sự tuyên bố vang dội bốn phương về chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước Việt Nam, về sức mạnh bất khả chiến thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường độc lập và phát triển.

Thăng Long lại là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Cho nên văn hiến Thăng Long không phải là sản phẩm riêng của những con người sinh sống trên mảnh đất gọi là Thăng Long này. Nó là sự hội tụ, sự chắt lọc và nâng cao những tinh hoa trí tuệ và tâm hồn của cả nước và từ đây lại lan toả mọi miền, trở thành di sản tinh thần và niềm tự hào chung của cả đất nước.

Văn hiến Thăng Long phản ánh tinh hoa đời sống tinh thần của dân tộc. Ðặc điểm của nền văn hiến ấy thể hiện từ cung cách tư duy đến sinh hoạt hàng ngày, từ sự bảo vệ một cách ngoan cường bản sắc dân tộc đến sự tiếp thu nhạy bén và sáng tạo những tinh hoa của nhân loại, từ sự phát minh khoa học đến sự sáng tạo văn học nghệ thuật. Chính vì thế mà văn hiến Thăng Long là đỉnh cao của văn hiến dân tộc.

Văn hiến Thăng Long cũng thể hiện ở trình độ thẩm mỹ sâu sắc và tế nhị trong hoạt động nghệ thuật cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Nó khiến cho Thủ đô luôn luôn đi đầu, luôn luôn là mẫu mực về một cuộc sống thanh lịch trong ăn, mặc, ở, trong mọi ứng xử hàng ngày.

Người Hà Nội ngày nay đã và đang phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến đó để xây dựng thành phố của mình đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy truyền thống kết hợp với hội nhập thế giới văn minh, cùng cả nước vững vàng và hào hùng tiến vào thiên niên kỷ thứ ba

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kawa