Ý nghĩa vị trí địa lí của đồng băng sông hồng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


a) Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

- Là khả năng tự nhiên của một nước, được hình thành trong quá trình phát triển của tự nhiên.
- Là nguồn lực tự nhiên rất cơ bản và quan trọng cho việc phát triển kinh tế. Tuy vậy nguồn lực đó có phát huy hay không còn phụ thuộc vào nhân tố con người.
- Sự thuậ lợi về vị trí và sự đa dạng, phong phú về tài nguyên thiên nhiên nước ta (đất, khí hậu, nước, sinh vật, khoáng sản) là một thuận lợi cơ bản, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

b) Dân cư và nguồn lao động

- Con người là yếu tố quyết đinh của lực lượng sản xuất. Con người có khả năng tác động vào tự nhiên, sử dụng và cải tạo tự nhiên theo sự phát triển của mình.
- Sự sống còn của con người không thể thiếu được tài nguyên thiên nhiên. Bởi vậy con người có quan hệ chặt chẽ với tự nhiên.
- Dân cư và lao động của nước ta đong, trình độ văn hoá, khoa học - kĩ thuật được nâng cao. Đó là nguồn lực có tính chât quyết định để phát triển kinh tế xã hội.

c) Mối quan hệ

- Sự tác động của con người vào tự nhiên có mặt tích cực, có mặt tiêu cực. Cần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực.
- Có tài nguyên, nhưng nếu thiếu lao động thì không khai thác được tài nguyên để phát triển kinh tế.
- Ngược lại, có lao động nhưng thiếu tài nguyên sẽ khó khăn cho việc phát triển kinh tế.
- Hai nguồn lực này có mối quan hệ khăng khít trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

2. Việc sử dụng 2 nguồn lực ở đồng bằng Bắc Bộ

a) Vị trí địa lí tài nguyên thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ

- ở vĩ độ 20 - 21, trong vùng nhiệt đới gió mùa gần chí tuyến hơn xích đạo. Có một mùa đông lạnh nhưng ngắn, nhiệt độ trung bình mùa đông 18 - 20oC.
- Là tam giác châu của sông Hồng và sông Thái Bình, diện tích khoảng 1.500.000 ha. Đất phù sa màu mỡ.
- Có những ô trũng, có hệ thống đê sông, đê biển được khai thác lâu đời. Gần đây đồng ruộng đã được quy hoạch lại. Đồng bằng trở thành cảnh quan văn hoá, không còn vùng đất hoang nào lớn.
- Bờ biển đang được bồi đắp phù xa và mở rộng ra biển. Vùng biển rộng, ở thềm lục địa đã phát hiện được khí đốt tự nhiên.
- Sinh vật chủ yếu là cây trồng, vật nuôi và nhiều thuỷ hải sản.

b) Dân cư và nguồn lao động

- Dân số năm 1999 : 14.8000.200 người, mật độ dân số 1180 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động khoảng gần 8 triệu người, chiểm trên 50% dân số của vùng - là lực lượng lao động có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

- Quá trình đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh. Dân thành thị chiếm 21,1% dân số.

- Có 3 thành phố được phát triển và nay trở thành những trung tâm lớn :

+ Hà Nội : thủ đô của cả nước,
+ Hải Phòng : thành phố cảng,
+ Nam Định : thành phố dệt.

- Trường học phổ thông có ở từng xã, trong vùng có một số lực lượng lớn các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường đại học và cao đẳng, trường công nhân kĩ thuật. Vì vậy trình độ văn hoá và khoa học kĩ thuật tương đối cao.

c) Tác động đối với việc phát triển kinh tế - xã hội

- Tích cực :
+ Lực lượng lao động, có trình độ nên đã huy động được tìa nguyên vào sản xuất, cải tạo được đồng bằng, xây dựng được các vùng chuyên canh cây lương thực (lúa, ngô), cây công nghiệp hàng năm (đay, dâu tằm, cói, mía), phát triển chăn nuôi gia súc nhỏ (lợn), gia cầm (gà, vịt), thuỷ sản (ngọt, lợ, mặn).
+ Năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng tăng. Năng suất lúa 53,1 tạ/ha (1998).
+ Đã thực hiện quai đê lấn biển, mở rộng đồng bằng ở các huyện ven biển như Tiền Hải, Kim Sơn, Nghĩa Hưng.
+ Xây dựng nhiều đồng muối, những vùng chăn nuôi thuỷ sản ven biển như đồng muối Văn Lí, nuôi cá tôm ở nông trường Rạng Đông v.v...

- Tiêu cực :

Số dân quá đông trở thành một sức ép đối với kinh tế. Do vậy bình quân lương thực đầu người thấp (năm 1976 : 273 kg/người, năm 1991 : 249 kg/người, năm 1998 414 kg/người)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro