Phần 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Mọi chuyện đều lần lượt quay theo vòng xoay của lịch sử. Năm Quý Mão (1783), tại Đồng Tuyên, Nguyễn Văn Quý bị Trương Văn Đa chém chết tại trận, buộc chúa Nguyễn Phúc Ánh phải chạy trốn ra đảo Cổ Long. Trương Văn Đa liền dẫn quân thủy đến bao vây đảo, nhưng gặp lúc mưa bão, việc bao vây lơi lỏng, Nguyễn Ánh liều chết chạy thoát về đảo Phú Quốc.

Một năm bặt vô âm tín, đến tết Thượng Nguyên của năm sau cả hai mới trở về. Thiếu gia vẫn còn khỏe mạnh nhưng công tử bị cụt một bên chân và trên mặt có vết xẹo chạy dài từ hốc mắt đến mang tai. Vì có thương tích trên người nên công tử đã ra quân, thiếu gia vẫn ở lại. Đêm trước khi quay lại quân doanh, thiếu gia nói với ta.

"Em hãy thay ta chăm sóc Lưu huynh nhé!"

...

Nhiều năm trước vào tết Trung thu, lão gia cho mời đoàn kịch về phủ biểu diễn vở "Lưu Bình Dương Lễ". Xem xong kịch, ta liền nói với thiếu gia.

"Thiếu gia, em từng đọc, à không từng nghe một nơi khác kể rằng, sau khi trở về nhà Dương Lễ trong lòng Châu Long cảm thấy hết sức hổ thẹn. Một phần vì nàng là vợ Dương Lễ nhưng lại sống chung với Lưu Bình, một phần vì sau thời gian chung sống, nàng đã có tình cảm không nên có với Lưu Bình. Vậy nên nàng đã ra đi, không còn sống với Dương Lễ nữa. Khi Lưu Bình công thành danh toại trở về đã làm lành với Dương Lễ, đồng thời đem theo sính lễ hỏi cưới Châu Long. Em thấy đoạn kết này hợp tình hợp lý hơn nhiều. Ngài có thấy thế không?"

"Em chỉ toàn nói linh tinh." Công tử nghe xong liền chế giễu ta.

"Điển tích thì có nhiều dị bản, chuyện này em chỉ được nói với hai chúng ta, đừng nói với ai khác đấy." Thiếu gia vẻ mặt bình tĩnh nói với ta.

...

"Vâng."

Hai năm sau, thiếu gia tử trận ở chiến trường Rạch Gầm – Xoài Mút. Nửa năm đầu sau khi nhận được tin báo tử, ta ốm liệt giường. Những ngày sau đó, cả cơ thể như bị người ta rút mất linh hồn. Trong cơn sốt mê mang, ta thấy mình quay lại khu rừng năm xưa. Bình thường ta hay lên núi hái rau dại đồng thời đặt bẫy bắt mấy con thú nhỏ như gà, thỏ rừng. Ta nín thở núp phía sau thân cây, nhìn chằm chằm con thỏ sắp sửa đạp trúng bẫy. Một bước, hai bước, và... Hihihi. Tiếng cười của trẻ nhỏ vang khắp núi rừng an tĩnh. Bực mình vì thỏ con đã chạy mất, ta đi về nơi phát ra âm thanh hòng tìm xem ai dám to gan cướp mất bữa tối của ba mẹ con ta.

Đẹp quá. Làn da đó, bộ y phục đó, khuôn mặt đó hết thảy đều như tuyệt tác của thế gian. Đứa bé đang chạy nhảy nô đùa bên bờ sông, ánh nắng hắt lên từ mặt nước phản chiếu trên khuôn mặt ngây thơ, khiến cả cơ thể như bừng sáng giữa không gian. Có vẻ đứa nhỏ đang đắm chìm trong hạnh phúc mà không để ý hòn đá trơn trượt dưới chân. Nhìn cơ thể nhỏ bé đang chìm dần trong làn nước, không được, ta không thể để tạo vật hoàn hảo ấy bị xứt mẻ, dù chỉ một chút cũng không.

Dòng nước lạnh thấm qua lớp vải thô, ngấm vào từng tế bào trong cơ thể. Càng lặn xuống sâu, cả người ta như thể bị bóp chặt lại, đau rát khó thở, lục phủ ngũ tạng như muốn nổ tung ra. Thứ ánh sáng tinh khiết ấy ngày càng tắt lịm đi như hòa vào màu tăm tối của lòng sông. Gượng đau, ta dùng hết sức vươn tay, muốn nắm nấy chút ánh sáng cuối cùng. Sắp rồi, chỉ một chút nữa thôi. Tưởng chừng như ngón tay vừa chạm tới thì một cơn sóng mạnh ập đến. Xung quanh đột ngột tối xầm lại, tiếng la hét dồn dập bên tai, trong nước ngập một mùi tanh tưởi. Những mảnh gỗ lớn nhỏ khác nhau. Những xác người tím tái. Ta bơi đến lật ngửa một cái xác. Là thiếu gia! Ta liều mình đưa chàng lên khỏi mặt nước. Bơi được nửa đường, nhìn qua bên cạnh là một khuôn mặt lạ lẫm. Quay đầu lại, thiếu gia vẫn còn ở chỗ cũ. Buông cái xác trên tay, bơi ngược về phía chàng. Một lần nữa, ta kéo chàng bơi lên. Bất an nhìn về chỗ cũ, chàng vẫn ở yên đó còn trên tay ta lại là một khuôn mặt khác. Tay chân ta lúc này đã đau nhức, rã rời, một dòng màu đỏ tươi chảy ra mũi và hai tai. Ta bơi đến chỗ chàng, áp tay lên khuôn mặt quen thuộc. Chắc chắn là chàng! Ta nhìn cái xác bên cạnh. Là thiếu gia! Đây cũng là thiếu gia, kia cũng là thiếu gia! Từng người từng người một đều mang khuôn mặt của thiếu gia. Ta phải cứu tất cả bọn họ. Ta bơi đến, ôm lấy một cái xác hòng muốn đưa tất cả cùng ra khỏi đây. Nhưng khi tay ta vừa chạm vào người chàng, hàng ngàn hàng vạn bàn tay nắm chặt lấy chân ta, tay ta. Tạo thành một dòng xoáy cuốn ta trôi xuống. Những cánh tay xám loét, lạnh buốt đâm xuyên qua người, moi móc từng bộ phận trong cơ thể như muốn rút cạn linh hồn của ta.

"Ngươi không thuộc về thế giới này!"

Đau quá. Mệt mỏi quá. Ta từ bỏ. Cố gắng để làm gì. Nếu đã là số phận, việc gì phải chống đối. Biết đâu ta có thể quay trở lại thế giới cũ của mình. Dạo gần đây trí nhớ đã bắt đầu giảm sút, nhớ nhớ quên quên. Đôi khi ta tự hỏi rốt cuộc mình là ai? Là người của thế kỷ XXI xuyên không đến hay tất cả chỉ là ảo tưởng khi đối mặt với lằn ranh của sự sống và cái chết. Sự bất lực khi chứng kiến lịch sử xảy ra ngay trước mắt mà thể không làm gì được đã đánh gục thứ ánh sáng cuối cùng trong ta. Cảm nhận cơ thể dần chìm vào màn đêm tăm tối, một giọng nói vang lên từ sâu thẳm.

"Nấm nhỏ! Nấm nhỏ! Tỉnh dậy đi nàng ơi. Ta xin nàng, đừng từ bỏ. Có ta đây. Xin nàng..."

Ta không biết làm sao mình có thể vượt qua quãng thời gian đau khổ đó. Ta chỉ biết công tử luôn bên cạnh chăm sóc cho ta. Chính chàng là người đã kéo ta hố sâu tuyệt vọng. Tiếng nói của chàng như sợi tơ nhện mỏng manh nhưng cứng cáp. Một sợi tơ màu bạc như một tia sáng lóng lánh, quấn quanh và khéo linh hồn tổn thương của ta ra khỏi sâu thẳm tăm tối. Dù thế nào con người ta cũng phải sống tiếp.

Đọc bức thư cuối cùng thiếu gia gửi, chàng chúc ta tân hôn hạnh phúc. Bất chợt ta nhớ ra mình còn thiếu nợ công tử một đêm động phòng. Đêm hôm ấy, ta đặt tay lên vết sẹo dài của chàng, vết thương sau khi lành trở lên gồ ghề thật đáng sợ. Che đi vết sẹo xấu xí là nửa khuôn mặt khôi ngô và một ánh mắt sâu thẳm như giếng cổ. Nhìn ngắm hồi lâu, ta nhẹ nhàng hôn lên vết sẹo dài. Người chàng rung lên, ôm chầm lấy ta khóc lớn.

Một ngày của nhiều năm sau, con trai vừa đi học về là miệng năm miệng mười nói ra mấy câu.

"Mẹ, con vừa học được hai câu thơ hay lắm ạ."

"Câu gì vậy vậy con?"

"Là,

Lạy trời cho cả gió nồm,

Để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra."

"Con vừa nói gì đấy? Con không được nói câu đó nữa, biết chưa hả! Học gì không học chỉ học linh tinh là giỏi."

"Tại sao vậy mẹ?"

"Nghe lời mẹ con đi. Con còn nói nữa là ông ba Bị đến bắt con đi đấy!"

"Khiếp, con lớn rồi. Cha đừng hóng lấy ông ba Bị ra dọa con. Con không sợ nữa đâu."

"Ơ, cái thằng này!"

...

"Nấm nhỏ, nàng cảm thấy Nguyễn Ánh là người thế nào?"

"Không có ai dám gọi thẳng tên húy của thánh thượng như chàng đâu."

Nguyễn Ánh là thiên mệnh.

Dù là anh hùng hay gian hùng, ngài là người được chọn. Là người khai sinh vương triều nhà Nguyễn cũng là người chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam. Cái chết của Nguyễn Huệ, sự sụp đổ của nhà Tây Sơn, hay dấu vết của phương Tây đã dần hiện diện trên khắp đất nước. Tất cả đều là "ý trời". Kiếp trước, các mẹ ở viện chăm sóc trẻ mồ côi và ta dạy kiến thức cho tụi nhỏ, đấy là nuôi dưỡng hiền tài. Các y bác sĩ tận lực chữa trị cho bệnh nhân là nuôi dưỡng tương lai. Kiếp này, ta một lòng hướng về thiếu gia là nuôi dưỡng tình cảm. Thiếu gia và mọi người quyết tử vì việc lớn, đấy là nuôi dưỡng đức tin. Sau này ta cùng phu quân chăm sóc và dạy dỗ con cháu là nuôi dưỡng xã hội. Ta dùng hai kiếp để tìm cho ra thế nào là "nuôi" thế nào là "dưỡng". Nhưng sau cùng lại không phải như vậy. Tất cả chỉ là bức bình phong cho câu hỏi "tại sao". Tại sao mọi người lại làm như vậy? Tại sao biết trước sẽ chết mà vẫn phải sống? Tại sao ta đến với thế giới này? Tại sao lại là ta? Tại sao biết đấy là số phận vẫn cố chấp không theo, liệu sự "cố chấp không theo" đã được viết sẵn trong "số phận" từ trước? Hay đúng hơn "cố chấp không theo" chính là đang tuân theo bánh xe của số phận? Vì khôngh thể tìm ra câu trả lời nên ta tự tạo ra một ngã rẽ khác, là tìm hiểu nguồn cơn của mọi thứ, là "nuôi dưỡng". Nuôi ngay từ ban đầu đã là một quá trình dày công và phức tạp. Từ một hạt giống nhỏ nhoi, một ý niệm, một cảm xúc, một rung động nhỏ tựa như cánh bướm đều có thể nuôi lớn một "vật". Nhưng ta tìm kiếm hết hai đời, đã có lúc tưởng chừng đã thấy kết quả, chớp mắt một cái lại như chưa biết gì. Vạn vật trong thế gian như một hố sâu vô tận, càng tìm càng đào càng không thấy đáy.

Giây phút lâm trung, nhìn con cháu tề tựu hai bên, ngoài xa đất nước tạm thời thái bình. Nhớ lại cuộc đời của mình, ta chợt như tỉnh ngộ. Hóa ra là vậy. "Nuôi dưỡng". "Tại sao". "Số phận". Đều là kim chỉ nam trong cuộc đời của ta. Không có những "thứ" này ta đã không sống một cuộc đời ý nghĩa như thế. Ta xem "chúng" làm siềng xích trói buộc bản thân nhưng chính chúng giúp ta tìm được tự do.

Nhắm mắt trong giấc ngủ vĩnh hằng, trở về với vạn vật. Hết thảy đều là ý trời.

"Bác sĩ! Bác sĩ, bệnh nhân phòng 381 tỉnh lại rồi!"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro