📖NHẬT KÍ ĐẶNG THÙY TRÂM 📖

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chiến tranh qua đi nhưng hình ảnh những người anh hùng liệt sĩ sẵn sàng ngã xuống vì nền độc lập tự do của dân tộc vẫn còn đó, hằn sâu trong từng tấc đất, in sâu vào hồn thiêng dân tộc, họ hi sinh mà như sống mãi với những tượng đài bất tử.

"Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng

Những vì sao ngời chói lung linh"

Tâm hồn "Em" - những nữ thanh niên xung phong nằm trong lòng đất nhưng vẫn ngời sáng trước nhịp sống đang hồi sinh.. Với Bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, không chỉ gửi lại vẻ đẹp tâm hồn với những cảm xúc trong sáng về gia đình, xã hội và cuộc chiến. Mà chị còn hóa thân cho cả một bệnh xá ở Đức Phổ- Quảng Ngãi . Bác sỹ Đặng Thùy Trâm là một trong những tấm gương sáng, đại diện cho thế hệ trẻ thời chiến, với suy nghĩ "là người xin một lần ngã xuống, nhìn anh em đứng lên cắm cao ngọn cờ". Sinh ra trongmột gia đình tri thức, cô theo đuổi đam mê được cầm dao mổ, bông bang để cứu người. Bằng một trái tim nhân hậu cô ấy quyết hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho cách mạng. Cô đã dũng cảm hy sinh trong một chuyến công tác bị địch phục kích, Cô đã ngã xuống như một người lính vừa rời tay súng. Sự chân thành, mộc mạc, đầy nhiệt huyết trong từng trang viết của một người con gái tri thức, chân yếu tay mềm đã chinh phục được người lính ở bên kia chiến tuyến phải cứu cho bằng được cuốn nhật ký trong khói lửa đạn bom để nguyên vẹn mang nó trở về với gia đình cô chiến sĩ – liệt sĩ quả cảm. Tác phẩm vượt qua cả không gian và thời gian để hôm nay chúng ta có được nó, một tác phẩm có sức sống bền bỉ trong trái tim nhân loại, trái tim những người yêu hoà bình, tự do.

Cuốn "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" là một hiện tượng lạ. Lạ không chỉ vì số phận ba mươi lăm năm trôi nổi của nó, mà điều lạ hơn là chỉ trong vòng một thời gian ngắn cuốn sách đã được phát hành tới 200.000 bản. Cuốn sách đã cuốn hút không chỉ thế hệ đã nếm mật nằm gai cùng Tổ quốc, thế hệ đã từng mặc áo lính, cầm súng ra trận chiến đấu mà điều đáng mừng hơn nhiều là nó đã có sức hấp dẫn lớn lao đối với thế hệ trẻ - những người sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, chưa từng nếm trải trận mạc, máu và lửa, gian khổ, mất mát và hy sinh.Cuốn nhật ký không đơn thuần là những suy cảm riêng tư của một bác sĩ trẻ tận tụy yêu nghề mà nó là bằng chứng cho cả một thời đại hào hùng bất diệt. Cuốn nhật ký không bị đốt đi mà được giữ lại bởi lẽ "Ở trong đó có lửa".

Phải, trong nhật ký có lửa. Ngọn lửa ấy nhen lên rồi dần dần bùng cháy trong tôi khi lật giở từng trang nhật ký. Trong nhật ký của mình, không chỉ một lần chị đã nhắc đến Pa-ven Coóc-Sa-ghin, đến Ruồi Trâu, những nhân vật mà chất lý tưởng luôn rừng rực trong trái tim thanh xuân của họ. Với ý chí nghị lực phi thường chị đã luôn vững vàng vượt qua mọi khó khăn luôn cố gắng vực dậy khỏi vũng lầy bi quan. "Có hoa thơm nắng đẹp thì cũng có đám mây đen vẩn đục bầu trời", "Cố lên Thùy ơi "! Chị đã tự động viên mình như thế. Những dòng nhật ký ngắn gọn mà tha thiết, chứa đựng toàn bộ ý chí bất khuất, kiên cường của một người con gái căng tràn nhiệt huyết tuổi hai mươi, lý tưởng sống của chị đập chung nhịp với lý tưởng của một lớp thế hệ trẻ đương thời

Chất lý tưởng trong nhật ký Đặng Thuỳ Trâm không chỉ cháy sáng lên một chiều, không chỉ thể hiện ra bên ngoài mà nó còn toả sáng, soi rọi một cách đa chiều vào tận những góc khuất lấp của lòng người, vào tận những trắc ẩn của thân phận, để từ đó làm nên những viên than hồng âm ỉ nuôi dưỡng ngọn lửa dài lâu. Điều này được thể hiện trên những trang nhật ký ghi lại những băn khoăn, trăn trở của Đặng Thuỳ Trâm khi chị chưa được kết nạp Đảng.

Những ghi chép của chị còn trải rộng ra tình cảm bao la "Trong trắng kỳ lạ"- Tình người. Đọc những trang nhật ký của chị, xen lẫn và bao trùm những dòng chữ hừng hực chất lý tưởng là một tình người bao la, đằm thắm, sâu sắc, mang đầy vẻ nữ tính dịu dàng và vị tha. Trước hết là tình cảm gia đình. Cái điều thiêng liêng vốn có của nhân loại ấy ở Đặng Thuỳ Trâm có một sắc thái riêng. Vô cùng yêu thương gắn bó với gia đình nhưng chị vẫn quyết tâm ra đi vì một tình yêu lớn lao hơn : Đó là tình yêu đất nước.

Một mạch tình cảm nữa cũng dâng tràn trong những trang nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm: Đó là tình bạn Chị nhớ đến họ trên nhiều trang nhật ký, chị tìm các cách để quan tâm đến họ một cách cụ thể, chị lo lắng dõi theo bước chân của họ trên những nẻo đường đầy bom đạn và bóng thù rình rập, và chị bàng hoàng nhỏ những giọt nước mắt mặn mòi xót thương khi có ai trong số những người bạn ấy hy sinh

Đó còn là tình đồng đội , chị dành cho thương binh một thứ tình cảm như người thân ruột thịt. Chị đã cứu sống biết bao thương binh, cán bộ và nhân dân trong vùng... Nhưng chị cũng đã cắn răng bật khóc biết bao lần, tự dày vò bản thân khi có ca thương binh nặng mà với khả năng và điều kiện của bệnh xá tiền phương không thể cứu chữa.

Hừng hực cháy lên trên những trang nhật ký không chỉ tình cảm gia đình, tình đồng chí đồng đội mà con là tình yêu – tình cảm đôi lứa thầm kín giữa những con người đang trong độ tuổi đẹp nhất, chin muồi nhất để ái tình tỏa hương.

"Nhật kí Đặng Thùy Trâm" là một bản giao hưởng của muôn vàn tình cảm đẹp đẽ cháy trong tấm long quảng đại của cô gái nhỏ bé nhưng kiên cường. Bản giao hưởng ấy lấy tình yêu Tổ quốc, tình yêu cách mạng làm chủ đề, theo sau đó là những nốt trầm, nốt bổng của tình gia đình, tình đồng chí, tình yêu. Không trượt dài theo những âm hưởng ngợi ca đã lùi vào dĩ vãng, "Nhật kí Đặng Thùy Trâm" đã biến khúc vĩ thanh tráng ca phía trước thành khúc tiền tấu cho bản đàn của cuộc sống đời thường phía sau. Điều ấy nói lên rằng người lính đâu phải chỉ khi cầm súng đánh giặc họ mới là những biểu tượng sống mà bản thân họ đã là một giá trị. Một giá trị thì không bao giờ sợ nhoà, sợ lẫn vào những biến tấu mới, không bao giờ nao núng trước bước chân của thời gian, mãi mãi vang bóng không chỉ là một thời mà là vô vàn thế hệ về sau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro