thư gửi chị

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày 4, tháng 4, năm 2018.

Gửi Joohyun thương mến. Thật tệ vì đánh tin muộn cho chị, xin lỗi. Chắc rằng chị đã nhắn gửi thật nhiều tin, lật tung mạng xã hội lên mà tìm kiếm. Dẫu rằng chị ghét gửi mail lắm nhưng hẳn là đã gửi vài cái cho em. Thật lòng xin lỗi vì em chỉ đoán được thế thôi, nói đoán bởi lẽ em đã chẳng động đến điện thoại độ tuần nay. Điên làm sao khi biến mất ngay đêm trước sinh nhật chị, và một lần nữa, xin lỗi với cả tấm lòng này. Chỉ là em muốn ngày đấy thật đẹp, ngày ánh dương ẩn trên khóe môi chị, buồn đau sầu thảm như em nên tránh xa đi.

Seoul tù túng siết lấy từng hơi thở lụi bại của em và chị là nguồn dưỡng khí duy nhất. Hỡi ơi, sao ta có thể quấn lấy nhau như đám trẻ mục đồng cùng vì sao của chúng. Cái vì tinh tú tinh anh xoay vòng mãi trong tâm thức, kề cạnh đêm đêm trên thảm cỏ ngát hương. Em nào có trách chị vì cái lịch trình bận rộn. Ta nghĩ đến ngày thảnh thơi trong bữa cuồng chân, và ta khép mi gật gù mơ về ngày thở dốc. Lịch trình nhóm kết thúc và em chẳng thể tìm nổi một lịch trình riêng, chết ngạt trong tâm thức, mơ màng nghĩ đến nỗi sầu đau nhân gian. Người ơi liệu người có ổn với nụ cười trên môi, và chị ơi liệu em có ổn khi đã ráo hoảnh hốc mắt.

Lệ rơi khóe sầu đêm chị vắng. Chốn phồn hoa kia, nơi chị ở, nghĩa địa đây, nơi em sống. Thòng lọng ở đây và thòng lọng ở kia, dư luận tít xa và dư luận ngay chóp mũi. Chị bảo em rằng 'mắt ta màu xanh nhưng mắt người màu đỏ' (*), mãi đến giờ em mới dám bảo, người ơi 'mắt em màu tím'. Mắt màu tím trần thế buồn tênh, mắt màu tím con người mục rửa, mắt màu tím tham vọng hóa thin không. Người ơi mắt ta thất sắc, và hẳn tiền kiếp chiên con hóa tính sói nên giờ đây Chúa ban cho ta sắc tím khổ đau. Có chăng chính thân ta là nguồn cội khổ đau? Chính ta, chính người hay chính ý Chúa?

Đường chỉ lỏng rồi người ơi, mảnh vá chất chồng nay rời rạc. Và kia, đây rồi mảnh tình tội lỗi ta gửi người, ta điên dại trong năm tháng cuồng si cho đến khi sự ấu trĩ lên đến tột cùng, mình ta đơn độc chết mảnh. Chết tâm, chết tình, đến sau cùng ta mong thân xác hạ phàm này tan biến đi.

Lại bàn về chết, em vốn suy nghĩ về chết nhiều lần trong đời và nhiều lúc trong ngày. Muốn chết khi thân này không đỡ nổi những nhọc nhằn lo toan, muốn chết khi mụ đàn bà bên đường lăng mạ đứa trẻ gần mụ, hỡi chị yêu ơi nghìn lần van chị chớ vội thốt tiếng thở dài. Bởi bóng em trượt dài sau bờ vai đen đúa gầy nhẳng, khốn khổ và đường cùng, em đấy nào phải ai khác. Gã thô kệch và mụ kệch cỡm lảng nhảng khắp phố phường, gã ta ùa xuống phố, mụ ta tràn vào hẻm. Đến là điên mất. Và rồi mụ mắng, mắng như tát vào đầu, như đục thẳng vào não. Mắng đến khi ta phủ phục dưới chân mụ mà quỳ mà lạy, mụ mới chấp tay nín mồm. Ta quỳ, ta lạy rồi ta chạy. Kể cả thế, cả khi mụ đã chấp tay nín mồm, đợi dáng ta khuất bóng, cái mồm loe loét kia lại một lần nữa động đậy, khớp hàm cậy mở. Hồn ta vẫn ngự đó, phủ phục dưới chân mụ cùng cái đầu trũng xuống, nhoe nhét nước bọt bên trên.

Chị, Pickering yêu dấu của Eliza em đây, Higgins đó, chính mụ và gã (**). Higgins thối nát cùng đĩa waffle mục rữa trên tay lăm lăm tìm mồi (#). Phấn khích tăng cao, ngày kế sẽ là loại waffle nào đây, em thật muốn biết. Waffle, tuỳ kẻ, người vội tránh né, người hứng thú điên cuồng. Em đây, kẻ tọc mạch chuyện trần thế đáng được thắt thòng lọng vào cổ mong mỏi từng đêm trăng đến ngày phán xét. Vị ngọt waffle tràn vào cuống họng cào nát bươm từng thớ thịt đỏ hỏn,  lấp đầy buồng phổi bằng hơi độc điên loạn đội lốt nhân nghĩa, ôm lấy từng nơron thần kinh thì thầm tiếng gọi từ đáy vực sâu Lucifer. Ta cần lắm một Pickering trong đời. Mắt Higgins chứa bóng kẻ hành khất, còn mắt chị ánh dáng hình tiểu thư. Ngọc quý đây, ta nguyện dâng tặng người, đẹp đẽ kiêu sa người có biết? Và ta tốt đẹp nhất khi kề cạnh người, bởi dòng máu quyền quý kia nào cho kẻ hành khất lảng vảng quanh.

Chị ơi, em vẫn sống. Trong một khoảng thời gian gần đây, em tưởng chừng như mình thật gần anh. Em đã ở đó, nơi anh từng ở, bốn bức tường trắng toát cùng con chó mực gõ cửa ghé thăm. Tích tắc thôi, tích tắc một khắc trên trời, em hiểu nỗi lòng anh rồi. Ta là ai và ta đang làm điều chi? Có chăng những thứ ta phong 'đứa con của đức chúa trời' vốn chỉ trò bịp ba xu? Nhắm mắt, em khép mi trước khi sao găm vào nhãn cầu. Sao của em, sao trên trời và sao in trên cầu mắt. Có chăng chết vì sao mới thỏa cõi lòng thi sĩ này. Đặt trên bia đá rêu xanh chưa kịp phủ đầy kia nhành hoa cẩm tú cầu, em thôi khóc trong chiều tàn ngày ấy. 

Biến mất, phải em đang biến mất, lạc bóng trong vườn địa đàng này. Hỡi chị, khẩn cầu nghìn lần chị chớ có vội lên lịch bay trong bữa chiều tàn. Em vẫn thở dù có khó khăn, khói phả vào không trung, ngay trước mắt, thân này chưa gục xuống chị ơi. Chí ít là em vẫn đang cố gắng, chắp vá mảnh tâm hồn tan nát này.

Amsterdam mang mùi xa lạ, mùi chị, mùi em cả mùi gã, đây nào có. Thưởng cho mình chút trứng Benedict với nước sốt Hollandaise trong bữa sáng muộn. Tản bộ ra 'Vondel' và cắp theo con xe đạp ngay sau đó, em hưởng cái tiết trời dịu nhẹ của Amstr. Em thân thương gọi nơi đây là Amstr, Amstr thân yêu và quý mến, thành phố ngàn hoa của em. Amstr đây, Amstr ôm em vào lòng, em bảo chị 'mai này ta đến đây sống nhé'. Sống ở Amstr , chiều chiều ta ngắm trời tan vào đồng hoa tulip, tinh hôm dậy ta đến Spuistraat cùng hoà tấu. Nơi tĩnh lặng này đợi tình ta làm sục sôi, nồng nhiệt hơn nữa để cho gã hàng xóm phải ganh tức, mong ước nhỏ nhoi này đợi chị phương xa hiểu thấu. Em trao chị bể rộng 'tình ta'

Sự ích kỷ lên tột cùng khi em bảo xin chị cho em chút thời gian nữa. Chút thời gian nữa cho Keukenhof (.) ôm em vào lòng, chút canh giờ cho thân này vơi bớt nỗi sầu đau. Chút tích tắc nữa cho ánh dương tan vào tulip đỏ, chút khắc sao xẹt cho nỗi tương tư này thêm cao.

Thư dài nay đã đến hồi kết, nguyện cầu cho chị đêm an lành. Sớm thôi, khoảng giường kia lại ấm nóng. Chị ơi đợi em về hôn lên mi mắt cười kia.

Yêu thương và trân quý chị, Yerim.

-perlas-

-------------------------------------
(*) trích 'Chết trẻ' của infanzclamoris, đã có sự đồng ý của tác giả.

(**) Dựa trên câu chuyện truyền thuyết xưa 'Pygmalion' , vở nhạc kịch My Fair Lady sau đó được dựng thành phim (1964), thu được thành công vang dội với ngôi sao huyền thoại Audrey Hepburn :))) trong vai chính, nàng Eliza Doolittle.

Trong phiên bản "Pygmalion" hiện đại của Bernard Shaw, giáo sư ngôn ngữ Henry Higgins quả quyết rằng ông có thể rèn luyện chỉnh sửa cách ăn mặc và giọng nói để "biến" cô gái bán hoa quê mùa Eliza trở thành một quý bà sang trọng. Và ông đã thành công. Thế nhưng, theo như chính lời Eliza nói với người bạn của Higgins, Pickering, không phải những gì cô được học hay làm mà chính cách cô được đối xử như thế nào mới là điều mấu chốt quyết định:

"Anh thấy đó, thật ra thì, ngoài những thứ mà người ta có thể có được như cách ăn mặc, cách nói năng hay những gì đại loại thế, sự khác biệt giữa một quý bà và một cô gái bán hoa không phải ở cách cô ấy cư xử như thế nào mà ở cách người ta đối xử với cô ấy ra sao. Em sẽ mãi là một cô gái bán hoa đối với giáo sư Higgins, bởi vì ông ta chỉ luôn xem em như một cô gái bán hoa, và sẽ mãi luôn như vậy, nhưng em biết rằng em có thể là một quý bà đối với anh, bởi vì anh luôn trân trọng em như với một quý bà, và sẽ luôn như vậy".

(#) Vì mặt bánh Waffle giống kí hiệu #hash_tag, nên 'Waffle' ở đây ý chỉ những hash_tag, bình luận mang tính tiêu cực (lời bài hát Hash_tag - Jonghyun)

(.) Vườn Keukenhof nằm ở thị trấn Lise, chỉ cách Amsterdam (Hà Lan) một giờ đi tàu, được biết đến như một trong những khu vườn đẹp nhất thế giới, với hơn 7 triệu cây hoa cùng nhau khoe sắc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro