"Anh! Cứu em... Cứu my..."

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tiếng gà gáy in ỏi nối tiếp nhau kéo My ra khỏi những bộ áo váy rực rỡ, My đang mơ. My vươn vai, với lấy chiếc áo khoác đã tróc gần hết lớp nỉ bóng. Bên cạnh, bố My đang tỏa ra mùi nem rượu nồng nặc kèm với tiếng gáy xé tai như tiếng kéo cửa sắt bị khô dầu. My khoác áo rồi bước ra khỏi căn phòng trọ tồi tàn. Bắt tay vào công việc hàng ngày của My, đầu tiên là nhặt trứng gà. Bác Sơn, chủ nhà trọ có nuôi gần một trăm con gà mái. My vừa nhặt được một quả trứng thì chị Đào xuất hiện.

- Hôm nay em thắng chị nhé! - My hớn hở nói.

Đào cười với My. Đào là con gái của bác Sơn. Mỗi sáng sớm, My điều cùng chị Đào thu nhặt trứng gà, đạp xe lên chợ cùng bán vài món đồ linh tinh. My vào Đào có giao hẹn người nào dậy sớm hơn sẽ được người kia đèo đi.

Hai chị em chuẩn bị xong, trời vẫn giăng đầy sương trắng. Ôm giỏ trứng ngồi sau lưng Đào, My lại mơ mộng về những bộ quần áo rực rỡ. Không biết từ bao giờ, My luôn bị thu hút bởi màu sắc, kiểu dáng của chúng trên các tờ tạp chí củ. Dần dần, My muốn có thể làm ra được những bộ đồ đẹp đẽ như vậy. Còn nhớ lần sáng tạo đầu tiên của My năm 9 tuổi, My cắt nát chiếc váy mới của chị Đào và chiếc áo cũ mèm của My để ráp lại thành một chiếc đầm độc nhất vô nhị. Độc đến nỗi không ai dám mặc nó, còn chị Đào thì giận My mất cả tuần.

- Ket1ttttttt!!!

Chiếc xe đạp phanh gấp. My đập mặt vào lưng chị Đào. Đau điếm nhưng My chỉ lo cho trứng xem có bị vỡ quả nào không. Thấy giỏ trứng còn nguyên vẹn My mới ngẩn đầu lên. Phía trước, anh Tiến đang giữ cổ xe đạp, cười toe toét với chị Đào.

- Đồ quỷ! Anh nhảy xổ ra như vậy, nhỡ tôi cán phải anh thì làm thế nào?

- Em bảo anh làm thế nào thì anh làm thế ấy.

- Anh...

- Chào sư phụ. - My chen vào một câu.

- Chào đệ tử. - Anh Tiến cười, đá lông nheo với My.

- Người ta sẽ tưởng anh là ăn cướp, đánh anh vỡ đầu đấy. - Chị Đào nói tiếp.

- Gặp cướp em phải bỏ chạy chứ. Làm sao đánh lại được.

Hai anh chị cứ thế, kẻ nói qua người nói lại. Anh Tiến lúc nào cũng cười toe toét, mắt nhìn chị Đào âu yếm. Chị Đào thì hay tỏ vẻ khó chịu, chẳng cười với anh Tiến bao giờ. Nhưng My biết, chị Đào cũng thích anh Tiến chẳng ít hơn anh thích chị chút nào. Có hôm anh ra chợ hơi muộn, chị bồn chồn đưa mắt ngóng anh suốt. Cho đến khi anh Tiến xuất hiện, My thấy chị liền cúi mặt mỉm cười với đôi má ửng hồng. Sau đó, chị lại tiếp tục đấu khẩu khó chịu với anh.

Cách đây ba năm, anh Tiến xuất hiện ở vùng cao Lạng Sơn này, mang đến cho My và Đào biết bao nhiêu kiến thức và niềm vui. Anh bỏ lại cả thế giới văn minh và tương lai tươi sáng. Khi ấy, Tiến đang là thông dịch viên kiêm trợ lý cho Đại Sứ Quán Úc tại Việt Nam. Bố mẹ Tiến khóc hết nước mắt trước quyết định lên núi của anh. My và Đào thường nghe anh đùa rằng: "Anh chỉ có một cuộc đời. Anh phải sống theo ý anh muốn. Và anh muốn làm Sơn Tinh". Mỗi lần như vậy, Đào lại đỏ ửng cả mặt, có lẽ vì Tiến hay gọi Đào là Mị Nương. Còn My thì mê mẩn nghe câu chuyện vì sao Tiến có thể thanh thản bơi qua dòng sông nước mắt của bố mẹ anh mà lên núi làm Sơn Tinh. Đơn giản vì Tiến đã hoàn thành nghĩa vụ làm con. Căn hộ cao cấp Tiến mua khi còn làm ở đại sứ quán đã đem cho thuê. Số tiền đó đủ để bố mẹ Tiến sống thoải mái, mua được cả bảo hiểm y tế loại tốt mà vẫn còn dư. Về phần Tiến, lên núi dạy chữ đã được nhà nước hỗ trợ ít nhiều. Tiến còn nuôi thêm vài con gà, trồng thêm vài loại rau.

Cuộc sống của Tiến bây giờ như ý muốn. Được giúp ích cho đời, được hòa mình vào thiên nhiên, được gặp gỡ cô gái khiến anh hàng đêm mong nhớ. Với Tiến, như vậy đã là quá mãn nguyện. Còn với My, câu chuyện của Tiến nhem nhóm trong đầu cố bé một hy vọng đơn giản.

My luôn tươi cười nhưng My vẫn biết gia cảnh mình rất thảm. Mẹ bỏ từ khi My còn nhỏ xíu. Bố thì lúc nào cũng say xỉn. Thỉnh thoảng bố My hay biến mất vài ngày, bảo là đi làm ăn với bác Sơn. Kết quả cuối cùng vẫn là nợ càng thêm nợ, vì có chút tiền bố My lại đem đi đánh bạc. Mà con bạc thì có thắng được nhà cái bao giờ. Tiền phòng trọ tồi tàn nơi bố con My ngủ cũng nợ. Tiền ăn, tiền uống, tiền rượi cũng nợ.

5 tuổi, My đã phải phụ việc cho gia đình bác Sơn để trừ nợ. My càng lớn, cộng việc càng nhiều. Sáng ra chợ bán trứng. Trưa về làm cơm bán quán. Nhà bác Sơn có một khu phòng trọ cho những người đi buôn tá túc. Sẵn tiện, bác Sơn mở quán ăn nhỏ bán cho họ và khách du lịch. Đến chiều tối, My phải dọn vệ sinh cho nhà bác Sơn và cả khu phòng trọ. Hôm nào sớm thì 9h tối My về được phòng mình, chứ bình thường thì phải hơn 10h. Quần áo My mặc là đồ củ của chị Đào. Cơm My ăn là cơm thừa của quán. Đào thương My, hay lén lấy đồ ăn mới cho My. Có lần bị bác Sơn phát hiện, Đào nhận một trận đòn thừa sốn thiếu chết. My sợ lắm. Sau này, Đào có lén cho My đồ ngon, My cũng không dám nhận, vì My không muốn người chị My yêu quý bị đánh đòn đau.

Làm việc quần quật là thế, vậy mà khoản tiền bố con My nợ bác Sơn cứ phình ra theo cấp số nhân. My đã nghĩ, cả đời này My cũng không trả hết số tiền đó. Nhưng số phận chưa đến nỗi quay lưng hẳn với My. Tiến xuất hiện mang theo ánh sáng hy vọng cho My. Khiến My mơ ước được như anh. Có nhà, có tiền lo cho bố. Khi đó My sẽ được tự do làm những gì My thích. Cũng nhờ Tiến và những cuốn tạp chí của anh, My thấy được những bộ quần áo tuyệt đẹp. My khát khao tạo ra những món đồ đẹp như vậy. Anh Tiến nói rằng, My đang mơ trở thành nhà thiết kế thời trang.

Nhà thiết kế thời trang! Một danh xưng mà mỗi lần nghĩ đến, My đều thấy lâng lâng khó tả. Logic đơn giản của My là: muốn tự do làm nhà thiết kế thời trang phải có tiền, muốn có tiền phải có nhà, muốn có nhà thì phải giỏi tiếng anh như Tiến. Thế là My đem suy nghĩ ấy nói với Tiến và năn nỉ Tiến dạy tiếng anh cho My. Tiến được một trận cười no cả bụng vì cái logic ngây thơ của My. Nhưng Tiến mừng lắm, vì Tiến thì ham dạy, mà ở vùng biên giới xa xôi này có lẽ có mỗi My là ham học như vậy.

Hơn nữa, nhận dạy My, Tiến càng có lý do được gặp Đào mỗi ngày. Học trò càng học càng hăng, thầy càng dạy càng tâm quyết. Sau 3 năm, bất kì người khách Tây nào ghé chợ tham quan, My điều nói chuyện được với họ khá lưu loát. Trò giỏi cũng phải khen thầy hay. Buổi đầu tiên dạy My tiếng anh, Tiến phát hiện My mù luôn cả tiếng việt. Tiến còn phải cành cạch dạy My đủ hai thứ tiếng. Hôm nay, nhìn My đang dùng tiếng anh thuyết phục một bà Tây mua chiếc váy thổ cẩm, Tiến không giấu nổi nụ cười mãn nguyện.

- Cười gì mà run hết cả mõm thế kia? - Đào hỏi Tiến qua cái liếc mắt.

- Thấy con My nói tiếng anh tốt vậy, anh vui lắm.

- Con bé sáng dạ mà. Chẳng bù cho em.

- Chỉ cần em đồng ý, cả đời này anh dạy em cũng được.

- Anh lại trêu em. Cả đời dạy mãi một người, chẳng phải người đó quá dốt hoặc anh quá dở sao? Như thế sẽ chán nhau nhanh thôi.

- Anh dám đảm bảo sẽ không chán. Dạy mãi một người chứ đâu phải dạy mãi một thứ. Em luôn có cái mới để học thì không còn thời gian để chán đâu, Mị Nương ơi.

Đào đỏ mặt. Tiến mỉm cười nhìn Đào âu yếm. Đào biết Tiến không trêu cô. Tình cảm Tiến dành cho Đào đến cọng cỏ cảm nhận được còn phải nở hoa. Huống chi là một cô gái ngoài 20 khát khao yêu thương như Đào.

Trước Tiến cũng có nhiều người đến với Đào. Nhưng khi biết rõ gia đình Đào, ai cũng rút lui khiến Đào vô cùng tự ti về bản thân. Chỉ có Tiến bất chấp ông bố hà khắc và hơi hướng xã hội đen của Đào, anh vẫn theo đuổi cô. Khi biết Đào gánh luôn trách nhiệm với người mẹ liệt cả hai chân, Tiến càng thương Đào hơn.

Tiến theo Đào một cách rất riêng. Cô càng nặng lời xua đuổi, anh càng nhẹ nhàng đeo bám. Mỗi buổi sáng, Tiến luôn cài lên giỏ xe Đào một bông hoa hồng. Hôm thì hoa nậm, hôm thì hoa đào, hôm thì hoa phong lan... Tiến giải thích rằng những bông hoa ấy cũng giống như tình cảm của Tiến. Sẽ có lúc thương, lúc nhớ, lúc ghét, lúc giận. Nhưng trên hết, Tiến luôn yêu Đào.

Đào cảm nhận được tất cả, nhưng mặc cảm lâu ngày khiến Đào không dám đón nhận Tiến. Đào đã từng hy vọng rất nhiều và thất vọng còn nhiều hơn với những mối tình cũ. Đào cũng đã chứng kiến cảnh bố mẹ mình tình cảm ngọt ngào là thế. Vậy mà trong một lần xuyên rừng đi làm ăn gặp phải đá lở, mẹ Đào lao tới đẩy bố ra, hứng trọn tảng đá lên người. Mọi cách cứu chữa cũng chỉ giữ cho mẹ Đào mạng sống. Mẹ Đào không bao giờ sử dụng đôi chân của bà được nữa. Bố Đào sau đó quay lưng hẳn với mẹ. Lúc đầu ông chỉ bóng gió gánh nặng này, gánh nặng kia. Về sau, lúc vui ông coi mẹ Đào như không khí, lúc không vui thì tìm bà đánh đập, chửi rủa. Đào có cản cũng bị bố đánh tím mặt.

Những lúc như vậy 2 mẹ con Đào chỉ biết ôm nhau khóc. Chờ bố trúc giận xong, Đào rón rén chăm sóc vết thương cho mẹ. Nước mắt giàn giụa, mẹ Đào thường hay nói như sảng: "Quả báo... quả báo... quả báo...". Đào biết quả báo đó là gì. Những chuyến làm ăn của bố mẹ Đào luôn khởi hành cùng vài cô gái trẻ. Khi bố mẹ trở về, vài cô gái trẻ được thay thế bằng vài cọc tiền dày cộm. Những câu chuyện về các cô gái vượt qua bên kia biên giới mà Đào nghe được ở chợ khiến cô ghê sợ. Từ lúc có ý thức, Đào luôn ra sức làm hài lòng bố. Đào sợ mẹ bị đánh và sợ sống đời khổ sở, nhục nhã.

- Hí hí em bán được cái váy rồi đấy.

Giọng cười nói lảnh lót của My kéo Đào ra khỏi dòng suy nghĩ. Nhìn cô bé đang tuổi lớn vung vẩy tờ 10 ngàn trong tay, Đào không khỏi phì cười. My và Đào thường đựng xe đứng bán trước một cửa hàng đồ thổ cẩm ở chợ. Từ khi học tiếng anh, My hay giúp bán hàng cho mấy người khách Tây của cửa hàng. Dần dần, vốn tiếng anh khá hơn, My bán được nhiều hơn. Mỗi lần như vậy, cô chủ cửa hàng thường hay cho My 10 ngàn, 20 ngàn.

- Thế tí nữa đãi anh chị đi ăn cái nào? - Anh Tiến cười, hỏi My.

- Anh chị muốn ăn gì ạ?

- Phở vịt quay nhé.

- Vâng ạ!

My cười tít cả mắt. Phở vịt quay là món yêu thích của My và Đào. Sau niềm đam mê nhà thiết kế thời trang, có lẽ niềm đam mê ẩm thực được My xếp thứ 2. Anh Tiến nói My đãi vậy thôi, lần nào đi ăn uống anh cũng giành trả tiền. Mấy lần đầu, Tiến rủ hai chị em, Đào liền từ chối. Nhưng nhìn vẻ thất vọng của Tiến và vẻ tiu nghỉu lồ lộ của My, sau này Đào cũng đành đồng ý. Bây giờ, các quán ăn ngon ở xứ lạng đã quen mặt bộ ba đặt biệt này.

Cuộc sống có lẽ cứ lững lờ trôi như vậy nếu không có một buổi tối, Đào vô tình nghe được câu chuyện của bố cô và bố My nói với nhau bên bàn rượu.

- Chú tính thế nào đây? Chú nợ anh nhiều lắm rồi đấy. Trả bớt để anh còn nuôi con vợ què nữa chứ! - Giọng bố Đào oang oang.

- Thì em có bao nhiêu tiền đưa cả cho bác rồi.

- Chú nói chuyện buồn cười. Tiền đấy chẳng bõ vào tiền chú ăn ở nhà anh. Anh đang bảo chú trả nợ cơ mà.

- Con My nó cũng đang làm cho nhà bác đấy thôi. - Bố My yếu ớt nói.

- Nó thì làm được mấy thứ. Có hôm nào nó bán hết trứng, hết cơm hộ anh đâu. Anh nuôi một con vợ què và một con vịt giời đã mệt lắm rồi. Chẳng lẽ chú bắt anh nuôi cả bố con nhà chú nữa à?

Bố My cầm ly rượu run run, nét mặt khổ sở. Bố Đào ngửa cổ nốc một cốc rồi hạ giọng thông cảm.

- Này, chỗ đàng ông với nhau, anh hiểu khó khăn của chú. Thời vận thì chưa tới. Lấy vợ thì toàn lấy nhầm mấy thứ chẳng ra thể thống cống rảnh gì. Đẻ cho thằng khác thì toàn ra của quý, đẻ cho chú thì rặt một lũ vịt giời vô tích sự. Này, sẵn chú nhắc tới con My. Anh thấy nó dạo này phổng phao ra rồi đấy. Hay là chú tính đường cho nó qua bên kia làm ăn đi?

Bố Đào vừa dứt câu thì bố My dằn mạnh cốc xuống bàn, rượu văng tung tóe.

- Bác tính kiểu gì vậy? Nó là con gái em mà.

- Chú cứ bình tĩnh. Nghe anh nói hết đã!

- ...

- Chú đi với anh bao lâu nay cũng biết, đâu phải chỗ nào bên ấy cũng là ổ quỷ đâu. Anh biết một chỗ rất tốt. Má đấy là người Việt. Nó sẽ ưu ái đồng hương hơn chứ. Con My nó là con gái mới lớn giờ cũng phải lấy lại vốn chứ. Hay chú định chờ cho thằng đực rựa nào đến cuỗm luôn cả vốn lẫn lãi của chú? Mà anh bảo nhé, con My lớn lên chắc chắn là mĩ nhân đấy. Chỉ cần chăm chỉ một tí, mỗi tháng còn có thể gửi về cho chú dăm ba triệu.

- Làm sao tin được mấy cái ổ bên ấy?

- Chú không phải lo. Má đấy là người quen của anh. Ngày kia lại có chuyến hàng. Chú cứ dẫn con My theo, qua bên ấy nói chuyện với người ta. Không thích thì lại dẫn nó về. Mà anh đảm bảo, chú gặp má đấy rồi, chú lại tiếc là không có nhiều con gái hơn ấy chứ.

- ...

- Anh thấy chẳng có nghề nào sướng hơn đâu. Đàn bà chúng nó cứ có hơi đàn ông vào là tít cả mắt. Lại còn được trả tiền. Chú cho con My qua đấy khéo lại tốt cho nó. Mà chú nuôi nó lớn ngần ấy rồi, phải để nó báo hiếu chú ít nhiều chứ. Cho nó làm bên ấy khoảng chục năm, kiếm kha khá rồi, về lại đây mua đất mua nhà, mở hàng mở quán, lấy chồng đẻ con cũng được hơn ối người ngoài kia.

- ...

- Chú phải nhìn xa trông rộng một tí...

Bố My ngồi im bất động, không một tiếng phản đối. Ngoài này, Đào sợ đến rụng rời. Đào biết bố cô giỏi thuyết phục người ta bán con bán cháu như thế nào. Đào cũng biết một người bị rượu chè cờ bạc che mờ lý trí như bố My sẽ bị bố cô dắt mũi mà thôi. Huống hồ, Đào thấy bố My vốn chẳng yêu thương gì con gái mình. Nước mắt như mưa rớt xuống tay Đào.

Quay lưng bỏ chạy, trong đầu Đào lúc này chỉ có một suy nghĩ duy nhất: "Làm sao cứu lấy My? Làm sao? Làm sao?". Đào phải tìm sự giúp đỡ ở đâu? Đôi chân Đào cứ thế chạy trong vô thức. Đưa Đào tới một ngôi nhà mà Đào biết rõ nó ở đấy từ lâu nhưng chưa bao giờ dám bước chân tới.

- THÌNH! THÌNH! THÌNH!

Tiếng đập cửa gấp gáp. Tiến bỏ quyển sách đang đọc xuống, chạy ra mở cửa. Cánh cửa mở chưa hết, một bóng người nhào tới nắm chặt lấy ngực áo Tiến, nói trong nước mắt.

- Anh! Cứu em... cứu My... cứu My... em sợ... anh làm ơn... cứu... cứu...

Tiếng nói run rẩy chìm trong cơn nấc nghẹn làm Tiến chẳng hiểu lời nào. Tiến chỉ thấy gương mặt đang nhòa lệ trong tay mình chính là gương mặt Tiến ngày đêm mong nhớ. Tiến vòng tay ôm ghì lấy Đào. Vỗ nhẹ lưng Đào, Tiến hỏi giọng dịu dàng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ngon#tinh