Yêu anh như một thói quen

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1: Chết?

Những hạt mưa đầu tiên bắt đầu rơi.

Tôi ngồi co ro trong chiếc chăn ấm áp. Lặng lẽ đưa đôi mắt lơ đãng nhìn ra ngoài.

Tiếng mưa đập vào cửa sổ càng lúc càng lớn. Bản nhạc tôi đang nghe câu được câu mất.

Mùa đông ở cái xứ này thật đáng ghét. Rét buốt da thịt. Vậy mà còn có mưa. Mà hình như là bão. Bão vào mùa đông. Thật nực cười.

Cô giúp việc vào phòng tôi nhìn các cửa sổ đã đóng bèn mỉm cười. Cô ấy nghĩ tôi vẫn đang mở cửa sổ.

“Ông chủ gọi về bảo tôi đóng cửa sổ cho tiểu thư”

Tôi mỉm cười.

Trước kia tôi từng nghĩ nếu cuộc sống cứ bình bình là hạnh phúc nhất. Tức là cứ êm đềm, không sóng gió. Tiền kiếm đủ ăn, không thừa không thiếu. Có 1 người chồng cứ 7h sáng ra khỏi nhà, tối 7h lại về ăn tối. Cuối tháng đưa tôi chút tiền sinh hoạt là được.

Nhưng rồi sóng gió vẫn cứ ập đến với tôi.

Ập đến 1 cách tự nhiên như thể nó sẵn sàng từ lâu rồi.

Tôi sinh ra đã là thiên kim tiểu thư. Sống với bố mẹ 1 cách hạnh phúc. Thi thoảng cũng đòi mẹ sinh thêm 1 đứa em cho vui nhưng ba tôi đã mắng tôi. Lúc đó tôi chẳng hiểu vì sao. Nhưng lớn lên chút xíu thì tôi biết mẹ bị bệnh tim. Sinh ra tôi đã là 1 lần đánh cược sinh mạng với tử thần.

Nhưng người bị bệnh tim thì vẫn phải chết. Người khỏe mạnh còn chết huống gì mẹ tôi ốm yếu như vậy.

Mẹ chết. Chết chứ không phải ra đi, đi xa hay gì gì đó mà ba tôi vẫn nói. Mẹ chết cách đây 3 năm.

Lúc mẹ chết. Tôi đã khóc. Đó là chuyện bình thường và đương nhiên. Mẹ là người có sức ám ảnh rất lớn với tôi. Tôi vẫn nhớ lúc vị bác sĩ rời khỏi phòng bệnh, gương mặt người đó bị bịt kín trong chiếc khẩu trang y tế, ánh mặt lạnh lùng. Từ cổ họng, những dây thanh quản rung lên, phát ra những từ ngữ kinh khủng với tôi. Người bác sĩ ấy nói :

“Bệnh nhân đã tử vong lúc 11h30’ trưa. Chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình.”

 Tôi lặng thinh 1 lúc. Các nơron thần kinh đang giúp tôi truyền tin và phân tích.

Tử vong? Đó chẳng phải là chết sao?

Tôi đặt trước mộ mẹ bó hoa cúc nhỏ màu trắng. Những cánh hoa bé xíu, trăng tinh khôi.

Trên bia mộ, ảnh của mẹ đang mỉm cười. Mẹ tôi lúc trẻ là 1 mĩ nhân. Tới đời tôi, vẻ đẹp ấy tuy không còn được lưu truyền nhưng tôi lúc nào cũng có thể ngẩng cao đâu tự phụ mình xinh đẹp hơn người. Tôi tuy được khen giống mẹ nhưng vẫn có chỗ khác. Dù sao tôi cũng là tổng hợp gene của bố và mẹ. Đôi mắt và nụ cười là của bố tôi. Đôi mắt màu đen láy chứ không phải nâu buồn như mẹ.

Đôi mắt mẹ tôi màu nâu nhạt, nhìn buồn buồn như chính cuộc đời mẹ. Cả đời mẹ sống chung, vật lội với những cơn đau tim để dành lại sự sống từ tay tử thần. Tử thần. Đó là 1 gã quái vật, 1 nỗi khiếp sợ với mỗi người. Kể cả tôi, đứa con gái cao ngạo luôn hờ hững với tất cả.

Ba cùng người lái xe chờ tôi ở ngay ngoài. Ba không muốn nhìn mẹ ngay cả khi hôm nay là mãn hạn 3 năm để tang mẹ tôi.

Ba quá yêu mẹ. Ba không đủ can đảm nhìn người phụ nữ yêu thương nhất cuộc đời mình nằm dưới nấm mồ lạnh lẽo ấy. Nấm mồ ấy đâu phải chôn xác mẹ tôi. Đó là nơi chôn mất 1 phần trái tim của ba tôi. Là thân xác của người chết, nước mắt và trái tim người còn sống đã chôn cùng nhau, trong cái quan tài sâu dưới đất ấy.

“ Con muốn đi bộ”

“ Tại sao?”

“Con muốn hít thở 1 chút.”

“Về sớm nhé. Đi đường cẩn thận. Đừng tắt điện thoại. Ba sẽ gọi cho con”

“Vâng”

Tôi lững thững đi dưới hàng cây bàng trụi lá. Cây không có lá. Những cái cành khô khốc đứng lạnh lẽo giữa cái rét Hà Nội. Dáng cây rất đẹp. Ai nói không có lá thì xấu?

Sương nhẹ vẫn còn lan tỏa.

Bây giờ vẫn còn sớm, còn chút xíu nữa là sang 7h. Đường phố tuy có phần nhộn nhạo nhưng vẫn chưa phải lúc đông. Những chiếc xe đạp lọc cọc chở đầy rau củ đang bày hàng. Âm thanh huyên náo, cười đùa, tranh chỗ, mắng chửi hòa vào với nhau thành 1 thứ tạp âm.

Tôi ghê sợ cái nơi này nên đã cố bước nhanh hơn 1 chút.

Mãi rồi cũng tìm 1 quán café tử tế để bước vào.

Quán sơn màu hồng phấn. Ở quầy có đủ các loại ly cốc. Mùi café rang cháy thơm nhẹ. Tôi ngồi trên chiếc ghế bọc màu đỏ ấm áp. Gọi 1 café và vài cái bánh quy.

Nhìn qua 1 lượt quán. Toàn những người có vẻ thanh cao. Họ từ từ thưởng thức café, thi thoảng ăn vài miếng bánh quy. Họ nói nhỏ nhẹ, cười cũng khẽ như sợ âm thanh lớn sẽ làm vỡ mất 1 thứ gì đó. Ở 1 góc của quán, có 1 thanh niên trẻ ngồi lặng lẽ viết nách gì đó trên laptop.

Tôi nhìn kĩ vào đôi mắt lạnh lẽo ấy.

“Bệnh nhân đã tử vong lúc 11h30’. Xin chia buồn cùng gia đinh”

Những kí ức đau thương ấy hiện lên trong đầu tôi. Người thanh niên trẻ ấy cũng có đôi mắt lạnh lùng hệt như tên bác sĩ đó.

Tôi đứng dậy, tiến tới chỗ chiếc bàn cô độc lặng lẽ đó.

“ Xin chào”

“ Chào”

“ Anh không nhận ra em à?”

“ Có. Cô ngồi đi.”

Người thanh niên lịch sự mời tôi ngồi rồi mỉm cười nhìn tôi. Đôi mắt lạnh lẽo chẳng có chút gì biểu hiện.

“ Em từng là bệnh nhân của anh. Em mời anh 1 tách caíe nhé”

“ Cũng được.”

“ Anh là bác sĩ phẫu thuật tim?”

“ Thế cô đã từng vào viện vì bệnh gì?”

“ Tim”

Chàng thanh niên mỉm cười, nhấp 1 ngụm café.

“ Cô khá hơn chứ?”

“ Vâng.”

“ Cô nên trở lại viện kiểm tra thường xuyên hơn”

“ Chính bác sĩ nói em đã hoàn toàn khỏi và không cần trở lại mà”

“ Tôi không nhớ đã nói thế.”

Tôi cười. Đôi môi hồng cong cong.

Mẹ tôi nói tôi có khóe miệng lúc nào nhìn cũng như cười nên tạo cảm giác rất thân thiên với mọi người. Khóe miệng ấy cũng không phải thừa hưởng từ mẹ mà từ ba tôi.

“ Bác sĩ đang bận ạ? Em có làm phiền không ạ?”

“ Nếu làm phiền tôi đã không nhận café của cô rồi. Tên cô là gì nhỉ?”

“ Ái Linh”

“ Giống Trương Ái Linh?”

“ Lê Ái Linh. Bác sĩ tên Vũ Anh?”

Người thanh niên mỉm cười, gật đầu.

Vũ Anh hỏi tôi có biết Trương Ái Linh không? Tôi nói có. Đó là nhà văn Trung Quốc. Tôi đã từng nghe tới. Mẹ tôi đặt tên tôi giống tên cô nhà văn đó vì mẹ rất thích những tiểu thuyết của cô ấy.

“ Tôi phải đi làm. Tạm biệt. Cảm ơn về cốc café”

“ Bác sĩ Vũ Anh… chúng ta trao đổi số điện thoại nhé.”

Anh ấy đọc cho tôi số điện thoại và dặn “lưu là Vũ Anh thôi nhé. Đừng thêm từ bác sĩ”

Tôi gật đầu chào tạm biệt.

Tôi vốn rất ghét bác sĩ. Ghét cái giọng lạnh lùng thờ ơ của họ khi thông báo tin bệnh nhân đã tử vong. Tại sao họ có thể giữ được lạnh lùng như vậy trước cái chết?

Tôi nghe 1 cô bạn trên mạng đang làm y tá nói họ được học để khống chế những thứ cảm xác ấy. Tránh đi sự buồn nôn khi đứng trước bàn phẫu thuật đầy máu. Tránh sự sợ hãi khi đứng trước tử thi hay trước cả những tang tóc mà họ đem đến cho người nhà bệnh nhân. Bác sĩ? Đó là 1 nghề cao quý hay chẳng qua họ cũng chỉ là những con quỷ tay sai của Diêm Vương. Họ lấy đi hơi thở cuối cùng, hi vọng sống, hạnh phúc của con người.

Chương 2: Ái là Yêu. Yêu là gì?

Tôi thường xuyên nhắn tin cho Vũ Anh. Những tin nhắn chất chứa đầy thứ tình cảm giả dối. Đôi lúc đọc lại những tin nhắn ấy, tôi tự thấy ngạc nhiên sao bản thân có thể nói dối như vậy. Rõ ràng tôi đang ngủ nhưng lại nói là tôi chưa ngủ. Rõ ràng tôi trong pub nhưng lại nói là đang ngồi nhà. Rõ ràng tôi ghét cái đôi mắt thờ ơ lạnh lẽo của anh ta nhưng lại nói thích sự bình thản của nó.

Rõ ràng….

Rõ ràng……

Còn nhiều những điều rõ ràng nữa mà tôi không lí giải được.

Tôi nhìn vào màn hình điện thoại. Tin nhắn chúc ngủ ngon của tôi vừa được gửi đi nhưng tôi đoán chắc cũng như mọi lần anh ta không đáp lại.

Từ sau khi mẹ chết, tôi rất khó ngủ về đêm. Không có mẹ mỗi tối lên phòng đóng cửa sổ, tắt điều hòa cho tôi. Tự dưng tôi thấy thiếu vắng hẳn cho dù đã 3 năm.

Tôi bật laptop lên mạng.

Lên mạng mỗi tối là thói quen của tôi. Tôi có 1 người bạn tên Lam. Học cùng tôi hồi cấp 2. Sau này chúng tôi không học cùng nhau, cũng không gặp mặt nhiều nhưng chúng tôi vẫn hay nói chuyện với nhau trên mạng.

Cô ấy giờ làm y tá của bệnh viện trung tâm. Vũ Anh cũng là bác sĩ ở đấy. Tôi hỏi cô bạn ấy có biết Vũ Anh không?

Cô ấy nói đó là bác sĩ phẫu thuật giỏi nhất. Người vốn nổi tiếng lạnh lùng ở bệnh viện. Nếu ca phẫu thuật nào không thành công và bệnh nhân đó ra đi. Vũ Anh lúc nào cũng là người thông báo tin ấy cho người nhà bệnh nhân. Không phải anh ấy tình nguyện làm việc đó. Cũng không ai ép làm việc đó nhưng lúc nào anh ấy cũng là người vô tình làm việc báo tin đó. Lúc thì là bác sĩ chính bận rửa tay, y tá phụ bận cất đồ đạc, lúc thì là bác sĩ mới vào nghề, còn bất ngờ, y tá không biết giải trình thế nào với người nhà bệnh nhân về ca phâu thuật. Vô tình hay hữu ý, Vũ Anh trở thành tử thần đối với người nhà bệnh nhân.

Sau khi kể thành tích của Vũ Anh, Lam quay sang hỏi tôi rằng có phải mẹ tôi bị bệnh tim không vì có lần bạn ấy đến nhà thấy mẹ tôi lên cơn đau tim.

Tôi nói mẹ tôi đã chết 3 năm rồi.

Tôi thấy Lam không trả lời rồi lúc sau tôi mới thấy cô ấy type lại cho tôi rằng cô ấy rất tiếc vì sự ra đi của mẹ tôi.

Tôi nói mẹ tôi đã chết chứ không phải ra đi. Tôi cùng đã qua thời kì tang thương nên cô ấy không cần phải tỏ vẻ thông cảm.

Sau 1 tháng tấn công bằng tin nhắn, tôi đã nhận được những tín hiệu tích cực của Vũ Anh.

Hôm nay chúng tôi hẹn nhau uống café.

Tôi nói với Vũ Anh hãy đến quán café đợt trước chúng tôi gặp nhau vì nó gần bệnh viện nơi anh làm. Vũ Anh đồng ý.

Khi tôi đến nơi, quán café vẫn còn vắng. Vài lượt khách thờ ơ ngồi uống café. Đa số họ đều là những sinh viên. Có lẽ đã ngồi đây cả đêm nên mắt họ đều có quầng thâm.

Hồi trước mỗi lúc bận học đêm, mắt tôi cũng bị quầng thâm. Mẹ đã giúp tôi lấy sữa ấm xoa lên mí mắt và quầng thâm ấy khiến nó biến mất.

 Vũ Anh xuất hiện ở ngoài cửa. Tôi giả bộ luống cuống chỉnh lại tóc rồi mỉm cười với Vũ Anh.

Chúng tôi gọi 2 cốc café không đường rồi cùng nhau từ từ thưởng thức.

Mùi café khá thơm. Thêm cái lạnh thấu xương khiến không khí phần nào ấm cúng. Cái lạnh mùa đông lúc này chỉ tăng thêm sự ấm áp của không khí trong quán.

 TV chiếu bản tin buổi sáng. Cô MC với chất giọng miền đặc trưng của miền Trung phát âm khá chuẩn. Có lần tôi đọc ở đâu đó rằng cô MC ấy là người có giọng nói hấp dẫn người nghe nhất. Công nhận. Giọng nói rất ấm. Nghe rất Việt Nam. Vũ Anh nói anh ấy rất thích cô MC này.

Tôi nói với anh ấy đó là MC có giọng hay nhất.

Anh ấy mỉm cười.

“ Sáng mai chúng ta uống cafe tiếp nhé”  

“ Nó không tốt cho bệnh tim đâu.”

“ Không sao. Em vẫn thường uống mà”

“ Tất nhiên bây giờ thì không sao nhưng lúc vào phòng phẫu thuật thì có sao đấy” “ Đúng là người bị bệnh tim thì không nên uống những thứ ấy. Nhưng em không bị bệnh tim”

“ Vậy hả?”

“ Anh biết là em muốn tiếp cận anh nên mới nói dối mà”

“ Em mất bao nhiêu công điều tra tôi”

“ Tại sao em phải điều tra anh?”

“ Vậy sao biết tôi là bác sĩ phẫu thuật”

“ Em biết anh từ 3 năm trước. Lúc đó anh mới ra trường. Anh là bác sĩ phẫu thuật cho mẹ em. Bà ấy đã chết”

“ 3 năm trước… tôi làm trợ lí của bác sĩ chính. Rất tiếc vì cái chết của mẹ em”

Tôi mỉm cười chấp nhận lời chia buồn ấy. Đôi mắt Vũ Anh vẫn lạnh lẽo hệt như 3 năm trước.

Rồi chúng tôi chia tay nhau. Vũ Anh phải tới bệnh viện.

Còn tôi phải về nhà trước khi bố tôi lo lắng.

Chương 3: Ba là người thân duy nhất

 Ba tôi đưa cho tôi 1 túi đồ toàn kem dưỡng ẩm, son dưỡng môi…

Tôi ngạc nhiên hỏi thì ba nói dạo này trời lạnh nhìn da và môi tôi khô quá nên nhờ cô thư kí chọn hộ.

Tôi ôm cổ ba cảm ơn.

Từ ngày mẹ chết, ba lúc nào cũng cố quan tâm tôi. Trong mắt ba, tôi luôn là số 2, sau mẹ. Nhưng mẹ chết rồi đương nhiên tôi là số 1.

Ba dành nhiều thời gian ở nhà hơn. Buổi tối hay lên phòng kiểm tra tôi ngủ hơn. Sáng dậy lúc nào cũng tự tay làm kẹp bánh mì cho tôi. Ba còn dặn cô giúp việc không cho tôi uống café mà chỉ cho uống sữa. Ba đang cố làm nốt phần việc của mẹ. Nhưng ba sao có thể thau thế mẹ.

Thư kí của ba đâu thể biết tôi bị dị ứng với những loại kem dưỡng mùi quá nồng. Cô giúp việc đâu thể biết tôi thích loại sữa có hương hoa quả chứ đâu phải sữa tươi nguyên. Và nhất là ba, ba không biết rằng tôi thích gặm loại bánh mì nóng ròn mà sáng nào mẹ cũng dậy sớm chờ cậu bé bán rong để mua chứ không phải loại bánh mì kiểu mềm mềm này.

Nhưng dù sao tôi vẫn thầm cảm ơn sự quan tâm của ba.

Tôi biết mấy cô tiếp viên và thư kí ở công ti hay bàn tán về tôi. Nhất là sau khi mẹ chết. Họ nói tôi đã bị trầm cảm. Ngớ ngẩn hơn là họ nói tôi đã tự tử nhưng không thành nên ba tôi mới lo lắng cho tôi đến vậy.

Đúng là đôi lúc cũng muốn tự tử nhưng nhìn ba tôi cô độc tôi không nỡ. Người chết nhưng còn người sống thì biết làm sao?

Tôi chẳng thề ích kỉ như vậy. Mẹ dạy đừng quá ép mình nhưng cũng đừng buông thả. Cứ thuận theo tự nhiên mà làm. Cái gì đến thì khác đến.

 Lắm lúc tôi nghĩ con người gắn bó với nhau bởi những món nợ. Sinh ra ai cũng là 1 kẻ mang nợ. Nợ ba mẹ 1 cuộc đời. Rồi lớn lên lại tiếp tục vay mượn cái công lao dưỡng dục. Lớn hơn chút nữa, vay mượn những người bạn sự quan tâm chia sẻ. Đã là nợ thì phải trả. Nhưng trả nợ như nào thì phải chẳng phải dứt tình mới trả được?

Vũ Anh nhắn tin cho tôi nói là sáng mai chờ tôi ở quán café cũ. Tôi mỉm cười cất điện thoại vào trong túi rồi bật laptop lên mạng.

Tôi vô tình vào trang Facebook của 1 tổ chức tình nguyện. Tôi đã nghe tới tên tổ chức này. 1 tổ chức chuyên hỗ trợ cho những trẻ em nghèo bị bệnh tim.

Tôi xem vài bức ảnh trong 1 buổi hỗ trợ của chương trình. Ngạc nhiên vì thấy Vũ Anh là 1 trong những thành viên tích cực của hội.

Tôi hỏi Vũ Anh có phải anh ấy đã tham gia vào tổ chức từ thiện ấy không? Anh ấy gật đầu xác nhận.

Tôi hỏi anh ấy vì sao? Anh ấy nói vì nó liên quan đến công việc của anh ấy.

Tôi nói tôi cũng muốn làm từ thiện. Tôi có thể tham gia vào tài trợ cho tổ chức. Anh ấy lại hỏi tôi giàu đến thế sao?

Ba tôi vẫn thi thoảng đứng ra tài trợ cho vài tổ chức từ thiện. Đó là 1 cách quảng bá. Nếu tôi nói muốn ba tôi tài trợ cho tổ chức này chắc ba cũng đồng ý.

 “Em không giàu. Nhưng ba em có thể sẽ giúp.”

“Ba em là ai?”

“Chủ tịch tập đoàn Khánh Thy.”

“Khánh Thy?”

“Là tên của mẹ em.”

Tôi thấy Vũ Anh gật gật 1 chút rồi anh nói cuối tuần nếu rảnh thì sẽ dẫn tôi cùng đi với đoàn ra ngoại ô.

Nếu không phải có việc bận thì Vũ Anh sẽ đưa tôi về nhà. Hôm nay anh ấy đã đưa tôi về nhà.

Chúng tôi đi bộ dưới những cành cây trơ trụi vì mùa đông. Những bước chân chầm chậm, bước gần như song song trên con phố.

Mùi phở rất thơm phảng phất từ 1 quán ăn lề đường. Tôi chỉ tay Vũ Anh vào đấy.

Tôi gọi 2 bát phở rồi ngồi cùng Vũ Anh.

Người bán hàng đưa ra 2 bát phở nghi ngút khói, nước phở rất trong. Trên đó nổi lên những cọng hành xanh xanh, vài miếng thịt bò thái lát mỏng.

Tôi mỉm cười mới Vũ Anh rồi bắt đầu ăn.

Tôi nói có phải các bác sĩ luôn thích sạch sẽ không?

Anh ấy nói phải.

Tôi hỏi kể cả bác sĩ phẫu thuật tim cũng thế à?

Anh ấy nói bác sĩ nào cũng là bác sĩ cả.

Rồi chúng tôi lại tiếp tục ăn.

Lúc ăn xong, Vũ Anh đi trả tiền rồi chúng tôi lại cùng nhau về.

Tôi kể cho Vũ Anh nghe sự nổi tiếng của phở Việt Nam. Từng có 1 ca sĩ nổi tiếng ở Hàn Quốc đã mở hẳn 1 quán phở Việt ở Hàn Quốc và nó rất hút khách.

Vũ Anh nói quán phở ấy hút khách vì sự nổi tiếng của chàng ca sĩ Hàn Quốc.

Tôi cũng cho là đúng.

Tôi khen Vũ Anh là anh ấy có nước da khá đẹp, giống với những ca sĩ hay diễn viên Hàn Quốc mà tôi vẫn thích. Anh ấy chỉ cười. Hỏi lại tôi thích ca sĩ nào.

Ai cũng thích. Chỉ cần đẹp trai.

Câu chuyện kết thúc khi đã đến nhà tôi. Vũ Anh nói hóa ra đây là nhà tôi. Anh ấy cũng mới mua 1 ngôi nhà gần khu này. Thi thoảng vẫn đi qua đây.

Tôi mời Vũ Anh vào nhà nhưng anh ấy từ chối nói là đầu giờ chiều còn có ca phẫu thuật nên về.

Tôi bàn với ba về chuyện tài trợ cho tổ chức hỗ trợ những trẻ em nghèo bị bệnh tim. Ba tôi đồng ý.

Cuối tuần tôi cùng ba và Vũ Anh và đoàn từ thiện tới thăm những gia đình bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật.

Ba và vài người đứng đầu tổ chức bàn với nhau về chuyện gì đó. Chỉ có tôi cùng Vũ Anh và vài người nữa chạc tuổi tôi nói chuyện.

1 cô bé gái với gương mặt tròn, nước da ngăm đen nhìn tôi rồi cười.

“ Bé mấy tuổi rồi?”

“10 tuổi ạ.”

Vũ Anh nói với tôi cô bé ấy đang chờ thay tim.

“Ca phẫu thuật có phức tạp không?”

“Có.”

“Sau ca phẫu thuật cô bé sẽ khỏi chứ”

“Không chắc. Có thể trái tim ấy sẽ bị bài xích.”

“Là sao?”

“Là cơ thể không tiếp nhận trái tim mới.”

“Vậy… Cô bé sẽ chết à?”

“Có lẽ thế”

Vũ Anh nhìn tôi còn đang bất ngờ. Anh ấy nắm tay tôi an ủi.

“Bác sĩ… Bác sĩ tên là Vũ Anh ạ? Khi nào cháu làm phẫu thuật bác sĩ sẽ làm cho cháu chứ?”

Tôi vuốt tóc cô bé gái hỏi vì sao lại muốn Vũ Anh làm phẫu thuật cho. Cô bé ấy nói vì tên của bác sĩ rất hay và bác sĩ rất hiền.

Cô bé gái ấy tên là Phượng.

Phượng còn quá nhỏ để có thể hiểu những bất công mà ông trời dành cho cô bé. Cô bé ấy chẳng hề biết cơ hội sống của mình rất mỏng manh.

Có những người sinh ra đã số sướng, chẳng lúc nào phải lo lắng. Như tôi chẳng hạn. Nhưng có những người sinh ra đã phải hứng chịu biết bao những bất công. Đau xót hơn là khi người đó chẳng hề biết tới những bất công đó nên cứ hồn nhiên nói cười.

Tôi và Vũ Anh hay gặp nhau hơn. Chúng tôi nói những chuyện vẩn vơ.

Cho đến 1 ngày Vũ Anh nói cô bé Phượng hôm nào đang ở trong bệnh viện. Ngày mai sẽ làm phẫu thuật. Anh ấy hỏi tôi có muốn đi thăm cô bé không?

Tôi gật đầu đồng ý. Khi tôi cùng Vũ Anh vào phòng bệnh của cô bé thì thấy cô bé đang lén lút viết lách gì đó. Khi thấy động, cô bé đã vội cất đi tờ giấy đang viết dở.

Tôi hỏi cô bé thấy trong người thế nào.

Cô bé nói rất bình thường. Cô bé hỏi lại bác sĩ liệu sáng mai có thể ăn trước khi phẫu thuật không nhưng Vũ Anh nói là không được.

Tôi và Vũ Anh mang vào cho cô bé 1 chiếc gối ôm hình con YoYo. Tôi nói YoYo có 1 người bạn gái tên CiCi. Sau ca phẫu thuật tôi sẽ tặng cho cô bé con CiCi.

Phượng rất thích và cô bé nói nhất định sẽ luôn để YoYo vào CiCi gần nhau để chúng không thấy buồn.

Sáng hôm sau, ca phẫu thuật tiến hành. Tôi không biết Vũ Anh và những người trợ lí đã là gì trong phòng phẫu thuật. Tôi nhớ trước lúc Vũ Anh vào phòng phẫu thuật, tôi đã gặp anh ấy và nói anh ấy nhất định phải cứu được Phượng.

Vũ Anh không nói gì. Anh ấy hôn nhẹ lên trán tôi và nói anh ấy không phải là chúa trời, sẽ không thể thắng nổi tử thần nếu thực sự tử thần sẽ mang cô bé đi.

Tới tận lúc ngồi chờ ở ngoài, tôi vẫn cảm thấy nụ hôn nhẹ của Vũ Anh đang nóng rực trên trán tôi.

Tôi không biết mình đã ngồi chờ đợi và hồi hộp như vậy trong bao lâu. Chỉ đến khi Vũ Anh ra khỏi phòng và thông báo ca phẫu thuật hoàn tất thì tôi mới thở dài nhẹ nhõm.

Lúc sau tôi thấy người ta đang đưa Phượng sang 1 phòng khác. Người nhà cô bé gái rất lo lắng đã cùng đi theo.

Chỉ còn lại tôi ngồi trên hàng ghế chờ.

Vũ Anh đến bên tôi mỉm cười. Anh ấy đã thay bộ đồ bình thường. Nói là rất đói và muốn cùng tôi ăn trưa.

Tôi đồng ý.

“Tí nữa chúng ta đi mua CiCi cho Phượng nhé”

“Em ăn đi đã.”

“Em không đói.”

“Trong lúc chờ đợi em đã ăn rồi hả?”

“Không. Em chưa ăn”

“Vậy tại sao trưa rồi mà không đói”

“Ăn uống thất thường có thể ảnh hưởng tới tim mạch à?”

“Ừ.”

“Vậy em sẽ ăn”

Nói rồi tôi cũng gắp vài miếng ăn. Nhưng đồ ăn trong viện chẳng ngon gì hết.

“Không ngon đúng không?”

“Ừ”

“Không ngon cũng phải ăn.”

“Vâng.”

Tôi ngoan ngoãn ngồi ăn cùng Vũ Anh.

Chương 4: Tết

Tôi đến công ti giúp ba mang cơm trưa. Vì ba nói tự dưng muốn ăn cơm tôi nấu. Tôi đã nấu rất cẩn thận mấy món mà ba thích.

Chắc chắn nó chẳng giống cơm của mẹ nấu nhưng tôi nghĩ nó cũng không quá tệ.

Cô thư kí với mái tóc nâu chỉnh lại gọng kính khi thấy tôi. Có lẽ cô ấy bất ngờ.

Tôi vào phòng ba.

Gian phòng sơn màu ghi. Hơi trầm nhưng có vẻ nó hợp với không gian này.

Tôi ngồi trên chiếc sopha màu trắng sữa. Chờ ba vì ba tôi đnag họp trong phòng cùng vài người của công ti.

Tôi nhìn lên bàn làm việc của ba. Ở đó có 1 vài khung ảnh. 1 cái ảnh của tôi năm tôi vừa tốt nghiệp cấp 3. 1 là của mẹ. Cái ảnh đó hơi cũ. Nhưng người phụ nữ trong ảnh có đôi mắt nâu buồn rất đẹp. Đôi mắt như biết nói với nụ cười hờ hững. Gương mặt thanh tú.

Tôi nhìn sang bức ảnh thứ 3 là ảnh của cả nhà tôi. Tôi đứng sau lưng mẹ, vòng tay ôm lấy cổ mẹ.

Bức ảnh ấy chụp ngay trước ngày mẹ tôi chết.

Lúc người ta gửi ảnh đến thì mẹ tôi đã không còn nhìn thấy nữa. Mẹ đã rất muốn nhìn bức ảnh ấy vì đích thân mẹ đã chọn cho tôi bộ váy để mặc trong lúc chụp hình.

Ba tôi bước vào phòng nhìn tôi đang ngủ gục trên bàn.

Ba khẽ lay tôi dậy. Rồi lấy từ trong tay tôi bức ảnh của cả nhà. Nước mắt vẫn đọng lại trên lớp kính của khung ảnh.

Ba nói có 1 bất ngờ muốn dành cho tôi. Tôi nhìn ba tò mò.

Ba gọi điện cho ai đó nói vài câu rồi mỉm cười với tôi.

1 chút sau thì thấy cô thư kí của ba bước vào, mang theo 1 vé máy bay.

“Con nên đi đâu đó vài ngày. Sắp Tết rồi. Ba đặt vé cho con trong 3 hôm tết. Con cứ đi đi. Đừng lo cho ba. Ba ở nhà không buồn đâu. “

Tôi hỏi ba là tại sao nhất định phải đi vào Tết nguyên đán.

Ba nói rằng mẹ tôi đã mất 3 năm rồi mà tôi vẫn chưa dồng ý cho mẹ ra đi bởi vậy muốn tôi đi đâu đó để thấy rằng ở ngoài kia, người ta đã bước sang năm mới. 1 năm mới thực sự với những hi vọng mới.

Tôi mỉm cười.

Ai là người chưa đồng ý cho mẹ ra đi? Ba tôi biết rõ nhất đó là ông nhưng lại cho rằng tôi mới là người chưa chấp nhận chuyện đó.

Tôi cảm ơn ba rồi nói tự tôi sẽ sắm đồ để chuản bị du lịch.

Tết đang đến dần. Nhưng tôi chẳng có chút ý niệm nào về ngày này.

Khắp các chợ đều nhộn nhịp. TV liên tục cảnh báo về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán.

Cô giúp việc đã mua sẵn rất nhiều đồ ăn Tết ở trong tủ lạnh. Ngày mai cô ấy sẽ về quê đón Tết với gia đình.

Tôi chợt thấy hụt hẫng.

Gian nhà vắn vẻ hẳn. Ba tôi cũng bận. Cuối năm ai cũng bận.

Hình như chỉ có tôi là rảnh rỗi suốt ngày lên mạng.

Những trò game online cũng tranh thủ mấy ngày Tết đưa ra vô số những chiêu hút game thủ. Tôi không thích lắm mấy trò game này nhưng cũng thi thoảng chơi giết thời gian.

Tôi đã chuẩn bị kha khá cho chuyến đi du lịch tết này.

Lúc trước mẹ tôi còn sống, cho dù tôi có nài nỉ thế nào mẹ cũng không cho tôi đi xem bắn pháo hoa lúc giao thừa chứ đừng nói là đi đâu rời xa mẹ mấy hôm Tết. Mẹ nói Tết là lúc gia đình sum họp. Tôi có thể đi bất cứ đâu, bất cứ lúc nào nhưng nhất định phải ở nhà lúc giao thừa bởi mẹ muốn bữa cơm Tất niên tối 30 có mặt cả nhà.

Ấy thế mà bố tôi lại nói muốn tôi đi du lịch.

Tôi không chờ ba tôi tiễn. Tôi lên taxi tới 1 khách sạn thuê phòng. Vé máy bay đã bị tôi xé ngay buổi tối hôm ba đưa cho tôi.

Ba muốn tôi du lịch. Được. Tôi sẽ đi.

Nhưng khái niệm du lịch của tôi chỉ dừng lại ở mức dời khỏi nhà.

Hôm nay là 29 Tết. Khách sạn tôi thuê cũng đã treo cành đào. Nhìn rất đẹp. Những cái nụ xanh xanh trên cành cây khô khốc. Chỉ 2 hôm nữa chắc chắn cành đào ấy sẽ tràn đầy sức sống.

Vũ Anh hỏi tôi đang ở đâu. Tôi nói tôi ở Sài Gòn.

Ba tôi cũng gọi điện hỏi sao không chờ ba về rồi hẵng đi. Tôi nói tôi rất háo hức cho chuyến đi. Hẹn gặp ba vào ngày 5 Tết.

“ Cô đi du lịch Tết à? Ở Hà Nội có rất nhiều chỗ hay. Cô có cần tôi gọi taxi hộ không?”

Cô nàng tiếp viên hỏi khi thấy tôi rời khách sạn.

Tôi mỉm cười nói với cô ấy tôi là người Hà Nội.

Cô gái ngạc nhiên nhưng rồi cũng mỉm cười. Nghề nghiệp này hình như không được quá thắc mắc về khách hàng. 

 Tôi dời khách sạn, đi bộ 1 cách vô thức trên những con phố đông người đi lại. Tôi thích nhất là đi bộ như này. Chẳng có điểm dừng. Chẳng có điểm bắt đầu. Cứ đi và biết mình đang đi là được. Tôi lấy máy ảnh chụp lại vài bức. Những cảnh chợ Tết nhộn nhịp đông vui. Bất giác tôi nhận ra nụ cười của mình lạc lõng giữa những âm thanh huyên náo của khu chợ vỉa hè này.

Lúc trước đi chợ Tết với mẹ, tôi thấy rất mệt. Cứ đi bộ dọc các khu phố, lúi húi ngắm, chọn, mặc cả… Tất cả những thứ ấy khiến tôi phát mệt. Nhưng mẹ nói khi nào tôi là người phụ nữ và có 1 người chồng yêu mình thì những việc này rất thú vị. Việc đi chợ cũng giống như nêm 1 chút hương vị ngọt ngào vào bát súp. Đó là nghĩa vụ nhưng là 1 nghĩa vụ yêu thương.

Tôi không nhớ lắm những gì mà mẹ nói. Tới tận lúc này cũng thế. Tôi chỉ biết mẹ vẫn hay nói những câu rất triết lí với tôi. Rồi khi nhìn thấy sự ngơ ngác không hiểu của tôi thì mẹ lại phá lên cười và dặn là đừng quên những gì mẹ dạy, lớn lên khi con nhớ lại, con sẽ hiểu.

Tôi trở lại khách sạn lúc tối muộn. Lúc chập tối tôi đã rẽ vào 1 quán ăn. Thấy họ bày bán bánh trưng tự dưng lại thèm nên đã ăn 2 miếng bánh. Khách sạn vắng tanh. Ông chủ khách sạn mỉm cười chào tôi rồi hỏi vài câu qua loa lấy lệ.

Mình tôi ngồi trong căn phòng tiện nghi. Ánh đèn trắng sáng chiếu xuống gian phòng khiến nó có cảm giác lạnh lạnh. Tự dưng tôi thấy bụng mình bắt đầu đau lâm râm. Rồi càng lúc càng đau. Đau đến nỗi tôi cảm nhận rõ những giọt mồ hôi lạnh toát chạy dọc sống lưng. Tôi cố gắng bò lết tới chỗ để điện thoại gọi cho nhân viên tiếp tân. Phải đến gần 5’ sau, khi tôi tưởng như mình đã ngất thì mới có người nghe điện thoại.

Sau đó tôi thấy mình nhẹ bẫng đi 1 lúc. Có ai đó cứ ra sức gọi tôi, họ tát cả vào mặt tôi. Tôi thấy khó thở. Không thở nổi nữa. Cổ họng như có ai chặn lại.

Tôi cố mở mắt như lời ai đó yêu cầu. Tôi nhận ra mình đang ở trong bệnh viện.

1 dáng người quen thuộc nhìn tôi kinh ngạc…

Tôi không thể mở miệng nói gì mặc dù tai tôi vẫn nghe rõ giọng Vũ Anh. Vũ Anh gọi tên tôi. Anh ấy cứ lay lay, cố làm tôi tỉnh… nhưng tôi không thể mở mắt…

Giọng gọi cũng nhỏ dần trong tai tôi. Tôi không thở nổi. Không biết gì và cứ thế nhắm mắt.

Khi tôi tỉnh lại, thấy mình đang nằm trên giường, xung quanh chằng chịt những dây dợ.

Gương mặt Vũ Anh nhăn nhó nhìn tôi.

“Em bị ngộ độc. Suýt mất mạng đấy? Em đã ăn gì nào?”

“Bánh trưng. Mua ngoài chợ. Vì tự dưng em rất thèm”

“Một chút xíu nữa thôi là em mất mạng”

“Anh đã làm phấu thuật cho em à?”

“Chỉ là rửa ruột thôi.”

“Bác sĩ phẫu thuật tim có thể rửa ruột sao?”

“Được chứ. Đều học qua cả. Nó cũng không quá phức tạp”

Tôi mỉm cười nhẹ. Vũ Anh cúi xuống giường bệnh, hôn nhẹ lên môi tôi. 1 cái hôn phớt nhẹ.

“Em đã nói dối. Anh nghĩ em đang ở Sài Gòn.”

“Anh có gọi cho ba em không?”

“Bây giờ anh sẽ gọi.”

“Không. Xin anh đừng.”

“Tại sao?”

“Đừng gọi. Làm ơn… nếu anh gọi em… ba em sẽ rất lo.”

Vũ Anh vẫn ngồi bên cạnh tôi.  Tôi nói muốn ở 1 mình. Anh nếu bận cứ di làm việc của mình.

Vũ Anh có vẻ không muốn đi nhưng rồi anh ấy buộc phải đi vì hình như có bệnh nhân cấp cứu.

Hôm nay đã là 28 Tết vậy mà giờ này tôi còn cô đơn trong phòng bệnh viện. Tôi đưa tay dụi dụi mắt nhưng nước mắt cứ vậy mà tuôn ra. Sống mũi tôi cay xè.

Giồng như 1 đứa trẻ con khóc đòi mẹ. Tôi tự dưng cảm thấy nhớ mẹ. Trong tôi tràn ngập những sự bất an. Mẹ… Mẹ tôi chẳng phải đã chết rồi sao?

Chương 5 : Họ nghĩ chúng ta yêu nhau

Tôi đã có thể ngồi dậy.

Nhưng hôm nay đã là mùng 1 Tết.

Vũ Anh ở luôn trong bệnh viện thì phải. Tôi hỏi sao anh ấy không về nhà ăn Tết với gia đình.

Anh ấy nói không có gia đình.

Tôi hỏi bố mẹ anh đâu?

Anh ấy nói mình là trẻ mồ côi. Rôi mỉm cười bón cho tôi từng thìa cháo trắng. Tôi lắc đầu, gạt thìa cháo của Vũ Anh ra.

Tôi thừa nhận rằng mình không đến với Vũ Anh vì yêu anh ấy hay cía gì đó tương tự. Tôi đến với Vũ Anh, tiếp cận anh ấy chẳng qua cũng là vì tôi hận bác sĩ. Hận những người đã cứu chữa cho mẹ tôi khiến bà vĩnh viễn ra đi.

Nhưng trong cái lúc cô đơn này, có Vũ Anh ở bên cạnh, tự dưng tôi đã mủi lòng. Anh ấy là trẻ mồ côi. Anh ấy cũng đơn độc như tôi.

2 kẻ cô đơn dựa vào nhau đi trong cơn bão. Liệu có qua hay không? Hay rôi cơn bão sẽ nhấn chìm tất cả. Và thứ còn lại qua cơn bão chẳng qua là tiền… quyền… hay là thù hận.

Tôi nói với Vũ Anh tôi muốn xem phim. Anh ấy đem laptop của mình cho tôi. Nhưng tôi nói muốn xem ở rạp. Anh ấy từ chối.

“Em nên nghỉ đi.”

Tôi nằm im. Nhưng rồi lại chợt nhớ đến Vũ Anh. Anh ấy rất dịu dàng. Nhưng tại sao người trong bệnh viện lại nói anh ấy lạnh lùng. Phải chăng anh ấy cũng giống như các nhân vật chính các bộ phim tôi hay xem. Thường là nhân vật chính bề ngoài rất lạnh lùng nhưng bên trong lại rất ấm áp và dịu dàng. Nhất là với những người anh ta yêu.

“Khi yêu 1 người anh yêu họ bằng gì?”

“Bằng gì là bằng gì?”

“Bằng trái tim hay bằng cái đầu”

“Anh chẳng hiểu.”

Tôi im lặng không có ý hỏi thêm.

Ngồi trước mặt tôi bây giờ là 1 bác sĩ với áo blu trắng. Tôi ghét cái màu trắng tang tóc ấy. Nó bi thương và gợi lại trong tôi những cảm xúc xấu.

Tôi trải qua 3 ngày Tết. Cô đơn và lạc lõng.

Tôi lang thang khắp bệnh viện. Khám phá ra đủ thứ.

Tôi nhận ra hành lang của bệnh viện rất dài, rất rộng và cũng lộng gió nữa.

Nếu ban đêm, 1 mình tôi sẽ chẳng đủ can đảm đi hết cái hành lang. Thế nhưng Vũ Anh thì có. Anh ấy ngày nào cũng đi hết cái hành lang đến phòng bệnh thăm tôi.

Những y tá hằng ngày đến phát thuốc cho tôi đều hỏi tôi có ổn không? Có cần họ giúp đỡ gì không. Tôi ngạc nhiên trước thái độ của họ.

 Bệnh viện là nơi như này sao? Tôi nhớ trước kia đã từng đọc trên mạng 1 cái tin đại loại là bác sĩ và y tá vì không được nhận phong bì của bệnh nhân nên đã không phẫu thuật nhanh chóng cho bệnh nhân. Dẫn đến cái chết của bệnh nhân.

“Chuyện đó có thật không?”

“Thật”

“Vậy sao những người ở đây đối xử tốt với em vậy? em đâu có tiền cho họ.”

“Họ nghĩ em là bạn gái anh.”

“Thật à?”

“Ừ”

Tôi lặng im.

Phải rồi.

Đã có lúc tôi nghĩ Vũ Anh đúng là 1 bạn trai lí tưởng.

Anh ấy giỏi giang, thương yêu tôi, ngoại hình khá.

Nhưng tôi không nghĩ tôi và anh ấy sẽ là gì đó của nhau. Đơn giản vì tôi ghét nghề nghiệp của anh ấy. Ghét cái giọng nói lạnh tanh lúc anh ấy thông báo tin mẹ tôi mất.

TV đang chiếu lại chương trình hài hôm 30 Tết. Tôi tự hỏi liệu ba có ngồi xem không?

Suốt những hôm tôi nằm viện. Ba không gọi điên cho tôi. Tôi đoán là ba không gọi vì sợ làm hỏng cuộc vui của tôi.

Tôi biết ba chờ điện thoại của tôi. Nhưng mãi tận khi tôi thay bộ đồ bệnh viện ra, đặt chân ra khỏi cổng bệnh viện tôi mới gọi cho ba.

Chiếc taxi chạy khá nhanh. Tôi bấm chuông chờ cô giúp việc ra mở cửa. Nhưng thay vào đó lại là ba.

Đôi mắt ba ánh lên nụ cười với những niềm hạnh phúc riêng mà tôi không tả được. Đôi mắt đục đục, viền mắt đỏ. Mí mắt căng mọng. Đó là dấu hiệu dễ nhận ra của người mất ngủ.

Ba hỏi tôi chuyến đi có vui không. Tôi đã nói với ba là tôi không đi chuyến đi đó. Tôi bị ngộ độc và vào bệnh viện suốt những ngày Tết.

Ba nhìn tôi như thể không tin nổi vào những lời tôi nói. Tôi ôm chầm lấy ba. Muốn nói với ba rằng tôi rất yêu ông. Ông là người thân duy nhất còn lại của tôi.

Nhưng rồi lại thôi.

 Con người là vậy đấy. Cứ phải khi nằm trên giường bệnh chờ cái chết đến thì mới có đủ can đảm nói hết những tình cảm ẩn sâu. Mẹ tôi đã không kịp nói rằng mẹ yêu tôi và yêu ba. Mẹ cứ vậy ra đi, giữa những người mặc áo blu xa lạ và lạnh lùng.

Chương 5: Điều ba muốn

Ngôi biệt thự lộng lẫy màu hồng phấn vốn rất ấm áp. Ánh sáng trong căn phòng cũng gợi ra chút gì gần gũi.

Ba gắp thức ăn cho tôi. Ân cần và dịu dàng.

“Con lớn rồi. Cũng cần tìm 1 chàng rể cho ba đi.”

“Con không có.”

“Có cần ba giúp không?”

Tôi ngạc nhiên nhìn ba. Đôi mắt ba vẫn hết sức dịu dàng. Ba hẳn là mong tôi sớm kết hôn. Sớm tìm được hạnh phúc của riêng mình.

Đã hết tang mẹ. Tôi hoàn toàn có thể kết hôn. Tôi mỉm cười gật đầu đồng ý với ba rồi lại tiếp tục ăn.

Tôi vốn dễ thỏa mãn, hài lòng. Cái gì cũng được. Chỉ cần không làm tổn hại đến bản thân. Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ có 1 câu chuyện tình lãng mạn, cùng người thương yêu vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau. Tôi chỉ cần 1 người đàn ông bình thường, sống cuộc sống bình thường, hàng ngày chuẩn bị bữa sáng cho chồng. Tối đến chờ chồng về ăn cơm. Nếu có con, tôi sẽ chăm sóc nó hệt như mẹ chăm sóc tôi.

Vậy là cuộc sống hết sức đơn giản. Chẳng phải bận tâm nhiều. Nếu chẳng may cuộc sống không được như những gì tôi muốn thì tôi sẽ chạy trốn nó. Khóc rồi cười. Cuộc sống sẽ lại tiếp tục bình thường như trước.

Tôi lang thang 1 mình trong khu biệt thự nhà mình. Bây giờ đâng là đầu hè. Trời rất nóng.

Tôi ngồi ở mép bể bơi tự dưng muốn tắm.

Cảm giác nước mát lạnh ôm trọn lấy cơ thể tôi, đón nhận tôi như đón nhận 1 đứa con lâu ngày gặp lại.

1 vòng…

2 vòng…

Tôi đã bơi, bơi không biết mệt mỏi.

Cho đến khi tôi nhận ra có giọng nói từ phía trên thành bể bơi. Tôi tháo chiếc kính bơi, nhìn chăm chăm vào người con trai lạ xuất hiện trong nhà tôi. Bên cạnh là ba tôi và 1 người phụ nữ đứng tuổi mà tôi không quen biết. Có vẻ là khách của ba tôi.

Anh chàng nhìn tôi khá cao, gương mặt ưa nhìn.

Anh ta mỉm cười, chào tôi. Tôi cũng mỉm cười chào lại anh ta.

Sau đó anh ta biến mất cùng ba tôi. Họ đã vào nhà. Ba cũng kêu tôi mau vào nhà.

Tôi bước vào nhà với chiếc áo màu hồng phấn và chiếc chân váy màu trắng. Mẹ đã từng nói tôi nên mặc đồ màu rực rỡ hơn vì nó sẽ tạo cảm giác khỏe mạnh. Tôi chắc bây giờ nhìn tôi đúng kiểu 1 đài các tiểu thư cần bảo vệ.

Ba tôi giới thiệu tên anh ta là Duy. Anh ta là con trai của người quen cũ của mẹ. Hình như mẹ anh ta và mẹ tôi là bạn thân từ hồi trẻ. Sau đó gia đình anh ta di cư sang Mĩ.

Duy và mẹ anh thắp hương cho mẹ tôi.

Họ ở lại cùng ăn cơm tối với gia đình tôi.

Lâu lắm rồi bữa cơm tôi mới có đông người ăn như vậy.

Duy rất tự nhiên. Anh ấy không tỏ vẻ khách sáo và xa lạ mấy. Thân thiện và dễ gần. Anh ấy kể chuyện khiến tôi không thể không cười. Cái cánh anh ấy phát âm tên tôi cũng hơi lơ lớ khiến ba tôi rất thích thú. Thay vì gọi tôi là Ái Linh. Anh ấy gọi tôi là Ai Linh hay cái gì đó.

Mãi về sau tôi mới biết người nước ngoài, thậm chí là người sống lâu ở nước ngoài rất khó phát âm thanh sắc trong chữ Ái.

Mẹ Duy nói tôi nhìn khá giống mẹ. Nhưng Duy lại nói tôi giống ba.

Ba tôi khẳng định tôi giống mẹ. Có khác chỉ khác nụ cười giống ba.

Duy nói anh ấy chỉ để ý lúc tôi cười nên thấy tôi giống ba. 

Tôi hơi mỉm cười, rót cho mọi người 1 chút vang đỏ rồi nói họ nên kết thúc bàn tán sắc đẹp của tôi ở đây.

Cảm giác thú vị của bữa ăn này khiến tôi nhớ lại những ngày có mẹ. Lúc ấy bữa cơm lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười.

Sau bữa cơm, ba gợi ý tôi đưa Duy đi chơi Hà Nội.

Tôi đồng ý cùng anh ấy đi dạo 1 vòng.

Gió mùa hè khá mát. Tôi cùng Duy đi 1 vòng quanh hồ Gươm. Xung quanh chúng tôi có biết bao cặp tình nhân khác. Họ nắm tay, khoác vai nhau đi vui vẻ.

Duy nói đây là lần đầu tiên anh được ăn những món ăn Việt Nam giữa không khí gia đình ấm cũng như vậy.

Tôi mỉm cười nói ở Hà Nội có rất nhiều món ngon nếu anh ấy thích tôi sẽ dẫn anh ấy đi ăn.

Duy rất thích thù và nói tôi dẫn anh đi ngay có được không.

Tôi nói bây giờ tôi không thể ăn thêm vì tôi đã quá no.

Sau bữa cơm đó, Duy vẫn hay đến nhà tôi. Tôi cũng dẫn Duy đi khắp nơi chơi.

Duy thân thiện, hoạt bát lúc nào cũng khiến tôi cười.

Tôi cùng Duy đi ăn uống. Ngày nào tôi cũng về nhà với cái bụng no tròn. Và thực sự cảm thấy thỏa mãn với những điều hiện có.

Phải đến hơn 1 tháng, tôi không liên lạc với Vũ Anh. Có đôi lúc cũng chợt nhớ tới anh như 1 cảm xúc bâng quơ. Nhưng rồi lại có lúc quên bẵng anh giữa nhưng lúc chơi đùa cùng Duy.

Thứ tình cảm dành cho Vũ Anh không thể nói là yêu.

Nhưng tôi thấy nhớ anh như 1 thói quen của cuộc sống.

Lúc tôi còn đang ngủ trưa thì nhận được điện thoại từ Vũ Anh. Anh ấy nói tôi hãy đến bệnh viện vì có việc.

Vậy là tôi bật dậy.

Chạy ngay vào bệnh viện.

Khi tôi tới nơi nhìn thấy Phượng đang nằm trên giường bệnh. Người nhà cô bé cứ khóc lóc, lay giật cô bé dậy. Nhưng đôi mắt cô bé vẫn nhắm nghiền, gương mặt trắng tái đi.

Tôi hốt hoảng nhìn xung quanh.

Vũ Anh đứng bên cạnh tôi. Tôi quay sang anh ấy nhìn như muốn hỏi chuyện gì xảy ra.

“Em đến muộn. Phượng đi rồi.”

“Tại sao chứ? Không phải anh nói cô bé sẽ ổn sao? Không phải ca phẫu thuật rất tốt đẹp sao? Anh đã lừa em đấy hả? Cô bé đã được xuất viện cơ mà… Tại sao?”

Vũ Anh ra hiệu cho tôi hạ nhỏ tiếng rồi kéo tôi ra ngoài.

Nhưng tôi hất tay anh ra và cứ tiếp tục tra khảo vặn vẹo.

“Tại sao? Tháng trước em vẫn còn gặp Phượng… em ấy rất khỏe mạnh, cười rất nhiều… tại sao nói chết là chết được… Anh đã không cố hết sức để cứu cô bé? Bác sĩ các anh toàn như nhau cả. Lúc nào cũng thờ ơ và lạnh lùng… “

Vũ Anh im lặng nhìn tôi. Cái nhìn khiến tôi phải im lặng.

Rồi anh ấy lạnh lùng bỏ đi. Không hề nói gì cũng chẳng có biểu hiện gì trên gương mặt.

“Cô Ái Linh… không phải tại bác sĩ Vũ Anh… là tại con bé số khổ. Cơ thể nó đã bài xích trái tim ấy. Là tại nó.”

Ba của Phượng vỗ vai an ủi tôi.

Giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt khắc khổ của người đàn ông đó.

Tay ông run run đưa cho tôi 1 tờ giấy. Trên đó có nét vẽ nghệch ngoạc của trẻ con.

Đó và bức tranh vẽ 1 em bé ngồi dưới trời mưa. Có 1 người đứng sau lưng em bé, cầm cái ô che cho em bé ấy.

“Con gái tôi vẽ đấy. Nhờ cô gửi đến bác sĩ Vũ Anh.”

Tôi lặng im. Cầm bức tranh, thẫn thờ bước ra khỏi phòng bệnh.

Chân tôi bước vô định giữa dãy hành lang dài lát gạch màu trắng, đầy mùi thuốc khử trùng. Thứ mùi hắc hắc khó chịu đó xộc vào mũi tôi khiến tôi tự dưng cảm thấy chóng mặt.

Tôi ngồi xuống chiếc ghế màu xanh trong dãy ghế dài dùng để chờ khám bệnh.

Bây giờ là giữa trưa rồi. Chẳng ai ở đây hết.

Tôi im lặng nhìn bức tranh. Nước mắt căng mọng trong mắt khiến cảnh vật trước mặt tôi nhòe đi.

Tôi cảm nhận có ai đó đang vỗ vai tôi. Tôi giật mình mở mắt ra.

Hóa ra tôi đã ngủ ngay trên hàng ghế dài này.

“Em chưa về sao?”

“Bây giờ em sẽ về.”

Vũ Anh ngồi xuống bên tôi. Anh ấy nhìn vào tờ giấy với hình vẽ loằng ngoằng trong tay tôi.

“Cái này là Phượng vẽ… ba cô bé ấy nói em đưa cho anh.”

Vũ Anh nhận bức tranh từ tay tôi. Bình thản cầm bức tranh rồi mỉm cười.

“Cô bé ấy biết tên anh nghĩa là mưa.”

“Vậy à? Tên ấy là do mẹ nuôi đặt cho anh.”

Tôi lặng im. Rồi đứng dậy, trở về.

Bỏ lại mình Vũ Anh ngồi trên hàng ghế xanh lạnh lẽo ấy.

Chương 6: Bữa cơm cuối cùng.

Ba hỏi tôi Duy là người thế nào.

Tôi nói đó là người khá sôi nổi, nhiệt tình và đáng tin.

Ba nói mẹ Duy và mẹ tôi đã từng có ý định làm thông gia với nhau. Ba hỏi tôi có muốn kết hôn với Duy không?

Tôi hỏi ba đã nói với Duy chuyện này chưa?

Ba tôi nói Duy muôn được kết hôn với tôi nên mới nhờ mẹ anh ấy hỏi ba tôi.

Tôi mỉm cười khi nghĩ đến Duy rồi gật đầu với ba.

 Tối hôm đó tôi lại cùng Duy đi ăn đồ nướng. Duy rất thích mấy món đồ nướng.

“Em không sợ béo chứ?”

“Em đang cần tăng cân.”

“Vậy ngày mai chúng ta ăn tiếp nhé.”

“Được thôi. Nhưng mai em sẽ dẫn anh đi ăn món khác.”

“Gì vậy?”

“Chè bưởi nhé. Hay mai đến nhà em. Bác Liên làm món đấy rất ngon”

“Được.”

Duy mỉm cười, nhẹ nhàng khoác vai tôi.

Tôi không có ý phản đối.

“Mẹ anh rất quý em. Mẹ anh muốn có 1 cô dâu Việt.”

“Vậy à?”

“Mẹ anh nói người phương đông rất tế nhị. Mẹ anh đã nói nhớ ba em hỏi em vài chuyện. Anh thấy thật buồn cười.”

“Buồn cười gì?”

“Thì chuyện của chúng ta đương nhiên phải đối mặt trực tiếp mà nói rồi.”

“Thế anh đang muốn nói gì?”

“Anh rất thích em.”

Tôi chợt cười trước sự thẳng thắn của Duy.

“Anh đã phát âm chuẩn tên em chưa?”

Duy ngạc nhiên nhìn tôi.

“Hình như không liên quan gì đến chuyện anh nói.”

“Khi nào anh phát âm chuẩn tên em thì chúng ta kết hôn nhé.”

Duy bật cười. Anh ấy nắm lấy tay tôi.

“Ái Linh”

“Chuẩn rồi đấy.”

Tôi mỉm cười. Duy hôn lên môi tôi nhẹ nhàng. Hơi thở anh ấy rất nhẹ nhàng như sợ làm tôi tổn thương.

Tôi có thể cảm nhận được sự trân trọng mà Duy dành cho tôi. Và tôi biết Duy rất chân thành với tôi.

Duy đến nhà tôi lúc sáng sớm.

Cùng ba và tôi ăn sáng.

Duy rất tự nhiên và thỏa mái cười đùa. Duy khiến không khí trong nhà tôi ấm áp hơn. Ba tôi cũng rất vui.

Khi ba đã đi làm, tôi cùng Duy giúp bác Liên làm chè.

Duy hóa ra chẳng hề biết vào bếp. Anh ấy chẳng thể ở yên trong bếp mà cứ chạy ra chạy vào, nhìn có vẻ tất bật nhưng thực ra chẳng có việc gì.

“Con gái Việt Nam ai cũng biết nấu ăn à?”

“Không… có khá nhiều người không biết gì. Giống anh vậy.”

Vũ Anh cười chữa thẹn.

“Tiểu thư Ái Linh từ nhỏ cũng được chiều. Nhưng lớn lên thì cũng tự giác xuống bếp nấu cơm cùng bà chủ. Vậy nên cũng biết nấu kha khá món.”

Bác giúp việc chen lời vào, miệng tủm tỉm cười.

“Thật ư? Em tự giác xuống bếp à?”

“Biết nấu ăn cũng tốt mà.”

Duy nhìn tôi tỏ vẻ thán phục. Cũng còn cả ngạc nhiên nữa.

Tôi là con gái duy nhất. Quen được nuông chiều. Nhưng tôi tự tin nói mình là 1 đứa con ngoan. Tôi lúc nào cũng nghe lời cha mẹ. Từ nhỏ đến lớn chẳng lúc nào khiến ba mẹ tôi phát cáu.

Mẹ nói tôi bản tính nhu mì, hiền lành nên lúc nào cũng sợ tôi ra ngoài bị người ta bắt nạt.

Để mẹ yên tâm, tôi đã học 1 khóa karate. 1 khóa huấn luyện giao tiếp.

Vậy mới khiến mẹ an tâm hơn về tôi.

Duy nắm tay tôi hỏi tôi nghĩ gì mà ngây mặt ra.

Tôi nói tôi nghĩ tới anh.

Duy nói anh đoán em nghĩ đến người khác.

Tôi mỉm cười.

Khi bác Liên mang nồi chè lên thì cũng là lúc điện thoại bàn nhà tôi đổ chuông.

Bác Liên nghe điện thoại rồi nhìn tôi. Tôi đưa mắt nhìn bác.

Rồi trong khoảng khắc ấy…

Tôi không nhớ gì.

Không hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra.

Giống hệt như cách đây 3 năm về trước. Khi tôi đang cùng bạn đi leo núi thì lái xe của ba tôi đến đón tôi đi. Cái ánh mắt bác Liên nhìn tôi lúc đó cũng hệt như ánh mắt của người lái xe nhìn tôi.

Tôi lần mò trong những sợi dây kí ức. Khẩu hình miệng của bác Liên lúc đó tôi có thể tạm dịch được “ Ông chủ bị tai nạn giao thông”

Chương 7.  Ba và mẹ đã yêu nhau như thế đấy

Ba tôi nằm trong viện.

Căn phòng màu trắng. Sơn màu trắng, ga trải giường màu trắng, gối trắng, chăn trắng.

Nó gợi cho tôi cảm giác mơ hồ khi bước vào căn phòng này. Giống như 1 căn phòng làm việc của chúa với màu trăng tinh khôi. Mà liệu có đúng là căn phòng của chúa cũng màu trắng tinh khôi không chứ?

Tôi ngồi bên giường ba. Nắm lấy tay ba.

Người thân duy nhất của tôi lúc này đang nằm đây, trên chiếc giường bệnh này.

Ông nhắm mắt, không nhìn tôi. Cùng không cười với tôi.

Tôi lặng đi chưa biết phải nói gì với ba.

Nói rằng ba đã bị liệt. Hoàn toàn không còn có thể cử động lại… hay nói rằng mọi việc rồi sẽ qua. Rằng vẫn có những người nỗ lực tập luyện để hồi phục lại và con tin ba cũng sẽ vượt qua.

Tôi nắm đôi bàn tay ba.

Ba liệu có cảm giác được tôi đang nắm tay ông không?

 Vũ Anh vỗ nhẹ vai tôi.

Tôi nhận ra bàn tay của anh ấy.

“Chúng ta phải ra ngoài…Hết giờ thăm rồi.”

Tôi lặng lẽ theo Vũ Anh ra khỏi phòng hồi sức.

Duy đang ở ngoài chờ tôi. Anh ấy vội đón lấy tôi ngay khi tôi bước ra khỏi phòng bệnh.

Tôi biết trong lúc tôi còn không đứng vững, Duy đã hất tay của Vũ Anh ra và đón lấy tôi.

Tôi biết trong cái hất tay đó có sự chiếm hữu. Nhưng tôi không muốn quan tâm đến 2 người đàn ông đó. Họ làm gì mặc họ. Cái tôi quan tâm là ba tôi đang nằm trong kia và chờ tỉnh lại.

 Về nhà. Lặng lẽ nhìn khắp gian phòng. Lạnh lẽo. Tôi chợt nhìn thấy ảnh của mẹ trên ban thờ, Nước mắt cứ vậy rơi mãi, rơi mãi. 

 Khắp nhà toàn mùi hương.

Tôi đã thắp hương cho mẹ. Cầu xin mẹ đừng mang ba của tôi đi. Cầu xin mẹ hãy để ba lại bên tôi.

Mặc dù tôi biết ba tôi vẫn sống. Vẫn còn hi vọng. Nhưng tôi có cảm giác như ba sẽ bỏ tôi và đi cùng mẹ.

Ba và mẹ yêu nhau.

Ba sẽ bỏ tôi mà theo mẹ.

Tôi có thể hiểu…

Nhưng còn tôi? Tôi sẽ như thế nào? Sống cô độc và mãi không thể hiểu nổi chuyện gì đang diễn ra.

Sáng ra tôi lại vào viện từ rất sớm. 

 Vũ Anh đến bên tôi. Đưa cho tôi 1 hộp sữa tươi. Yêu cầu tôi uống hết. Tôi ngoan ngoãn nghe lời, Rồi Vũ Anh nắm lấy tay tôi và vỗ nhẹ vào vai tôi.

“Anh vừa hỏi bên bác sĩ điều trị cho ba em. Họ nói nếu chăm chỉ tập luyện và có nghị lực thì ba em sẽ đi lại được bình thường.”

Tôi nhìn Vũ Anh. Đôi mắt tôi xoáy sâu vào mắt anh.

Vũ Anh kinh ngạc hỏi tôi có ổn không? Nhưng tôi lại mỉm cười nói tôi muốn ở 1 mình và anh làm ơn hãy đi đi.

Vũ Anh lặng lẽ đứng dậy.

Nhưng rồi anh ấy lại không thể đi.

“Người vào viện hôm ấy là ai?”

Cuối cùng Vũ Anh cũng hỏi đến Duy.

Nên là như vậy. Vũ Anh nên biết về Duy. Chắc chắn anh ấy đã rất thắc mắc về người đàn ông đã hất tay anh ấy ra khi anh ấy chạm vào tôi.

“Đó là Duy. Em sẽ kết hôn với Duy. Ba em rất muốn em kết hôn với Duy.”

“Em sẽ kết hôn với anh ta thật sao?”

“Anh ấy có gì không ổn à?”

“Không. Nhưng em yêu cậu ta à?”

“Không. Nhưng Duy yêu em. Vậy là đủ.”

“Nếu chỉ cần 1 người yêu em… thì anh cũng yêu em.”

Vũ Anh ngập ngừng nói ra những lời đó. Rồi nhìn tôi chờ đợi câu trả lời.

Tôi không ngạc nhiên trước lời nói của Vũ Anh. Tôi biết Vũ Anh yêu tôi. Và đôi khi trong những lúc tĩnh lặng tôi cũng biết mình yêu Vũ Anh. Nhưng những điều ấy vốn dĩ chẳng có thể thay đổi chuyện gì.

“Nhưng ba em muốn em kết hôn với Duy.”

“Ba em muốn? Thế còn em.”

“Em cũng muốn.”

“Em muốn vì ba em muốn thôi… phải vậy không?”

“Ừ.”

“Nếu vậy… hãy cho anh 1 cơ hội đi. Anh sẽ thuyết phục ba của em… chỉ cần em đồng ý anh…”

“Anh có tin vào linh cảm không?”

“Linh cảm gì?”

“Mẹ đang gọi ba đi đấy. Không có thời gian cho anh thuyết phục đâu. Sẽ sớm thôi… ba sẽ theo mẹ em…”

“Chẳng phải mẹ em chết rồi sao?”

Tôi nhìn Vũ Anh.

Vũ Anh nói ra từ chết lúc nào cũng nhẹ nhàng. Đó cũng là điều khiến tôi không hài lòng nhất.

Chết.

Phải rồi… tôi linh cảm được những suy nghĩ của ba.

Ba bị liệt. Ba không nói được, không cử động được. Nhưng mắt ba… đôi mắt lúc nào cũng mơ màng như còn đang vương vấn hạnh phúc của tôi… đôi mắt ấy khiến tôi cảm nhận được suy nghĩ của ba.

Thật buồn cười khi cùng trong 1 nơi, 1 thời gian, 1 địa điểm tôi gặp được cả Vũ Anh và Duy.

Duy đến ngay sau Vũ Anh 1 chút. Duy mỉm cười chào Vũ Anh 1 cách lịch sự. Vũ Anh cũng vậy.

Duy khoác vai tôi nói rằng tôi nên đi nghỉ 1 chút. Rồi tôi tiễn Vũ Anh đi. Và nghe lời Duy đi nghỉ.

Chương 8: Cảm ơn sự sắp đặt của ba

Ba tôi đưa mắt nhìn tôi.

Đôi mắt ba cứ hấp háy nhìn tôi như muốn nói gì đó. Nhìn ông khó nhọc ra hiệu cho tôi bằng đôi mắt, tôi như muốn nấc lên.

“Ba … con biết… con biết điều mà ba muốn làm với con rôi. Con hiểu rồi ba à… con sẽ kết hôn với Duy. Ngay trong tháng này… Bởi vậy ba đừng lo cho con… Ba cứ yên tâm… Con sẽ sống thật hạnh phúc với Duy…”

Tôi nấc lên và nói với ba.

Cổ họng tôi như nghẹn lại, nói cũng khó thành lời.

Đôi mắt ba như đang cười hài lòng. Rồi 1 cách khó nhọc, tôi thấy khóe miệng ông hơi nhếch lên như cười.

Ba hài lòng. Hài lòng vì tôi hiểu những gì ông muốn nói.

Duy khoác vai tôi, để tôi dựa đầu vào ngực anh mà khóc.

Tôi biết rằng ở ngoài gian phòng này, có 1 đôi mắt đang nhìn tôi. Đôi mắt lạnh lẽo ấy chắc hẳn đang nuối tiếc gì đó.

Mọi việc chuẩn bị cho hôn lễ đều do bác Liên thay tôi chuẩn bị.

Ba của Duy cũng rất hài lòng về tôi giống mẹ anh vậy.

Ba mẹ Duy không hiểu những linh cảm của tôi.

Cả Duy cũng vậy. Họ cũng như Vũ Anh, tin rằng ba tôi đã tỉnh nghĩa là sẽ ổn. Họ không tin những gì tôi nói. Không tin là mẹ đang chờ ba và ba đã sẵn sàng lên đường. Tuy vậy ba mẹ Duy cũng muốn chúng tôi nhanh chóng kết hôn.

Hôn lễ diễn ra mà thiếu đi ba dắt tay tôi vào lễ đường.

Ba chắc hẳn nuối tiếc lắm. Nhưng ba không phải tận hưởng niềm nuối tiếc ấy lâu.

Ngay sau hôm chúng tôi làm lễ cưới. Ba đã đi…

Mà không… là ba đã chết.

Chết…

Đó là sự thanh thản của người đi và sự nuối tiếc của người ở lại.

Sẽ chẳng ai biết phòng làm việc của chúa có màu gì trừ phi họ đi gặp chúa.

Phải rồi…

Giờ tôi là vợ của Duy. Tôi có 1 người chồng giống như bao người khác. Sáng nào tôi cũng dậy sớm làm bữa sáng cho Duy và tối chờ anh ấy về cùng ăn. Tôi cũng có cả ba mẹ chồng, những người thương yêu tôi như con gái trong nhà.

Ba và mẹ tôi chắc hẳn đang rất hạnh phúc khi họ cùng ở trên thiên đường và nhìn tôi được yêu thương như vậy.

Trong tôi vẫn còn chút kí ức về 1 câu chuyện không đầu không cuối của tôi với vị bác sĩ trẻ.

“ Tên cô là gì nhỉ?”

“ Ái Linh”

“ Giống Trương Ái Linh?”

“ Lê Ái Linh. Bác sĩ tên Vũ Anh?”

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#youtube