yêu không mà nhìn 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kỹ thuật chuyển mạch

Câu 1: Sơ đồ cấu trúc mạng viễn thông và chức năng

· Sơ đồ:

· Chức năng:

Thiết bị đầu cuối: sử dụng để giao tiếp giữa một mạng và người hay máy móc, bao gồm máy điện thoại, máy fax, máy tính… Thiết bị đầu cuối chuyển đổi thông tin sang tín hiệu điện và trao đổi các tín hiệu điều khiển với mạng lưới.

Thiết bị chuyển mạch: có nhiệm vụ là thiết lập một đường truyền dẫn giữa các thuê bao bất kỳ (đầu cuối) và chia sẻ đường truyền dẫn để một mạng lưới có thể được sử dụng một cách kinh tế.

Thiết bị chuyển mạch được phân chia thành tổng đài nội hạt: cung cấp dịch vụ trực tiếp thuê bao và tổng đài chuyển tiếp: được sử dụng như một điểm chuyển mạch cho lưu lượng giữa các tổng đài khác.

Thiết bị truyền dẫn: được sử dụng để nối thiết bị đầu cuối với nhau, giữa các tổng đài với nhau hoặc giữa các tổng đài và các thuê bao để truyền đi các tín hiệu điện nhanh chóng và chính xác.

Thiết bị truyền dẫn có thể là các cáp kim loại (cáp đồng trục, cáp xoắn,feeder…), cáp quang hoặc sử dụng các sóng vô tuyến.

Câu 2: nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật chuyển mạch, đánh số đồng bộ mạng viễn thông

Tín hiệu số : là tín hiệu rời rạc theo thời gian, thường có 2 mức là mức cao và mức thấp hay logic cao vào logic thấp

Trong tổng đài, mạng viễn thông, tín hiệu số ban đầu là tín hiệu PCM, nó có các đặc điểm:

- Là tín hiệu số liên tiếp, các từ mã nối tiếp nhau, mỗi từ mã có 8 bit

- Trong đó bit già nhất là bit dấu, 7 bit còn lại là các bit mang thông tin

- Tần số lấy mẫu fmẫu = 8kHz, tốc độ bit 64kbps

Tín hiệu PCM trước khi vào chuyển mạch được ghép kênh lại thành tín hiệu PCM-30 ( tổng đài nội hạt)

Với tín hiệu PCM-30 theo tiêu chuẩn châu Âu, có yêu cầu chặt chẽ về khung và đa khung

- Tổ chức đa khung: Tmf = 2ms, một đa khung có 16 khung, F0-F15. 1 tín hiệu quan trọng là tín hiệu đồng bộ đa khung, có khung lẻ, khung chẵn

- Tổ chức khung của tín hiệu PCM-30 có chu kì Tf = 125µs , một khung có 32 khe thời gian từ TS0-TS31 trong đó TS0 và TS16 được dùng làm kênh đặc biệt, 30 kênh thoại còn lại chia làm 2 gồm 15 kênh chỉ số thấp và 15 kênh chỉ số cao

Quá trình tạo ra tín hiệu PCM gồm 3 bước là lấy mẫu, lượng tử hóa và mã hóa

Đồng bộ mạng viễn thông:

Khi một mạng số được xây dựng, tín hiệu số tạo ra các tần số (tần số đồng hồ) phải được thống nhất một cách chính xác để truyền và nhận thông tin giữa các tổng đài và thiết bị truyền dẫn. Mặt khác, sự khác nhau đó phát sinh giữa tốc độ truyền dần tín hiệu và tốc độ nhận tín hiệu tại mỗi trạm, tạo ra thông tin sai lệch.

Phương pháp để đồng nhất tần số đồng hồ trong một mạng được gọi là hệ thống đồng bộ mạng lưới. Hệ thống đồng bộ mạng lưới có thể được phân loại thành hệ thống cận đồng bộ (hay độc lập), hệ thống đồng bộ chủ-tớ, và hệ thống đồng bộ tương hỗ.

Hệ thống cận đồng bộ: Một bộ dao động được lắp đặt một cách độc lập tại mỗi trạm của mạng, mà từ đó tín hiệu đồng hồ cơ bản được cung cấp. Hệ thống này được sử dụng cho viễn thông quốc tế. nó có ưu điểm là linh hoạt trong mở rộng, điều chỉnh và loại bỏ mạng lưới. Không cần một mạng phân phối đồng hồ. tuy nhiên cũng có 1 số nhược điểm là một đồng hồ tin cậy cao (như đồng hồ nguyên tử) cần thiết cho mỗi trạm. Cần thiết một cấu hình phức tạp của các đồng hồ trên. Chi phí cho đồng bộ mạng cao.

Đồng bộ chủ-tớ: Một đồng hồ tin cậy cao được lắp đặt tại một trạm xác định (được gọi là trạm chủ) trong mạng lưới. Ngoài ra, các tín hiệu đồng hồ tin cậy cao được phân phối từ trạm chủ đến trạm khác (được gọi là các trạm tớ) phân qua mạng phân phối đồng hồ. Các tín hiệu đồng hồi này được tái tạo lại trong một thiết bị đồng bộ mạng được cài đặt trong các trạm tớ để đồng nhất chúng với tần số trạm chủ trong mạng lưới. Hệ thống này có ưu điểm là không cần đồng hồ tin cậy cao cho mỗi trạm. Tuy nhiên nó lại cần một mạng phân phối đồng hồ. (một đường truyền dẫn chung có thể được sử dụng) và có thể có lỗi và rối loạn đường truyền trong đường phân phối đồng hồ có ảnh hưởng đến các trạm tớ.

Đồng bộ tương hỗ

Đồng hồ biến đổi được lắp đặt tại mỗi trạm trong mạng được điều khiển một cách tương hỗ bởi các tín hiệu đồng hồ của các trạm khác để tạo ra một đồng hồ thống nhất chung cho tất cả các trạm trong mạng lưới. Ưu điểm của nó là không cần đồng hồ độ tin cậy cao trong mỗi trạm của mạng lưới, không đòi hỏi sự phân cấp giữa các trạm (không giống như hệ thống đồng bộ chủ-tớ). Tuy nhiên khi một đồng hồ của một trạm trong máng lưới bị hỏng, nó ảnh hưởng tới toàn bộ mạng lưới. Và do đường phân phối đồng hồ được cấu tạo vòng. Điều này làm cho cách ly lỗi khó khăn.

Câu 3: chuyển mạch thời gian số, không gian số ( sơ đồ cấu trúc, nguyên lý hoạt động, đặc điểm)

Chuyển mạch thời gian số:

· Sơ đồ cấu trúc chuyển mạch thời gian số

· Nguyên lý hoạt động

Phương pháp điều khiển đầu ra. (Ghi tuần tự. Đọc có điều khiển- SWRR).

Khi nhận được yêu cầu thiết lập tuyến nối giữa một đầu vào với một đầu ra, ví dụ giữa TS3 với TS8. Bộ điều khiển trung tâm thực hiện:

· Ghi thông tin địa chỉ vào RAM địa chỉ: Tại ngăn nhớ số 8 của RAM địa chỉ. Bộ điều khiển trung tâm ghi thông tin địa chỉ là 3.

· Quá trình ghi thông tin thoại vào RAM tin: Quá trình ghi thông tin thoại vào RAM tin chịu sự điều khiển của điều khiển trung tâm, cụ thể là điều khiển trung tâm sẽ ghi lần lượt vào RAM tin (đồng bộ với tuyến PCM đầu vào). Vì vậy tại thời điểm của khe thời gian đầu vào TS3 việc Ghi vào RAM tin được thực hiện tại ngăn nhớ 3 của RAM tin.

· Quá trình Đọc thông tin thoại từ RAM tin: Điều khiển trung tâm điều khiển việc đọc thông tin thoại từ RAM tin chịu sự điều khiển của điều khiển trung tâm (đồng bộ với tuyến PCM đầu ra). Đến thời điểm của khe thời gian TS8, điều khiển trung tâm sẽ đọc đến ngăn nhớ số 8 của RAM địa chỉ và nhận được nội dung thông tin địa chỉ là 3. Với thông tin này Điều khiển trung tâm sẽ điều khiển việc đọc ngăn nhớ số 3 của RAM tin.

Như vậy tại đầu ra của trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số, tại thời điểm TS8 có nội dung thông tin thoại của TS3 đầu vào. Ta nói rằng đã thực hiện được việc thiết lập tuyến nối giữa TS3 với TS8.

Quá trình thiết lập tuyến nối giữa TS3 và TS8 được mô tả như hình dưới

Điều khiển

Chuyển mạch khe thời gian số điều khiển đầu ra

0

31

CM

0

31

SM

Điều khiển

Bộ đếm khe thời gian

(0-31)

TS3

Số liệu vào

TS8

Số liệu ra

8

8

3

Để thiết lập được tuyến đàm thoại thì tuyến nối giữa TS8 với TS3 cũng phải được thiết lập. Tuyến nối giữa TS8 với TS3 được thiết lập tương tự như trường hợp trên chỉ có khác là chỉ số TS3,TS8 có thay đổi.

Phương pháp điều khiển đầu vào (Ghi có điều khiển, Đọc tuần tự RWSR)

Khi nhận được yêu cầu thiết lập tuyến nối giữa một đầu vào với một đầu ra, ví dụ giữa TS3 với TS8. Bộ điều khiển trung tâm thực hiện:

· Ghi thông tin địa chỉ vào RAM địa chỉ: tại ngăn nhớ số 3 của RAM địa chỉ, bộ điều khiển trung tâm ghi thông tin địa chỉ là 8.

· Quá trình ghi thông tin thoại vào RAM tin: Quá trình ghi thông tin thoại vào RAM tin chịu sự điều khiển của điều khiển trung tâm, cụ thể là điều khiển trung tâm sẽ đọc lần lượt vào RAM địa chỉ (đồng bộ với tuyến PCM đầu vào). Vì vậy tại thời điểm của khe thời gian đầu vào TS3 điều khiển trung tâm đọc đến ngăn nhớ số 3 nhận được thông tin địa chỉ là 8. Thông tin này được điều khiển trung tâm sử dụng để điều khiển việc ghi vào RAM tin, vì vậy tại ngăn nhớ 8 của RAM tin sẽ được điêu khiển để ghi thông tin thoại tại thời điểm TS3.

· Quá trình đọc thông tin thoại từ RAM tin: Điều khiển trung tâm điều khiển việc đọc thông tin thoại từ RAM tin là lần lượt (đồng bộ với tuyến PCM đầu ra) tức là tại thời điểm khe thời gian TS1 RAM tin được đọc tại ngăn nhớ số1, tại thời điểm khe thời gian TS2 RAM tin được đọc tại ngăn nhớ số 2. Đến thời điểm của khe thời gian TS8, điều khiển trung tâm sẽ đọc đến ngăn nhớ số 8 của RAM tin và nhận được nội dung thông tin thoại của khe thời gian TS3 đầu vào trước đó. Như vậy, tại đầu ra của trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số, tại thời điểm TS8 có nội dung thông tin thoại của TS3 đầu vào.

Ta nói rằng đã thực hiện được việc thiết lập tuyến nối giữa TS3 với TS8.Quá trình thiết lập tuyến nối giữa TS3 và TS8 theo phương thức điều khiển đầu vào được mô tả như hình vẽ sau

Chuyển mạch khe thời gian số điều khiển đầu vào

Điều khiển

0

31

CM

0

31

SM

Điều khiển

Bộ đếm khe thời gian

(0-31)

TS3

Số liệu vào

TS8

Số liệu ra

3

8

8

Để thiết lập được tuyến đàm thoại thì tuyến nối giữa TS8 với TS3 cũng phải được thiết lập. Tuyến nối giữa TS8 với TS3 được thiết lập tương tự như trường hợp trên chỉ có khác là chỉ số TS3, TS8 có thay đổi.

Chuyển mạch không gian số

Sơ đồ chuyển mạch không gian số

Điều khiển đấu nối qua trường chuyển mạch:

1

W

1

W

1

W

1

W

Các

đường vào

Các đường ra

1

2

3

1

2

3

. .... ...

. ... ..

. ... .. ..

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Bus địa chỉ

Các bộ nhớ điều khiển đấu nối

Khối chuyển mạch

Điểm nối logic AND

. ...

Trường chuyển mạch không gian số

Bộ điều khiển thực hiện đọc lần lượt các ngăn nhớ của bộ nhớ điều khiển đấu nối đồng bộ với tuyến PCM. Đến thời điểm của khe thời gian TS2, bộ điều khiển đọc đến ngăn nhớ số 2 của CM3 nhận được thông tin địa chỉ là 1-3, nhờ thông tín địa chỉ này mà bộ điều khiển đấu nối sẽ thực hiện đưa xung điều khiển để mở tiếp điểm chuyển mạch AND2-3. Vì vậy tại đường PCM ra vào thời điểm đó (TS2) có nội dung thông tin thoại của TS2/PCM1 đầu vào.

Ta nó rằng đã thiết lập được tuyến nối qua trường chuyển mạch không gian tín hiệu số. Các thời điểm của các khe thời gian khác, tiếp điểm chuyển mạch AND 1-3 được điều khiển đóng/mở cho các tuyến khác. Khi cần giải phóng tuyến nối đó, bộ điều khiển đấu nối chỉ xoá đi nội dung thông tin địa chỉ 1-3 tại ngăn nhớ 2 của CM3 tương ứng.

Đặc điểm:

· Trong chuyển mạch không gian tín hiệu số chỉ cho phép thiết lập tuyến nối về mặt không gian còn về thời gian là không thay đổi vì vậy không thể chỉ sử dụng duy nhất trường chuyển mạch không gian tín hiệu số để xây dựng trường chuyển mạch cho tổng đài điện tử số SPC.

· Trường chuyển mạch không gian tín hiệu số có khả năng xảy ra tắc nghẽn nội bộ (tổn thất nội) do khi có hai đàu vào trên hai đường PCM khác nhau cùng nối tới một đầu ra là không thể thực hiện được.

· Thời gian thiết lập tuyến nối qua trường chuyển mạch bị hạn chế do việc sử dụng mạch logic AND. Chúng ta hãy xem xét một số sơ đồ trường chuyển mạch không gian tín hiệu số thực tế.

Câu 4:nguyên lý hoạt động và sơ đồ khối của chuyển mạch ghép ( S,T,S-T-S, T-S-T)

Trường chuyển mạch T-S

Theo sơ đồ trên, cần thiết lập tuyến nối giữa đầu vào TS10/A2 tới đầu ra TS45/B1.

Quá trình điều khiển thiết lập tuyến nối qua trường chuyển mạch ghép T-S được thực hiện như sau:

· Ghi thông tin địa chỉ cần thiết vào các bộ nhớ điều khiển CMi

Tại ngăn nhớ số 45 của CM-A2 bộ điều khiển thực hiện việc ghi thông tin địa chỉ 10 (địa chỉ ngăng nhớ số 10 của bộ nhớ tin).

Tại ngăn nhớ số 45 của bộ nhớ CM-B1 ghi thông tin địa chỉ 2 (địa chỉ của tiếp điểm 2 cần đóng vào thời điểm khe thời gian TS45).

· Ghi thông tin thoại vào bộ nhớ SM (RAM tin)

Việc ghi thông tin thoại vào bộ nhớ tin được thực hiện đồng bộ với tuyến PCM đầu vào. Vì vậy, đến thời điểm của khe thời gian tín hiệu số TS10 nội dung thông tin thoại đó sẽ được ghi vào ngăn nhớ số 10 của SM-A2.

· Đọc thông tin thoại từ bộ nhớ SM và điều khiển đấu nối qua trường chuyển mạch không gian.

Đến thời điểm của khe thời gian TS45 bộ điều khiển đọc đến ngăn nhớ số 45 thu nhận đươc thông tin địa chỉ là 10, đọc tại ngăn nhớ số 10 của bộ nhớ tin SM-A2 có nội dung thông tin thoại của khe thời gian đầu vào TS10. Cũng tại thời điểm này, ở trường chuyển mạch không gian tín hiệu số S, bộ điều khiển đọc đến ngăn nhớ số 45 của CM-B1 nhận được thông tin địa chỉ là 2 (địa chỉ của tiếp điểm chuyển mạch 2 cần đóng), đưa tín hiệu điều khiển tiếp điểm chuyển mạch 2 đóng, tại đầu ra của chuyển mạch không gian tín hiệu số vào thời điểm TS45 ta có nội dung thông tín thoại TS10 của đầu vào A2. Ta nói rằng đã thực hiện được tuyến nối TS10-A2 với TS45-B1.

Trường chuyển mạch S-T

Trường chuyển mạch S-T về nguyên lý hoạt động cơ bản là giống trường hợp trên, chỉ có khác là điều khiển tuyến nối qua trường chuyển mạch không gian tín hiệu số S phải được thực hiện trước rồi tiếp theo là điều khiển chuyển mạch qua trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số T.

Trường chuyển mạch T-S-T

Cấu trúc trường chuyển mạch ghép T-S-T

Nguyên lý điều khiển của trường chuyển mạch ghép T-S-T

Giả sử cần thiết lập tuyến nối giữa TS10-A2 với TS45-C1. Quá trình điều khiển chuyển mạch được thực hiện như sau:

Giả sử bộ điều khiển chuyển mạch đã xác định được khe thời gian trung gian rỗi TS124 trên đường PCM trung gian

· Ghi các thông tin địa chỉ cần thiết vào bộ nhớ điều khiển CM

- Tại bộ nhớ điều khiển CM-A2: Bộ điều khiển thực hiện ghi vào ngăn nhớ số 124 nội dung thông tin địa chỉ 10 (địa chỉ ngăn nhớ số 10 của bô nhớ SM-A2).

- Tại bộ nhớ điều khiển CM-B1: Bộ điều khiển thực hiện ghi vào ngăn nhớ số 124 nội dung thông tin địa chỉ 2 (địa chỉ cuả tiếp điểm chuyển mạch cần thực hiện đóng vào thới điểm TS124).

- Tại bộ nhớ điều khiển CM-C1: Bộ nhớ điều khiển thực hiện ghi vào ngăn nhớ số 124 nội dung thông tin địa chỉ 45 (địa chỉ ngăn nhớ số 45 của bộ nhớ tin SM-C1).

· Ghi thông tin thoại vào bộ nhớ tin SM-A2

Quá trình ghi thông tín thoại vào bộ nhớ tin được thực hiện lần lượt (đồng bộ với tuyến PCM), đến thời điểm của khe thời gian TS10, tại bộ nhớ tin SM-A2, bộ điều khiển sẽ thực hiện ghi thông tin thoại vào ngăn nhớ số 10.

· Đọc thông tin thoại từ bộ nhớ tin SM-A2 và điều khiển đấu nối qua trường chuyển mạch không gian, ghi thông tin thoại vào SM-C1.

Bộ điều khiển chuyển mạch đọc lần lượt các ngăn nhớ của bộ nhớ điều khiển CM-A2 (đồng bộ với tuyến PCM ra). Đến thời điểm của khe thời gian trung gian TS124 bộ điều khiển đọc đến ngăn nhớ số 124 thu nhận được thông tin địa chỉ là 10 -> đọc tại ngăn nhớ số 10 của bộ nhớ tin SM-A2.

Như vậy tại đầu ra của bộ nhớ tin SM-A2 vào thời điểm TS124 ta có nội dung thông tin thoại của TS10. Cũng tại thời điểm TS124, ở trường chuyển mạch không gian tín hiệu số S bộ điều khiển đọc đến ngăn nhớ 124 của CM-B1 nhận được địa chỉ là 2 (địa chỉ của tiếp điểm chuyển mạch là 2 cần đóng), bộ điều khiển sẽ đưa tín hiệu điều khiển tiếp điểm chuyển mạch 2 đóng, tại đầu ra của chuyển mạch không gian tín hiệu số vào thời điểm TS124 chúng ta có nội dung thông tin thoại TS10 của đầu vào A2.

Ta nói rằng đã thực hiện được tuyến nối TS10-A2 với TS124-B1. Cũng thời điểm TS124 tại trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số đầu ra, bộ điều khiển cũng đọc ngăn nhớ số 124 thu được địa chỉ là 45, bộ điều khiển chuyển mạch sẽ thực hiện ghi thông tin thoại vào ngăn nhớ số 45 của bộ nhớ tín SM-C1.

· Quá trình điều khiển chuyển mạch tại đầu ra trường chuyển mạch ghép. Để tạo được tuyến nối cần thiết, bộ điều khiển đọc đến thời điểm TS45 bộ điều khiển chuyển mạch sẽ đọc tại ngăn nhớ số 45 và đưa ra đường PCM nội dung thông tin thoại của đầu vào TS10-SM-A2.

Câu 5: Nguyên tắc cơ bản trong chuyển mạch gói

Trong chuyển mạch gói (packet switching) thông tin được truyền đi dưới dạng các gói, mỗi gói gồm một khối thông tin điều khiển, một vùng chứa Thông tin truyền hữu ích và một vùng thông tin kiểm tra- sửa lỗi bổ sung. Như vậy, đơn vị dữ liệu (data unit) trong chuyển mạch gói là gói, trong đó ngoài dữ liệu cần truyền của nguồn phát tin còn có một lượng dữ liệu do mạng thêm vào. Một bản tin chọn vẹn của nguồn phát được chia thành nhiều gói, chuyển đi và được tái thiết tại nơi nhận.

Một tổ chức chuyển mạch thời gian có thể được dùng cho chuyển mạch gói. Thông thường gồm một kênh truyền dưới dạng một vòng hay một bus mà từ đó tín hiệu được đưa vào và lấy ra tuỳ thuộc vào một vài loại chuẩn. Các nhóm tín hiệu có thể được tiếp nhận và định tuyến đến các ngõ ra khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí của chúng trong một tuần tự các tín hiệu. Trong các tiếp cận khác, mỗi nhóm tín hiệu chứa một địa chỉ chỉ ra nơi định tuyến cho nhóm. Trong hình 3-1, các tín hiệu số (các bit) đang chạy trên một bus qua hai đầu cuối số liệu. Các bit này được nhóm vào trong một vùng điều khiển, thông tin, và kiểm tra như trình bày ở giữa hình. Thay vì một bus, môi trường truyền có thể là một vòng như hình 3-2.

Các mạch nối đến một chuyển mạch số có thể là một dải từ các đường thuê bao có tốc độ 56 kbps hay 64 kbps đến các đường tầm xa chuẩn (T3) tốc độ 44 Mbps. Các liên kết cáp quang có tốc độ bit cao, hiện nay khoảng 145 đến 155 Mbps (các liên kết quang trong tương lai sẽ có tốc độ 1 Tbps hay cao hơn). Các tốc độ bit cao gây ra trở ngại cho các chuyển mạch số chuẩn, các chuyển mạch không gian không thể hoạt động đủ nhanh để chuyển mạch các luồng thuộc dải gigabit, terabit và cũng không có bộ nhớ nào trong các chuyển mạch thời gian ghi đọc thông tin với tốc độ nhanh như vậy. Chính vì vậy, cần phải tìm ra giải pháp mới cho tương lai trong lĩnh vực chuyển mạch.

Câu 7: thủ tục xử lý cuộc gọi trong SPC

Các cuộc gọi cơ bản:

Cuộc gọi nội bộ là cuộc gọi giữa 2 thuê bao do cùng 1 tổng đài quản lý

Cuộc gọi ra là cuộc gọi từ thuê bao của tổng đài đang xét tới thuê bao của 1 tổng đài khác ở trên mạng

Cuộc gọi vào là cuộc gọi từ thuê bao của 1 tổng đài khác trên mạng đến thuê bao của tổng đài đang xét

Cuộc gọi chuyển tiếp là cuộc gọi của 1 thuê bao của tổng đài này đến thuê bao của 1 tổng đài khác trên mạng nhưng nhất thiết phải đi qua tổng đài chuyển tiếp đang xét

Hoạt động của tổng đài với cuộc gọi nội bộ:

Thuê bao chủ gọi (TBCN) nhấc máy (hook off), công tắc tổ hợp chuyển sang vị trí kết nối mạch điện thoại với đường dây thuê bao nên có I0=20mA chạy, nhờ chức năng thường trực tổng đài sẽ xác nhận nhờ vậy hệ thống điều khiển tổng đài biết được chỉ số thiết lập EN (Equipmint Number ) của TBCG cùng các đặc tính của nó. Biết rõ vị trí của TBCG, điều khiển tổng đài kết nối âm mời quay số vào đường thuê bao nên TBCG nghe thấy âm mời quay số. Đồng thời chọn 1 bộ thu DTMF ( MF.sig) nối vào để chuẩn bị thu số.

TBCG quay số, bộ phận thu DTMF thu được, báo về ĐKTB, ĐKTB báo về ĐKTT (ĐKTĐ)

ĐKTĐ thực hiện quá trình tiền phân tích & phân tích,biên dịch

- Tiền phân tích: tioeens hành phân tích ngay con số đầu tiên thu được và biết rằng đây là cuộc gọi nội bộ ( con số ≠0)

- Phân tích, biên dịch: tiến hành phân tích các con số thu được sẽ dịch ra chỉ số EN của TBBG qua đó TĐ biết được vị trí , đặc tính của TBBG

ĐKTĐ sẽ kiểm tra trạng thái của TBBG, giả sử nó đang sẵn sàng

Hoạt động của tổng đài với cuộc gọi nội bộ: Hệ thống điều khiển sẽ kết nối bộ cấp điện áp chuông vào đường dây TBBG làm chuông kêu. Đồng thời cũng kết nối bộ cấp hồi âm chuông đến đường dây TBCG nên TBCG nghe thấy hồi âm chuông

TBBG nhấc tổ hợp (hook off) làm xuất hiện I0=20mA, nhận được tín hiệu này nhờ chức năng quét thường trực theo dõi, ĐKTĐ sẽ cắt các bộ cấp chuông và hồi âm chuông khỏi các đường dây TBCG và TBBG, đồng thời phát lệnh kết thông tuyến nối tại chuyển mạch để phục vụ cuộc gọi và 2 thuê bao điện đàm với nhau

Kết thúc cuộc gọi 1 trong 2 thuê bao gác máy, tổ hợp đè công tắc xuống, làm cho mạch thoại hở (hook on) nên mất dòng I0, nhận được tín hiệu này, ĐKTĐ sẽ ra lệnh giải tỏa tuyến nối tại chuyển mạch, đồng thời hoàn tất việc ghi các thông tin của cuộc gọi phục vụ tính cước vào băng từ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro