yhnzxc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Đối tượng nhiệm vụ và các phương pháp nghiên cứu cơ bản của tâm lí học?*Đối tượng : Tâm lí học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu những hiện tượng tinh thần của con người do thế giới khách quan tác động vào não người mà sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí.

*Nhiệm vụ:

-Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí về cả mặt số lượng và chất lượng.-Phát hiện các quy luật phát triển và hình thành tâm lí

-Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí

Cụ thể là nghiên cứu:

+Những yếu tố khách quan, chủ quan mà não tạo ra tâm lí người.

+Cơ chế hình thành, biểu hiện cảu hoạt động tâm lí.

+Tâm lí của con người hoạt động ntn?

+Chức năng, vai trò của tâm lí đối với hoạt động của con người

*Các phương pháp nghiên cứu tâm lí:

a,Phương pháp quan sát: +Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của đối tượng qua những biểu hiện như hành động, cử chỉ, cách nói năng +Các hình thức quan sát: quan sát toàn diên hay quan sát bộ phận, quan sát có trọng điểm, quan sát trực tiếp hay gián tiếp

+Nhận xét:Phương pháp quan sát cho pháp chúng ta thu thập đc các tài liệu cụ thể, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người, do đó có nhiều ưu điểm, ngoài ra còn có 1 số hạn chế: mất time, tốn công sức.

b,Phương pháp thực nghiệm: +Thực nghiêm là quá trình tác động vào đối tượng 1 cách chủ động, trong những điều kiện đã đc khống chế để gây ra đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, quy chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính mợt cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu.

+Phân loại: Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên

+Nhận xét: dù là thực nghiệm trong phòng thí nghiệm hay là trong tự nhiên cũng khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của người bị thực nghiệm vì thế phải tiến hành thực nghiệm một số lần và phối hợp đồng bộ với nhiều phương pháp khác.

c,Test(trắc nghiệm):

-Test: là 1 phép thử để"đo lường" tâm lí đã được chuẩn hóa trên 1 số lượng người đủ tiêu chuẩn

-Test trọn bộ thường bao gồm 4 phần:

+ Văn bản test

+ Hướng dẫn quy trình tiến hành

+ Hướng dẫn đánh giá

+ Bản chuẩn hóa

-Nhận xét:

+Ưu điểm:

/Có khả năng làm cho hiện tượng tâm lí cần đo trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài tập test

/Có khả năng tiến hành tương đối đơn giản bằng giấy, bút, tranh vẽ.

/Có khả năng lượng hóa, chuẩn hóa chỉ tiêu tâm lí cần đo

+Nhược điểm:

/Khó soạn thảo 1 bộ test đảm bảo tính chuẩn hóa

/Test chủ yếu cho ta biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả.

d, Phương pháp đàm thoại (trò chuyện)

-Là cách đặt ra các câu hỏi cho đối tượng và dựa vào trả lời của họ để trao đổi, hỏi thêm, nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu

-Có thể đàm thoại trực tiếp hoặc gián tiếp tùy sự liên quan của đối tượng với điều ta cần biết

-Để đàm thoại thu được tài liệu tốt thì cần phải:

+Xác định rõ mục đích, yêu cầu

+Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng đàm thoại với 1 số đặc điểm của họ

+Có kế hoạch trước để "lái hướng" câu chuyện.

+Rất nên linh hoạt trong việc "lái hướng" câu chuyện

+Rất nên linh hoạt trong việc "lái hướng" này để câu chuyện vẫn giữ được loogic của nó, vừa đáp ứng yêu cầu của người nghiên cứu

e,Phương pháp điều tra

-Là phương pháp dùng 1 số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho 1 số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về 1 vấn đề nào đó. Có thể là trả lời viết, nhưng cũng có thể là trả lời miệng và có người ghi lại

-Nhận xét: +Ưu điểm: có thể điều trong 1 time ngắn thu thập đc 1 số ý kiến của rất nhiều người nhưng là ý kiên chủ quan.

+Nhược điểm: để có tài liệu tương đối chính xác, cần soạn kĩ bản hướng dẫn điều tra viên vì những người này phổ biến 1 cách tùy tiện thỳ kết quả sẽ rất khác nhau và mất hết giá trị khoa học

g, Phương pháp sản phẩm của hoạt động:

-Là phương pháp dựa vào các kết quả, sản phẩm của hoạt động do con người làm ra để nghiên cứu các chức năng tâm lí của con người đó, bởi vì trong sản phẩm do con ngươì làm ra có chứa "dấu vêt"tâm lí,ý thức, nhân cách của con người

h,Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân

-Phương pháp này xuất phát từ chỗ có thể nhận ra các đặc điểm tâm lí cá nhân thông qua việc phân tích tiểu sử cuộc sống của cá nhân đó, góp phần cung cấp 1 số tài liệu cho việc chẩn đoán tâm lí

-Muốn nghiên cứu 1 chức năng tâm lí 1 cách khách quan, khoa học , chính xác cần phải:

+Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp với vấn đề nghiên cứu

+Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để đem lại kết quả khoa học, toàn diện.

Câu 2: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tâm lý người. Chứng minh tâm lý người là chức năng của não.

Thế giới tâm lý của con người vô cùng kì diệu và phong phú. Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần diễn ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành, điều chỉnh mọi hành vi, hành động, hoạt động của con người. Khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý của con người gọi là tâm lý học.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người mang bản chất xã hội và lịch sử.

Chứng minh tâm lý người là chức năng của một loại vật chất có tổ chức cao đó là vỏ não:

Bộ não nhận tác động của thế giới, các dạng xung động thần kinh cùng những biến đổi lý hóa ở từng noron, từng xinap, các trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ não, làm cho não bộ trở nên hoạt động theo quy luật thần kinh tạo nên hiện tượng tâm lý này hay hiện tượng tâm lý kia theo cơ chế phản xạ ( nội dung là tâm lý, nhưng có cơ chế phản xạ sinh lý của não )

+ Não người là sản phẩm có tổ chức cao của vật chất: V.I.Lê nin đã chỉ ra rằng" tâm lý là cơ năng của cái phần nhỏ đặc biệt phức tạp của vật chất mà ta gọi là bộ não của con người ". Tất nhiên tâm lý và sinh lý không đồng nhất với nhau.

+ Não người luôn hình thành và phát triển trong quá trình tiến hóa của loài và của cá thể:

* Y học lâm sang đã chứng minh vai trò của não trong việc thực hiện các chức năng tâm lý.

* Tâm lý không phải là não mà là các chức năng của não.

* Não có cấu trúc hoàn chình, nguyên vẹn mới cho tâm lý.

Câu 03: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tâm lý người. Chứng minh tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể?

Thế giới tâm lý của con người vô cùn kì diệu và phong phú. Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành, điều chỉnh mọi hành vi, hành động, hoạt động của con người. Khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý của con người gọi là tâm lý học.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử.

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể:

- TL người không phải do thượng đế, do trời sinh ra cũng không phải do não tiết ra như gan tiết ra mật mà TL người là sự phẩn ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua" lăng kính chủ quan".

-TG khách quan tồn tại bằng các thuộc tính không gian, thời gian và nó luôn luôn vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động, phản ánh là sự tác động qua lại giữa các loại vật chất, kết quả là để lại dấu vết( hình ảnh ) tác động ở ả hai hệ thống tác động và chịu sự tác động. VD: nước chảy đá mòn; viên phấn viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và ngược lại bảng làm mòn viên phấn, để lại vế trên viên phấn ( phản ánh cơ học ); cây cối hướng về ánh sang...

Phản ánh là sản phẩm của não bộ con người, nó diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: từ phản ánh cơ, lý, hóa đến phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó có phản ảnh TL.

Phản ánh tâm lý là một phản ánh đặc biệt:

+ Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào hệ thần kinh, vào não bộ con người- tổ chức cao nhất của vật chất. Chỉ có hệ thần kinh và não người mới có khả năng nhận được sự tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trên não hình ảnh tinh thần( tâm lý ) chứa đựng trong vết vật chất, đó là các quá trình sinh lý, sinh hóa ở trong hệ thần kinh và não bộ. Như C.Mác đã nói tinh thần, tư tưởng, tâm lý chẳng qua là vật chất được chuyển vào trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có.

+ Phản ánh tâm lý tạo ra " hình ảnh tâm lý" ( bản sao chép) về thế giới. Hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não bộ. Song hình ảnh tâm lý khác về chất so với các hình ảnh cơ lý hóa sinh vật ở chỗ:

* Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động và sáng tạo. Vd: hình ảnh tâm lý về một cuốn sách trong đầu một người biết chữ khác xa về chất với hình ảnh vật lý vật chất ở trong gương là hình ảnh " chết cứng ".

* Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, chụ ảnh hưởng của chủ thể và phụ thuộc vào chủ thể. Nghĩa là con người phản ánh TG bằng hình ảnh tâm lý thông qua" lăng kính chủ quan" của mình. Tính chủ thể này thể hiện ở chỗ:

Cùng nhận sự tác động của TG về cùng một hiện tượng khách quan nhưng những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ và sắc thái khác nhau.

Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể, tinh thần khác nhau sẽ cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.

+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện rõ nhất. Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ , hành vi khác nhau đối với hiện thực.

Vậy do đâu mà tâm lý người này khác với tâm lý người kia về TG?

Điều đó do nhiều yếu tố chi phối. Trước hết do mỗi con người có những đặc điểm riêng về cơ thế, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có goàn cảnh sống riêng , điều kiện giáo dục không giống nhau, đặc biệt mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống. Vì vậy tâm lý của người này khác với tâm lý của người kia.

Từ luận điểm trên ta có thể rút ra một số kết luận thực tiễn sau:

+ TL có nguồn gốc là TGKQ, vì thế khi nghiên cứu cũng như khi hình thành, cải tạo TL người ta phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động.

+TL người mang tính chủ thể, vì thế trong dậy học giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng, chú ý đến cái riêng trong TL mỗi người.

+TL là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu hình thành và phát triển tâm lý người.

Câu 04: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tâm lý người. Chứng minh tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử.

Thế giới tâm lý của con người vô cùn kì diệu và phong phú. Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành, điều chỉnh mọi hành vi, hành động, hoạt động của con người. Khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý của con người gọi là tâm lý học.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử.

Tâm lý người có bản chất xã hội lịch sử:

TL người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm XH lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. TL con người khác xa với TL của các loài động vật cấp cao ở chỗ: TL người có bản chất XH và mang tính LS.

Bản chất XH và tính LS người thể hiện như sau;

+ TL người có nguồn gốc là TGKQ( TN & XH), trong đó nguồn gốc XH là cái quyết định (QĐ luận XH). Ngay cả phần tự nhiên trong TG cũng được XH hóa. Phần XH của TG quyết định TL người thể hiện ở các quan hệ kinh tế xã hội, các mối quan hệ đạo đức, pháp quyền, ác mối quan hệ con người với con người từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, khối phố cho đến các quan hệ nhóm, quan hệ cộng đồng...Các mối quan hệ trên quyết định bản chất TL người, là sự tổng hòa các mối quan hệ XH. Trên thực tế, nếu có người thoát ly khỏi các quan hệ XH, quan hệ con người với nhau thì TL sẽ mất đi bản tính người (VD: cô bé ở với sói...)

+TL người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp của con người trong các mối quan hệ XH.Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. Phần tự nhiên ở con người ( đặc điểm cơ thể, giác quan, thần kinh, não bộ) được XH hóa ở mức cao nhất. Là một thực thể XH, con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động giao tiếp với tư cách là một chủ thể tích cực, chủ động sáng tạo. TL của con người là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể XH do đó TL con người mang đầy đủ dấu ấn XH và LS của con người.

+ TL của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm XH, nền VHXH thông qua hoạt động và giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong XH có tính quyết định.

+TL của mỗi con người hình thành phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của LS cá nhân, LS dân tộc và cộng đồng.TL của mỗi con người chịu sự chế ước bởi LS của cá nhân và cộng đồng.

+ Tóm lại TL người có nguồn gốc XH, vì thế phải nghiên cứu môi trường XH, nền văn hoá XH, các quan hệ Xh trong đó con người sống và hoạt động. Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dậy và học trong giáo dục cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn, lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển TL con người.

*Ưng dụng ngành:

+Nhà quản lý cần xd mối quan hệ qua lại trong nội bộ tập thể, găn kết từng phần vào hoạt động chung của tập thể để khi ra quyết định đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của Tổ chức, tránh sự bè phái trong tổ chức,

+ Nhà quản lý cần tạo điều kiện thuận lợi để cấp duwois hoạt động tích cực, hoàn thiện bản thân. Nhà quản lý cần có những tác động tích cực trong việc tổ chức nhân sự vì tâm lý của con người phát triển, biến đổi cùng với sự phát triển biến đổi của LSXH loài người.

Câu 5: Định nghĩa hoạt động và giao tiếp. Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí con người?

*Hoạt động:

-Khái niệm: là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới(khách thể) để tạo ra sản phẩm cho cả thế giới, cho cả con người(chủ thể)

-Trong mối quan hệ đó có 2 quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau

+Quá trình 1 là quá trình đối tượng hóa, trong đó chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động(QT xuất tâm)

+Quá trình 2 là quá trình chủ thể hóa, có nghĩa là khi hoạt động con ngươi chuyển từ phía khách thể vào bản thân mình những quy luật, bản chất của thế giới để tạo nên tâm lí, ý thức, nhân cách của bản thân bằng cách chiếm lĩnh thế giới(QT nhập tâm)

-Vai trò:

*Giao tiếp: là mối quan hệ giữa con người với con người thể hiện sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau

-Vai trò:

Câu 06: Anh/chị hãy trình bày khái niệm cảm giác và các qui luật cơ bản của cảm giác. Cho ví dụ minh họa?

Cảm giác:

Khái niệm:

Mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta đều được bộc lộ bởi hàng loạt những thuộc tính bề ngoài như: màu săc, kích thước, trọng lượng, khối lượng, tính chất...Những thuộc tính đó được liên hệ với bộ não người nhờ có cảm giác, tác động đến từng giác quan của con người và cho con người những cảm giác cụ thể.

Cảm giác là hình thức đầu tiên mà qua đó mối liên hệ tâm lý của cơ thể với môi trường được biệt lập. Cảm giác là một mức độ phản ánh tâm lý đầu tiên, thấp nhất của con người nói chung và của hoạt động nhận thức nói riêng.

Do đó, có thể hiểu: Cảm giác là một quá trình tâm lý phản anash từng đặc điểm, từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.

Đặc điểm

+ Cảm giác là một quá trình tâm lý, nghĩa là có nẩy sinh, có diễn biến và có kết thúc một cách rõ ràng, cụ thể. Khi kích thích ngừng tác động thì cảm giác ngừng tăt.

+ Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, cụ thể của sự vật hiện tượng thông qua hoạt động của từng giác quan chứ không phản ánh được trọn vẹn, đầy đủ các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.

+ Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, tức là sự vật, hiện tượng phải tác động trực tiếp vào các giác quan của con người thì mới tạo ra được cảm giác.

+ Cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác của con vật.

Vai trò

+Là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan, tạo nên mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và môi trường xung quanh.

+Là nguồn cung cấp những nguyên vật liệu cho chính cacshinhf thức nhận thức cao hơn."Cảm giác là viên gạch xây nên toàn bộ lâu đài nhận thức". Lê nin đã viết: "Tất cả hiểu biết đều bắt nguồn từ kinh nghiệm, từ cảm giác, tri giác". "Nếu không có cảm giác thì chúng ta không thể biết gì về những hình thức của vật chất, cũng như những hình thức của vận động".

+ CG la điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động thần kinh( hoạt động tinh thần) của con người được bình thường. Các nghiên cứu đã cho thấy tình trạng "đói" cảm giác thì các chức năng sinh lý và tâm lý của con người sẽ bị rối loạn.

+CG là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với những người bị khuyết tật. Người mù, câm, điếc đã nhận ra những người thân và hàng loạt đồ vật là nhờ cảm giác, đặc biệt là xúc giác.

Quy luật

+ Quy luật ngưỡng cảm giác: Muốn có cảm giác thì phải có kích thích vào các giác quan và kích thích đó phải đạt tới một giwois hạn nhất định, giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác. CG có hai ngưỡng:

- Ngưỡng cảm giác trên: là cương độ kích thích tối đa ở đó vẫn còn gây được CG.

- Ngưỡng cảm giác dưới: là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây được CG. Khả năng cảm nhận được kích thích này gọi là độ nhạy của CG. Mỗi giác quan thích ứng với một loại kích thích nhất định và có những ngưỡng xác định.

VD: Phạm vi giữa ngưỡng cảm giác dưới và ngưỡng cảm giác trên của cảm giác nhìn( thị giác ) ở người là những sóng ánh sáng có bước sóng từ 39 nm- 780 nm. Phạm vi giữa hai ngưỡng CG này là vùng CG được trong đó có mọt vùng phản ảnh tốt nhất.

CG còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thich. Nhưng kích thích phải có một tỷ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích. Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng gọi là ngưỡng sai biệt, ngưỡng sai biệt của mỗi CG là một hằng số . VD: đối với CG thị giác là 1/10...

+ Quy luật thích ứng: Là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích, khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm và ngược lại. VD: khi đang ở chỗ sáng có cường độ kích thích của ánh sáng mạnh, đi vào chỗ tối là chỗ có cường độ kích thích yêu thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì nhưng dần dần sau đó ta mới thấy rõ là do sự thích ứng của CG, trường hợp này là tăng độ nhạy cảm của CG nhìn.

QL thích ứng có ở tất cả các loại ảm giác nhưng mức độ thích ứng khác nhau. Cảm giác thị giác có khả năng thích ứng cao, cảm giác đau hầu như không thích ứng. Khả năng thích ứng của cảm giác có thể phát triển do rèn luyện. VD: công nhân luyện kim có thể chịu đựng được nhiệt độ lên tới 50 độ - 60 độ trong hàng giờ đồng hồ.

+QL tác động lẫn nhau :Cac scamr giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại. Trong sự tác động này, các cảm giác làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau và diễn ra theo quy luật: Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng lên độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia, sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia.

Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. Có hai loại tương phản: TP nối tiếp và TP đồng thời. VD: sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm ta thấy có vẻ nóng hơn, đó là TP nối tiếp. Một người có làn da ngăm ngăm mặc bộ đồ tối(xám , đen...) ta thấy họ càng đen hơn, đó là TP đồng thời.

Cơ sở sinh lý của quy luật này là mối liên hệ trên vỏ não của cơ quan phân tích và quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế trên vỏ não.

Câu 07:Anh/chị hãy trình bày khái niệm tri giác và các qui luật cơ bản của tri giác. Cho ví dụ minh họa.

*Tri giác

Khái niệm:

Khác với cảm giác, tri giác là một mức độ mới của nhận thức cảm tính, nó không phải là tổng thể các thuộc tính riêng lẻ, mà là một sự phản ánh sự vật, hiện tượng nói chung trong tổng thể các thuộc tính riêng lẻ, mà là một sự phản ánh sự vật, hiện tượng nói chung trong tổng hòa các thuộc tính của nó.

Vậy, tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn những đặc điểm, thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.

Đặc điểm

+ Những đặc điểm giống với cảm giác:

- Cũng là một quá trình tâm lý, tức là có cả ba giai đoạn: nảy sinh, diễn biến và kết thúc, chỉ phản ánh thuộc tính trực quan, bề ngoài của sự vật, hiện tượng.

- Cũng phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp khi chúng tác động vào các giác quan của con người.

+Những đặc điểm khác với CG:

-Tri giác phản ánh một cách trọ vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng mà CG thì chỉ phản ánh riêng lẻ. Tính trọn vẹn của tri giác là do tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật, hiện tượng quy định. Kinh nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với tính trọn vẹn này, cho nên chỉ cần tri giác một số thành phần riêng lẻ của SVHT ta cũng có thể tổng hợp được các thành phần đó và tạo nên hình ảnh trọn vẹn của SVHT.

-Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. Cấu trúc này không phải tổng số các cảm giác mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ các cảm giác đó trong mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của cấu trúc ấy ở một khoảng thời gian nào đó.

-Tri giác là quá trình tích cực, gắn liền với hành động của con người. Tri giác mang tính tự giác giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó, là một hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yêu tố của cảm giác và vân động.

Tuy tri giác là giai đoạn cao hơn của cảm giác nhưng vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính, chỉ phản ánh được những thuộc tính bề ngoài, riêng lẻ của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan con người. Để hiểu biết thật sâu sắc về TN-XH và bản thân, con người phải thực hiện giai đoạn nhận thức lý tính.

Vai trò

- Với tư cách là một nhận thức cảm tính cao hơn CG tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là ở người trưởng thành.

- Tri giác là điều kiện quan trọng cho việc định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường chung quanh. Hình ảnh của tri giác thực hiện chức năng điều chỉnh các hành động.

- Có vai trò là hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích là: khả năng quan sát( đặc biệt là các lĩnh vực nghệ thuật, hội họa, kịch, điện ảnh....) điều này đã làm cho tri giác của con người khác xa với tri giác của con vật.

d. Quy luật

+QL về tính đối tượng:

Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật hiện tượng của thế giới khách quan bên ngoài. Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh HTKQ chân thực của tri giác và nó được hình thành do sự tác động của SVHT xung quanh vào giác quan con người. Tính đối tượng là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người.

+QL về tính lựa chọn:

Tri giác của con người không đồng thời phản ánh tất cả các SVHT đang trực tiếp tác động, mà nó chỉ tách ra một số tác động trong vô vàn tác động để tri giác một đối tượng nào đó, là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. Đặc điểm này nói lên tính lựa chọn của tri giác.

QL này có nhiều ứng dụng trong thực tế như kiến thức, trang trí, ngụy trang và trong dậy học như trình bày chữ viết trên bảng, thay đổi màu mực hoặc gạch dưới những chữ có ý quan trọng.

+ QL về tính ý nghĩa:

Tri giác ở người gắn chặt với tư duy, với bản chất của SVHT,nó diễn ra có ý thức, tức là gọi được tên của SVHT đang tri giác ở trong óc, xếp được chúng vào một nhóm, một lớp SVHT nhất định, khái quát vào những từ xác định. Ngay cả khi tri giác một SVHT không quen biết ta vẫn cố gắng ghi nhận trong đó một cái gì đó giống với các đối tượng mà ta quen biết hoặc xếp nó vào một loại SVHT đã biết, gần gũi nhất đối với nó.

+QL về tính ổn định;

Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh SVHT không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi, song chúng ta vẫn tri giác được SVHT đó như là SVHT ổn định về hình dáng , kích thước, màu sắc. Đó là tính ổn định của tri giác. VD: trước mặt ta là em bé, xa hơn sau đó là chàng thanh niên, trên võng mạc mặc dù hình ảnh em bé lớn hơn chàng thanh thiên nhưng ta vẫn cảm thấy chàng thanh niên lớn hơn em bé.

+QL tổng giác:

Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đăc điểm nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác. Như vậy, chứng tỏ chúng ta có thể điều khiển được tri giác.

+ Aỏ giác:

Aỏ giác là tri giác không đúng, bị sai lệch, những hiện tượng này tuy không nhiều song nó có tính quy luật. Người ta lợi dụng quy luật này để ứng dụng vào trong các lĩnh vực kiến trúc, hội họa, trang phục...

Câu 8: Anh/chị hãy trình bày khái niệm tư duy và các đặc điểm cơ bản của tư duy.

*Tư duy

Khái niệm

Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều cái mà ta chưa biết, chưa hiểu. Song để làm chủ được thực tiễn, con người cần phải hiểu thấu đáo những cái chưa biết đó, phải vạch ra cái bản chất, mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật của chúng. Qúa trình nhận thức đó được gọi là tư duy.

Tư duy là một quá trình tâm lý thuộc nhận thức lý tính, là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác ở giai đoạn nhận thức cảm tính. Tư duy phản ánh những thuộc tính, bản chất bên trong những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của SVHT trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Qúa trình phản ánh này là quá trình gián tiếp, độc lập và mang tính khái quát, được nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn, từ sự nhận thức cảm tính nhưng vượt xa các giới hạn của nhận thức cảm tính.

Bản chất

Tư duy của con người mang bẩn chất XH. BCXH của tư duy được thể hiện ở những mặt sau đây:

+ Mọi hành động của tư duy đều dựa vào kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích lũy được , tức là dựa vào kết quả hoạt động nhận thức mà XH loài người đã đạt được ở trình độ phát triển LS lúc đó.

+Tư duy sử dụng vốn từ ngữ do các thế hệ trước sáng tạo ra với tư cách là phương tiện biểu đạt, khái quát và giữ gìn các kết quả hoạt động nhận thức của loài người.

+Qúa trình tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu của XH, nghĩa là ý nghĩ của con người được hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ cấp thiết, nóng hổi nhất của giai đoạn LS đương đại.

+Tư duy mang tính tập thể, tức là TD phải sử dụng các tài liệu thu được trong các lĩnh vực tri thức liên quan, nếu không sẽ không giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra.

+Tư duy là để giải quyết nhiệm vụ vì vậy nó là sản phẩm của sự phát triển XH-LS có tính chất chung của XH loài người.

Đặc điểm

Là một mức độ mới của nhận thức lý tính, khác xa về chất so với nhận thuwsccamr tính, TD con người với tư cách là chủ thể có những đặc điểm sau:

+Tính có vấn đề: tư duy chỉ xuất hiện khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống " có vấn đề ", tức là tình huống chứa đựng một mục đích, một vấn đề mới mà những hiểu biết cũ, phương pháp cũ không có đủ sức để giải quyết. Hoàn cảnh (tình huống) có vấn đề kích thích con người tư duy để tìm cách thức giải quyết mới để đạt được mục đích.

+Tính gián tiếp: Tính gián tiếp của TD được thể hiện trước hết ở chỗ con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ đó con người sử dụng các kết quả nhận thức vào quá trình tư duy để nhận thức cái bên trong, bản chất của SVHT. Tính gián tiếp còn thể hiện ở chỗ trong quá trình tư duy con người sử dụng những công cụ, phương tiện để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng. Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy con người còn có thể phản ánh được cả quá khứ và tương lai.

+Tính trừu tượng và khái quát: Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi SVHT những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho nhiều SVHT. Trên cơ sở đó mà khái quát những SVHT riêng lẻ nhưng có những thuộc tính bản chất chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Đó là tính khái quát của TD. Nhờ đó con người không chỉ có thể giải quyết được những nhiệm vụ hiện tại mà còn có thể giải quyết được cả những nhiệm vụ của tương lai.

+Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: TD và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, tư duy phải dùng ngôn ngữ để làm phương tiện cho mình, nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy ở con người không thể diễn ra được. Đồng thời các sản phẩm của tư duy( khái niệm, phán đoán...) cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy và nhờ đó làm khách quan hóa chúng cho người khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy. Nhưng ngôn ngữ không phải là tư duy mà chỉ là phương tiện của tư duy.

+Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính:TD thường phải bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở của nhận thức cảm tính, mà làm nảy sinh" tình huống có vấn đề". Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hẹ trực tiếp giữa TD với hiện thực, là cơ sở, chất liệu của những khái quát hiện thực theo một nhóm, lớp, phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy. Ngược lại TD và những sản phẩm của nó cũng chi phối, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quá trình nhận thức cảm tính làm cho khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy bén hơn, làm cho tri giác của con người mang tính ý nghĩa.

*Ý nghĩa rút ra đối với giáo dục:

- Phải coi trọng việc phát triển TD cho học sinh. Bởi lẽ không có khả năng TD học sinh sẽ không thể học tập, không hiểu biết, không thể cải tạo được tự nhiên, Xh và rèn luyện được bản thân.

- Muốn kích thích học sinh TD thì phải đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề, vì phương pháp này thúc đẩy học sinh suy nghĩ, kích thích tích cực nhận thức của Hs, độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề.

- Phát triển TD phải gắn với trau dồi ngôn ngữ cho học sinh. Phải nắm được ngôn ngữ thì mới có phương tiện để tư duy tốt.

- Phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tính nhạy cảm, năng lực quan sát và trí nhớ của học sinh. Bởi lễ nếu thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được.

Câu 09: Anh/chị hãy trình bày khái niệm tưởng tượng, các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng.

*Khái niệm :

Cũng giống nư TD, TT chỉ nảy sinh trước một hoàn cảnh có vấn đề. Trong nhiều trường hợp, khi đứng trước một tình huống có vấn đề con người không thể dùng TD để giải quyết vấn đề mà phải sử dụng một quá trình nhận thức cao hơn đó là tưởng tượng.

TT là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.

Cách tạo ra những hình ảnh tưởng tượng mới:

- Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật

- Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Đây là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất hay một quan hệ nào đó của sự vật hiện tượng với các sự vật hiện tượng khác.

- Chắp ghép( kết dính): ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau lại để tạo hình ảnh mới.

-Liên hợp: Đây là cách tạo hình ảnh mới bằng cách liên hợp các bộ phận của hiều sự vật với nhau.

- Điển hình hóa: Đây là thủ thuật tạo hình ảnh mới phức tạp, trong đó xây dựng những thuộc tính, đặc điểm điển hình của nhân cách đại diện cho một lớp người hay một giai cấp xã hội.

Câu 10: Anh/chị hãy trình bày khái niệm trí nhớ và các quá trình của trí nhớ? Làm thế nào để ghi nhớ tài liệu trên cơ sở hiểu bản chất của nó?

Khái niệm

Trí nhớ được biểu hiện là sự ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện(tái hiện lại) những gì cá nhân thu được trong hoạt động sống của mình. Nét đặc trưng nhất của trí nhớ là trung thành với tất cả những gì cá nhân đã trải qua, tức nó hoạt động một ách máy móc và thật thà. Trí nhớ không làm thay đổi chút gì trong cách yêu tố đã được cá nhân trải qua.

Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trog óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước đấy.

Vai trò

+ Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống con người, liên hệ chặt chẽ quá khứ với hiện tại, làm cơ sở định hướng cho tương lai. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất kì một hoạt động nào, do đó cũng không thể hình thành nhân cách được.

+ Trí nhớ là một điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý bình thường. Trí nhớ cũng là điều kiện để con người hình thành xúc cảm, hình thành nhân cách, hình thành và phát triển các chức năng tâm lý bậc cao, để con người tích lũy được kinh nghiệm và sử dụng vốn kinh nghiệm trong cuộc sống, đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cá nhân và XH.

+Trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn đối với nhận thức. Nó là công cụ lưu giữ lại các kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển trí tuệ của mình.

+ Trí nhớ cung cấp cho nhận thức tâm lý một cách trung thành và đầy đủ các tài liệu do nhân thức cảm tính thu nhận.

+ Trí nhớ rất quan trọng vì nó không làm mất đi nhận thức sau các quá trình nhận thức đã kết thúc, khi cần nó sẽ xuất hiện lại.

Các quá trình của trí nhớ.

Qúa trình ghi nhớ:

Là giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhớ, là quá trình tạo nên dấu vết(ấn tượng ) của đối tượng trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình găn đối tượng đó với những kiến thức đã có. Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm.

Hiệu quả của ghi nhớ phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích, phương thức hành động của các nhân. Căn cứ vào mục đích ghi nhớ người at chia ghi nhớ thành hai loại:

+Ghi nhớ không chủ định: là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước, không đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc không dùng một thủ thuật nào để ghi nhớ, tài liệu được nhớ một cách tự nhiên. Nhưng không phải moị sự kiện đều được ghi nhớ một cách không chủ định như nhau. Mức độ ghi nhơ sphuj thuộc vào sự hấp dẫn của nội dung tài liệu, nội dung tài liệu mà có khả năng tạo ra sự tập trung chú ý cao độ hay một xúc cảm mạnh mẽ thì sự ghi nhớ sẽ đạt hiệu quả cao.

+ Ghi nhớ có chủ định: Là loại ghi nhớ theo một mục đích đặt ra từ trước, nó đòi hỏi sự nỗ lực, ý chí nhất định và cần có những thủ thuật, phương pháp nhất định để đạt được mục đích ghi nhớ. Thông thường có hai loại ghi nhớ chủ định:

* Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu ghi nhớ, không cần hiểu nội dung tài liệu.

Cách ghi nhớ này thường được tìm mọi cách đưa vào trí nhớ tất cả những gì có trong tài liệu rất chi tiết và chính xác mà không dựa trên sự hiểu biết nội dung nên trong trí nhớ gồm toàn những tài liệu không liên quan gì với nhau, học vẹt là một biểu hiện của cách gi nhớ này. Cách ghi nhớ dẫn đến sự ghi nhớ hình thức, tốn nhiều thời gian, khi đã quên khó hồi tưởng lại được.

Tuy nhiên trong cuộc sống có lúc lại rất cần thiết nhất là khi ta ghi nhớ tài liệu không có nội dung khái quát như số điện thoại, số nhà hay ngày tháng năm sinh.....

* Ghi nhớ ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu, trên sự nhận thức được mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó, tức là ghi nhớ trên cơ sở hiểu được bản chất của nó, ở đây quá trình ghi nhơ sganw liền với quá trình tư duy và tưởng tượng nhằm nắm lấy logic nội tại. Do đó người ta còn gọi là ghi nhớ logic.

Ghi nhơ sý nghĩa là loại ghi nhớ chủ yếu trong hoạt động nhận thức, nó đảm bảo cho sự lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền vững, ít tốn thời gian hơn ghi nhớ máy móc nhưng lại tiêu hao năng lượng thần kinh nhiều hơn.

- Làm thế nào để có trí nhớ tốt?

Muốn có trí nhớ tốt phải luyện tập thường xuyên để nâng cao khả năng ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện tài liệu ghi nhớ, Muốn ghi nhớ tốt cần thực hiện theo các yêu cầu sau đây:

+ phải tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, phải có hứng thú, say mê với tài liệu ghi nhớ, phải ý thức được tầm quan trọng của tài liệu ghi nhớ và xác định được tâm thế ghi nhớ lâu dài đối với tài liệu.

+Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý nhất, phù hợp với tính chất và nội dung của tài liệu, với nhiệm vụ và mục đích ghi nhớ. Trong hoạt động học tập, ghi nhơ slogic là hình thức tốt nhất. Muốn vậy đòi hỏi người học phải lập dàn bài cho tài liệu học tập, tức là phát hiện những đơn vị logic cấu tạo nên bài đó. Dàn ý được xem là điểm tựa để ôn tập và tái hiện tài liệu khi cần.

+ Phải biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ, phải sử dụng các thao tác trí tuệ để ghi nhớ tài liệu, gắn tài liệu ghi nhớ với vốn kinh nghiệm của bản thân.

* Các biện pháp ghi nhớ logic:

+Phân chia tài liệu thành các đoạn;

+Đặt cho mỗi đoạn thích hợp với nội dung của nó;

+Nối liền những điểm tựa thành một tổng thể phức hợp bằng một tên gọi thích hợp nhất.

-Những biện pháp quan trọng khác để tiến hành ghi nhớ logic là những biện pháp phân tích, tổng hợp , mô hình hóa, so sánh, phân loại và hệ thống hóa tài liệu. Cần phải sử dụng thành thạo các biện pháp này.

Biện pháp tái hiện tài liệu dưới hình thức hỏi thăm/ cho mình nghe cũng quan trọng để ghi nhớ logic. Nên nói thầm khoảng 2-3 lần và nên ghi chép những điều tái hiện được dưới hình thức này ra giấy. Khi dùng biện pháp này có thể tiến hành theo trình tự sau:

+Cố gắng tái hiện toàn bộ tài liệu một lần.

+ Tiếp đó tái hiện từng phần, nhất là những phần nhỏ.

+Tái hiện toàn bộ tài liệu.

+Phân chia tài liệu thành những nhóm yếu tố cơ bản.

+Xác định những mối liên hệ trong mỗi nhóm.

+Xác định những mối liên hệ giữa các nhóm.

-Ôn tập cũng là một biện pháp quan trọng để ghi nhớ một cách vững chắc và lâu dài. Đây là biện pháp sau khi đã làm những việc trên, nhưng không nên lặp lại y nguyên TL đã ghi nhớ mà gắn TL dưới những hình thức và vật liệu khác để luyện tập.

b. Qúa trình giữ gìn:

Là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Nếu không có sự giữ gìn thì không thể nhớ bền, nhớ chính xác được. Có hai hình thức giữ gìn: tiêu cực và tích cực. Giữ gìn tiêu cực là sự giữ gìn dựa trên sự tái hiện lặp đi lặp lại nhiều lần một cách giản đơn tài liệu cần ghi nhớ thông qua các mối liên hệ bề ngoài giữa các phần tài liệu nhớ đó. Còn giữ gìn tích cực là sự giữ gìn được thực hiện bằng cách tái hiện trong đầu óc tài liệu đã ghi nhớ mà không cần phải tri giác tài liệu đó.

* Làm thế nào để giữ gìn tốt:

- Phải ôn tập một cách tích cực, nghĩa là ôn tập bằng cách tái hiện là chủ yếu. Việc tái hiện tài liệu có thể tiến hành theo trình tự sau:

+Cố gắng tái hiện toàn bộ TL một lần.

+Tiếp đó tái hiện từng phần, nhất là những phần khó.

+Tái hiện toàn bộ tài liệu.

+Định hướng vào toàn bộ tài liệu.

+Phân chia tài liệu thành những nhóm yếu tố cơ bản.

+Xác định những mối liên hệ trong mỗi nhóm.

+Xác định những mối liên hệ giữa các nhóm.

+Xây dựng cấu trúc logc của tài liệu dựa trên mối liên hệ giữa các nhóm.

-Phải ôn tập ngay, không để lâu sau khi ghi nhớ tài liệu.

-Ôn tập xen kẽ, không nên ôn tập liên tục một môn học.

- Ôn tập phải có nghỉ ngơi, không nên ôn tập trong một thời gian dài.

-Cần phải thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập.

c. Qúa trình tái hiện.

Là quá trình làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ và giữ gìn. Tài liệu thường được tái hiện dưới ba hình thức: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng.

+Nhận lại; là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại, tri giác lại một lần nữa những thông tin, kiến thức đã tri giác trước đây. Sự nhận lại có ý nghĩa trong đời sống mỗi người, nó giúp con người định hướng trong hiện thực tốt hơn và đúng hơn.

+Sự nhớ lại: Là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng, nhớ lại không diễn ra tự nó mà bao giờ cũng có nguyên nhân, theo quy luật liên tưởng, mang tính chất chặt chẽ và có hệ thống.

+Hồi tưởng: Là hình thức tái hiện khó khăn, rất cần có sự cố gắng nhiều của trí tuệ. Đây là một hành động tri tuệ phức tạp mà kết quả của nó phụ thuộc vào việc cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện. Trong hồi tưởng, những ấn tượng trước đây không được tái hiện một cách máy móc mà thường được sắp xếp khác đi, gắn với những sự kiện mới.

*Làm thế nào để hồi tưởng cái đã quên?

Về nguyên tắc mọi SVHT tác động vào não đều có thể tái hiện sau tác động.

+ Quên không phải là mất tất cả, phải lạc quan tin tưởng rằng nếu cố gắng ta sẽ hồi tưởng lại được.

+Phải kiên trì hồi tưởng, khi đã hồi tưởng sai thì lần hồi tưởng tiếp theo không nên lặp lại cách thức, biện pháp đã làm mà cần phải tìm ra biện pháp, cách thức mới.

+Cần đối chiếu, so sánh với những hồi ức có liên quan trực tiếp với nội dung TL mà ta cần nhớ lại.

+Cần sử dụng sự kiểm tra của tư duy, của trí tưởng tượng về quá trình hồi tưởng và kết quả hồi tưởng.

+Có thể sử dụng sự liên tưởng nhất là liên tưởng nhân quả để hồi tưởng vấn đề gì đó.

Sự quên

Không phải mọi dấu vết ấn tượng trong não của chúng ta đều được giữ gìn và làm sống lại một cách như nhau, nghĩa là trong trí nhớ của chúng ta có hiện tượng quên. Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm nhất định. Quên cũng có nhiều mức độ: quên hoàn toàn( không nhớ lại, nhận lại được), quên cục bộ(không nhớ nhưng nhận lại được). Ngay cả khi đã quên hoàn toàn cũng không có nghĩa là các dấu vết ghi nhớ đã hoàn toàn mất đi, không để lại một dấu vết nào. Trong thực tế, nó vẫn còn lại dấu vết nhất định trên vỏ não, chỉ có điều ta không làm cho nó sống lại khi cần thiết mà thôi.

Ngoài ra còn có hiện tượng quên tạm thời, nghĩa là trong thời gian dài không thể nào nhớ lại được, nhưng một lúc nào đó đột nhiên nhớ lại được, đó là hiện tượng sực nhớ.

Sự quên cũng có nhiều nguyên nhân, có thể do quá trình ghi nhớ, có thể là do quy luật ức chế haotj động thần kinh( ức chế ngược, xuôi, giới hạn) trong quá trình ghi nhớ, hay do không gắn được vào hoạt động hằng ngày, không phù hợp với nhu cầu, sở thích, hứng thú cá nhân hoặc ít có ý nghĩa thực tế đối với cá nhân.

Sự quên diễn ra theo những quy luật nhất định, quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước, quên cái đại thể, chính yếu sau, quên diễn ra khoongg đều, ở giai đoạn đầu thì tốc độ lớn, sau đó giảm dần.

Quên là một hiện tượng hợp lý, hữu ích. Qua nghiên cứu người ta đa chứng minh rằng quên không hoàn toàn là dấu hiệu của một trí nhớ kém, mà ngược lại nó là yếu tố quan trọng để tri nhớ hoạt động có hiệu quả.

Câu 11: Anh/chị hãy trình bày khái niệm tình cảm. Nêu các qui luật cơ bản của tình cảm. Cho ví dụ minh họa.

Khái niệm:

TC là thuộc tính tâm lý, là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những SVHT có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ.

TC phản ánh hiện thực khách quan cơ bản nhất của con người, TC mang tính chủ thể sâu sắc.

Tình cảm là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân, là thuộc tính ổn định của nhân cách. So với các mức độ nêu trên, TC có tính khái quát hơn, ổn định hơn và được chủ thể ý thức một cách rõ ràng hơn.

Xúc cảm: là những rung cảm xảy ra nhanh chóng nhưng mạnh mẽ, rõ nét hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác. Nó mang tính khái quát hơn và được chủ thể ý thức ít nhiều rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác.

2.Các quy luật của xúc cảm, tình cảm:

+QL thích ứng:

TC cũng có hiện tượng thích ứng giống như cảm giác. Một TC nào đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì đến một lúc nào đó nó trở nên chai dạn(thích ứng )

+QL cảm ứng hay tương phản:

Sự xuất hiện hay suy yếu đi của một TC này có thể làm tanwgg hoặc giảm một TC khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó. Đó là hiện tượng cảm ứng( hay tương phản ) trong tình cảm.

+QL pha trộn:

Trong cuộc sống tâm lý của mỗi cá nhân, nhiều khi hai tình cảm đối cực có thể cùng nhau xảy ra đồng thời cùng lúc nhưng không loại trừ nhau mà pha trộn vào nhau. VD: giận mà thương, dỗi hờn trong tình yêu...

+QL di chuyển:

TC con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác khi không làm chủ được TC của mình "giận cá chém thớt', "vơ đũa cả năm"... đó là những biểu hiện của quy luật di chuyển.

+QL lây lan:

TC của con người có thể lây truyền từ người này sang người khác. Hiện tượng vui lây, buồn lây, đồng cảm, thông cảm giữa người này với người khác là con đường chủ yếu hình thành TC.

Xúc cảm là cơ sở của TC, TC được hình thành do quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại( cùng một phạm trù, một phạm vi đối tượng)...VD: tình cảm của con cái đối với cha mẹ là xúc cảm thường xuyên xuất hiện do liên tục được cha mẹ thỏa mãn nhu cầu, dần dần được tổng hợp hóa, hình động hóa, khái quát hóa mà thành.

TC được xây dựng từ những xúc cảm nhưng khi đã được hình thành thì TC lại thể hiện qua các xúc cảm đa dạng và chi phối các xúc cảm.

Câu 12: Anh/chị hãy trình bày khái niệm ý chí và các phẩm chất cơ bản của ý chí.

*Ý chí:

a. Khái niệm:

Là một phẩm chất tâm lý của cá nhân, một thuộc tính tâm lý của nhân cách, thể hiện năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.

Ý chí được xem là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, bởi vì ở đó con người tự giác được mục đích của hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn được các biện pháp vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra.

Ý chí bao gồm cả mặt năng động của trí tuệ, mặt năng động của tình cảm, đạo đức, là hình thức điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người. Gía trị chân chính của ý chí không phải chỉ pử cường độ ý chí mạnh hay yếu mà điều chủ yếu là ở nội dung đạo đức có ý nghĩa của mục đích mà ý chí nỗ lực vươn tới.

b. Phẩm chất của ý chí:

Trong quá trình thực hiện những hành động có ý chí, những phẩm chất ý chí của con người được hình thành, những phẩm chất này vừa đặc trưng cho cá nhân với tư cách là một nhaann cách, vừa có ý nghĩa to lớn cho đời sống và lao động của con người. Có phẩm chất ý chí làm cho con nguwoif trở nên tích cực hơn, có những phẩm chất ý chí giúp con người kìm hãm hành động của mình khi cần thiết.

Một số phẩm chất ý chí cơ bản của nhân cách:

+Tính mục đích:

Là phẩm chất đặc biệt quan trọng của ý chí, giúp con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác. Tính mục đích của ý chí phụ thuộc vào thế giới quan, vào nội dung đạo đứcvà tính giai cấp của nhân cách mang ý chí.

+Tính độc lập:

Là PC ý chí cho phép con người quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình, không bị chi phối bởi những tác động bên ngoài. Tuy nhiên tính độc lập của ý chí không có nghĩa là sự bảo thủ, bướng bỉnh, chống lại sự ảnh hưởng từ bên ngoài, bất luận đúng hay sai.

+Tính quyết đoán:

Là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán cân nhắc kĩ càng, chắc chắn. Tiền đề của tính quyết đoán là trình độ trí tuệ và sự dũng cảm. Người có tính quyết đoán luôn hnahf động có suy nghĩ, dũng cảm, nhanh nhạy, đúng lúc, không dao động và hoài nghi.

+Tính kiên cường:

Nói lên cường độ của ý chí, cho phép con người có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong những hoàn cảnh khó khăn và kiên trì thực hiện đến cùng mục đích đã xác định.

Tính kiên cường, bèn bỉ, không có nghĩa là sự lì lợm, bướng binh theo đuổi mục đích một cách mù quáng mà là sự theo đuổi mục đích đã được ý thức rõ ràng với sự năng động của trí tuệ và tình cảm trong quá trình thực hiện mục đích.

+Tính dũng cảm.

Câu 13: Anh/chị hãy trình bày khái niệm nhân cách? Các đặc điểm cơ bản của nhân cách? Vai trò của giáo dục trong sự hình thành và phát triển nhân cách?

*Nhân cách

Khái niệm

Khái niệm nhân cách chỉ bao hầm phần xã hội, tâm lí của cá nhân với tư cách thành viên của 1 xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người-người của hoạt động có ý thức và giao lưu.

2.Các đặc điểm cơ bản của nhân cách:

a,Tính thống nhất của nhân cách:

Nhân cách là 1 chỉnh thể thống nhất

giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con người. Trong nhân cách có sự thống nhất hài hòa giữa các cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân. Cấp độ thứ 3 xem xét giá trị xã hội của nhân cách ở những hoạt động, ở những mối quan hệ xã hội mà nhân cách gây nên như biến đổi ở những nhân cách khác

b,Tính ổn định của nhân cách:

-Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lí tương đối ổn định tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Những đặc điểm tâm lí nói lên bộ mặt tâm lí-xã hội của cá nhân,quy định giá trị xã hội làm người của mỗi cá nhân. Vì thế nhân cách là cái sinh thành và phát triển trong suốt cuộc đời cộng đồng, biểu hiện trong hoạt động và mối quan hệ giao lưu của cá nhân trong xã hội.

-Trong thực tế từng nét nhân cách có thể bị thay đổi do cuộc sống, nhưng nhìn một cách tổng thể thì chúng vẫn tạo thành 1 cấu trúc trọn vẹn tương đối ổn định.

c,Tính tích cực của nhân cách

-Nhân cách là chủ thể của hoạt động và gián tiếp, là sản phẩm của xã hội, vì thế nhân cách mang tính tích cực. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét tính tích cực của nhân cách

-Các nhà tâm lí học cũng chỉ rõ hệ thống nhu cầu của cộng động là nguồn gốc và động lực chủ yếu của nhân cách. Tính tích cực của nhân cách biểu hiện trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu của nó

d,Tính giao lưu của nhân cách

-Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mói quan hệ giao lưu với nhưng nhân cách khác

-Nhu cầu giao lưu được coi là 1 nhu cầu bẩm sinh của con người, thông qua giao lưu con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống các giá trị xã hội và thông qua giao lưu con người đóng góp các giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội.

3.Vai trò của giáo dục trong sự hình thành và phát triển nhân cách:

-Giáo dục là 1 hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách

Vai trò:

+Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách vì giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành 1 mẫu ng cụ thể cho xã hội-một mô hình nhân cách phát triển, đáp ứng những nhu cầu cảu cuộc sống

+Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau nền văn hóa xã hội-lịch sử để tạo nên nhân cách của mình

+Giáo dục đưa con người, đưa thế hệ trẻ vào "vùng phát triển gần", vươn tới những cái mà thế hệ trẻ sẽ có, tạo cho thế hệ trẻ một sự phát triển nhanh mạnh, hướng về tương lai

+Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành nhân cách như các yếu tố thể chất, yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội, đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố trên sinh ra(khuyết tật,bị bệnh......)

+Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch về 1 mặt nào đó với các chuẩn mực do tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn của xã hội.

Câu 14:Anh/chị hãy trình bày khái niệm nhân cách?Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp trong sự hình thành và phát triển của nhân cách?

1.Khái niệm

Khái niệm nhân cách chỉ bao hầm phần xã hội, tâm lí của cá nhân với tư cách thành viên của 1 xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người-người của hoạt động có ý thức và giao lưu.

2.Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách?

*Hoạt động

-Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, mang tính cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định.

-Vai trò:

+Thông qua 2 quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động con người xuất tâm "lực lượng bản chất"(sức mạnh của thần kinh, cơ bắp, trí tuệ, năng lực.....) và xã hội, "tạo nên sự đạih diện nhân cách của mình" ở người khác trong xã hội.

+Sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác., trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò cuaqr hoạt động chủ đạo. Vì thế phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đối với việc hình thành và phát triển nhân cách. Việc đánh giá hoạt động là rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Việc đánh giá sẽ chuyển dần thành tự đánh giá giúp con người thấm nhuần những chuẩn mực, những biểu giá trị xã hội trở thành lương tâm cuẩ con người.

*Giao tiếp:

-Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu giao tiếp là 1 trong những nhu cầu xã hội cơ bản , xuất hiện sớm nhất ở con người

-Vai trò:

+Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội "tổng hóa các quan hệ xã hội" làm thành bản chất con người , đồng thười thông qua giao tiếp, con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại của xã hội.

+Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chaaunr mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là 1 nhân cách để hình thành 1 thái độ giá trị-cảm xúc nhất định đối với bản thân. Hay nói khác đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro