Ðặc trưng của văn bản.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

4- Ðặc trưng của văn bản.

Ðặc trưng của văn bản thể hiện qua các tính chất: tính hoàn chỉnh, tính thống nhất, tính liên kết và tính mạch

lạc. Trong đó tính hoàn chỉnh và tính liên kết là hai đặc trưng cơ bản.

4.1- Tính hoàn chỉnh (Completeness).

Tính hoàn chỉnh của văn bản thể hiện ở hai mặt: nội dung biểu đạt và cấu trúc. Trong đó, tính hoàn chỉnh về

mặt nội dung có ý nghĩa quyết định.

Xét về mặt nội dung, một văn bản được xem là hoàn chỉnh khi đề tài và chủ đề của nó được triển khai một

cách đầy đủ, chính xác và mạch lạc. Nếu đề tài, chủ đề triển khai không đầy đủ, vượt quá giới hạn hay thiếu chính

xác, mạch lạc thì văn bản sẽ vi phạm tính hoàn chỉnh.

Xem xét các văn bản dẫn chứng chúng ta sẽ thấy rõ đặc điểm vừa nêu. Trong bài Thằng Bờm, các câu văn đều

tập trung vào hai đối tượng chính là thằng Bờm và phú ông. Mặt khác, các câu còn tập trung vào việc triển khai cuộc

trao đổi giữa họ theo diễn tiến từ đầu đến khi kết thúc. Trong bài Cảnh rừng Việt Bắc, các câu văn đã tập trung vào

cảnh núi rừng Việt Bắc, đồng thời tập trung vào việc triển khai, làm sáng tỏ cái hay của nó ở mặt cảnh sắc cũng như

sản vật. Trong bài Hoàng Lê nhất thống chí, tất cả các đoạn văn đều xoay quanh tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí,

đồng thời tập trung nội dung bàn luận, đánh giá nhằm làm sáng tỏ hai mặt chủ đề của bài viết. Các đoạn văn còn lại

được phân bố từ mặt chủ đề thứ nhất sang mặt chủ đề thứ hai một cách hợp lí, mạch lạc.

Xét về mặt cấu trúc, một văn bản được xem là hoàn chỉnh khi các phần, các đoạn, các câu trong từng đoạn

được tổ chức, sắp xếp theo một trật tự hợp lí, thể hiện một cách đầy đủ, chính xác, và mạch lạc nội dung của văn bản.

Sự hoàn chỉnh về mặt cấu trúc của văn bản còn chịu sự chi phối gián tiếp của phong cách ngôn ngữ văn bản. Tuỳ vào

phong cách ngôn ngữ, cấu trúc của các văn bản thuộc phong cách hành chánh phải tuân thủ khuôn mẫu rất nghiêm

ngặt. Các văn bản thuộc phong cách khoa học cũng ít nhiều mang tính khuôn mẫu, thể hiện qua bố cục của các phần.

Riêng văn bản thuộc phong cách nghệ thuật như thơ, truyện, ký thì thường có cấu trúc linh hoạt.

4.2- Tính liên kết (Cohesion).

Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản.

Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung

cũng như hình thức biểu đạt. Trên cơ sở đó,tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và liên kết

hình thức.

a) Tính liên kết nội dung:

Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay còn gọi là chủ đề và lô-gích). Do đó, tính

liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ chức, triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành 2

nhân tố liên kết: liên kết đề tài và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết lô-gích).

Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong việc tập trung thể hiện đối

tượng mà văn bản đề cập đến. Trong bài Thằng Bờm, các câu đều tập trung vào hai đối tượng: Thằng Bờm và phú

ông. Trong bài Hoàng Lê nhất thống chí, các đoạn, các câu trong từng đoạn đều tập trung vào quyển tiểu thuyết này

hay tập trung vào các đối tượng vốn xuất hiện trong tác phẩm: vua chúa, quan lại, kiêu binh, các mối quan hệ phong

kiến. Ðó là biểu hiện cụ thể của sự liên kết về đề tài.

Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính lô-gích về nội dung nghĩa giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó

là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn

bản được xem là có liên kết lô-gích khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần không

rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích

biểu đạt nào đó.

Xem lại bài Thằng Bờm, chúng ta thấy, nội dung trần thuật giữa các câu thể hiện rõ qua hành động mang tính

chất đề nghị trao đổi của phú ông và thái độ, phản ứng của thằng Bờm trước các đề nghị cụ thể. Thằng Bờm đã lần

http://tieulun.hopto.org

lượt từ chối hết đề nghị này đến đề nghị khác của phú ông cho đến khi phú ông đưa ra nắm xôi, thằng Bờm

đồng ý. Ðến đó, cuộc trao đổi kết thúc. Ðó là biểu hiện cụ thể của liên kết chủ đề trong bài đồng dao này.

Trong bài Hoàng Lê nhẩt thống chí, trước hết chúng ta thấy các đoạn văn (phần Khai triển) đều tập trung vào

việc triển khai hai mặt chủ đề mà câu chủ đề đã nêu ra. Bên cạnh đó, một số đoạn văn (c, d, e, f) có nội dung bàn luận

tương hợp chặt chẽ với nhau, thể hiện qua việc cùng nên lên tính chất băng hoại, xấu xa của các thế lực như vua chúa

Lê - Trịnh, văn quan võ tướng, kiêu binh và các mối quan hệ phong kiến. Tiếp thao, đoạn (g) bàn luận về sức mạnh

của phong trào Tây Sươn - mặt chủ đề thứ hai của văn bản. Còn lại, đoạn (h) bàn luận về nghệ thuật của Hoàng Lê

nhẩt thống chí. Ði sâu vào nội dung bàn luận trong từng đoạn, tình hình cũng tương tự. Như vậy, văn bản này liên kết

rất chặt chẽ về mặt chủ đề.

b) Liên kết hình thức.

Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản xét trên bình diện

ngôn từ biểu đạt, nhằm hình thức hoá, hiện thực hoá mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.

Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối quan hệ giữa các câu, các

đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, không tường

minh. Do đó, trong quá trình tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các phương tiện ngôn từ

cụ thể để hình thức hoá, xác lập mối quan hệ đó. Toàn bộ các phương tiện ngôn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về

nội dung giữa các câu, các đoạn... là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.

Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên kết. Mỗi phương thức liên kết

là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn

chung, liên kết hình thức bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối nghịch,

thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức

của đoạn văn - đơn vị cơ sở và là đơn vị điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các

đoạn, phần... trong văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn bản. Trong văn

bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định

liên kết hình thức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro