Ðức Vua Lê Thánh Tôn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ðức Vua Lê Thánh Tôn - nhà lãnh đạo thi sĩ (1442-1497)

Hào Minh

Mời các bạn trở về 600 năm trước....

Vua Lê Thánh Tôn là một vị hiền vương nhưng cũng là một thi si lãng mạng. Ngoài việc trị nước, bình dân (ngài trị vì từ năm 1460-1497), ngài rất thích đi ngao du 4 biển 5 châu để thả hồn theo mây nước sông ngàn. Sau khi lên ngôi vào năm 18 tuổi, ngài bắt đầu tu chỉnh luật pháp, chính trị và thành lập các bộ văn hoá để cải tiến nền văn học Việt Nam sau bao nhiêu năm bị ảnh hưởng của Bắc thuộc.

Ông nội của ngài (vua Lê Lợi - Lê Thái Tổ) là một tướng quân nên sau khi đánh bạ(t quân Tàu ra khỏi đất Việt, ngài chỉ lo củng cố quân sự và chính trị để giữ nước. Ðến đời cha của ngài (vua Lê Thái Tôn), nước ta vẫn còn trong thời kỳ "hồi sanh" nên văn chương thi thơ phải nhường bước cho những kế hoạch chống ngoại xâm bảo vệ biên giới đất Việt. (Side Note: Vua Lê Thái Tôn là người bị nàng thiếp Thị Lộ của Ðại Công Thần Nguyễn Trãi ám hạị. Vụ oan án này đã làm gia tộc của Nguyễn Trãi bị tru chi tam tộc. Ðến nửa đời vua Lê Thánh Tôn, gia tộc Nguyễn Trãi mới được giải oan).

Dưới triều đại vua Lê Thánh Tôn, nước Việt đã bắt đầu bước vào một trang lịch sử thịnh vuợng hoà bình. Không bận tâm mài kiếm giáo vì nước cường quân mạnh, người dân Việt đã trở lại với bản tánh thuần túy Việt, tức là đã trở lại với mộng trăng tương gió lãng mạng. Từ cổ chí kim, mỗi người Việt dều là một thi sĩ.... vai vác cầy mà tâm hồn thì trôi trên mây nước.... từ vua dến thường dân, chẳng con Việt nào tránh đuợc vòng "đi truyền văn hóa" nàỵ

Ðể mở mang nền văn học Việt Nam, vua Lê Thánh Tôn đã chiêu hội 28 văn thần và lập hội văn "Tao Ðàm Nhị Thập Bát Tú" mà chính ngài là nguyên soái để sưu tầm, thi họa. Dưới sự diều khiển của ngài, các nhà quan văn như: Thân Nhân Trung, Ðỗ Nhuận, v.v..., dã soạn tập "Thiên Nam Du Hạ Tập" ( thiên nam = phuong trời nam, du hạ = nhàn rỗi, tập = tập thơ) để ghi chép lại thi thơ, văn chương, chính trị trong triều đại của ngàị. Tập này có hơn 100 quyển nhưng rất tiếc, nay đã thất lạc rất nhiềụ. Ấy là thời thịnh nhất trong văn sử đời Hậu Lệ, Vua Lê Thánh Tôn đã chính tay soạn rất nhiều thơ chữ Hán trong bộ Thiên Nam như Quỳnh Uyển Cửu Ca ( quỳnh uyển = vườn tiên, cửu ca = chín bài ca) . Ngài cũng để lại một số bài thơ chữ nôm và rất thích đi thăm viếng các phong cảnh thiên nhiên hữu tình của đất Việt. Ði đâu cũng hứng đề thơ và lưu truyền bút sắc cho hậu duệ.

Thơ của vua Lê Thánh Tôn

Ðề Miếu Bà

Nghi ngút đầu nghềng toả khói hương

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương

Ngọn dèn dầu tắt dừng nghe trẻ

Làn nước chi cho lụy đến nàng

Chứng quả có đôi vừng nhật nguyệt

Giải oan chi muợn đến đàn tràng

Qua đây mới biết nguồn con ấy

Khá trách chàng Trương khéo phủ phàng

Chú Thích: Tích sự bà Trương

Bên giòng sông Hoàng Giang (nay thuộc tỉnh Hà Nam) có một miếu của bà Trương. Tục truyền bà Trương là một giai nhân gả cho họ Trương. Lấy nhau đuợc nửa năm thì chàng Trương nhập ngũ chống giặc Bắc khi vợ mới có thai vài tháng. Nàng sanh đuợc một đứa con dặt tên là Ðản.

Ngày qua đêm lại, chồng nàng vẫn miệt mài ngoài biên giới. Dưới ánh đèn đêm chợp choàng, nàng chỉ vào bóng mình trên vách tường để trả lời câu hỏi ngây thơ của Ðản "cha con đâủ". Dần rồi đứa trẻ tưởng bóng đêm là cha nó.

Khi người chồng trở về, đứa con không nhận chàng là cha mà cứ bao? "ông không phải là cha tôi". Oan nghiệp cho nàng Trương, chồng nàng tưởng nàng đã ngoại dâm khi chàng không có ở nhà nên dã nghi kỵ đay nghiến hành hạ nàng. Chịu không nổi sự nghen tuông oan ức, nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.

Một đêm kia, chàng Trương ngồi chơi với con dưới ánh đèn thì đứa nhỏ tự nhiên vui mừng chỉ vào bóng đêm mà réo "cha tôi về kià". Lúc dó chàng mới biết đã vu oán cho người vợ trung thành, đáng thương. Ðể chuộc tội với người vợ qúa cố, chàng lập miếu thờ nàng bên giòng sông Hoàng Giang (có một dã sử rất "liêu trai chí dị" về nàng Trương hoá tiên đã đuợc dân chúng khẩu truyền... đó là 1 truyện dài khác......sẽ trích cùng ban. đoc. sau này!).

Sự tiết trinh oan ức của nàng Trương đã động lòng thánh hoàng và ngài dề bài thơ trên lưu truyền cho đến nay.

=================

Vua Lê Thánh Tôn ngồi trên ngai vàng nguy nga vương giả nhưng tâm hồn của ngài vẫn là một hồn thơ rất dễ rung động trước những tiểu cảnh thiên nhiên của trời dất. Ngắm nhìn một con cóc trong hang động, ngài dã để lại bốn câu thơ bất hủ:

Thơ nôm của vua Lê Thánh Tôn

Con Cóc

Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi (1)

Chốn nghiêm(2), thăm thẳm một mình ngồi

Nghiến răng ba cái nghiêng trời động(3)

Tắc lưỡi vài hồi chúng kiến lui(4).

(có bản chép câu 3, 4 như sau)

Tép miệng năm ba con kiến gió

Nghiến răng chuyển động bốn phương trời.

Chú Thích:

(1). Áo sồi - áo dệt bằng loại tơ xấu hạng có nhiều mấu

(2). Chốn nghiêm - chốn nghiêm trang như cung đường, điện vua hang cóc).

(3). Nghiến răng - Khẩu truyền trong dân gian là mỗi khi cóc nghiến răng là điềm trời sắp có giông bão... cũng như kiến kéo vào nhà trước cơn bão đến.

(4) - Cóc thè lưỡi ăn kiến

=================

Truyền Thuyết về Lê Thánh Tôn (trích từ Tang Thương Ngẫu Lục của cụ Phạm Ðình Hổ)

Ðức Quang-Thục Hoàng Thái Hậu (mẹ của vua Thánh Tôn) thủơ? còn hàn vi, ngụ tại phía tây nam nhà Quốc Tử Giám. Nơi đây, nước hồ bao bọc chung quanh nhà, các thầy tướng số đều cho là có vuợng khí của Thiên Tử.

Vì có họ hàng với các phi-tần trong cung, bà thường tới, lui trong cung điện. Vua Lê Thái Tôn (1434 - 1442) trông thấy yêu thương , khi về có mang. Ðến kỳ nằm giường cữ, bà sanh đuợc một nam nhi, thiên tu tuyệt lạ. Thuở nhỏ, theo mẹ ở luẩn-quẩn trong đám thường dân, nhưng đuợc nổi tiếng về văn học. Vua Thái Tôn nghe tin liền vời đến, phong cho tước vương.

Sau khi Lạng Sơn Lệ-Ðức-hầu bị phế, các đại thần liền đón rước vị vương này, lập lên làm vua, tức vua Lê Thánh Tôn(1460-1497). Vua thường đến thăm chỗ ngôi nhà cũ của Thái Hậu, rồi cho xây điện Huy-Văn, và dựng xây ngôi chùa Dục-Khánh ở bên cạnh.

Trước khi Thái - Hậu có mang, nàng chiêm bao đến chỗ Thuợng Ðế, thấy Thuợng Ðế sai một vị Tiên-Ðồng giáng trần làm vua nước Nam, và cho một người Ngọc-Nữ theo xuống để sánh đôi Tiên-Ðồng do dự, không vâng chỉ ngaỵ Thuợng Ðế cả giận, ném viên ngọc-khuê làm sầy sát ở trán. Tiên đồng dập đầu lạy tạ và xin ban cho một người giúp việc. Thuợng Ðế trỏ một viên trong bọn các quan, cho đi theo giúp. Viên quan đó cúi dầu lạy xin cố từ. Thuợng Ðế dập vào vai không cho cáo từ. Lúc Hoàng Thái Hậu tỉnh giấc thì ngài hạ sanh ra vua Thánh Tôn, vết ngọc-khuê ở trên trán hãy còn rõ rệt.

Khi đã lên ngôi đại bảo, vua tôn bà mẹ lên làm Hoàng-Thái-Hậu và thường cho dò tìm người trong chiêm bao. Chưa gặp, lòng vẫn không vui.

Khoảng đầu niên-hiệu Thái-Hoà (1443-1453), Tế-văn-hầu Nguyễn Trãi phải tội, có người con gái bị bắt vào quan, sung vào hàng nữ nhạc. Người con gái ấy tư sắc tuyệt đẹp, tuổi đã 17, 18 mà không biết nói. Ðến nay theo đồng bạn vào cung hầu yến, vì câm, nên chỉ ngồi gõ phách.

Khi vua bước lên Ngự tọa, người con gái bỗng cầm phách hát "Hẹn nhau từ thủa Thiên-Ðình, lòng nào nỡ phụ tâm tình thế ru". Tiếng hát du dương, du âm nhường quấn trên rường như khúc hát Quân-Thiên(điệu hát trên Ðế-Ðình). Vua lấy làm lạ hỏi, thì người con gái nói năng giống hệt người Ngọc-nữ trên chỗ Thuợng Ðế. Vua liền thu nạp vào hậu cung, sách lập làm Trường-Lạc Hoàng Hậụ Khoa Qúy-Mùi, niên hiệu Quang-Thuận(1463) thứ tư, ngày truyền lô kỳ thi Ðình. Trạng nguyên Lương Thế Vinh vào bái yết, hai vai hơi lệch, không ngay ngắn. Vua kinh dị sai vào bái yết Hoàng Thái Hậu.

Thái Hậu nhận ra hình mạo Lương đúng là người trong mộng trên Ðế Ðình khi trước. Hai cung(Thái Hậu và vua) đều rất vui vẻ. Vua bèn trao cho Lương chức Hàm-Lâm Thị Ðộc, dự vào hàng 28 ngôi sao trên Tao Ðàn(Tao Ðàn Nhị Thập Bát Tú). Những thơ văn xướng họa có ghi chép trong các tập "Thiên-Nam Du Hạ" và bức đồ "Bình-Nam Chỉ Chưởng.

Chùa Dục-Khánh sau lầm là chùa Hoa-Văn. Ðiện ở phía tả, thờ Thần-Khâm đức Quang-Thục Hoàng Thái Hậụ Khoảng năm Dương-Ðức, đời Trung-Hưng(1672-1673), Tây-cung Hoàng-Thái-Hậu chữa lại chùa Khán-Sơn, phía hữu chính diện thờ ngự dung đức Thần-Tôn Uyên Hoàng Ðế. Từ hồi thay đổi triều vua trở về sau, chuà Khán-Sơn đổ nát, Ngự dung thiên đến chuà Dục Khánh, nay ở gian hữu tiền đường(có người lầm là tuợng đức Thánh Tôn).

Thơ của Lê Thánh Tôn

Thằng Mõ

Mõ này cả tiếng lại dài hơi,

Mẫn cán (1) ra tay chẳng phải chơị

Mộc dạc (2) vang lừng trong bốn cõi,

Kim thanh (3) rền-rĩ khắp đòi nơi(4)

Trẻ già chốn chốn đều nghe lệnh,

Làng nước ai ai phải cứ lờị

Trên dưới quyền hành tay cắt đặt,

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.

Chú Thích

(1). Mẫn cán: Nhanh nhẹn, giỏi dang

(2). Mộc dạc: Mõ bang gỗ

(3). Kim thanh: tiếng kêu như tiếng lọai kim (đồng, vàng)

(4). Ðòi nơi: nhiều nơi, đòi là chữ cổ, có nghĩa là nhiều.

=================

Ðạo Làm Vua

Ðạo lớn đế vương nghi dã tinh

Thương yêu dân chúng kính trời xanh

Tìm tòi kế sách xây đời thịnh

Bỏ hẳn chơi bời giữ nếp thanh

Cân nhắc anh tài phô đức đẹp

Chăm lo võ bị trọng quyền binh

Ðiều hoà muôn việc theo mùa tiết

Khắp chốn hân hoan hưởng thái bình

Lê Thánh Tôn

=================

Núi Bài Thơ. là ngọn núi đá vôi đuợc hình thành từ kỷ Ðê-vôn, trong cuộc vận động tạo sơn Inddô-nê-si-ạ Ðỉnh cao nhất của núi có hình ngọn mác chia lên trời, đấy là cốt 168 m, phía dưới có nhiều ngọn, nhiều mỏm chông chênh, vách đá dựng đứng, những lèn đá tai mèo nhọn hoắt làm cho núi có một vẻ cổ kính, huyền bí.

Từ nhiều góc độ người ta nhìn thấy núi có lúc dáng như hổ phục, lúc có dáng nhu sư tử vờn mồi, lúc có dáng như con rồng sắp cất cánh. Núi Bài Thơ thưở xưa có tên núi "Rọi Ðèn", tên chữ là Truyền Ðang Sơn. Tương truyền rằng, ngày xưa lính thú gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành. Từ đó xuất hiện tên núi Truyền Ðang.

Năm 1468, vào dịp mùa xuân, nam Quang Thuận thứ 9, đời vua Lê Thánh Tông - cháu nội của Lê Lợi đưa quân đi tuần ở vùng biển Ðông Bắc, có dừng thuyền ở chân núi Truyền Ðang, phía giáp với Vịnh Hạ Long, để uống ruợu ngâm thơ.

Xúc động trước cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên, nhà vua Lê Thánh Tông đã cho khắc một bài thơ lên vách đá tạm dịch như sau:

Núi Bài Thơ.(dịch)

Nước lớn mênh mông, tram. sông chầu vào

Núi non, la liệt rải rác như quân cờ, vách đá liền trời

Có tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ Hàm hào cửu tam(đã định)

Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gió

Phía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yên

Vùng biển phía đông, khói chiến tranh đã tắt

Muôn thưở trời Nam, non sông bền vững

Bây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sửa việc văn.

Bài thơ này đuợc khắc trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng 2.5m, gồm 56chữ Hán, khắc liền một mạch, không phân câu như hiện nay ta chép lại. Trong 5, 6 chữ trên có 21 chữ đã mờ hẳn, không thể đọc nổi, những chữ còn lại rất mờ. Trước phần thơ có phần lạc khoản(đề tựa) gồm 49chữ, cũng bị phân hóa gần như hoàn toàn. May mắn, bài thơ trên có chép trong thư tịch cổ, nên đó chính là chỗ dựa của các nhà nghiên cứu.

261 năm sau, vào năm 1729 chúa An đô vương Trịnh Cương, một nhà thơ có tiếng thời Lê - Trịnh, cũng đem quân đi tuần qua đâỵ Ông cho đóng quân dồn trú dưới chân núi Truyền Ðang. Ðọc thấy bài thơ của vua Lê, chúa Trịnh bèn họa lại bằng một bài thốt ngôn bát cú, lấy theo vận "yên" của bài trước, dùng lại 4 chữ "thiên" "quyền" "yêu" niên" trong bài của vua Lê.

Bản dịch thơ như sau:

Biển rộng mênh mang, nước dâng đầy

Núi chìm xuống nước, nước tràn mây

Bàn tay tạo hóa sao khéo dựng

Cảnh đẹp thần tiên một chốn này.

Mùi tanh giặc thác còn đâu dó

Cỏ hoa sương khói vẫn còn đây

Ba quân tướng sĩ đều vui vẽ

Bữa tiệc biển khơi chén ruợu đầy.

(Bản dịch của Hào Minh)

Bài thơ. được khắc theo lối chữ hành, trên một vách đá nghiêng xuống đất, nên tránh được hủy hoại của nước mưa, đến nay còn rõ nguyên, rất dễ đọc. Ðến đầu thế kỷ này nhiều tao nhân, mặc khách đi du ngoạn vùng Hạ Long, gặp bài thơ này lại cho khắc 7 bài thơ nữa, có bài chữ Hán, có bài chữ Quốc Ngữ trên những vách đá lân cận. Tổng số bây giờ có 9 bài thơ còn lưu truyền trên vách đá.

Khu vực này trước đây gọi là phố Lò Vôi (vì có người nung vôi bán). May mà chưa ai phá những bài thơ để nung vôi! Nhưng các công trình phụ của nhà dân đang "bao vây" những bài thơ, du khách phải len chân vào sau chuồng lợn, nhà bếp mới đọc đuợc thơ cổ. Thành phố Hạ Long có nổ lực giải phóng đuợc một mặt bằng khoảng 30m2 phía trước bài thơ Lê Thánh Tông, còn những bài khác thì tạm để nguyên đó.

Do có nhiều thơ trên vách núi, có lẽ đầu thế kỷ này dân chúng mới đổi tên núi Truyền Ðang thành núi Bài Thơ. ngày nay, phố Lò Vôi (cũ) được mang tên mới là phố Bài Thơ.

Ca dao đầu thế kỷ này có câu:

Hồng Gai có núi Bài Thơ.

Có hang Ðầu Gỗ, có chùa Long Tiên

Chùa Long Tiên nằm ở phía đông núi Bài Thơ., một quay ra hướng đông, giáp với phố Bến Tàu cũ nay đổi thành phố Long Tiên. Chùa đuợc khởi công xây cất vào năm 1939 và hoàn thành năm 1942. Tuy đuợc xây dựng vào giữa thế kỷ này, nhưng kiểu cách, kiến trúc đều theo phong cách kiến trúc đầu Nguyễn.

Ngoài có tam quan, qua một sân rộng là bái đường, trên nóc có tuợng ghép gốm rồng chầu mặt nguyệt, hai bên là hai cung tả hữu., ở chính điện trên tam quan có ba chữ nổi Long Thọ Tiên, nhân dân rút gọn, gọi nôm na là chùa Long Tiên. Gọi là chùa nhưng lại thờ cả thánh. Ở chính cung thờ Ðức Phật Thích Ca Mâu ni, Phật Bà Quan Âm và các chu Phật. Hữu cung thờ Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo, Tả cung thờ Vân Hương Thánh Mẫu.

Trong chùa Long Tiên có rất nhiều câu đối, đại tự được điêu khắc rất tinh vi, thể hiện trình độ điêu khắc khá cao. Trong các đồ thờ của chùa có Bộ Cửu Long nổi tiếng miêu tả chín con rồng chầu Phật - là một công trình khắc gỗ công phu.

Hội chùa Long Tiên kéo dài hết tháng giêng, hai âm lịch hàng năm thu hút rất nhiều khách thập phương. Tín đồ, phật tử Hải Phòng khi đi lễ hội ở dền Cửa Ông, thế nào cũng rẽ vào chùa Long Tiên "xin đức thánh Trần" một quả cầu tài, cầu lộc.

Phiá tây núi Bài Thơ còn có đền thờ đức ông Trần Quốc Nghiễn - một vị danh tướng đời Trần. Tương truyền ông đuợc đắc cử canh giữ biên ải vùng Ðông Bắc, trấn ở vùng Hồng Gai, đã lập nhiều công to trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Ðền thờ này hiện nay sử dụng làm phòng học cho trường PTCS Hạ Long. Thành Phố Hạ Long đang có kế hoạch trùng tu và phục hồi đi tích văn hóa này.

(Trích từ báo Nhân dân 18/8/96- Hào Minh)

=================

Tự Thuật

Ngu thập niên hoa thất xích khu

Cương trường nhu thiết khước thành nhu

Phong xuy vọng ngoại hoàng hoa tạ

Lộ ấp đình tiền lục liễu cù

Bích hán vọng cùng vân điểu điểu

Hoàng lương mộng tỉnh dạ du du

Bồng lai son thuợng âm dung đoạn

Bang ngọc u hồn nhập mộng vô

Bản dịch:

Tấm thân bảy thước tuổi năm mươi

Dạ sắt ta nay bỗng ru-rời

Ngoài cửa hoa tàn vì gió thổi

Trước sân liễu ốm bởi sương rơi

Trông mây bích hán chừng mờ mịt

Tỉnh giấc hoàng lương vẫn tối hoài

Bồng đảo thần tiên xa tiếng diệu

Mộng hồn trong trắng luống chơi vơi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#balamat