Xin lỗi, tinh nhị đại như Quách Kỳ Lân, tôi ngưỡng mộ không nổi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Rõ ràng là một chương trình giải trí, vậy mà Nhạc Vân Bằng lại khóc.

Trong Đức Vân Tấu Hài Xã, anh vì được Quách Đức Cương khen mà khóc

Sư đồ hai người ngồi đối diện nhau, Nhạc Vân Bằng đưa giấy bút: “Thầy viết vào đây một khuyết điểm hoặc chỗ nào con cần cải thiện kiểu đó.” Quách Đức Cương nhẹ nhàng nói một câu : "Con hiện tại ấy à, chẳng có khuyết điểm gì cả. "

Chỉ mở lời thế thôi, Nhạc Vân Bằng đã rơi nước mắt.

Nhạc Vân Bằng 35 tuổi, học nghệ đi diễn 16 năm, là nhân vật có danh tiếng trong giới tướng thanh, khóc như thế rồi cười một tiếng:Aiya, bao nhiêu năm rồi, đột nhiên được thừa nhận ”

Có đau lòng, nhưng cũng có nhẹ nhõm

Cách ‘giáo dục khắc nghiệt’ của Quách Đức Cương nổi danh là mạnh tay, huấn luyện bao năm, chỉ một câu ‘không vấn đề gì nữa’, giống như quang mây thấy trăng, có thể xuất sư xuống núi.

Ai không thể không cảm thán?

Quách Đức Cương cũng thở dài: “Một là Nhạc Vân Bằng, một là Quách Kỳ Lân, từ trước đến nay chưa từng được khen, tốt đến mấy vẫn bị mắng.”

Nếu nói trò cưng Nhạc Vân Bằng là xót lòng, vậy với con ruột Quách Kỳ Lân chính là đau lòng.

Thầy Quách mắng con, chính là khác biệt, mượn câu nói của thầy chính là: “Đem tất cả tự tôn của nó đánh đổ hết.”

Vẫn nhớ năm 2012, Quách Kỳ Lân trợ diễn cho Nhạc Vân Bằng sư ca, nhưng lại không được lòng người, phản ứng có chút “lạnh”

Về đến nhà, Quách Đức Cương mắng con trai đến tận nửa đêm, tức giận mắng: “Con trai ngu ngốc không biết, hồ đồ tột độ, chỉ một lần này, sau sẽ không có.”

Cha dạy dỗ con, công khai mắng trên Weibo, có người vỗ tay, cũng có người chất vấn.

Năm đó, Quách Kỳ Lân mới 16 tuổi.

Thanh danh của cậu ấy ở bên ngoài là Đức Vân thiếu ban chủ, nói khó nghe hơn là ‘tinh nhị đại’ thảm nhất.

Ngày bé, Quách Kỳ Lân không thích ăn rau, thầy Quách một mực gắp cho cậu một bát đầy rau

Khóc đúng không? Vậy con khóc đi, khóc xong rồi ăn tiếp.

Một lần khác, lúc ăn cơm Quách Kỳ Lân có chút khát nước, đặt chai nước ngọt lên trên bàn, thầy Quách đi đến đổ cả chai nước vào trong bát cơm rồi quay người rời đi.

Ăn một bữa cơm, Quách Kỳ Lân khóc không ít lần.

Nhưng câu khóc không phải do bát rau, cũng không phải do chai nước ngọt, chỉ vì một câu “Tại sao?” Tại sao mọi người đều có ghế để ngồi, con cậu lại chỉ có thể ngồi ở hành lang, tay cầm bát cơm, một miếng rau cùng nước mắt cứ thế mà nuốt xuống. Vì sao lại như thế?

Bởi vì cậu là thiếu gia

Cậu cùng bố đi đánh cầu lông, cậu ngã trên đất, khóc như thế như bố cậu không thèm để ý, còn đứng vui đùa cùng mấy đứa trẻ khác.

Tại sao người khác có bố thương, còn cậu lại phải lau nước mắt mà đứng dậy?

Bởi vì cậu là thiếu gia.

Trong lòng của thầy Quách, ngọc bất trác bất thành khí, con là con trai ta, ta phải bỏ thêm ba phần lực. Phải tổn thương đến tự tôn của con, phải mắng con ngay trước mặt mọi người. Người càng nhiều ta càng phải mắng, con càng khóc ta càng đắc ý.

“Tôi ức hiếp nó đủ, sau này nó ra ngoài bị người khác bắt nạt tôi cũng yên tâm hơn.”

Nhưng thầy Quách từ trước đến nay chưa từng đánh con, một ngón tay cũng chưa đụng vào, thầy giống như cái bạt tai luôn giơ ra nhưng chưa từng hạ xuống.

Thầy ví nó giống "như 40 phút trước khi xử bắn vậy."

Quách Kỳ Lân cũng từng nói: Những sư huynh sư đệ khác là mảnh vỡ, còn tôi là bị mài thành bột.

Chuyện xưa giống như gió thổi nhẹ qua

Cậu từng kể qua một chuyện lạ, ngày hôm đó, trong nhà xuất hiện một người đàn ông hơi béo, bước vào cửa liền nói: “Ta là bố của con.”

Nghe thì giống chuyện hài, đọc tiếp lại khiến người ta rơi nước mắt

Đó là trước khi Quách Kỳ Lân 6 tuổi, lần đâu tiên được gặp bố.

Ngày bé bố mẹ ly hôn, Quách Đức Cương đưa Quách Kỳ Lân cho ông bà nội nuôi lớn, người khác có mẹ đón đi đón về, có bố đi họp phụ huynh, cậu ngưỡng mộ.

Nhưng cậu không náo, chỉ có chút hướng nội, tự ti cậu ôm quyển “Đơn khẩu tướng thanh” của bố để lại như bảo bối.

6 tuổi, ông bà nội đưa cậu lên Bắc Kinh thăm bố, tại căn phòng thuê ấy, Quách Kỳ Lân đứng trên ghế nói một đoạn tướng thanh cho bố nghe. Thầy Quách một câu cũng không nói gì.

Sau này, quản lý Vương Hải nói cho cậu, bố cậu khi đó đã khóc nói rằng: “Con trai tôi đứng trên ghế nói tướng thanh, tôi ngàn vạn lần không muốn nó theo nghề này.”

Ngày đó, Quách Đức Cương lưu lạc đất Bắc Kinh, sống không tốt, tiền thuê phòng không trả nổi, chủ phòng ngày ngày đập cửa đòi tiền, ông ở trong phòng không dám nói một tiếng.

Nói tướng thanh có thể sống qua ngày hay không? Trong lòng ông không biết rõ.

Nhưng câu chuyện về sau chúng ta đều biết. Đức Vân Xã gặp thời chuyển thế, một bước lên cao. Thiếu gia cũng từ Thiên Tân chuyển lên Bắc Kinh.

Người ngoài nghĩ rằng ban sư hồi triều, đón lấy lại là muôn vàn thử thách.

Quách Đức Cương chịu quá nhiều khổ cực.

Giống như nhiều bậc cha mẹ khác, gặp qua tình người lạnh nhạt, thử qua thế sự vô thường, là một người từng trải, thầy đem tất cả những cái khổ đó đun thành cạnh hoàng liên, ép con trai uống nó, sinh ra kháng thể, muốn con trưởng thành ít bệnh ít đau.

Năm nay, Quách Kỳ Lân 24 tuổi. Đức Vân xã lớn bao nhiêu, cậu cũng lớn từng đấy.

Người trước người sau, trong giới ngoài giới, mọi người đều khen cậu hiểu chuyện, hiểu chuyện đến mức khiến người ta đau lòng.

Cậu nhẫn nhịn hơn, giấu tâm tư càng sâu, cũng thiện lương, càng thông thấu mọi chuyện hơn.

Cậu nói về tình ái, là hoa thêu trên lụa, chứ không phải tuyết trắng thêm sương. Kết hôn hay không, không có đúng sai, chỉ có hiểu biết

Cậu nói về nhân sinh “Tôi đối với mọi thứ không ôm bất cứ hy vọng vậy nên cũng không có thất vọng”

Cậu nói về đau đớn

Có người nói: Thích Quách Kỳ Lân không chắc sẽ thích bố cậu ấy, nhưng thích Quách Đức Cương sẽ thích con trai ông ấy

Hoa Thiếu nói: “Cậu không giống như bố cậu một tay dạy ra.” Trong quá trình trưởng thành của Quách Kỳ Lân, nếu nói cách giáo dục của thầy Quách là bát hoàng liên đắng, thì sư phụ Vu Khiêm chính là viên kẹo ngọt sau bát thuốc ấy.

Trong ‘Một bức thư nhà’, Quách Kỳ Lân nhận được hai bức thư, một của bố, một của sư phụ, câu nói cuối cùng khiến người ta rơi lệ

Quách Đức cương viết: “Kỳ trung hữu mệnh hữu vận, yếu tri nhân quả đổng thiện lương, ngã nhi tả ký, đán hành hảo sự, mạc vấn tiến trình” (Có may mắn, có vận mệnh, phải biết nhân quả, hiểu thiện lương, con hãy ghi nhớ, một khi làm việc đừng thắc mắc về sau này)

Thầy Khiêm viết: “Bận xong lần này, qua nhà cùng thầy uống một bữa.”

Lời thầy Quách là bên ngoài mưa to gió lớn, giang hồ hiểm ác, bố chống đỡ cho con. Con à, hãy cứ mạnh dạn mà xông lên đi!

Lời thầy Vu là hồng trần thế sự khó mà lường trước, thầy sẽ bảo vệ con, con à, mệt thì hãy về nhé.

Một bát thuốc, một viên kẹo, suốt mười mấy năm qua, cuối cùng Quách Kỳ Lân cũng có thể hấp thụ nó, tự mình chữa lành cho bản thân.

Là thuốc ba phần độc, nhưng vẫn phải xem tạo hóa.

Tôi chỉ nhớ bình luận của người khác nói Quách Kỳ Lân: “Cậu ấy có ngàn vạn cách biến thành xấu, nhưng lại dùng cách lương thiện nhất, cách nhẹ nhành nhất để trưởng thành.” Trắc trở, oan ức, nước mắt, vết thương của ngày bé, chúng ta cả một đời không thể quên, nhưng khi lớn lên nhìn lại chỉ cười một tiếng, nói một câu: “để nó trôi qua đi”

Quách Kỳ Lân dùng một từ bao trọn cái cảm giác này: Hòa giải, với bản thân, với phụ thân

Mấy năm nay, con đường sự nghiệp của Quách Kỳ Lân vô cùng rộng mở, phim ảnh, chương trình giải trí, tướng thanh, tài vận tám phía, tài hoa xuất chúng.

Có người hỏi, bố cậu có xem phim của cậu không? Ông ấy có khen cậu không? Cậu chỉ cười: từ trước đến nay chưa từng.

Nhưng thầy Quách trong chương trình có nói: "Đại Lâm nghĩ rằng tôi cái gì cũng không biết, thực ra tôi đều biết hết." Thầy Quách khen con trai mình so với Nhạc Vân Bằng còn sớm hơn

Mùa đông năm 2019, Quách Kỳ Lân diễn chính cho vở kịch nói《Ngưu Thiên Tứ》, nhận được nhiều khen ngợi, lúc cảm on khán giả, một bàn tay vỗ lên vai, cậu quay người nhìn thấy bố mình trong chiếc áo phao đen

Thầy Quách không nói gì, chỉ cười híp cả mắt lại, Đại Lâm gục đầu lên vai bố mà khóc.

Hai bố con ôm nhau trên sân khấu, thời gian rất ngắn, thầy Quách đặt tay lên lưng Đại Lâm mà nhẹ nhàng vỗ

Đêm đó, Quách Đức Cương yên tĩnh ở dưới khán đài xem toàn bộ, đạo diễn đến gần hỏi, cho mấy điểm?

Thầy nhìn lên sân khấu, mười điểm.

Âm thanh biến mất giữa những tiếng vỗ tay dưới khán đài, trở thành một bức thư không có lời đáp.

Cuối cùng, khán đài hoan hô, thầy Quách nắm tay Đại Lâm cùng nhau cúi đầu, những năm không thể đi họp đó, đã bù đắp được rồi.

Quách Kỳ Lân, khóc rồi cười, trưởng thành thật rồi

Người khác bắt đầu hỏi cậu về chuyện tiếp nhận chức ban chủ, cậu chỉ trả lời một câu: Chuyện tương lai tôi không quản, tôi chỉ quản ông ấy.

"Bố tôi toàn thân đều là gai nhọn, nhưng trong bụng thì mềm yếu, rồi sẽ có một ngày tôi sẽ kéo ông ấy ra phía sau, bảo vệ ông."

Thực ra, Quách Đức Cương và Quách Kỳ Lân, nói cho cùng cũng chỉ là một đôi cha con bình thường

Có một từ vô cùng thích hợp hình dung quan hệ cha con ở Trung Quốc: 拧巴

Không biểu hiện ra vẻ yếu đuối, không nói được lời yêu thương, đến cả cái ôm cũng cẩn thân từng li từng tí.

Cha con là hai binh sĩ của hai thời đại, một thân mũ giáp, toàn thân đầy vết thương, chỉ sợ ôm chặt thêm một chút, sẽ làm tổn thương đến đối phương.

Nhưng tục ngữ nói đúng, thượng trận phụ tử binh.

Tôi nghĩ đến một hình ảnh, rất nhiều năm về sau, thầy Quách tuổi đã cao, ngồi trên ghế phe phẩy chiếc quạt, trước mắt là cảnh sắc tuyệt vời, trăm vạn hùng sư

Quách Kỳ Lân khí phách hiên ngang, một lần nữa nói lên bức câu đối:

Đức Vân thiếu ban chủ.

Sinh                                      Học
lai                                       đắc
nhất                                     mãn
quyên                                    phúc
thư                                      kinh
sinh                                    luân
y                                          văn
khí                                     chương

(Sinh ra một thân đầy nghĩa khí
Học được một bụng đầy văn thơ)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro