SỰ TRÌ HOÃN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BẠN VẪN TƯỞNG 

Bạn thường trì hoãn công việc bởi vì bạn là một kẻ lười biếng và không biết cách kiểm soát thời gian củamình. 

SỰ THẬT LÀ 

Sự trì hoãn được thúc đẩy khi bạn yếu đuối ước những cám dỗ và không tự ngẫm về các suy nghĩ của bảnthân.

--------------------

Netflix có lẽ đã cho bạn thấy điều gì đó về hành vi của bản thân màtới giờ chắc hẳn bạn cũng đã phải nhận ra, một thứ luôn chen vàogiữa bạn và những việc mà bạn muốn hoàn thành. Nếu bạn có tàikhoản Netflix, đặc biệt là nếu bạn dùng nó trên TV nữa, khả năng làbạn đã tích cóp tới hàng trăm tựa phim mà bạn nghĩ ngày nào đó sẽlôi ra xem phải không? 

Hãy nhìn vào danh sách đó. Sao lại có nhiều phim tài liệu vàphim sử thi nằm đóng bụi vậy? Tới thời điểm này có lẽ bạn đủ khảnăng vẽ lại được ảnh bìa của phim Dead Man Walking từ trí nhớ rồi.Vậy sao bạn lại cứ lướt qua nó mà không nhấn vào để xem?

Các nhà tâm lý học thực ra đã biết câu trả lời cho việc tại saobạn cứ tiếp tục cho thêm vào bộ sưu tập những phim bạn sẽ chẳngbao giờ xem. Đó cũng là lý do cho việc bạn tin rằng tới một lúc nào đó bạn sẽ làm điều tốt nhất cho bản thân ở những lĩnh vực khác,nhưng rồi cuối cùng lại không làm.

Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1999 bởi Read,Loewenstein, và Kalyanaraman, các nhà nghiên cứu đã cho ngườitham gia lựa chọn 3 trong tuyển tập 24 bộ phim để xem. Một số lànhững phim đơn giản và dễ xem như Sleepless in Seattle hay Mrs.Doubtfire. Số còn lại là những phim mang tính hàn lâm hơn nhưSchindler's List hay là The Piano. Nói cách khác thì đây là sự lựachọn giữa những bộ phim vui vẻ, dễ quên, và những bộ phim đángnhớ nhưng cần phải cố gắng một chút mới hiểu được. Sau khi lựachọn, những người tham gia sẽ phải xem ngay một phim. Rồi xemmột phim nữa sau đó hai hôm. Và xem phim cuối cùng cách phimthứ hai thêm hai hôm nữa. Hầu hết mọi người đều chọn Schindler'sList trong bộ ba phim họ sẽ xem. Họ biết rằng đó là một tuyệt tácđiện ảnh – bạn bè họ đều nói vậy mà, chưa kể là bộ phim này cũnggiành một loạt những giải thưởng danh giá nữa. Nhưng hầu hết mọingười lại đều không chọn xem phim này vào ngày đầu tiên. Thayvào đó, phần lớn đều chọn một phim dễ hiểu để xem trước. Chỉ có44% chọn các phim được đánh giá là khó nuốt cho lượt xem đầutiên. Số đông đều chọn những phim hài dạng như The Mask hay lànhững bom tấn hành động như Speed khi biết rằng họ phải xemngay lập tức. Những người lên kế hoạch xem các phim mang tínhhàn lâm ở ngày thứ hai chiếm tới 63%, và ở ngày cuối cùng là 71%.Sau đó, các nhà khoa học cho chạy thử thí nghiệm một lần nữa, lầnnày yêu cầu người tham gia phải xem cả 3 phim liền một lúc. Trongthí nghiệm lặp lại này, số người chọn Schindler's List ít hơn 13% sovới ban đầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả này cho thấyngười ta thích chọn đồ ăn vặt trước, rồi mới lên kế hoạch cho nhữngbữa lành mạnh trong tương lai. 

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng bạn thường có biến động ưutiên theo thời gian. Khi được hỏi bạn sẽ chọn ăn hoa quả hay bánhngọt vào tuần sau, khả năng cao là bạn sẽ chọn hoa quả. Một tuầnsau đó, khi đứng giữa các lựa chọn thực tế: một bên là miếng bánhsôcôla Đức và một bên là quả táo, nhiều khả năng bạn sẽ chọnmiếng bánh thay vì quả táo. Các số liệu thống kê đã minh chứng chođiều này.

Đây là lý do tại sao bộ sưu tập phim trên Netflix của bạn chứađầy những tựa đề kinh điển nhưng bạn lại luôn lướt qua chúng đểnhấn vào xem Family Guy. Với Netflix, việc lựa chọn giữa phim đểxem ngay bây giờ và phim để xem sau cũng giống với việc chọn lựagiữa thanh kẹo ngọt và củ cà rốt. Khi lên kế hoạch cho tương lai,thiên thần trên vai bạn chỉ vào những thứ có ích, nhưng tại thời điểmquyết định thì bạn sẽ chọn việc tận hưởng thứ ngon hơn. 

Điều này đôi khi được gọi là thiên kiến hiện tại – việc khôngnhận thức được rằng ý muốn của bạn có thể thay đổi, và thứ màbạn muốn bây giờ có thể sẽ không còn là thứ mà bạn muốn sau này.Thiên kiến hiện tại là thủ phạm khiến bạn phải vứt bỏ chỗ xà lách vàchuối đã hỏng đi vì nhỡ mua mà quên không ăn. Đây là lý do mà khicòn là một đứa trẻ, bạn thắc mắc tại sao người lớn không còn chơiđồ chơi. Thiên kiến hiện tại là nguyên nhân khiến danh sách quyếttâm đầu năm của bạn không đổi trong 10 năm liên tiếp. Nhưng nămnay sẽ khác. Bạn sẽ giảm cân thành công và tập luyện để có đượcsáu múi cơ bụng chắc khỏe tới mức tên xuyên không thủng, nhỉ?

Bạn đứng lên bàn cân. Bạn mua những đĩa DVD hướng dẫn tậpluyện. Bạn đặt mua một bộ tạ. Rồi một ngày, bạn đứng trước lựachọn giữa việc ra ngoài chạy bộ hoặc nằm nhà xem phim, và đươngnhiên là bạn sẽ chọn phim rồi. Một ngày khác bạn đi chơi với lũ bạnvà phải chọn giữa chiếc bánh burger phô mai thơm lừng và một đĩasalad. Sau một hồi cân nhắc thì bạn chọn chiếc bánh. Những sự sơsuất nho nhỏ, những cái tặc lưỡi trở nên thường xuyên hơn, nhưngbạn vẫn tự khẳng định với bản thân là rồi bạn sẽ bắt đầu luyện tập.Bạn sẽ bắt đầu lại từ thứ Hai, và rồi thứ Hai tuần này trở thành thứHai tuần sau. Những cái tặc lưỡi nho nhỏ đã đánh gục ý chí quyếttâm của bạn. Và khi mà mùa đông tới, có lẽ bạn đã tự biết quyết tâmcho năm sau của mình là gì rồi.

Sự trì hoãn hiện diện ở khắp mọi ngóc ngách trong cuộc sốngcủa bạn. 

Bạn đợi cho tới phút chót mới mua quà Giáng sinh. Bạn trì hoãnviệc tới gặp nha sĩ, đi khám định kỳ, hay là kê khai nộp thuế. Bạnquên mất không đăng ký đi bầu cử. Bạn cần phải thay dầu xe. Đangcó một chồng bát đĩa ngày càng cao hơn trong chậu rửa. Chẳngphải là bạn nên giặt quần áo ngay bây giờ để khỏi phải mất cả mộtngày Chủ Nhật ngồi giặt hết đống đồ tích tụ của cả tuần sao?

Nhưng đôi khi rủi ro bạn phải đối mặt lại cao hơn nhiều so vớiviệc chọn giữa chơi Angry Birds hay là tập thể dục. Có thể là mộtbản kế hoạch lớn sắp phải trình, một bài luận án, hay là một cuốnsách. 

Bạn sẽ làm nó. Bạn sẽ bắt đầu từ ngày mai. Bạn sẽ dành thờigian để học một ngôn ngữ mới, để học chơi một nhạc cụ. Và có mộtdanh sách ngày càng dài những quyển sách mà bạn sẽ đọc trongtương lai. 

Trước khi làm những điều trên, có khi bạn cần phải kiểm traemail một chút đã. Rồi lướt qua Facebook xem có gì mới không. À,một cốc cà phê cho tỉnh táo nữa nhỉ, cũng không tốn thời gian lắmđâu mà. Xem mấy tập phim bạn thích nữa nhé.

Bạn có thể cố chống lại thế lực vô hình này. Bạn bỏ tiền ra muasổ lịch trình và chương trình lập kế hoạch trên điện thoại. Bạn có thểtự viết cho mình những ghi chú và điền đầy vào thời gian biểu. Bạncó thể trông giống một kẻ nghiện việc, bao vây bởi những công cụlàm cho cuộc sống trở nên hiệu quả hơn. Nhưng những thứ nàychẳng giúp ích gì mấy, bởi vì vấn đề không phải là cách bạn quản lýthời gian – vấn đề nằm ở chỗ bạn là một nhà hoạch định chiến thuậttồi trong cuộc chiến diễn ra bên trong bộ não của chính mình. 

Sự trì hoãn len lỏi khắp mọi ngóc nghách trong đời sống của conngười, tới nỗi đã có hơn 600 đầu sách đang nằm trên kệ hứa hẹn cóthể giúp bạn thoát khỏi nó. Và chỉ trong năm nay thôi đã có thêm120 đầu sách mới về vấn đề này được xuất bản. Rõ ràng đây là mộtcăn bệnh mà ai cũng mắc phải, vậy tại sao nó lại khó trị đến vậy? 

Để giải thích cho vấn đề này, hãy nghĩ tới sức mạnh của nhữngviên kẹo dẻo. 

Walter Mischel đã từng tiến hành nhiều thí nghiệm với trẻ con tạiĐại học Stanford vào những năm 60 và 70. Ông và đồng nghiệp đãcho chúng những lời đề nghị hấp dẫn. Lũ trẻ tham gia thí nghiệmngồi trước một cái bàn có để một chiếc chuông và một số món bánhkẹo. Chúng được phép chọn giữa bánh mỳ pretzel, bánh quy, vàmột viên kẹo dẻo lớn. Các nhà nghiên cứu nói với những đứa trẻ làchúng có thể ăn món mình thích ngay lập tức, hoặc cố gắng chờ.Nếu chúng chịu khó chờ thì sẽ được nhân đôi số bánh kẹo. Nếuchúng không thể chờ nổi nữa thì sẽ phải rung chuông và thí nghiệmsẽ dừng lại. 

Một số đứa trẻ chẳng buồn kiềm chế bản thân và ăn ngay lậptức. Số khác thì nhìn chằm chằm vào món mà chúng thích nhất chotới khi phải chịu khuất phục trước cám dỗ. Nhiều đứa vặn vẹo ngườivì khó chịu, nhúc nhích tay chân trong khi cố nhìn ra chỗ khác. Cónhững đứa tạo ra những tiếng động buồn cười. Và cuối cùng thì ⅓trong số đó đã không thể kiềm chế. Thí nghiệm với mục đích banđầu là tìm hiểu về sự kiểm soát ham muốn, giờ đây sau vài thập kỷ,đã gieo mầm cho những khám phá thú vị về siêu nhận thức – tư duyvề tư duy. 

Mischel đã theo dõi cuộc sống của tất cả những đứa trẻ tham giathí nghiệm trên qua thời trung học, những năm tháng đại học, chotới lúc họ trưởng thành, bắt đầu có con, có việc làm và vay tiền muanhà. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy những đứa trẻ có khảnăng chiến thắng cám dỗ của món lợi trước mắt để nhận được phầnthưởng hậu hĩnh hơn không hề thông minh hơn hay ít tham lam hơnnhóm còn lại. Những đứa trẻ này chỉ đơn giản là biết cách tự đánhlừa bản thân để làm việc có lợi hơn cho mình. Chúng nhìn vàonhững bức tường thay vì đồ ăn. Chúng dậm chân thay vì ngửi mùikẹo ngọt. Việc phải chờ đợi trong thí nghiệm đó giống như một sựhành hạ đối với tất cả các đối tượng tham gia, nhưng có những đứatrẻ ý thức được rằng chúng sẽ không thể kiềm chế được bản thânnếu chỉ ngồi đó và nhìn chằm chằm vào những miếng kẹo ngonlành. Những đứa trẻ có khả năng kiểm soát ham muốn tốt hơn cũngsử dụng khả năng đó để có được cuộc sống thỏa mãn hơn. Cònnhững đứa trẻ rung chuông sớm thì bị dính vào nhiều rắc rối liênquan tới hành vi hơn. Trung bình cộng điểm SAT chênh lệch giữanhững đứa trẻ đã nhịn tới cuối cùng và những đứa chọn ăn kẹongay lên tới 200 điểm. 

Tư duy về tư duy, tự ngẫm về các suy nghĩ, đó chính là điểmmấu chốt. Trong cuộc chiến dai dẳng giữa muốn và nên, có nhữngngười đã ngộ ra điều tối quan trọng – muốn sẽ không bao giờ biếnmất. Bản chất của sự trì hoãn chỉ đơn giản là việc bạn chọn làm điềumình muốn thay vì điều cần làm bởi vì bạn đâu thể lên kế hoạch chonhững lần bị cám dỗ. Bạn thực sự rất kém trong việc dự đoán trướctrạng thái tâm lý của mình. Và lại càng chẳng giỏi giang gì trong việclựa chọn giữa bây giờ và để sau. Chắc bạn cũng biết rằng, để sau làmột nơi vô cùng tăm tối mà bất kỳ điều gì cũng có thể đi sai hướng.

Nếu tôi đề nghị đưa bạn 50 đô-la ngay bây giờ, hoặc là đưa 100đô-la sau một năm, bạn sẽ chọn phương án nào? Rõ ràng là bạn sẽlấy luôn 50 đô-la phải không? Ăn chắc mặc bền, ai mà biết đượcđiều gì sẽ xảy ra trong vòng một năm tới. Được rồi, vậy sẽ ra saonếu tôi thay đổi đề xuất: 50 đô-la sau 5 năm, hoặc là 100 đô-la sau 6năm? Về cơ bản thì chẳng có gì thay đổi trong đề xuất của tôi, ngoạitrừ việc có một khoảng thời gian trì hoãn. Vậy mà bây giờ thì bạn cóvẻ thiên phía sẽ chờ nhận luôn cả 100 đô-la phải không? Đằng nàocũng mất công đợi mà. Nếu đưa đề xuất này cho một sinh vật cólogic thuần túy thì hẳn nó sẽ nghĩ: "nhiều hơn là nhiều hơn" và sẽluôn chọn phương án với số tiền lớn hơn trong cả hai trường hợp.Vấn đề là ở chỗ bạn không phải là một sinh vật logic thuần túy. Khiđối mặt với hai món hời, bạn luôn có xu hướng chọn thứ mà bạn cóthể hưởng thụ ngay thay vì phải chờ đợi, kể cả là khi phần thưởngcho sự chờ đợi có lớn hơn nhiều đi chăng nữa. Ngay tại lúc này,việc sắp xếp lại hệ thống các thư mục trong máy tính của bạn có vẻhấp dẫn hơn nhiều so với một nhiệm vụ phải hoàn thành trong thángtới, ví dụ như một bài khóa luận hay một bản báo cáo. Mặc dùnhiệm vụ này có thể ảnh hưởng tới vị trí công việc hay bằng cấp củabạn, khả năng cao là bạn vẫn sẽ chờ cho tới những ngày cuối mớixắn tay lên làm đúng không? Nhưng nếu bạn cân nhắc xem điều gìsẽ có giá trị hơn sau một tháng – tiếp tục có một công việc được trảlương hay có một màn hình máy tính gọn gàng – chắc chắn là bạnsẽ chọn thứ có giá trị cao hơn. Xu hướng trở nên lý trí hơn khi bịbuộc phải chờ đợi được gọi là chiết khấu hyperbol, bởi vì xuhướng gạt bỏ lợi ích lớn hơn từ các giá trị tương lai của bạn giảmdần theo thời gian và tạo thành một đường dốc trên đồ thị hàm số. 

Nếu đứng trên phương diện tiến hóa thì quan niệm ăn chắc tạithời điểm hiện tại lại vô cùng hợp lý. Tổ tiên của bạn không phải longhĩ về chuyện nghỉ hưu hay mắc bệnh tim mạch khi về già. Bộ nãocủa bạn đã tiến hóa trong một thế giới mà con người ít khi sốngđược đến lúc gặp cháu mình. Và chính phần não khi ngu ngốc nàylà thứ khiến bạn muốn bốc ngay đống kẹo và mặc kệ đống nợ chồngchất. 

Chiết khấu hyperbol khiến cho để sau trở thành một nhà kho lýtưởng ôm trọn những việc mà bạn không muốn xử lý, nhưng chínhnó cũng khiến các kế hoạch tương lai của bạn trở nên quá tải. Bạnchẳng còn đủ thời gian để hoàn thành mọi việc bởi vì bạn nghĩ rằngtrong tương lai, tại cái nơi huyền bí trong mơ ấy, bạn sẽ rảnh rỗi hơnhiện tại. 

Một trong những cách tốt nhất để biết được mức độ nghiêmtrọng của tính trì hoãn là nhìn vào cách mà bạn xử lý các công việccó thời hạn. Hãy thử tưởng tượng bạn đang tham gia một khóa họcvà cần phải hoàn thành 3 bài nghiên cứu trong 3 tuần, và giáo viênhướng dẫn đồng ý cho bạn tự đặt lịch nộp bài của mình. Bạn có thểnộp mỗi tuần một bài, nộp hai bài vào tuần đầu tiên và bài cuối vàotuần tiếp theo. Bạn có thể nộp cả 3 bài vào ngày cuối, hoặc có thểdàn trải ra. Thậm chí bạn cũng có thể nộp cả 3 sau tuần đầu tiên làxong. Tất cả là do bạn quyết định, nhưng một khi đã chọn ngày nộpthì bạn phải hoàn thành đúng thời hạn. Chỉ cần chậm là bạn sẽ ănngay trứng ngỗng.

Vậy bạn sẽ quyết định thế nào? Phương án tối ưu nhất sẽ là nộpcả 3 bài trong ngày cuối cùng phải không? Với cách này, bạn cónhiều thời gian để làm tất cả các bài một cách chỉn chu và có cơ hộiđạt kết quả tốt nhất. Có vẻ đó là lựa chọn sáng suốt, nhưng bạnchẳng thông minh lắm đâu. 

Đó cũng chính là thí nghiệm do Klaus Wertenbroch và Dan Arielythực hiện với các sinh viên vào năm 2002. Các sinh viên này đượcchia thành 3 lớp, mỗi lớp đều có 3 tuần để hoàn thành hết các bàinghiên cứu. Lớp A được phép nộp cả 3 bài vào ngày cuối, lớp Bphải tự chọn cho mình 3 thời hạn hoàn thành, và lớp C phải nộp mỗituần một bài. Lớp nào được điểm cao hơn? Câu trả lời là lớp C,nhóm có thời hạn nộp bài cụ thể. Lớp B, nhóm được tự do chọn thờihạn, xếp thứ hai về điểm số. Và nhóm được phép nộp dồn hết bàivào ngày cuối cùng, lớp A, đã đội sổ. Những sinh viên được phép tựdo chọn thời hạn có xu hướng tự chia thời hạn của mình ra khoảngmỗi tuần một bài. Họ ý thức được sự trì hoãn của bản thân nên đãtự tạo ra những khoảng thời gian để ép mình làm việc. Mặc dù vậy,một số người quá lạc quan hoặc là đã đợi đến ngày cuối cùng, hoặclà đã đặt ra những thời hạn không tưởng đã kéo điểm trung bình củacả nhóm xuống. Những sinh viên không nhận được sự hướng dẫnvà áp lực cụ thể, đại diện là lớp A, thường để dồn cả ba bài cho tớituần cuối cùng mới vội vàng làm. Trong khi đó những người thuộclớp C, vốn không được phép lựa chọn và bị ép phải chia nhỏ sự trìhoãn của mình ra thì lại làm tốt nhất, bởi những kẻ phá đám nhưtrong nhóm B đã bị kìm nén. Những người không thành thực với bảnthân về xu hướng trì hoãn công việc của mình, hay những ngườiquá tự tin đã không có cơ hội tự huyễn hoặc mình. 

Nếu bạn không tin rằng mình sẽ trì hoãn, hay lý tưởng hóa khảnăng làm việc chăm chỉ và quản lý thời gian của bản thân, bạn sẽchẳng bao giờ có thể phát triển được chiến thuật để vượt qua chínhđiểm yếu của mình. 

Sự trì hoãn là một cơn bốc đồng nhất thời, cũng giống như việcbạn mua kẹo ở quầy thanh toán vậy. Sự trì hoãn cũng mang tínhchiết khấu hyperbol, ưu tiên chọn một thứ chắc chắn trong hiện tạihơn là một tương lai xa xôi mờ mịt. Bạn phải cực kỳ thông thạotrong việc tư duy về chính những suy nghĩ của mình mới có thểđánh bại sự trì hoãn. Bạn cần phải ý thức được rằng phiên bản hiệntại của bạn đang ngồi đây đọc cuốn sách này, nhưng rồi sẽ có phiênbản khác của bạn trong tương lai chịu ảnh hưởng từ những ý tưởngvà ham muốn khác; vẫn sẽ là bạn thôi nhưng với bộ não sở hữu mộtbảng màu khác để vẽ nên một bức tranh khác về thực tại. 

Phiên bản hiện tại của bạn có thể thấy rõ được điểm lợi và hạinhất khi phải lựa chọn giữa việc ngồi nhà học ôn thi hay đi lên sànnhảy với lũ bạn, ăn salad hay bánh ngọt, ngồi viết bài hay là chơiđiện tử. Mẹo là bạn cần phải chấp nhận rằng phiên bản hiện tại củabạn mặc dù ý thức được vậy, nhưng lại không phải là người thực sựra quyết định. Kẻ đưa ra quyết định sẽ là bạn-trong-tương-lai, mộtngười không đáng tin cho lắm. Bạn-trong-tương-lai sẽ bị khuất phụctrước các cám dỗ, và rồi khi lấy lại được sự minh mẫn như hiện tạithì bạn sẽ cảm thấy vô cùng yếu ớt và xấu hổ. Bởi vậy, bạn-tronghiện-tại cần phải tìm cách đánh lừa bạn-trong-tương-lai, làm sao đểhắn buộc phải làm điều tốt nhất cho cả hai. Đây là lý do vì saonhững kế hoạch dinh dưỡng như của Nutrisystem lại có hiệu quảvới nhiều người. Họ-trong-hiện-tại đã bỏ rất nhiều tiền ra để muanhững hộp thức ăn khổng lồ mà họ-trong-tương-lai phải giải quyếttheo đúng kế hoạch. Một số người cũng vì lý do này mà sử dụngnhững công cụ hỗ trợ như Freedom, một chương trình có khả năngngắt kết nối Internet trên máy tính trong khoảng thời gian lên tới 8giờ mỗi ngày, giúp cho họ-trong-hiện-tại kiểm soát và ngăn chặnđược họ-trong-tương-lai phá hoại những công sức đã bỏ ra.

Tâm hành gia là những người biết suy nghĩ về chính cách mà họtư duy, về trạng thái của tâm trí, về hoạt cảnh và bối cảnh. Họ có thểlàm việc một cách hiệu quả không hẳn là bởi họ có ý chí hay độnglực mạnh mẽ, mà bởi vì họ nắm được rằng hiệu suất làm việc đơngiản là một trò chơi chiến đấu chống lại bản năng ngây ngô vốnkhông thể tách bỏ của mỗi con người. Nó là thứ luôn ưa chuộngnhững việc nhẹ nhàng và những điều mới mẻ. Sẽ ý nghĩa hơn nhiềunếu bạn để dành nỗ lực của mình vào việc chiến thắng trò chơi đó,thay vì đặt ra những lời hứa suông hay viết đầy lên quyển lịchnhững thời hạn vô nghĩa chẳng thể thực hiện được.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro