TỰ NGHIỆM VỀ SỰ PHỔ BIẾN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BẠN VẪN TƯỞNG 

Với sự phát iển của ngành uyền thông, bạn có thể nắm rõ cách thế giới vận hành thông qua những dữ liệuthống kê và tin tức rút ra từ nhiều ví dụ. 

SỰ THẬT LÀ 

Bạn dễ dàng tin rằng điều gì đó là bình thường chỉ với một ví dụ cụ thể mà bạn tìm được, ong khi đó lại khóchấp nhận những thông tin mà bạn chưa từng biết tới.

-----------------------------------------------

Trong tiếng Anh, số từ bắt đầu bằng chữ r có nhiều hơn số từ cóchữ r đứng ở vị trí thứ ba? 

Hãy thử nghĩ một chút nào – rip, rat, revolver, reality, relinquish.Nếu suy nghĩ giống phần đông mọi người, hẳn bạn đang nghĩ là sốtừ bắt đầu với chữ r chắc chắn nhiều hơn nhiều. Sai rồi bạn ơi!Trong tiếng Anh thì chữ r thường đứng ở vị trí thứ ba trong một word(từ) nhiều hơn là ở vị trí first (đầu tiên) – car, bar, farce, market, dart,v.v. Đơn giản là bởi vì việc liệt kê những chữ bắt đầu với r dễ hơn sovới tìm ra những chữ có r đúng ở vị trí thứ ba. Bạn cứ thử mà xem. 

Nếu một người bạn quen bị ốm sau khi tiêm vaccine phòng cúm,bạn sẽ trở nên do dự và không muốn đi tiêm, kể cả khi tất cả các sốliệu thống kê đều cho thấy vaccine hoàn toàn an toàn. Thực tế chothấy chỉ cần xem tin tức về một trường hợp cá biệt bị tử vong sau khi tiêm vaccine là đã đủ để bạn vĩnh viễn tránh xa vaccine. Mặtkhác, khi bạn nghe tin về việc ăn xúc xích có thể gây ung thư hậumôn, bạn sẽ nghi ngờ bởi vì điều đó chưa từng xảy ra với bất cứngười nào bạn biết. Chưa kể là xúc xích lại còn rất ngon nữa chứ.Xu hướng phản ứng nhanh và mạnh với thông tin mà bạn đã quenthuộc được gọi là tự nghiệm về sự phổ biến (availably heuristic).

Bộ não con người đã được tạo ra trong điều kiện hoàn toàn khácbiệt so với thế giới đầy biến động ngày nay. Phần lớn thời gian trongkhoảng vài triệu năm tiến hóa, chúng ta chỉ quen biết dưới 150người, và những điều mà bạn nắm được về thế giới đều thông quanhững sự kiện xảy ra trong cuộc sống thường nhật. Truyền thôngđại chúng, số liệu thống kê, hay nghiên cứu khoa học – những thứnày không thể tiêu hóa một cách dễ dàng như những thứ mà bạnđược thấy tận mắt. Câu tục ngữ "trăm nghe không bằng một thấy" làminh chứng rõ nhất cho tự nghiệm về sự phổ biến. 

Các chính trị gia luôn lợi dụng điều này. Hẳn là bạn rất hay nghethấy một bài diễn thuyết bắt đầu bằng "Tôi gặp một bà mẹ với haicon nhỏ ở Michigan vừa mới mất việc do thiếu thốn đầu tư tạiđây..." hay điều gì đó tương tự. Bằng cách kể một câu chuyện nhưvậy, chính trị gia hy vọng rằng bạn sẽ đồng cảm với điều mà ông tađang nói. Ông ta đang đặt cược rằng ảo giác về sự phổ biến sẽkhiến cho bạn tin rằng ví dụ đó là đại diện cho cả một nhóm ngườilớn hơn.

Một vấn đề khi được trình bày với ví dụ cụ thể sẽ dễ chiếm đượclòng tin của bạn hơn là với những số liệu hay thông tin trừu tượng. 

Những vụ xả súng tại trường học đã trở thành hiện tượng nguyhiểm mới sau vụ việc tại Columbine. Sự kiện đau thương này, vềcăn bản, đã thay đổi cách trường học tại Mỹ đối xử với học sinh.Hàng trăm đầu sách và phim tài liệu đã được sản xuất, vô số nhữngbuổi tọa đàm và hội thảo đã diễn ra để tìm hiểu về thảm họa mớinày. Nhưng sự thật là số những vụ xả súng tại trường học không hềtăng lên. Theo như nghiên cứu của Barry Glassner, tác giả cuốn TheCulture of Fear, trong khoảng thời gian mà vụ việc ở Columbine vànhững vụ tương tự khác được các phương tiện truyền thông chú ýtới, bạo lực học đường đã giảm tới 30%. Lũ trẻ đã phải đối mặt vớikhả năng bị bắn cao hơn từ trước khi vụ Columbine xảy ra, nhưnglúc đó thì giới truyền thông lại chẳng mấy đưa tin. Một học sinh bìnhthường có khả năng bị sét đánh trúng cao hơn tới 3 lần so với khảnăng bị bởi một người bạn cùng lớp bắn, thế mà người ta vẫn chuẩnbị các biện pháp phòng chống việc xả súng tại trường học như thểnó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào vậy. 

Amos Tversky và Daniel Kahneman là những người đầu tiên chỉra được sự tồn tại của sự tự nghiệm này trong nghiên cứu vào năm1973. Các đối tượng tham gia đã được cho nghe băng đọc tênngười, trong đó có 19 cái tên của những người đàn ông nổi tiếng và20 cái tên mà họ chưa nghe tới bao giờ. Thí nghiệm cũng được lặplại, sử dụng tên của phụ nữ. Sau khi nghe xong cuốn băng, các đốitượng nghiên cứu được yêu cầu viết lại càng nhiều càng tốt, hoặcphải chỉ ra được những cái tên đã nghe từ một danh sách tên.Khoảng 66% người tham gia nhớ được nhiều cái tên nổi tiếng hơnnhững cái tên xa lạ, và 80% cho rằng trong danh sách vừa nghe thìsố tên nổi tiếng nhiều hơn. Câu đố về chữ r ở vị trí thứ nhất hay thứba cũng là ý tưởng của Tversky và Kahneman. Qua cả hai thínghiệm này, họ đã chứng minh được rằng thông tin càng quenthuộc, càng có sẵn thì bạn sẽ càng xử lý nhanh. Mà một khi quátrình xử lý diễn ra nhanh hơn thì bạn lại càng dễ tin vào thông tin đó,và khả năng để bạn chấp nhận những thông tin khác trở nên nhỏ đi. 

Khi mua vé xổ số, bạn tự tưởng tượng mình sẽ chiến thắnggiống như những người đã thắng cuộc và được phỏng vấn trên TVđơn giản là bởi vì những người không trúng giải đâu có được phỏngvấn. Thực ra khả năng để bạn rơi vào một vụ tai nạn giao thôngthảm khốc trên đường đi mua vé còn lớn hơn là khả năng trúng số,nhưng mà thông tin này lại quá trừu tượng. Bộ não bạn không suynghĩ thông qua những con số thống kê, nó sử dụng những ví dụ,những câu chuyện. Khi đối mặt với những vấn đề như mua vé số,phòng tránh virus West Nile, cảnh giác trước những kẻ xâm hại tìnhdục trẻ em, bạn sử dụng khả năng tự nghiệm về sự phổ biến trướckhi nghĩ tới những thông tin thực tế. Bạn đưa ra quyết định về khảnăng xảy ra của một sự kiện trong tương lai dựa vào độ dễ dàng đểbạn có thể tưởng tượng nó. Và khi mà bạn bị tấn công bởi nhữngbáo cáo mới, hay là đã bị ngập tràn trong những nỗi sợ, thì hình ảnhtưởng tượng về những ví dụ cụ thể đó có thể lấn át qua nhữngthông tin mới vốn có thể trái với niềm tin của bạn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro