NỘI QUAN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BẠN VẪN TƯỞNG 

Bạn nắm rõ lý do cho các sở thích và cảm xúc của mình. 

SỰ THẬT LÀ 

Bạn không thể tiếp cận được với nguồn gốc thực sự của một số ạng thái cảm xúc. Khi bị chất vấn, bạn sẽbịa ra điều gì đó cho có vẻ hợp lý.

----------------------------------------------

Hãy nghĩ về một tác phẩm nghệ thuật mà cả thế giới đều ngưỡngmộ xem, chẳng hạn như là bức tranh Starry Night (Đêm đầy sao)của Van Gogh. Giờ hãy tưởng tượng là bạn được giao nhiệm vụphải viết một bài luận giải thích tại sao bức tranh đó lại nổi tiếng.Hãy thử xem nào, cố nghĩ ra một lý do hợp lý đi. Nào, đừng đọcnữa. Lấy giấy bút ra thử viết xem nào. Hãy giải thích tại sao tácphẩm của Van Gogh lại tuyệt đến vậy. 

Bạn có bài hát ưa thích nào không? Hay là một bức ảnh? Chắchẳn bạn cũng có một bộ phim nào đó mỗi năm phải xem lại ít nhấtmột lần phải không? Hay một cuốn sách mà bạn đã đọc đi đọc lại vôsố lần. Nào, hãy thử hình dung về một trong những thứ mà bạn ưathích đó. Giờ thì hãy giải thích vì sao bạn thích thứ đó chỉ bằng mộtcâu thôi. Nhiều khả năng bạn đang gặp khó khăn phải không?Nhưng nếu bị ép buộc thì chắc chắn bạn sẽ vẫn tìm ra được điều gìđó để nói. 

Vấn đề nằm ở chỗ theo như các nghiên cứu thì gần như chắcchắn là lý do mà bạn đưa ra đều hoàn toàn vớ vẩn. Tim Wilson tớitừ Đại học Virginia đã chứng minh điều này vào năm 1990 qua thínghiệm Bài kiểm tra qua những tấm áp phích. Ông đã cho nhómsinh viên thứ nhất vào một căn phòng treo đầy áp phích quảng cáovà nói rằng họ được phép chọn một tấm thích nhất để mang về làmquà. Đối với nhóm thứ hai, ông cũng làm điều tương tự, nhưng đưara điều kiện là họ phải giải thích tại sao lại chọn tấm áp phích đó.Sau sáu tháng, Tim Wilson hỏi cả hai nhóm về sự lựa chọn củamình. Ở nhóm thứ nhất, gồm những người được chọn một cách tựdo, vẫn rất yêu thích tấm áp phích của mình. Nhóm thứ hai, nhữngngười đã phải viết bài giải thích, lại ghét những tấm áp phích chínhmình đã chọn. Điểm chung ở nhóm thứ nhất là hầu hết hết đốitượng tham gia đều chọn những tấm có hình vẽ đẹp và hào nhoáng.Trong khi đó ở nhóm thứ hai thì sự lựa chọn phổ biến là một bứctruyền cảm hứng và có ý nghĩa hơn là hình một chú mèo đang bámvào sợi dây thừng. 

Theo như diễn giải của Wilson thì một khi phải lựa chọn mộtcách lý trí, bạn sẽ vặn nhỏ âm lượng của phần não cảm xúc và tăngâm lượng cho phần não logic. Bạn sẽ đưa ra một danh sách nhữngưu và khuyết điểm của từng lựa chọn trước mặt. Bản danh sách nàyvốn dĩ sẽ không được tạo ra nếu bạn chỉ làm theo cảm xúc của bảnthân. Trong nghiên cứu của mình, Wilson có kết luận: "Hình thànhnên sở thích cũng giống như việc đi xe đạp vậy: Chúng ta có thểđạp xe một cách dễ dàng, nhưng khó có thể giải thích được tại sao." 

Trước nghiên cứu của Wilson thì mọi người đều tin rằng việc cânnhắc cẩn thận trước mỗi quyết định đều là tốt. Nhưng Wilson đã chochúng ta thấy rằng việc lý giải suy nghĩ, hay nói cách khác là nộiquan, đôi khi lại dẫn tới những quyết định có vẻ tốt đẹp về mặt lýthuyết, nhưng lại khiến cho bạn trống rỗng về mặt cảm xúc. Wilsoncũng trích dẫn một số nghiên cứu trước đó tại Đại học Kent Statecho thấy việc suy nghĩ quá nhiều về sự trầm cảm có thể sẽ khiếntình trạng của bạn thêm trầm trọng, trong khi đó các hoạt động gâyxao lãng lại đem đến kết quả tích cực. Đôi khi nội quan lại gây tácdụng ngược. Những nghiên cứu về nội quan đã đặt dấu hỏi lớn lêncả ngành công nghiệp phê bình nghệ thuật – từ trò chơi điện tử chotới âm nhạc, phim ảnh, văn chương. Các nghiên cứu này khiến chonhững nhóm tập trung hay những phân tích thị trường có vẻ ítkhách quan hơn. Theo một góc nhìn nào đó, chúng không còn lànhững công cụ đánh giá chính xác giá trị nội tại của những thứ đangđược đặt lên bàn cân, mà là sự thể hiện cảm xúc chủ quan củanhững người đang thực hiện đánh giá. Khi bạn hỏi mọi người tại saohọ lại thích hay không thích điều gì đó, họ sẽ phải diễn đạt lại cảmxúc vốn bị chôn sâu dưới tiềm thức của mình thành ngôn ngữ bậccao với từ vựng và câu cú logic. Vấn đề là những thứ ẩn giấu trongcảm xúc và tiềm thức rất khó để tiếp cận. Còn những điều đã có sẵntrong phần ý thức của bộ não có thể lại không liên quan gì tới sởthích của bạn. Không những thế, khi bị đặt vào tình huống buộc phảibiện minh cho những quyết định hay cảm xúc của mình, bạn sẽ cảmthấy lo lắng về hình ảnh của bản thân thể hiện qua các biện minhđó. Chính điều này làm cho câu chuyện nội tâm của bạn càng trởnên thiếu chính xác. 

Trong Bài kiểm tra qua những tấm áp phích, hầu hết nhữngngười tham gia đều thực sự thích những tấm hình đẹp đẽ và hàonhoáng hơn tấm hình con mèo leo sợi thừng, nhưng bản thân họ lạikhông thể đưa ra lời giải thích cụ thể nào cho ý thích của mình, ítnhất là không thể diễn giải một cách logic được. Mặt khác, bạn luôncó thể chém gió tới hàng trang giấy về một bức tranh không đẹpbằng nhưng lại có ý nghĩa hơn. 

Wilson tiếp tục làm một thí nghiệm khác. Những người tham giađược cho xem hai bức hình nhỏ của hai nhân vật khác nhau, và rồiđược yêu cầu chọn ra người mà họ thấy hấp dẫn hơn. Sau đó cácnhà nghiên cứu đưa cho họ bức hình lớn và nói rằng đó là ảnhphóng to của bức hình mà họ đã chọn. Thực ra đó là ảnh của mộtngười hoàn toàn khác.

Lúc này, những người tham gia được yêu cầu lý giải cho sự lựachọn của mình. Tất cả buộc phải giải thích. Họ chưa hề nhìn thấynhân vật trong bức hình lớn, nhưng điều đó cũng không hề cản trởviệc họ tìm ra lời giải thích hợp lý cho một quá khứ tưởng tượng.

Một thí nghiệm nữa của Wilson liên quan tới việc đánh giá chấtlượng mứt. Ông bảo các đối tượng đánh giá những loại mứt vốn đãđược tạp chí Consumer Reports xếp hạng từ trước là đứng thứ 1,11, 24, 32, và 44 trên thị trường. Nhóm thứ nhất được phép thử vàxếp hạng ngay theo cảm xúc cá nhân, trong khi đó nhóm thứ haiphải viết giải thích xem họ thích và không thích từng loại mứt ở điểmgì. Cũng giống như bài thí nghiệm với những tấm áp phích quảngcáo, những người không cần phải giải thích thường có chung cáchxếp hạng với Consumer Reports. Còn những người bị buộc phảithực hiện nội quan thì không có xu hướng đánh giá chung, và thểhiện các sở thích khác nhau. Mùi vị rất khó để định tính và miêu tảthành lời, bởi vậy những người phải giải thích có xu hướng tập trungvào những yếu tố khác như độ dẻo, kết cấu, hay màu sắc của mứt.Những điều này thực ra lại không tác động lớn tới những ngườikhông phải giải thích. 

Ai cũng tin rằng mình hiểu rõ về động lực, khát vọng, sở thích vàsở ghét của bản thân. Nhưng thực ra điều đó được gọi là ảo giác nộiquan. Bạn cho rằng bạn biết rõ về bản thân, biết rõ tại sao bạn lạinhư bây giờ. Bạn tin rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn tiênlượng được hành vi của bản thân trong tương lai. Tuy nhiên cácnghiên cứu đã cho kết luận ngược lại. Các thí nghiệm thực tế đềucho thấy rằng nội quan không phải là hành động tự tìm hiểu vềnhững hoạt động tâm trí sâu xa nhất của bản thân, mà thực chất làmột sự bịa đặt. Nhìn lại những việc mà bạn đã làm, hay cảm xúc màbạn đã trải qua, bạn sẽ tự bịa ra lời giải thích nào đó đủ hợp lý đểbản thân bạn có thể tin vào. Nếu cần phải nói cho người khác thìbạn sẽ tạo ra lời giải thích để họ cũng có thể tin được. Khi phải đưara lý giải cho sở thích của mình, bạn không thông minh lắm đâu, vàchính việc phải biện minh đó có thể thay đổi thái độ của bạn. 

Trong thời đại của Facebook, Twitter và blog như hiện nay, ai aicũng công khai sở thích cá nhân của mình cho bàn dân thiên hạđược biết. Cứ nhìn vào những bài đả kích và những lời tán dươngcho phim Avatar hay Lost mà xem. Khi Titanic đoạt giải Oscars, hầunhư mọi người đều cho rằng đó là bộ phim tuyệt vời nhất. Giờ thìsao? Nó được đánh giá là một bộ phim tạm ổn, nhưng quá sến sẩm,được trau chuốt, nhưng hơi phóng đại. Không biết là 100 năm sauthì chuyện tình của Jack và Rose sẽ được đánh giá ra sao nữa? 

Cũng nên nhớ là rất nhiều tác phẩm ngày nay được coi là kinhđiển đều từng bị phê phán gay gắt. Ví dụ như đánh giá sau đây vềMoby Dick vào năm 1851:

"Đây là một mớ hỗn độn của văn học lãng mạn và thực tế. Ý niệmvề một cốt truyện rành mạch xuyên suốt có vẻ như đôi lúc đã bịnhà văn bỏ quên trong quá trình viết cuốn sách này. Phong cáchvăn chương đã bị thứ tiếng Anh điên rồ (chứ không hẳn là tệ) làmcho méo mó; phần kết bi kịch được viết một cách vội vàng và rấtkém. Tôi không có nhiều điều để chê bai hay tán dương tác phẩmkỳ quặc này. Ông Melvill chỉ có thể tự trách mình nếu người đọccó coi đây là thứ rác rưởi kinh khủng nhất của trường phái vănhọc Bedlam và quẳng nó sang một bên – bởi vì dường như là ôngta không có khả năng học hỏi, và cũng có vẻ khinh bỉ việc học hỏinhững kỹ năng của một nghệ sĩ." 

— Henry F. Chorley, 

Câu lạc bộ Văn học London 

Moby Dick giờ được coi là một trong số ít những tiểu thuyết vĩ đạicủa Mỹ, và được coi là ví dụ điển hình cho những tác phẩm văn họcxuất chúng nhất từng được viết. Nhưng có lẽ là chẳng mấy ai có thểthực sự giải thích được lý do tại sao đâu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro