Chương 11-20

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 11: Món quà nhỏ

Tối hôm đó, khi Nhiếp Chấn Hoành đóng cửa hàng về nhà, anh dừng bước ở lầu 2.

Đã qua giờ ăn tối, lại có một hộp cơm mới để ngoài cửa nhà 201. Anh khom lưng sờ thử, vẫn còn ấm.

Nhiếp Chấn Hoành tiện tay xách hộp cơm lên, gõ cánh cửa trước mặt bằng bên tay đang cầm đồ còn lại.

"Cộc cộc cộc –"

Hành lang rất tĩnh lặng, Nhiếp Chấn Hoành có thể nghe rõ động tĩnh trong phòng.

Người trong ấy có lẽ vẫn đang ngồi ngoài ban công. Đầu tiên cậu buông bút vẽ, từ tốn dịch người đẩy ghế ra, rồi mới lê dép, bước những bước loẹt xoẹt tới phòng khách.

"Chào buổi tối."

Cửa mở, Nhiếp Chấn Hoành đưa túi cơm hộp mình đang cầm qua, "Cơm hộp của quý khách tới rồi."

Đèn đóm trong hành lang lâu rồi chưa sửa, chớp chớp tắt tắt rung ra rung rinh. Ánh đèn chiếu vào khuôn mặt ngốc nghếch đang dại ra của cậu thanh niên, có vẻ hơi buồn cười.

Khóe môi Nhiếp Chấn Hoành không khỏi nhếch lên, anh cười, quơ chiếc túi trong tay, "Không ăn hở?"

"À."

Phải chậm mất nửa nhịp thì Lâm Tri mới rốt cuộc nhận ra, hình như người trước mặt đang giỡn cậu.

Cậu đưa tay nhận hộp cơm, gật đầu, "Phải ăn chứ ạ."

Nhiếp Chấn Hoành lại cười khẽ. Hình như anh đã phát hiện ra, chú nhóc này đơ không phải dạng vừa đâu.

Cậu ta quả thực giống một con hamster, chọc một tẹo thì động một tí.

"Đây là món quà Khả Khả nhờ tôi đưa cậu."

Nhiếp Chấn Hoành lại nâng cánh tay kia lên, xòe bàn tay đang nắm đồ, đưa tới trước mặt Lâm Tri, "Con bé nhờ tôi chuyển lời cho cậu, 'Cảm ơn bức tranh của anh ạ'."

Trong lòng bàn tay to rộng của người đàn ông, một cây kẹo mút đang lặng lẽ nằm đó.

Lâm Tri nhất thời chưa nhớ ra "Khả Khả" là ai, nhưng nghe Nhiếp Chấn Hoành nhắc tới tranh, thì đầu cậu nảy số ngay.

"Ồ... Cảm ơn ạ."

Cậu duỗi tay ra nhận, một dòng ấm áp xa lạ chợt chảy qua tim.

Tựa như bóng đèn trên đỉnh đầu, đột nhiên nhá lên chút tia sáng mỏng manh giữa không gian trống vắng.

"Cảm ơn tôi làm gì, tôi chỉ là chân chạy việc thôi."

Lòng bàn tay hơi ngứa ngáy vì bị ngón tay sượt qua, Nhiếp Chấn Hoành chăm chú nhìn cậu thanh niên lấy chiếc kẹo mút khỏi tay mình bằng hai ngón tay thon dài dính màu vẽ.

Chiếc kẹo được bọc trong lớp vỏ sặc sỡ, bị ngón tay dính màu nắm lấy, thoạt trông lại hài hòa tươi trẻ một cách rất đỗi tự nhiên.

"Rồi, chuyển đồ xong, tôi lên nhà đây."

Nhiếp Chấn Hoành hoàn thành "nhiệm vụ" mà cô bé giao cho mình, tính lên lầu về nhà.

Ánh mắt anh lơ đãng lướt qua bả vai cậu thanh niên, thoáng thấy phòng khách nhà chú nhóc hàng xóm. Thiết kế căn hộ nhà cậu cũng từa tựa nhà anh, nhưng trong ấy còn không có cả sofa, trống trải y như chỉ có phôi vậy.

Mắt anh quét xuống, lại liếc thấy túi hộp cơm thừa chưa vứt. Một câu hỏi không khỏi nảy lên trong lòng anh: Chẳng phải cu cậu này ăn ở sạch sẽ ngăn nắp lắm sao? Sao lại để nhà cửa... như thế này?

Đến lúc hai người đã thân thuộc với nhau, Nhiếp Chấn Hoành mới phát hiện Lâm Tri gần như dốt đặc cán mai với chuyện ăn ở.

Rồi sau đó nữa, đến khi anh kéo ai kia ra khỏi thế giới riêng của cậu từng chút một, Nhiếp Chấn Hoành mới ý thức được ——

Không phải bé con của anh không biết.

Mà là vì cậu rất ít để tâm, nên cuộc đời cậu đơn giản hơn đám người tục tằng như anh nhiều.

*

Dù gần như hôm nào cũng có thể thấy nhau qua khoảng sân nhỏ lầu trên lầu dưới, nhưng lần tiếp theo hai người nói chuyện với nhau, lại là vào mấy tuần sau đó.

Hôm nay, Nhiếp Chấn Hoành đang sửa giày cho khách thì chợt thấy một bóng người đứng lặng trước tiệm anh, chắn hết nửa ánh nắng bên ngoài.

Anh thản nhiên ngước mắt lên chuẩn bị đón khách mới tới, thì lại phát hiện đấy là cậu hàng xóm "sống" ở ban công.

"Ô, sao đấy, đi tìm việc mới à?"

Sau khi hiểu qua về tính cách thật của Lâm Tri, Nhiếp Chấn Hoành không còn xa lạ với cậu em hàng xóm này lắm nữa. Đã biết nhau rồi, nên anh không còn nói chuyện quá khách sáo.

Thấy cậu thanh niên lại mặc bộ comple như lần đầu gặp nhau, anh còn tưởng rốt cuộc cu cậu đã thôi bế quan vẽ tranh trên ban công, nên thuận miệng bắt chuyện với cậu.

"Không ạ."

Lâm Tri lại lắc đầu, thành thật trả lời, "Không đi tìm việc ạ."

"Vậy cậu tính làm gì đấy...?"

Việc Nhiếp Chấn Hoành đang làm dở không gấp lắm, khách vừa quẳng giày sang, tối về mới qua lấy. Anh thấy Lâm Tri tần ngần muốn nói lại thôi ngoài cửa, thì dứt khoát bỏ giày qua một bên, phủi tay.

"Tìm tôi làm gì? Giày lại hỏng rồi à?"

Nhiếp Chấn Hoành không cảm thấy ngoài sửa giày thì mình còn gì đáng để cậu em hàng xóm ghé thăm.

"Giày vẫn ổn."

Lâm Tri tiếp tục lắc đầu, tay lại dứ về phía trước, hỏi, "Chỗ anh... có bồi tranh được không ạ?"

Cậu cầm một cuộn giấy vẽ màu trắng được cuốn chỉnh tề.

Thực ra là, lúc gọi đồ ăn về hôm qua, Lâm Tri phát hiện tiền của mình đã cạn đáy. Cậu ngồi nhà nghĩ mãi, mà vẫn không nghĩ ra kế hay để kiếm tiền.

Công việc trước đó đã khiến cậu chùn bước, chẳng muốn giao tiếp với người ngoài nữa. Lâm Tri ngồi nhà nghiêm túc ngẫm ngợi xem mình có thể làm gì, rồi phát hiện mình chỉ vẽ tranh được thôi.

Lâm Tri nhớ ngày xưa mẹ hay khen cậu, nói Tri Tri giỏi lắm, vẽ tranh cũng rất tuyệt vời.

Lâm Tri không thể chắc chắn liệu đấy là thật hay mẹ chỉ dỗ mình vậy thôi, nhưng quả thực mẹ có cầm mấy tác phẩm đèm đẹp của cậu đi. Hơn nữa mỗi lần mẹ mang chúng đi, tối về sẽ có đồ ăn ngon, mẹ bảo mua bằng tiền kiếm nhờ bán tranh của cậu.

Hai mẹ con sẽ ăn một bữa cơm đủ đầy vô cùng vui vẻ, đó là thời khắc có nhiều tông màu ấm áp nhất trong ký ức của Lâm Tri.

Giờ mẹ không còn nữa, cậu ăn ở một mình, chẳng bao giờ được có thêm một bữa ngon như thế.

Nhưng lời mẹ nói lúc lâm chung vẫn còn ghi tạc đậm sâu trong đầu Lâm Tri —— phải tìm một công việc tốt, mỗi ngày nhớ ăn cơm tử tế, chăm sóc bản thân cẩn thận...

Lâm Tri nghĩ thầm, tuy có lẽ mình không thể tìm được một công việc tốt, nhưng hai điều sau thì cậu vẫn làm được.

"Bồi tranh?"

Nhiếp Chấn Hoành lặp lại câu đó, cảm thấy câu hỏi này hơi quen quen, hình như ngày xưa cũng có người đến hỏi tiệm anh rồi.

Nhưng anh chỉ là gã sửa giày, cùng lắm thì biết thêm mấy việc thủ công tay chân, chứ công việc cần tính chuyên nghiệp cao như bồi tranh thì quả thực anh chưa từng học bao giờ.

Vì thế Nhiếp Chấn Hoành lắc đầu, "Không làm được."

Lâm Tri "Ồ" lên, đứng ngoài cửa cúi đầu nhìn món đồ mình đang cầm, nhất thời không biết phải làm sao.

Ban nãy trước khi ra ngoài, cậu mới nghĩ ra có lẽ nên bồi tranh vào khung đã rồi hẵng bán, dù gì lúc mẹ dẫn cậu đi xem triển lãm, những bức tranh treo ở đó đều có khung ảnh lồng kính. Nhưng bản thân Lâm Tri không biết bồi, cũng chẳng biết nhà nào nhận làm, nơi đầu tiên nảy ra trong đầu cậu chính là tiệm sửa giày ở tầng dưới.

Cũng chẳng biết vì đâu, cậu luôn cảm thấy người đàn ông làm nghề sửa giày kia dường như biết tất cả mọi thứ. Anh ý biết sửa giày, biết làm nghề nguội... chắc là, cũng biết bồi tranh chứ nhỉ?

Nghĩ vậy, nên cậu mới đến cửa tiệm của Nhiếp Chấn Hoành.

"Hay là cậu qua trường tiểu học hỏi thử xem sao."

Nhiếp Chấn Hoành thấy Lâm Tri lại bắt đầu ngẩn ngơ, bèn quyết định chỉ đường luôn cho cậu, "Cứ đi thẳng, đoạn đường trước cổng trường có một thầy thư pháp, nói không chừng người ta lại biết bồi tranh."

"Vậy được ạ. Cảm ơn."

Nhìn theo bóng cậu hàng xóm bước ra đường lớn, Nhiếp Chấn Hoành lại tiếp tục việc đang dang dở.

Có điều lòng anh vẫn day dứt về câu hỏi ban nãy của cậu thanh niên. Ai đã từng hỏi anh có biết bồi tranh không ấy nhỉ?

Hình như... là một bà thím cũng sống gần đây?

Một hình ảnh thoáng hiện lên trong đầu Nhiếp Chấn Hoành.

Hồi đó thím kia rất hay đi qua chỗ anh, hình như thím có nhà trong khu phố này, tới đợt thì đến thu tiền thuê nhà. Thím rất thích mua thịt thỏ thái hạt lựu từ tiệm đồ kho bên kia đường, bảo là con trai mình thích ăn. Thím cũng từng sửa giày mấy lần ở tiệm anh, còn mua một cái móc khóa bằng da.

Dù thoạt trông thím ấy gầy yếu, áo quần cũng giản dị đơn sơ, nhưng mỗi lần nhắc tới con mình, nụ cười hiền hòa và tràn trề sức sống luôn nở trên gương mặt thím.

[HẾT CHƯƠNG 11]

Chương 12: Liều mạng quá

"Ngại quá, tranh của cậu không phù hợp với yêu cầu của bên tôi."

Trong khu vườn nhỏ thanh tĩnh, một người phụ nữ thoa son đỏ rất có khí chất đang đánh giá hai bức tranh trên bàn thật cẩn thận, lịch sự nở nụ cười từ chối với Lâm Tri.

Mấy giây sau, chị mới nghe thấy lời đáp khá là bình tĩnh từ người đối diện, "Vâng."

Khác với những họa sĩ trẻ từng bị chị từ chối trước đó, cậu họa sĩ này bị cửa sập vào mặt, nhưng biểu cảm cũng chẳng có vẻ gì là thất vọng lắm.

Nhưng điểm khác biệt này cũng không khiến Hà Bội Bội để tâm quá nhiều. Chị làm quản lý gallery, đã gặp đủ loại nghệ sĩ, kiểu như Lâm Tri cũng chẳng có gì đặc sắc.

Hà Bội Bội liếc lên bầu trời âm u, bưng tách trà nóng nhấp một ngụm rồi định về văn phòng tiếp tục làm việc khác. Nhưng chị chợt dừng động tác đứng dậy khi nghe thấy câu nói tiếp theo của Lâm Tri.

Chị nghe thấy cậu thanh niên nói với giọng điệu nhuốm màu nghi hoặc, "Nhưng em cảm thấy mấy bức này đẹp hơn những bức trước kia mà."

Lâm Tri thật lòng cảm thấy như thế.

Ban đầu cậu chỉ biết bôi màu linh tinh, về sau cậu bắt đầu vẽ lại đồ đạc trong nhà, còn có rất nhiều bức cậu vẽ cảnh tượng mình thấy trong TV, hoặc là những nơi mẹ từng dắt cậu đi,... Hồi đó cậu thôi học ở nhà cũng chẳng biết làm gì, vẽ tranh là thứ duy nhất khiến cậu thấy hứng thú.

Về sau có một đợt mẹ thuê giáo viên cho cậu, cậu cũng lần mò từng chút một, bắt đầu thực sự yêu thích hội họa, hoàn toàn đắm chìm trong thế giới của các gam màu.

Hai bức tranh cậu mang tới hôm nay, đều là những bức cậu vẽ sau khi chuyển qua nhà mới.

Thật ra trong một khoảng thời gian rất dài sau khi mẹ mất, Lâm Tri cầm bút vẽ lên nhưng không thể vẽ được gì. Về sau chuyển nhà qua nơi ở hiện tại, ngày ngày ngẩn ngơ ngoài ban công, nghe những tiếng động huyên náo từ phố xá sầm uất, cậu dần hướng sự chú ý về những con người và sự việc mình chưa từng gặp bao giờ trong khu tập thể này, dần dà mới có thể vẽ tiếp được.

Lâm Tri nhận ra, nếu phải so sánh với những bức tranh mà trước kia mẹ cậu mang đi bán, thì cậu thích hai bức này hơn.

"Ý cậu là sao?"

EQ và IQ của Hà Bội Bội đều cao, chị nghe thoáng qua là hiểu ngay điều cậu họa sĩ trẻ còn chưa nói hết, nghi hoặc hỏi, "Gallery bên tôi từng mua tranh của cậu rồi ư?"

Lâm Tri không biết rằng, mình sắp vạch trần lời nói dối mà mẹ cậu đã cẩn thận giấu kín bấy lâu.

Cậu vẫn thật thà gật đầu, "Vâng."

Hà Bội Bội lại quan sát bức họa trên bàn lần nữa, lát sau chị cười và lắc đầu, "Không thể nào."

Tác phẩm của mỗi họa sĩ đều có phong cách sáng tác độc đáo riêng. Chị là dân chuyên tiếp xúc với nghệ thuật lâu năm, được trui rèn từ nhỏ. Là một trong những người sáng lập nên gallery này, mỗi một bức tranh trong gallery đều từng qua mắt chị, không lý nào chị lại không nhận ra.

"Tranh của cậu không có linh hồn."

Hà Bội Bội tưởng lầm Lâm Tri là kiểu người khôn vặt tính lừa chị, giọng điệu cũng trở nên gay gắt hơn, "Tuy sử dụng màu sắc rất tốt, nhưng tôi không cảm nhận được bất kỳ cảm xúc nào trong ấy. Loại tranh thế này, gallery bên tôi sẽ không bao giờ chấp nhận!"

Đôi mắt như mặt hồ tĩnh lặng của Lâm Tri rốt cuộc cũng nổi lên gợn sóng.

"Nhưng mà..." Nhưng mà rõ ràng mẹ đã nói, tất cả tranh của cậu đều được bán cho gallery chỗ mẹ làm mà?

Lâm Tri không hề buồn bã chút nào vì lời đánh giá sắc bén của Hà Bội Bội, nhưng sau một khoảng lắng đọng suy tư, cậu bỗng thấy hơi khó thở.

Cậu cảm thấy mình không thể hiểu nổi những lời người phụ nữ kia đang nói.

Nhưng trái tim cậu lại bắt đầu nảy thình thịch, mắt hơi nhòe đi. Dường như cậu lại quay về khoảnh khắc thời mới biết mẹ đã đi rồi.

Tay phải lần vào túi áo, Lâm Tri nắm chặt món đồ nhỏ trong túi, bình tĩnh lại, rồi mới hé đôi môi khô khốc, hỏi.

"Có phải Hứa Như... từng làm việc, ở chỗ chị không?"

"Hứa Như?"

Hà Bội Bội nghiêng đầu ngẫm lại những nhân viên dưới trướng mình, lắc đầu, "Chắc là không."

Gallery bên họ không lớn lắm, cộng cả lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên vận hành, cũng chỉ tầm hơn mười người, chị đều nhớ tên cả.

Hà Bội Bội có cảm giác sau khi nghe chị trả lời thế, cặp mắt của cậu thanh niên trước mặt chị cũng giống bầu trời đầy mây hôm nay, chỉ còn một khoảng xám xịt.

Chị thầm lấy làm lạ, không biết người tên Hứa Như này là gì của cậu ta.

Lúc này, dì lao công của gallery thấy trời sắp chuyển cơn, bèn mang một chiếc ô lớn từ trong gallery ra ngoài dựng, che cho hai người.

Dì tình cờ nghe thấy đoạn hội thoại này, không nhịn được mà xen mồm vào, "Ấy kìa, bà chủ Hà, chẳng phải Hứa Như chính là nhân viên dọn dẹp trước khi tôi chuyển tới đây đấy sao, bà chủ quên rồi à?!"

Nghe dì ta nhắc vậy, bấy giờ hình ảnh một người phụ nữ mới hiện lên trong đầu Hà Bội Bội.

Đó là nhân viên tạm thời từng làm tại gallery của họ.

"Cậu... chẳng lẽ cậu là con trai của chị ấy?"

Hà Bội Bội lại quan sát hai bức tranh trên bàn lần nữa, và cả chữ ký xiêu vẹo trông rất trẻ con ở góc dưới bên phải, cuối cùng cũng có ấn tượng mơ hồ, một suy đoán không khỏi nảy lên trong tâm trí.

Bình thường, số người chị lên kế hoạch, làm thiết kế, xã giao, giao tiếp cùng quá nhiều, phần đông không lưu lại dấu vết gì trong đầu chị.

Nhưng người mà dì lao công nhắc tới lại để lại ấn tượng sâu đậm cho chị vì một sự kiện.

"Bà ấy, là mẹ tôi."

Sau khi nghe được câu khẳng định của Lâm Tri, cảm xúc phức tạp hiện lên trong mắt Hà Bội Bội, chị thở dài.

"Trước kia chị ấy từng đưa tranh của cậu cho tôi xem."

Hồi xưa Hà Bội Bội toàn sống ở nước ngoài, chị tôn thờ lối giao tiếp thẳng thắn trung thực. Chị không biết tại sao mẹ của cậu họa sĩ trẻ này lại nói dối, nhưng nếu chính chủ đã đến gặp tận mặt mình, thì chị sẽ không giấu giếm sự thực.

"Nhưng chắc hẳn tôi cũng đã nói những lời như hôm nay, từ chối chị ấy rồi.

"Tôi còn nhớ lúc đó chị ấy bảo thà không nhận lương, chỉ mong có thể treo tranh của cậu trong phòng triển lãm tại gallery của chúng tôi, muốn đưa cậu tới xem..."

Hằng ngày Hà Bội Bội rất bận, chị không rõ vì đâu Hứa Như lại thôi việc, nhưng chị rất lấy làm tiếc nuối.

Chị còn nhớ như in người phụ nữ trung niên ấy rất cần mẫn. Nhiều bận hết giờ làm rồi, chị vẫn có thể thấy bà chà lau cẩn thận từng khung ảnh lồng kính, vẻ mặt chú tâm và nghiêm túc, tựa như đang chăm sóc báu vật trân quý của mình vậy.

Sau này nghe Hứa Như khẩn cầu chân thành tha thiết như thế, thực ra Hà Bội Bội cũng từng do dự. Dù gì mua bức tranh thế này cũng chẳng tốn bao nhiêu tiền.

Nhưng lòng chị luôn đeo đuổi nghệ thuật, nên cuối cùng chị vẫn không đồng ý.

"Mẹ cậu rất thương cậu. Nhân viên bồi tranh bên tôi còn nói mẹ cậu từng chủ động học bồi tranh..."

Hà Bội Bội còn định đào xới những chuyện về người phụ nữ ấy trong ký ức của mình, muốn chia sẻ đôi điều với cậu trai trẻ kiệm lời này, nào ngờ cậu thanh niên trước mặt đột nhiên đứng bật dậy, khiến chiếc ghế làm bằng sắt cọ lên nền đất, phát ra tiếng "Két" chát chúa.

"Em biết, mẹ rất thương em!"

Bàn tay đang đút túi áo của Lâm Tri không ngừng bóp món đồ mềm mại. Siết một lát, cậu mới thở dồn dập hổn hển, bật thốt ra câu này.

Cậu không nói thêm bất kỳ điều gì với hai kẻ trước mặt nữa, ngón tay trắng bệch cầm hai bức họa trên bàn lên, bỏ đi mà chẳng thèm ngoái đầu lại.

"Ôi, cái thằng nhóc này..."

Nhân viên lao công suýt bị cậu va phải không nhịn nổi mà làu bàu một câu, "Bất lịch sự quá đấy!"

Tiếng sấm đì đùng chợt vọng lại từ tầng không, ầm ầm ầm, ầm ầm ầm, chặn lại những lời cằn nhằn mà nhân viên lao công còn định lẩm bẩm tiếp.

"Bà chủ Hà, mau vào nhà thôi, hình như trời sắp mưa rồi đấy!"

Hà Bội Bội dõi theo bóng dáng xa dần của Lâm Tri, đứng dậy theo lời nhân viên lao công.

Chị cầm một chén trà bằng sứ trắng, vốn định nhấp thêm một ngụm, nhưng chợt phát hiện nước trà đã nguội.

"Đúng rồi, dì ơi."

Trước khi vào gallery, Hà Bội Bội hỏi thêm một câu, "Dì có biết tại sao chị Hứa Như ấy lại không đi làm nữa không?"

Dì lao công trung niên hiển nhiên rất rành mấy chuyện ngồi lê đôi mách này, nghe bà chủ hỏi, dì ân cần mở miệng ngay.

"Nghe bảo bị bệnh rồi!

"Lúc tôi đổi ca với chị ấy, chị ấy gầy dữ lắm... Nghe quản lý nói, chị ấy làm mấy công việc cùng một lúc, liều mạng quá."

[HẾT CHƯƠNG 12]


Chương 13: Lau đi.

Rõ ràng chỉ mới 3-4 giờ chiều, mà trời đất lại âm u như sắp sập tối tới nơi.

Trương Thúy Phương đang hò hét chơi mạt chược giết thời gian ngoài cửa hàng với mấy bà hàng xóm. Thím nhìn lên trời liên tục, ù một lần rồi dừng tay.

"Mưa to là cái chắc!"

Thím chỉ lên đám mây đen, nói cực kỳ chắc mẩm, thề thốt phủ nhận không phải tại mình ăn ván này rồi nên mới muốn dừng tay.

Ba thím khác cùng xới thấy trời đất thế này, cũng cảm thấy có điềm sắp mưa, nên cười đùa mấy câu rồi không giữ Trương Thúy Phương lại nữa, ồn ào về nhà tránh mưa đóng cửa sổ.

Mấy tiếng sấm đì đùng nổ trên nền trời, Trương Thúy Phương vội nhanh tay thu dọn bàn mạt chược.

Thím mới mua chiếc bàn chơi bài này từ tiệm mạt chược bỏ không đằng trước. Tuy là hàng dùng rồi, nhưng nó vẫn còn mới toanh, thím chưa chơi được mấy lần, không thể để hỏng hết vì ngấm nước mưa được.

Nhiếp Chấn Hoành vốn đang sửa giày trong tiệm, thấy vậy thì cũng tạm dừng tay.

Anh gỡ mấy chiếc túi mua hàng treo ngoài cửa xuống cất vào nhà, tiện thể giúp Trương Thúy Phương khiêng bàn ghế về quầy quà vặt của thím.

Hai người vừa dọn xong đồ đạc bên ngoài, thì những giọt mưa to bằng hạt đậu đã lũ lượt rơi từ trên trời xuống, đập lộp bộp lên nền đất.

Chẳng mấy phút sau, giọt mưa đã biến thành màn mưa. Hòa cùng tiếng hô "Cất chăn thôi –" của ai chẳng rõ ở trên đường, cơn mưa to tầm tã trút xuống.

Những tiếng rào rào vang lên giòn giã, giấu đi phố xá mới rồi còn ồn ào náo nhiệt trong màn mưa gấp gáp ướt đầm.

"Chú nói coi, thời tiết kiểu này, bảo đổi cái là đổi liền!"

Trương Thúy Phương đứng dưới mái hiên, vừa mở tấm bạt gấp che mưa của cửa hàng ra, vừa càu nhàu với Nhiếp Chấn Hoành.

"Sắp Thanh Minh rồi, nước nôi nhiều là chuyện bình thường mà chị."

Nhiếp Chấn Hoành châm điếu thuốc, phụ họa bừa một câu, rồi về phòng mình.

Thật ra anh không thích mưa lắm.

Ngày xưa trẻ trung trai tráng thì không sao, anh còn thường xuyên dầm mưa chơi bóng, hoặc xối nước lạnh để tắm. Nhưng giờ chân cẳng mắc tật, trời vừa mưa dầm là vết thương chỗ mắt cá chân sẽ nhức nhối đến tận xương như bị kiến cắn.

Nhiếp Chấn Hoành bật công tắc đèn trong phòng, ngồi xuống duỗi tay ra ôm mắt cá chân, tiếp tục sửa giày.

Anh nện từng nhát búa lên những chiếc đinh ghim trên gót giày, cho đến khi tất cả đinh đã ghim bằng phẳng và chắc chắn.

Tiếng lộc cộc truyền đi rất xa giữa con phố mưa bụi mịt mùng, như một miếng gảy đàn vô hình, vén màn mưa lên, mà lại tựa một quầng sáng nhạt soi chiếu vào tai người ta, chỉ đường cho khách bộ hành đang lạc lối.

Đến khi Nhiếp Chấn Hoành đóng đinh và sửa xong giày cho khách, thì cơn mưa bên ngoài đã tầm tã xối xả lắm rồi.

Anh đứng lên, cử động xương cổ và người ngợm, quét mắt ra ngoài. Bỗng chợt, anh ngạc nhiên phát hiện giữa con đường mưa sa gió giật, có một kẻ ngơ ngác gặp mưa mà lại không bật ô, trông còn hơi quen mắt nữa.

Những người xung quanh đều cầm ô dợm bước vội vàng, cậu thanh niên toàn thân ướt đầm lại bước đi chậm chạp lạ thường.

Cậu trai đi trong mưa ôm hai tấm bảng to bằng cả hai tay. Dù màn mưa đã che khuất mặt mày biểu cảm của cậu, nhưng Nhiếp Chấn Hoành vẫn có thể nhận ra cậu đang hồn xiêu phách lạc.

Nước mưa nện xuống tất cả mọi người chẳng phân biệt bất cứ một ai, nhưng dường như cậu lại cô độc, bị đẩy khỏi thế giới này.

Chẳng rõ vì sao, Nhiếp Chấn Hoành lại không nỡ nhìn cảnh tượng ấy.

Ánh mắt dạo quanh cửa hàng, anh lấy một chiếc ô cũ ra từ góc nhà. Nhiếp Chấn Hoành bật ô giũ bụi đất, rồi đi về hướng cậu thanh niên đang dầm mưa ngoài kia.

Những giọt mưa dày đặc nện lên lớp vải dù không thấm nước, tiếng tanh tách giòn tan biến thành tiếng lộp bộp nặng nề.

Còn trong một khoảng trời đất nhỏ được tán dù che chở, thế giới đột nhiên lặng đi.

Hàng mi của Lâm Tri run rẩy.

Nhiếp Chấn Hoành đứng bên cạnh cậu, cúi đầu thấy vài giọt nước như đang trượt xuống từ đuôi cánh bướm.

*

"Lau đi."

Trên kệ để hàng tình cờ có một chiếc khăn lông chưa dùng bao giờ. Nhiếp Chấn Hoành xé bao bọc ngoài, đặt thẳng chiếc khăn khô ráo lên đỉnh đầu ướt sũng của cậu thanh niên.

Nhưng người ngồi trên chiếc ghế trúc nhỏ vẫn không nhúc nhích, tựa như không nghe thấy gì vậy.

Bộ comple Lâm Tri đang vận dính đầy nước, như thể bị bao bọc bởi đụn mây màu xám đen trên đầu cậu vậy. Nước mưa kéo tuột mây đen xuống, chỉ lát sau mặt nền xi măng dưới chân cậu cũng bị nhuộm thành một mảng âm u thâm xì.

Nhiếp Chấn Hoành thở dài, cảm thấy lời mình như đàn gảy tai trâu.

Anh dứt khoát kéo ghế gỗ ra ngồi xuống đối diện Lâm Tri, tự tay lau mớ tóc ướt lướt thướt trước mặt mình.

Trạng thái của cậu em hàng xóm vừa nhìn là đã thấy không ổn rồi.

Dù trước kia cu cậu ngây ngô ngơ ngác không giống đám bạn cùng trang lứa, nhưng chí ít cũng biết nói biết cười, chỉ hơi chậm tiêu một chút thôi. Nhưng hôm nay trông cái tướng thế này, rõ ràng cu cậu đã gặp phải cú sốc gì đó. Chẳng rõ hồn vía bay đi đằng nào, ngồi ngay đơ như khúc gỗ vậy.

May thay người cậu ta hẵng còn ấm áp.

Nhiếp Chấn Hoành nghĩ vậy, hai tay ấp lên khăn lông, chà lau cái đầu tròn tròn bên dưới.

Mấy năm rày anh trông cửa hàng này, việc nghiêm túc không có mấy, nhưng chơi bời với lũ nhóc tỳ thì lại khá nhiều. Trong mắt anh, tuy người trước mặt đã thành niên, nhưng cung cách hành vi ứng xử của cậu cũng chỉ xấp xỉ mấy đứa nhỏ mười mấy tuổi, thậm chí đôi lúc còn chẳng lanh bằng tụi con nít, hay nói mấy câu khiến người ta dở khóc dở cười.

Cũng chính vì thế, nên e là khả năng chịu đựng của cậu ta có lẽ cũng chẳng mạnh mẽ bằng người trưởng thành.

Nhiếp Chấn Hoành không biết trước kia Lâm Tri từng trải qua chuyện gì, cũng không định suy đoán lung tung. Nhưng mỗi lần gặp cu cậu thì toàn là mấy tình huống trớ trêu, khiến anh không khỏi tò mò về Lâm Tri hơn.

Cũng càng quan tâm lắm chuyện bao đồng hơn nữa.

"Cậu đấy..."

Mới xoa mấy lần, chiếc khăn anh đang cầm đã ươn ướt, Nhiếp Chấn Hoành không cầm lòng nổi, mở miệng, "Đừng cậy mình còn trẻ là có thể chà đạp sức khỏe như thế."

Đã kéo người ta vào trú mưa, thì Nhiếp Chấn Hoành cũng quyết định càm ràm thêm mấy câu, nhắc nhở cậu nhóc bằng kinh nghiệm từng trải của mình, "Đã gầy sẵn thì chớ, nếu sức đề kháng còn không tốt, thì có ngày cảm nặng thôi cũng đi tong cái mạng được đấy."

Bộ comple hút nước, dính chặt lên người cậu thanh niên, cu cậu ốm nhom như cây gậy trúc.

Trông chẳng hay hớm đẹp đẽ gì.

Tiệm sửa giày nho nhỏ rất yên tĩnh, ngoài mấy câu lải nhải của Nhiếp Chấn Hoành, thì chỉ còn tiếng mưa rơi rì rào ngoài kia.

Lau một lát, Nhiếp Chấn Hoành phát hiện chiếc khăn trắng gạo chẳng hiểu sao lại loang lổ những nốt sậm màu. Tay anh khựng lại, bấy giờ mới muộn màng nhớ ra vừa rồi sửa giày xong mình còn chưa kịp rửa tay.

Giờ lau hết bẩn lên khăn mất rồi.

Liếc nhìn cậu thanh niên hẵng còn đắm chìm trong thế giới của riêng mình, Nhiếp Chấn Hoành chột dạ ho khan, nhưng vẫn quyết định tiếp tục. Dù sao khăn có hai mặt mà, có chạm phải cu cậu đâu.

"Giờ cậu sống một mình phải không? Vậy thì càng phải để ý mấy chuyện này chứ..."

Anh bóp phần đỉnh tóc đã được lau gần khô, rồi lại lấy đoạn khăn còn hơi khô ráo thấm nước ở đuôi tóc Lâm Tri, vừa làm vừa bảo, "Nếu cậu ốm ra, người thân biết được sẽ lo lắm đấy."

Nhiếp Chấn Hoành nhớ lại hồi xưa mình bị thương mẹ đã làu bàu lắm đến thế nào, tới giờ da đầu hẵng còn tê rần.

Mái đầu dưới bàn tay anh rất ngoan ngoãn, để mặc cho anh xoa nắn.

Có điều chẳng rõ ban nãy dầm mưa bao lâu, mà từng lọn tóc dính bết cứ nhỏ nước tong tong, lau rõ lâu mà vẫn chưa hết nước.

Lách ta lách tách, những giọt ấm áp không ngừng rớt trên cánh tay cậu.

Phải một lát sau Nhiếp Chấn Hoành mới chợt nhận ra, "Cậu đang... khóc đấy à?"

Động tác chà lau của anh dừng lại, ngón cái vốn đang kề bên mé cằm Lâm Tri nâng thẳng cằm cậu lên.

Quả nhiên, anh thấy một đôi mắt ầng ậng nước.

Người trước mặt, đang lặng lẽ khóc thút thít.

"Ấy, đừng khóc mà..."

Nhiếp Chấn Hoành hơi lúng túng. Rõ ràng có khăn, nhưng anh vẫn vô thức lau nước mắt cho cậu thanh niên bằng ngón cái của mình.

Đầu ngón tay thô ráp và chai sần ấn lên làn da trắng trẻo mềm mại, chưa lau được mấy cái đã khiến khuôn mặt ấy lem nhem như chú mèo hoa.

Nhiếp Chấn Hoành đang định rụt tay về chuyển qua lau bằng khăn lông, thì một bàn tay lạnh lẽo bất ngờ ấn lên mu bàn tay anh.

Mấy ngón tay anh bị nắm chặt, người trước mắt ngước mặt lên, khuôn mặt trước kia chẳng có biểu cảm gì, nay bỗng trở nên vô cùng sinh động.

Nhưng lại khiến tim người ta nghẹn lại.

"Em... không có mẹ."

Mắt Lâm Tri dại ra, cậu nhìn anh với vẻ mặt vừa tủi thân vừa hoang mang buồn khổ.

"Em không có mẹ ——!"

[HẾT CHƯƠNG 13]


Chương 14: Đừng khóc

Giọt lệ lăn xuống lòng bàn tay vừa hối hả vừa ấm nóng, khiến Nhiếp Chấn Hoành phải cuộn ngón tay lại mấy lần.

Người trước mặt khụt khịt, như ngớ như ngẩn, cứ lặp đi lặp lại câu nói ấy. Sự bất lực và vụn vỡ trong giọng cậu khiến Nhiếp Chấn Hoành không đành lòng nghe tiếp nữa.

"Được rồi, được rồi."

Anh vận nhiều sức vào cổ tay hơn, nâng mặt Lâm Tri lên, vụng về lau dòng lệ dưới mắt cậu đi bằng ngón cái của mình, "Suỵt —— đừng khóc nữa nào."

Nhiếp Chấn Hoành chưa bao giờ nghĩ rằng một câu lải nhải bâng quơ của mình lại chọc thẳng vào vết thương của cậu em nhà hàng xóm. Anh thầm thấy hối hận vì mình thiếu tinh tế quá. Người anh ngả về đằng trước, anh nâng bàn tay lên, vỗ về sống lưng gầy guộc của cậu thanh niên với vẻ hơi lạ lẫm, "Đừng khóc, đừng khóc."

Nhiếp Chấn Hoành nhẹ nhàng ấn cậu vào lòng trong một cái ôm siết, càng cảm nhận rõ ràng hơn người trước mặt gầy đến thế nào.

Xương cậu cộm tới nỗi khiến anh thấy đau.

Những đốt xương nhòn nhọn ấy còn đang run rẩy khẽ khàng theo tiếng sụt sịt của chủ nhân, tựa những quân domino có thể đổ kềnh bất cứ lúc nào, mỏng manh yếu ớt tột cùng, làm tim Nhiếp Chấn Hoành cũng siết lại theo.

"Mẹ cậu nhất định cũng đang dõi theo cậu ở trên trời đấy..."

Như thể đang nói chuyện với lũ nhóc tỳ ở quê, anh vỗ về cậu thanh niên vẫn đang lặng lẽ rơi lệ, dỗ cậu, "Đừng khóc, ngoan nào. Cậu còn khóc nữa là mẹ sẽ buồn đấy."

Giông tố ngoài kia vẫn gào thét, nhưng những hạt mưa tí tách trong phòng lại dần ngớt lại sau những lời khuyên nhủ dỗ dành.

Nhiếp Chấn Hoành cảm giác được vai mình bị ướt một mảng to. Chờ đến khi thân thể trong lòng không còn run rẩy nữa, anh mới khẽ ngả người ra sau, nhìn Lâm Tri.

Người trước mặt không khóc nữa, nhưng đôi mắt đỏ quạch đến phát sợ, như một chú thỏ trắng bị rớt xuống nước vậy.

Mũi thỏ trắng cũng hoe đỏ, lời cậu thốt ra còn có tí nghẹt mũi.

"... Đồ dối trá."

Bé thỏ nói bằng giọng nghèn nghẹt, "Mẹ ở dưới đất."

Nhiếp Chấn Hoành hé miệng, bị câu này của Lâm Tri làm cho nghẹn đứ chẳng biết phải nói gì.

Anh chỉ lau mặt: "... Ừ rồi, tôi đúng là đồ dối trá."

Anh nghĩ thầm, quả nhiên mình không có tài dỗ trẻ con. Nhất là cái kiểu con nít còn không biết mình là con nít này.

Nhưng may thay, người trước mặt không còn quá đắm chìm trong chuyện buồn thương này nữa, điều ấy khiến Nhiếp Chấn Hoành thầm thở phào nhẹ nhõm.

Lòng bàn tay anh ướt đẫm, dính đầy những giọt lệ nhỏ xuống từ mắt cậu thanh niên. Lúc Nhiếp Chấn Hoành lau mặt mình, anh cũng cảm nhận được vị mặn ướt át.

Anh nâng vai lên định cọ vào áo mình, thì một ngón tay lạnh lẽo bỗng ấn lên gò má anh.

"Bẩn rồi."

Hơi thở ướt át và đầu ngón tay cùng ập đến.

Nhiếp Chấn Hoành chưa kịp phòng bị thì đã bị ai kia quệt qua mặt nhanh như ăn cướp. Đến khi anh phản ứng lại được và kéo giãn khoảng cách giữa hai người ra, thì Lâm Tri đã ngẩn ngơ nhìn vệt nước trên ngón tay mình đăm đăm.

"Nước mắt của chính cậu đấy, còn chê bẩn à?"

Mặt Nhiếp Chấn Hoành hơi ngứa ngáy, nhưng anh cũng chẳng mấy để tâm, chỉ cảm thấy một cảm giác lạ lùng lướt qua tim mình.

Anh đã dần nhận ra cách hành xử của người trước mặt. Tuy thoạt trông Lâm Tri có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thật ra cậu có logic của riêng mình, hơn nữa còn rất hay đắm chìm trong dòng suy tưởng của bản thân, nên không thể lý giải cậu bằng cách thức của người bình thường được.

"Anh ý."

Quả nhiên, câu trả lời của Lâm Tri cũng khiến anh chẳng hiểu đầu cua tai nheo làm sao.

Khi ngón tay trắng muốt kia dí đến trước mắt anh lần nữa, Nhiếp Chấn Hoành thấy một vết bẩn trên ấy, anh mới chợt nhận ra Lâm Tri đang nói gì.

"Nước mắt, không bẩn," Giọng cậu thanh niên vẫn hơi nghèn nghẹt, "Anh mới bẩn."

Nhiếp Chấn Hoành nhớ ra lúc nãy mình làm việc chưa kịp rửa tay, giờ còn dính nước, quả thực lôi thôi không ra thể thống gì.

Nhưng bị người ta chê bai thẳng thừng như thế, anh bỗng nảy sinh suy nghĩ trẻ con hiếm thấy.

Nhiếp Chấn Hoành cố ý xòe bàn tay dơ hầy quơ quơ trước mặt Lâm Tri, rồi lại lấy chiếc gương nhựa bị vứt bừa phứa trên quầy để TV xuống, xoay mặt gương vào chú bé mê ở sạch mắt sụp mí kia.

"!"

Thành công nhìn thấy đôi mắt cụp của cậu thanh niên trợn tròn trước gương, Nhiếp Chấn Hoành nhếch miệng cười.

"Cậu còn bẩn hơn tôi đấy, mèo nhọ nhem ạ."

*

Cơn mưa đầu Xuân tới vội vàng, nhưng lại đi chậm rãi, mãi mà chưa thấy ngừng.

Tình hình này thì chắc còn mưa tiếp cả ngày, Nhiếp Chấn Hoành liếc con phố trống trơn, rồi lại nhìn người trong phòng, tính đóng cửa hàng trước đã.

Trông cu cậu hàng xóm thế này, quả thực anh cũng không yên tâm lắm. Anh dứt khoát đưa người ta về nhà luôn, coi như tiễn Phật đến tận Tây thiên.

Có điều trước khi đóng tiệm, Nhiếp Chấn Hoành chợt phát hiện Lâm Tri hình như cũng không định mang hai bức tranh cậu không nỡ để dính mưa kia về.

"Bỏ luôn à?"

Anh chỉ hai khung tranh lồng kính được đặt cẩn thận trong góc tường.

Lâm Tri liếc theo tay anh chỉ, rồi hờ hững đưa mắt qua chỗ khác, nhìn ra ngoài nhà.

"Dạ."

Tranh cậu vẽ xấu quá.

Bỏ đi vậy.

Nhiếp Chấn Hoành thấy hơi hơi tò mò, nhưng sợ chạm nọc cậu, bèn gật đầu nói, "Được, vậy ngày mai tôi giải quyết chúng cho cậu nhé."

Lâm Tri không bày tỏ ý kiến, nhưng có vẻ cũng chẳng muốn bàn tiếp về đề tài này, nhấc chân định bước vào màn mưa.

"Ấy, chờ tôi với."

Nhiếp Chấn Hoành gọi cậu, sắp xếp lại dụng cụ trong phòng cho ngay ngắn, rồi bước ra ngoài kéo cửa cuốn kim loại xuống.

Tiện thể nhét chiếc ô vào tay cậu thanh niên.

"Bật ô ra đi."

Anh đã phát hiện ra, càng nói thẳng với Lâm Tri, thì chú nhóc này càng dễ hiểu mình hơn.

Quả nhiên, khi Nhiếp Chấn Hoành khom lưng khóa cánh cửa sắt của tiệm lại, Lâm Tri đã bật ô đứng chờ anh dưới thềm.

Anh lê chân phải xuống bậc thang, nhận chiếc ô cậu thanh niên đang cầm, hai người sóng vai nhau vào khu nhà.

Chỉ một khoảng ngắn ngủi cỡ 200 mét, nhưng nhịp bước của cả hai lại dần dãn nhau ra. Nhiếp Chấn Hoành liếc nhìn người vẫn luôn cúi đầu sải bước phía trước, thản nhiên vạch trần vết sẹo của mình.

"Nhóc con, đừng đi nhanh quá."

Anh từ tốn nghiêng cán ô thấp xuống một tẹo, để lớp vải lót của chiếc ô chạm vào phần đỉnh trán của Lâm Tri, cản những bước chân hối hả của cậu lại.

"Chân chú đây yếu, không đi nhanh bằng cậu được đâu."

[HẾT CHƯƠNG 14]

Trong chương này, ta thấy Lâm Tri có hành động lặp đi lặp lại một câu nói, đây có thể coi là một dấu hiệu trong cơn hoảng loạn (panic attack).

Ngoài ra, với những người tự kỷ, họ hay có hành động nhắc lại những cụm từ hoặc câu nói từ người khác hoặc từ ấn phẩm phim/truyền hình/video mà họ yêu thích, gọi là echolalia (nếu tự lặp lại câu nói của chính mình, thì gọi là palilalia). Echolalia có thể ở dạng tức thời (immediate) hoặc có độ trễ (delayed).

Nhiều người tự kỷ gặp vấn đề với việc đưa ra lời hồi đáp tức thời, sử dụng echolalia hay nói nhại là cách để họ tham gia vào cuộc hội thoại khi chưa thể nghĩ ra lời đáp ngay, hoặc có thể dùng để xác nhận hành động cần thực hiện.


Chương 15: Nếm một miếng

Nhiếp Chấn Hoành vốn định đưa Lâm Tri đến cửa nhà rồi đi. Nhưng quan sát cậu thanh niên mở cửa, chỉ thấy gian phòng khách trống trải đập vào mắt mình, anh lại không đành lòng lắm.

Dù gì cái mặt nhọ nhem của Lâm Tri cũng là tại anh làm bẩn, vả lại cu cậu dính nước mưa khắp người, nếu về nhà không biết cách xử lý, có khi còn bị cảm sốt không biết chừng.

Ngẫm lại cách hành xử trong mấy lần trước của cậu ngố này, Nhiếp Chấn Hoành cảm thấy dễ có khả năng ấy lắm.

Anh thở dài, dứt khoát giơ tay khép lại cánh cửa đã hé một nửa, ấn bả vai gầy guộc của cậu thanh niên xuống.

"Đi nào, lên lầu với tôi."

Lâm Tri ngẩng đầu nhìn anh. Không nhúc nhích.

Mắt Nhiếp Chấn Hoành vẫn để ý túi rác đựng mấy hộp thức ăn thừa ven cửa, thuận miệng nói, "Tôi mời cậu ăn."

Đôi mắt không có sự sống của người trước mặt chợt sáng rực lên, Nhiếp Chấn Hoành hiểu rõ, nở nụ cười, "Không có tiền gọi cơm về đúng không?"

Túi rác này vẫn y hệt hôm qua, nghĩ bụng cậu chàng suốt ngày ru rú trong nhà này mà lại chịu ló mặt ra đường, Nhiếp Chấn Hoành đã đoán được đại khái cậu ra ngoài làm gì —— bán tranh đổi tiền, đổi tiền mua cơm.

Không thể không nói là, Nhiếp Chấn Hoành đoán rất chuẩn.

Từ tối qua đến giờ Lâm Tri chưa được bữa nào vào bụng. Cậu cũng không ngờ được rằng, món tiền mình vốn tính tiêu xài trong vài tháng đã hết nhẹm chỉ sau mấy chục bữa gọi đồ ăn ngoài. Đúng lúc này Nhiếp Chấn Hoành nhắc tới cơm, bụng cậu lại bắt đầu sôi ùng ục.

Đôi giày da úng nước bó chân, đồ trên người cũng ẩm ướt dính da. Thực ra Lâm Tri thật rất muốn vào nhà cởi giày thay quần áo, sau đó chui vào trong chăn.

Nhưng vì một câu nói của Nhiếp Chấn Hoành, cậu vẫn hoạt động chân, chậm chạp theo sau người đàn ông, đi lên lầu.

Từ lúc Nhiếp Chấn Hoành nói câu kia ở dưới lầu, bước chân của Lâm Tri đã chậm hẳn.

Thật ra bình thường cậu đi cũng rất chậm, chỉ khi nào tâm trạng không tốt, cậu mới nóng nảy thôi. Những lúc như thế, tâm trí Lâm Tri chỉ có một suy nghĩ —— chính là phải lập tức về nhà, chui vào trốn trong chăn.

Nhưng anh thợ giày nói chân anh ý yếu.

Lâm Tri hẵng còn nhớ con rết to kia như tạc. Nỗi nôn nóng bực dọc trong lòng lập tức bị cảm giác yên bình khi vẽ tranh kéo tuột đi.

Rết... mà bị xối nước, thì có bơi được không?

Bước chân cậu dần chậm lại, ánh mắt đậu lên một bên chân của Nhiếp Chấn Hoành. Cậu nhìn cái chân hơi thọt kia chằm chằm, không khỏi nghĩ thầm.

Nếu bơi lội trong bùn đất, nước mưa có biến thành màu lam không? Hay bầu trời sẽ hóa sang nâu đất?

Những màu sắc không ngừng nhảy ra chiếm cứ tâm trí cậu, mãi đến khi Nhiếp Chấn Hoành mở cửa nhà, Lâm Tri mới chậm chạp định thần lại.

"Vào đi."

Nhiếp Chấn Hoành lấy một đôi dép lê ra từ tủ giày, để cạnh chân Lâm Tri, "Có lẽ hơi rộng đấy, cậu đeo thử xem sao."

Lần trước sửa giày anh đã để ý rồi, chú nhóc này trông thì rất cao, nhưng chân lại nhỏ xíu, đôi giày da nọ chẳng to hơn giày nữ bao nhiêu.

Lâm Tri "Dạ", đoạn cởi giày đeo dép vào.

Nhiếp Chấn Hoành bật ô ra phơi trong góc phòng khách, quay đầu lại thì thấy một mảng đỏ au màu máu trên đôi dép xám của mình.

"... chân rách to thế này mà không đau à?"

Anh ngồi xổm xuống xem xét. Chắc hẳn đôi giày Lâm Tri đeo có chất liệu và gia công quá tệ hại, bề mặt da cứng quèo, nên mới cọ rách cả một lớp da ở gót chân cậu.

Nhiếp Chấn Hoành thấy cậu cứ trơ khâng khấc thì hơi đau đầu, mở tủ giày lục lọi lần nữa.

"Đổi đôi khác đi."

Anh vốn chỉ có hai đôi dép ở nhà, Xuân Hè thì xăng đan, Thu Đông đeo dép vải. Nhưng anh sợ nóng nên đã đổi qua đôi hở ngón từ lâu. Đôi anh đưa cho Lâm Tri là loại anh đeo vào mùa Đông. Dép bọc lông ở gót, cọ phải vết thương lại không hay.

"Đeo tạm vậy nhé." Nhiếp Chấn Hoành đành lôi đôi dép xăng đan mà bà chị anh hay đeo lúc tới nhà anh ra.

Hai chị em nhà họ đều cao lớn, tuy đây là dép kiểu nữ, nhưng size vẫn rất to. Chỉ là... màu hơi hường phấn, mặt trên còn có hai cái tai thỏ rung rinh.

Nhiếp Chấn Hoành cũng bó tay.

Bà chị anh đã đầu 3, người ngợm thì cao lớn thô kệch, vậy mà nội tâm vẫn luôn độ Xuân thì. Mỗi lần xem phim truyền hình, bả đều có thể si mê mấy cậu trai tơ trong ấy rõ lâu, quần áo đồ dùng cũng toàn mấy màu đáng yêu kute.

Nhiếp Chấn Hoành không chê, anh chỉ thấy hơi quá đà mà thôi.

May mà chú em hàng xóm cũng không để ý, đeo ngay dép vào chẳng xoắn xuýt tẹo nào.

Thậm chí đeo xong, cậu còn tò mò lúc lắc chân, như thể muốn xem hai cái tai trên dép sẽ rung rinh kiểu gì.

Hành động đượm tính trẻ con ấy làm Nhiếp Chấn Hoành thấy hơi buồn cười, anh vịn tủ giày đứng lên, kéo cậu qua ngồi xuống sofa.

"Nhấc chân lên, để tôi xem cho nào."

Nhiếp Chấn Hoành luôn giữ một hộp thuốc trong nhà, đặt nó kế bàn nước.

Anh ghé sát lại quan sát tình trạng gót chân của Lâm Tri, khử trùng sơ bằng cồn, rồi lại lấy hai miếng vải không thấm nước băng lại cho cậu.

"Đi thêm mấy bước nữa là mài rớt cả miếng thịt đấy."

Anh liếc cậu thanh niên trông như không biết sợ đau là gì với vẻ bất đắc dĩ, chẳng thể nào bực tức cho nổi, "Lát nữa cậu đi tắm đi, tắm xong tôi băng lại cho cậu."

"Vâng ạ."

Lâm Tri ngoan ngoãn gật đầu.

Tuy tới một môi trường xa lạ, nhưng Lâm Tri cũng không cảm thấy khó chịu gì cả.

Có lẽ là vì căn nhà này rất giống nhà cậu, cũng có thể là bởi, những câu cằn nhằn của người đàn ông trước mặt khiến cậu nhớ tới mẹ mình.

Ngày xưa mẹ cũng hay cằn nhằn cậu như thế.

"Được rồi, tôi dẫn cậu tới phòng tắm nhé."

Nhiếp Chấn Hoành không biết thân phận và giới tính của anh đã bắt đầu xiên xẹo trong cảm nhận của em hàng xóm. Anh dẫn Lâm Tri tới phòng tắm, tìm một chiếc khăn lông và bộ đồ ngủ sạch sẽ cho cậu, rồi bật vòi sen chỉnh đến nhiệt độ thích hợp.

"Sữa tắm và dầu gội ở đây hết nhé," anh chỉ cái giá trên vách tường, không yên tâm hỏi một câu, "Biết dùng chứ?"

Đáp lại anh là ánh mắt lạnh lùng và cạn lời của Lâm Tri.

Nhiếp Chấn Hoành: "..." Anh đang bị người ta chê bai đấy à?

Mãi đến lúc đóng cửa phòng tắm lại, Nhiếp Chấn Hoành vẫn chưa thể tỉnh táo lại được.

Hơ!

Anh mà lại bị một đứa ngốc chê cơ đấy!

*

Lâm Tri vừa tắm xong đi ra thì đã ngửi thấy mùi hương thức ăn khiến bụng dạ người ta phải sôi sùng sục.

Cậu đi theo mùi hương tới cửa phòng bếp, thò đầu vào nhìn.

"Tắm xong rồi à?"

Nhiếp Chấn Hoành đang thái rau, ngoái lại thấy cậu trai đã sạch sẽ thơm tho như cũ thì thoáng thấy hài lòng.

Anh thật sự không thích bộ dạng thờ ơ thiếu sức sống thường ngày của cậu thanh niên này. Bấy giờ Lâm Tri mặc áo cotton màu trắng, trông vừa sạch sẽ vừa sáng sủa. Lọn tóc ướt vì mới gội rũ trên trán, khiến cậu có vẻ ngây thơ thoải mái hơn, trông lại càng trẻ, như một cậu trai đương độ cắp sách đến trường vậy.

"Tường phòng tắm có máy sấy đấy," Nhiếp Chấn Hoành vừa bỏ ớt xanh đã xắt miếng vào đĩa, vừa dặn, "Cậu đi sấy tóc đi, tôi còn phải một lúc nữa mới xong."

"Không muốn đâu."

Người đứng trước cửa lại không đi, "Không muốn sấy."

"Hở?"

Nhiếp Chấn Hoành nhấc nắp nồi, đảo món đang nấu mấy lượt bằng xẻng xúc thức ăn, rồi mới quay đầu lại hỏi, "Sao lại không muốn sấy?"

Lâm Tri nhíu mày.

"Ghét lắm."

Trông cậu cứ như đang nhớ tới màn tra tấn nào đó, "Ồn, khó chịu."

Nhiếp Chấn Hoành hiểu ra thứ Lâm Tri đang nói đến là tiếng máy sấy.

Đúng là nghe ong ong hơi ồn thật, nhưng cũng làm gì đến mức không chịu nổi. Có điều...

Anh liếc nhìn cậu thanh niên đang khăng khăng chối từ, cũng chẳng ép cậu.

"Được, vậy cậu lấy khăn đi, lau cho khô nước."

Nước trong nồi đã dần cô lại, sôi ùng ục nổi bong bóng, mùi hương lan tỏa càng thêm đậm đà. Nhiếp Chấn Hoành mở nắp nồi, nhanh tay nhấc đồ ăn đã nấu xong ra, quấy xẻng mấy lần, rồi đổ ra bát sứ.

"Món gì thế ạ?"

Một cái đầu ươn ướt chợt thò ra từ vai anh.

Nhiếp Chấn Hoành cảm thấy Lâm Tri hoàn toàn không nghe thấy mình nói gì cả, mắt cậu chàng sắp dính vào trong bát.

Anh bật cười, nói tên món cho cậu nghe, "Vịt nướng sốt gừng đấy."

Lâm Tri chun mũi lại.

"Sao, không thích gừng à?" Nhiếp Chấn Hoành hỏi.

"Dạ. Không ngon."

Lâm Tri nhớ có đợt mình bị cảm, mẹ pha một ly nước gừng, cứ bắt cậu phải uống cho bằng được.

Từ đấy trở đi, cậu căm thù gừng đến tận xương tuỷ.

"Món này không có vị gừng đâu."

Nhiếp Chấn Hoành rút một đôi đũi, đặt vào tay Lâm Tri, "Cậu nếm thử xem."

Lâm Tri không nhận ngay, mắt tràn ngập vẻ nghi ngờ.

Điều ấy khiến Nhiếp Chấn Hoành hơi khó chịu. Các món anh nấu ngon đến độ mẹ và chị anh còn phải giơ ngón cái đấy.

Anh dứt khoát tự cầm đũa gắp một miếng thịt vịt có cả da, đưa thẳng lại gần miệng Lâm Tri.

"Nếm một miếng xem nào."

Miếng thịt nướng mềm được bọc trong lớp sốt đậm đà, chạm vào đôi môi tai tái của cậu thanh niên. Nhiếp Chấn Hoành tự tin nói, "Không ra gì thì tôi biểu diễn trồng cây chuối cho cậu xem."

"...?"

Lâm Tri không hiểu không ngon với trồng cây chuối có liên quan gì đến nhau, nhưng lòng hiếu kỳ của cậu quả thực đã bị khơi gợi bởi câu nói của Nhiếp Chấn Hoành.

Cậu vừa nghĩ thầm trồng cây chuối là trồng kiểu gì, vừa hé miệng, ngậm miếng thịt vịt thơm ngào ngạt vào.

Nhoằm một miếng.

[HẾT CHƯƠNG 15]

Lâm Tri có một số biểu hiện của người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Trong chương này, chúng ta thấy Lâm Tri bị nhạy cảm với âm thanh. Những người mắc chứng tự kỷ có thể nhạy cảm với các cảm giác hơn người bình thường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người tự kỷ có chức năng cảm quan cao hơn người bình thường, họ nhạy cảm với ánh sáng, mùi hương, tiếng động, cảm giác chạm (sense of touch). Nhạy cảm với âm thanh (Sound sensitivity) là một loại nhạy cảm cảm giác (sensory sensitivity) phổ biến ở bệnh tự kỷ. Nó có thể gây khó chịu và dẫn đến quá tải cảm giác (sensory overload). Tìm hiểu về quá tải cảm giác: .

Khi người tự kỷ bị quá tải cảm giác, họ có thể gặp các cơn hoảng loạn (panic attack) hoặc cơn hoảng loạn lo âu (anxiety attack). Chính vì vậy, nhiều người tự kỷ phải sử dụng bịt tai, kính râm hoặc các loại quần áo đặc biệt để phòng tránh quá tải cảm giác dẫn đến hoảng loạn.


Chương 16: Hiệu quả nhất

"Thế nào?" Nhiếp Chấn Hoành tựa vào tủ bát, chờ Lâm Tri phồng má nhai nuốt xong thì mới nhướng mày hỏi, "Không có vị gừng đúng chưa?"

Đáp lại anh là một đôi mắt sáng ngời, và một cái miệng chép chép hẵng còn thòm thèm.

"Dạ dạ."

Mái đầu ươn ướt đong đưa, Lâm Tri liếm môi, mắt nhìn chằm chằm vào cái đĩa ụn thịt, nói thêm hai chữ, "Ngon ạ."

Nhiếp Chấn Hoành thấy biểu cảm này, là biết ngay Lâm Tri đang nghĩ gì.

Anh cười thầm trong lòng, nhưng tay lại mau mắn cầm một cái lồng thủy tinh, úp lên đĩa vịt nướng kia.

"Lau khô tóc đi đã.

"Cạnh bồn rửa mặt có cái khăn lông màu lam ấy, hôm qua tôi mới lấy ra dùng, cậu lau bằng nó đi." Nhiếp Chấn Hoành chỉ phòng tắm, nói với vẻ rất là tàn nhẫn, "Lau khô xong mới được ăn."

"... Èo."

Lâm Tri lưu luyến liếc đĩa thịt vịt, nhưng vẫn nghe lời bỏ đi.

Như thể trước kia cậu cũng từng trải qua trò cò kè mặc cả này, nên khôn ngoan chọn con đường ít bất lợi nhất.

Nhiếp Chấn Hoành "đuổi" người ta đi rồi, thì bắt đầu nấu món ăn nóng hổi thứ hai.

Anh rửa sạch chảo gang rồi đổ một ít dầu đun nóng vào lần nữa. Anh vừa bỏ thịt ba chỉ vào, vừa nghĩ thầm trong dạ: Có lẽ phải đối xử với cu cậu này như cách đối đãi với bọn trẻ con —— vừa dỗ vừa lừa là hiệu quả nhất.

Dưới sức nóng hừng hực của ngọn lửa, những miếng thịt ba chỉ dày dặn dần uốn thành hình chiếc thuyền, chao qua lượn lại cùng từng nhịp hất lên hất xuống của chảo gang.

Nhiếp Chấn Hoành mở một lọ nhỏ bằng sứ ở trong góc, múc một thìa dầu tương đỏ, bỏ nó vào chảo với vài tép tỏi, chỉnh lửa cỡ vừa, đảo thêm mấy lần nữa. Những lát thịt cong cong đã được nhuộm qua màu nước tương dòm rất ngon mắt.

Mùi hương cay nồng đậm đà cũng tỏa ra từ thịt.

Chỗ ớt xanh mới thái còn nằm trên thớt, Nhiếp Chấn Hoành nhân lúc lửa đang đúng độ, lưu loát nêm thêm bột ngọt và gia vị đường dấm, rồi bỏ hết toàn bộ ớt xanh đã thái vào chảo. Sau khi đảo liên hồi vài giây, món thịt rang cháy cạnh nhà làm đã lên đĩa.

(Thịt rang cháy cạnh: Bên Tàu là thịt nấu hai lần, nhưng món này về VN mình gọi dân dã là thịt rang cháy cạnh.)

Trước khi bắc ra khỏi chảo, Nhiếp Chấn Hoành quen thói cho một miếng thịt lên xẻng nấu để nếm trước.

Thấy vừa miệng thì anh mới xúc từ chảo vào đĩa.

Ai dè mới nếm được một miếng, cái người vừa lau tóc xong lại thò đầu vào từ ngoài cửa. Ánh mắt vốn đang tràn trề ngóng trông, sau khi thấy hành vi của anh, lại hóa thành lên án khiển trách.

Như thể đang nói —— đằng ấy không cho em ăn, mà lại ăn trước à?

Nhiếp Chấn Hoành cảm thấy không thể để thằng nhóc này đồng hóa mình được.

Anh không đáp lại ánh mắt của Lâm Tri, bưng đĩa lên đặt xuống bàn ăn trong phòng khách. Đến khi về phòng bếp múc món thứ hai lên, anh mới túm đầu cậu thanh niên đang nép bên cửa, tiện thể nắn vuốt sợi tóc của cậu, rồi mới sai bảo, "Xới cơm đi."

Lần này, kẻ kén ăn kia lại không kêu "không ăn" nữa, mà khôn ngoan theo sau anh, ấn nút mở nồi cơm điện, xới hai bát cơm tẻ thơm ngào ngạt.

Xới đầy ụ, như hai quả núi nhỏ vậy.

Mưa ngoài trời đã ngớt, tí tách gõ lên mái che cửa sổ, không còn vẻ điên cuồng dữ dội như trước đó nữa, bình thản và nhẹ nhàng tựa đang tấu nhạc.

Nhiếp Chấn Hoành tiện tay bật TV lên, mời Lâm Tri ngồi xuống ăn cơm.

"Tủ lạnh chẳng còn gì, nấu tạm hai món vậy." Anh khách sáo bảo, "Ăn trước đi, không đủ tôi lại nấu mỳ cho."

"Dạ." Người ngồi bên bàn lại không khách sáo với anh, cậu đã cầm đũa gắp một miếng thịt bỏ vào miệng rồi.

Dường như phải lâu lắm rồi... mình mới được trải nghiệm một ngày thế này.

—— Gần như cùng một lúc, chung một suy nghĩ nảy lên trong tâm trí hai người.

Với Nhiếp Chấn Hoành mà nói, thời niên thiếu anh học không giỏi, lêu lổng suốt ngày. Thi thoảng mới có hôm anh tan học về nhà đúng giờ, gia đình sẽ quây quần ăn cơm bên chiếc bàn gỗ vuông. Anh luôn vừa vùi đầu ăn cơm, vừa để những lời "thương cho roi cho vọt" của cha mẹ và chị gái lọt tai nọ ra tai kia.

Về sau ra ngoài lập nghiệp, tranh đấu ngoài xã hội mấy năm, vất vả lắm mới có chút thành tích, thì lại thành công cốc vì một sự cố, mình mẩy còn thương tích. Tuy đang dần vượt qua cú ngã ấy, nhưng tâm tính anh đã đổi khác, rất hiếm khi hòa thuận ngồi ăn cơm nói chuyện với gia đình nữa.

Còn về phần Lâm Tri thì, cảm nhận của cậu càng đơn giản hơn.

Hồi xưa ở nhà, bữa tối hằng ngày gần như đều cố định hai món một canh. Cậu và mẹ đã sống những tháng ngày giản đơn và bình dị như thế bao năm ròng. Từ lâu Lâm Tri đã quen với những lề thói khuôn thước khiến cậu thấy thoải mái. Nhưng khi mẹ qua đời, phải đối mặt với vấn đề cơm áo gạo tiền mông lung khó hiểu một mình, cậu mới biết ăn một bữa cơm phiền toái đến cỡ nào.

Còn khó hơn cả việc vẽ tranh của cậu.

Nhưng hôm nay, nhìn người đàn ông xào đồ ăn vô cùng điêu luyện điệu nghệ, Lâm Tri lại phải ngẫm lại phán đoán của mình về chuyện nấu ăn.

Hình như, cũng không khó lắm mà nhỉ?

Thái rau, đổ dầu, nêm gia vị... cũng tương tự những bước bóp màu ra palette rồi pha trộn của cậu.

Cái xẻng sắt to kia là cọ vẽ, chấm màu vào nồi vẽ mấy nét, là một bức tranh thơm nức đã xong xuôi.

Keng keng ——

Chiếc đĩa sứ trên bàn ăn bỗng bị đôi đũa gõ vang.

Nhiếp Chấn Hoành gọi người đã thả hồn vía lên mây quay lại, "Ăn một bữa cơm mà còn có thể ngẩn ngơ vậy cơ à? Nghĩ cái gì thế?" Đôi đũa gắp miếng ớt xanh đang lơ lửng giữa không trung, cứ như bị trúng phép đông cứng vậy.

Nghe anh mào trước hai câu như thế, Lâm Tri mới như chuyển từ nút tạm dừng qua nút phát tiếp, cái tay đang gắp dở rụt về, rồi nhét đồ ăn vào trong miệng.

"Ừm, gia vị... vẽ tranh ạ."

Lâm Tri nhai món ớt xanh cay dìu dịu rau ráu, nói lúng búng.

"Hả?"

Nhiếp Chấn Hoành không nghe rõ, tự động hoàn tất câu nói này theo ý hiểu của mình.

"Cậu muốn vẽ tranh bằng gia vị à?"

Anh thấy hơi lạ, "Vậy vẽ xong giấy sẽ có mùi vị gì? Cậu thích thìa là không? Hay là đường dấm?"

Lâm Tri ngơ ngác há miệng ra, bỗng hơi lúng túng trước câu hỏi của Nhiếp Chấn Hoành.

Đến khi dòng suy tưởng quay về, cậu tính giải thích, nhưng bàn tay đã đi trước khối óc, gắp một miếng thịt bỏ vào miệng, cậu chỉ có thể tiếp tục nói lúng búng, "Xào nấu ạ..."

Tranh mà vẽ bằng gia vị, thì sẽ có vị gì nhỉ?

Ừm... hình như cậu thích vị cay hơn.

"Dạ, em muốn vẽ một bức tranh về việc xào nấu ạ."

Giờ thì Nhiếp Chấn Hoành cho rằng mình đã lý giải đúng ý cậu.

Anh cố tình vuốt tóc ra sau đầu, nói giỡn, "Hay đấy, lấy tôi làm mẫu nhé?"

[HẾT CHƯƠNG 16]


Chương 17: Tôi bắt vạ cậu đấy

Trong tiếng nhạc quen thuộc của phần Dự Báo Thời Tiết sau Bản Tin Thời Sự trên TV, bữa ăn tới đây là kết thúc.

Hai người đàn ông trưởng thành đều ăn khá nhiều, những món trên bàn đã bị tiêu diệt sạch sẽ. Lâm Tri còn đơm thêm nửa bát cơm, điều ấy khiến Nhiếp Chấn Hoành đoán thầm phải chăng món cơm hộp cậu hay gọi về không đủ no, nên cậu mới gầy nhẳng như thế.

Chờ Lâm Tri buông đũa, Nhiếp Chấn Hoành mới đứng dậy dọn mấy chiếc đĩa trên bàn, bỏ chúng vào bồn rửa trong bếp.

Anh rửa bát rất nhanh, chẳng tốn mấy phút mà đã dọn dẹp phòng bếp sạch trơn. Lúc quay lại phòng khách, anh chợt phát hiện cậu thanh niên ngồi trên sofa có vẻ hơi nhấp nhổm.

"Muốn về nhà à?" Nhiếp Chấn Hoành hỏi ướm.

"Dạ..."

Ánh mắt cậu thanh niên không hướng vào anh, mà chăm chăm để ý chiếc đồng hồ hình tròn treo trên tường.

Đôi đồng tử màu đen chú mục vào kim đồng hồ xoay chuyển không ngừng, tiêu cự tập trung vào đầu kim đang nhảy số, vẻ mặt hơi nôn nóng.

"Cậu tính làm gì lúc 8h à?"

Nhiếp Chấn Hoành để ý thấy đồng hồ đang chỉ 7 giờ 5 mươi mấy phút, nên đoán thử một con số.

"Vẽ tranh."

Lâm Tri siết chặt đôi tay, chỉ phun ra hai chữ.

Tiếng kim loại va chạm sắc lẻm và hai chữ mà Lâm Tri thốt ra đồng thời lọt vào tai Nhiếp Chấn Hoành.

Anh liếc mắt về đôi tay siết chặt của Lâm Tri. Ở nơi đó, cậu thanh niên đang nắm chặt một chùm chìa khóa. Mấy ngón tay thon dài căng thẳng bóp món đồ trang trí trên chùm khóa, khiến bụng con giống khâu bằng da bẹp xuống.

—— Xem ra không ở lại được nữa, muốn về nhà lắm rồi đây.

Suy nghĩ đầu tiên bật lên trong óc Nhiếp Chấn Hoành chính là như thế, sau đấy anh lại cảm thấy món đồ trang trí kia hơi quen mắt. Nó từa tựa mấy cái móc khóa được bày bán trong tiệm anh, đều là hàng thủ công. Chẳng qua móc của cậu hàng xóm có vẻ đã dùng rất lâu rồi, lớp da bợt trắng cả đi.

Cảm giác quen thuộc này cũng chỉ nhá lên trong thoáng chốc. Nhiếp Chấn Hoành thấy Lâm Tri mỗi lúc một thêm nôn nóng thì không giữ cậu lại nữa, anh xách túi rác đã buộc chắc ra khỏi bếp, mở cửa nhà mình.

"Đi thôi, tôi tiễn cậu xuống. Tiện thể đi vứt rác luôn."

Kim của chiếc đồng hồ treo tường đã chỉ 7h55, Lâm Tri nghe Nhiếp Chấn Hoành mào vậy thì lê dép đến cửa, ra chiều dịu lòng hơn hẳn, thay đôi giày da của mình vào.

Tóc cậu đã khô, có điều lúc đi tắm cậu thay bộ đồ dính mưa kia ra rồi, nên giờ đang mặc quần áo cũ của Nhiếp Chấn Hoành.

Lâm Tri có vẻ đã hoàn toàn quên mất mình còn chưa lấy quần áo về, vội vã đeo giày vào tính chạy xuống lầu ngay. Cậu còn chưa bước được mấy bước, tiếng "lộp bộp" chợt vang lên trong hành lang, một thứ dèn dẹt bay xuống cầu thang trước mắt hai người.

"..."

"..."

Hai anh chàng có thị lực khá tốt đều nhìn rõ thứ bay xuống là gì.

Sau hồi lâu yên lặng, Nhiếp Chấn Hoành vẫn là người mở miệng đầu tiên, "Chắc chắn không phải bên tôi sửa cho cậu đâu."

Đúng vậy, thứ vừa văng ra một miếng gót giày hình móng ngựa.

Thoạt trông, nó rất giống miếng mà Nhiếp Chấn Hoành dán lại Lâm Tri hồi hai người mới gặp nhau lần đầu.

Không rõ có phải do giọng kêu oan của người đàn ông nghe uất ức quá chừng hay không, mà Lâm Tri mím môi cúi đầu nhìn chiếc giày bị hỏng của mình, quả nhiên là giày bên trái lần trước chưa sửa.

"... Lại phải chi tiền rồi."

Hành lang im phăng phắc, nên Nhiếp Chấn Hoành có thể nghe thấy tiếng lẩm bẩm này rõ mồn một.

Anh chợt không nhịn được, phải bật cười.

Phải tội, ngẫm đến chuyện cuộc gặp gỡ hôm nay giữa hai người bắt nguồn từ việc cậu em hàng xóm ra ngoài bán tranh lấy tiền, anh lại không cười nổi.

Xem ra chú nhóc này đang khốn khó lắm đây... Sửa có mấy đồng bọ, mà phải khó xử đến mức này.

"Không tốn tiền đâu."

Nhiếp Chấn Hoành duỗi tay vuốt mái tóc mềm mại của cậu thanh niên.

Cu cậu trông thì lơ ngơ lạnh nhạt, vậy mà tóc lại tơ mềm sờ thích bất ngờ. Điều ấy làm Nhiếp Chấn Hoành nhớ tới chú thỏ mà chị anh từng nuôi.

Lông sờ sướng tay vô cùng.

"Không tốn ạ?"

Người thấp hơn anh nửa cái đầu ngước lên, nghiêm túc chớp mắt, như thể đang xác nhận với anh.

Đèn lắp trong hành lang có màu vàng ấm, lúc vắng lặng không người, chúng tối hù như ban đêm. Chỉ khi có ai đi qua, chúng mới dần sáng tỏ. Lúc này, bóng đèn ở ngay trên đầu hai người, họ như được bao trong vầng hào quang ấm áp của buổi chiều tà, khiến họ quên mất cơn mưa Xuân còn đang rả rích ngoài kia.

"Cậu vẫn chưa ra hẳn khỏi cửa nhà tôi mà," Nhiếp Chấn Hoành cười, đóng cánh cửa phòng trộm đằng sau lại, vừa vịn lan can đi xuống, vừa nói, "Chẳng lẽ tôi không nên chịu trách nhiệm ư?"

Anh bông đùa, "Dù sao cũng là nhà buôn 5 tốt của khu mình, chú đây cho cậu ăn vạ một lần."

(5 tốt bao gồm: lãnh đạo quản lý tốt, đội ngũ Đảng viên tốt, cơ chế làm việc tốt, thành tích công việc tốt, phản hồi của quần chúng tốt.)

Lâm Tri thấy người đàn ông khập khiễng xuống cầu thang, khom người nhặt miếng gót giày của mình lên từ chiếu nghỉ giữa hai tầng thì cũng bám tay vịn cầu thang, bước cà nhắc cà nhắc xuống theo.

Chẳng qua cậu lại thốt ra thế này, "Không ăn vạ đâu."

Cậu thèm vào mà ăn vạ ấy. Mẹ dạy, không được làm chuyện thiếu đạo đức.

Nghe thấy lời đáp này, Nhiếp Chấn Hoành giữ miếng gót giày cũng không được, mà quẳng đi cũng chẳng xong.

Anh nhìn cậu chàng vẫn đang tiếp tục đi xuống trên đôi "giày đế bằng", cam chịu cất miếng gót giày vào túi, "Được thôi.

"Tôi bắt vạ cậu là được chứ gì."

Anh lắc đầu, nghĩ thầm mình tươm tướp đòi làm miễn phí thế này, chẳng phải đang chủ động bắt vạ người ta à?

*

Trời mưa cả đêm, phải tới tận sáng hôm sau, mặt trời mới khoan thai xuất hiện.

Mặt đất còn hơi ươn ướt, may mà nhiệt độ đã tăng trở lại. Bụi mờ trong không khí cũng bị mưa lôi tuột xuống đất, hít thở ngoài trời khiến người ta thấy vô cùng sảng khoái.

Nhiếp Chấn Hoành ngủ một giấc ngon lành, sáng nay anh vẫn kéo cửa cuốn rồi mở tiệm như mọi ngày, chỉ là anh cầm thêm một cái túi.

Anh dọn mấy dụng cụ hay dùng hằng ngày ra ngoài cửa hàng như thường lệ, rồi chuẩn bị bắt tay vào việc. Có điều trước khi ngồi xuống, anh liếc thoáng qua hai khung tranh đặt ở góc tường.

Khung tranh quay lưng ra ngoài, chỉ có thể thấy lớp bảng bồi màu trắng, chứ không nhìn rõ được nội dung chính của bức tranh.

Không kìm nổi cơn tò mò từ hôm qua, Nhiếp Chấn Hoành dợm bước đi tới.

Anh nhấc cả hai bức họa lên, xoay chúng lại đặt lên chiếc bàn trong phòng.

"... Ha."

Nhiếp Chấn Hoành mới chỉ lướt qua, còn chưa kịp phát biểu cảm tưởng gì, thì cái giọng cao vống của chị Trương nhà bên đã đột ngột dội vào tai anh.

"Đây chẳng phải là tòa nhà đối diện mình đấy sao!?"

Trương Thúy Phương vốn qua bên này để mang đồ cho Nhiếp Chấn Hoành, ai dè vừa liếc một cái, thím đã bị hút mắt vào cảnh tượng quen thuộc, "Úi chà, vẽ thành tranh luôn hả? Chậc chậc, giống ghê đó. Có vẽ hết được đống biển quảng cáo tiếp thị dán trên kính tầng ba không? Để chị xem nào..."

Cả bức tranh dài hơn nửa mét, Trương Thúy Phương bước lên ghé lại gần hơn, ngắm rất chuyên tâm. Có điều thấy mấy chỗ mình không thích, giọng điệu thím chợt có chút bất mãn, "Còn có cả tiệm của con mẹ Phan Mỹ Liên nữa cơ à?

"Xì! Thà vẽ cửa hàng nhà chị với chú còn hơn! Vẽ thế này lại đẹp mặt cho con mẹ đấy..." Thím quở trách mấy câu, rồi lại khen, "Nhưng cây long não này vẽ xinh thật, chắc chắn là cái cây trước cửa nhà chị rồi. Úi giùi, coi từng chiếc lá này, xanh tươi mơn mởn, đẹp quá là đẹp luôn!"

Khen xong bức này, Trương Thúy Phương lại đưa mắt qua bức tiếp theo. Bức kia không có nhiều thành phần phong phú như bức trước, chỉ có một tảng màu lam và trắng lớn, không thể hình dung ra nổi tranh đang vẽ gì.

Nhưng Trương Thúy Phương lại rất yên lòng khi ngắm nó. Thím cảm thấy nó giống bầu trời mà thi thoảng thím nhìn thấy khi ngồi trên con xe ba bánh đi nhập hàng vào sáng sớm.

"Cuối cùng chú cũng định trang hoàng lại cái chốn tồi tàn của chú rồi đó hở?"

Trương Thúy Phương bình luận xong hai bức tranh, quay đầu lại nhìn Nhiếp Chấn Hoành, giọng điệu như kiểu anh là cái thứ ngu lâu dốt bền khó đào tạo vậy.

"Trước chị cũng bảo rồi đấy, tiệm chú tăm tối, nên kiếm mấy thứ rực rỡ mà trang hoàng. Với cả bức tường kia nữa, xám xìn xịt, từ lúc thuê về tới giờ chú chả động vào nó, làm người ta nhìn mà mất cả hứng mua hàng!"

Là một người phụ nữ tự cho là có gu thẩm mỹ rất cao sang, Trương Thúy Phương nói cực kỳ rõ ràng hợp lý, chẳng qua ngày xưa Nhiếp Chấn Hoành toàn nghe tai nọ lọt tai kia. Dầu sao anh cũng cảm thấy mình chỉ là thằng thợ sửa giày quèn, sang quá mà làm gì? Phí tiền.

"Nhưng có món này là hay đấy, chú treo hai bức tranh này lên tường đi!"

Trương Thúy Phương thây kệ lời độc thoại nội tâm của anh chàng thô kệch này, thím liếc mắt quanh tiệm giày, nhanh chóng chọn được vị trí treo tranh, giơ ngón trỏ ra chỉ.

"Đấy, treo ngay chỗ đấy đi! Nhìn một cái là thấy lên một tầm cao mới liền!"

[HẾT CHƯƠNG 17]


Chương 18: Không ngã đâu

Khi Lâm Tri thức dậy xuống lầu, thì Nhiếp Chấn Hoành đang chuẩn bị treo hai bức tranh trong tiệm sửa giày của mình.

Vừa hay sân sau của tiệm có một cái thang gấp. Nhiếp Chấn Hoành lấy nó ra, dựng thang rồi trèo lên. Anh đóng đinh lên tường theo vị trí mà Trương Thúy Phương chỉ.

Có điều Trương Thúy Phương mới chỉ điểm cho anh được nửa chừng thì bị khách đến mua hàng gọi về, Nhiếp Chấn Hoành đành phải tiếp tục công việc một mình.

Chẳng rõ có phải do tường trong tiệm lâu đời quá rồi không mà vừa gõ búa là vôi vữa đã rơi rào rào. Nhiếp Chấn Hoành hắt xì mấy cái liền thì mới đóng được hai cái đinh.

Xác nhận là đinh đã đóng chắc xong, bấy giờ anh mới chuẩn bị trèo xuống thang mang tranh lên treo thử. Ai dè vừa bước xuống một nấc thang, mũi anh đã ngứa ran. Nhiếp Chấn Hoành lại ạch xì một cái, thân thể cao lớn lắc lư trên chiếc thang.

Chân trái của Nhiếp Chấn Hoành bị tật, không thể chịu quá nhiều lực. Thấy trọng tâm bị lệch, không đứng vững được nữa, anh lập tức túm đỉnh kệ hàng bằng mọi giá, thì mới miễn cưỡng ổn định được cơ thể.

Cùng lúc đó, hai cánh tay chợt ôm chặt lấy cẳng chân anh từ bên dưới.

—— như koala ôm cây vậy.

Nhiếp Chấn Hoành cúi đầu, một gương mặt lạnh te đập vào mắt anh.

Cu cậu đang ôm chân anh có vẻ hơi căng thẳng, mím môi trợn mắt, cánh tay như đang vận hết sức bình sinh để đỡ anh.

"... Không sao đâu."

Chân bị hai cánh tay gầy nhẳng siết chặt, Nhiếp Chấn Hoành không đau, ngược lại trái tim anh còn mềm nhũn trước dáng vẻ này của Lâm Tri.

Anh thả một tay xuống, xoa mái đầu cạnh chân mình.

"Yên tâm, tôi không ngã đâu."

"Cao lắm."

Lâm Tri không buông tay, vẫn ngửa đầu.

Nhiếp Chấn Hoành biết cậu chàng lơ nga lơ ngơ, nên dứt khoát gập chân ngồi vững vàng trên thang để chứng minh mình không nói bậy.

Bấy giờ Lâm Tri mới buông lỏng tay, thả thân cây trong lòng mình ra.

"Thế này có gì cao đâu?"

Giờ Nhiếp Chấn Hoành cũng chẳng vội treo tranh nữa, anh còn thản nhiên đáp lại câu nói ngớ ngẩn của cậu em hàng xóm.

"Nó chỉ cao bằng nửa người cậu," Anh xòe bàn tay ra, cắt ngang đỉnh thang ước lượng độ cao, bảo Lâm Tri, "Ngã cũng chẳng đau."

Hồi tập vật lý trị liệu sau khi giải phẫu, anh đã ngã bao nhiêu lần chẳng rõ.

Người bên dưới nghe vậy thì nghiêng nghiêng đầu, phần mí đơn hơi mỏng nhếch lên.

Đôi mắt đen xám ẩn giấu dưới đó chuyển động lên xuống vài lần theo động tác khua khoắng của người đàn ông, trở nên sinh động hơn rất nhiều.

"Không bằng."

Nhiếp Chấn Hoành nghe thấy cậu nói thế.

"Hở? Không bằng gì cơ?"

Nhiếp Chấn Hoành còn chưa kịp lý giải lời Lâm Tri thì lòng bàn tay đang úp xuống của anh đã bị ngón tay cậu thanh niên chọc một cái nhẹ như chuồn chuồn lướt nước ——

Cậu trai mảnh khảnh nâng một cánh tay, nhón chân nhảy lên trên.

Thế là tay hai người chạm vào nhau.

"Không bằng nửa người em đâu."

Lâm Tri còn đang nghiêm túc đo đạc độ cao, "Nếu là đằng ấy... ừm, thì tầm nửa người thiệt đó."

*

Tuy đoạn đối thoại của hai người hơi lệch pha và dở khóc dở cười, nhưng Lâm Tri vẫn nghiêm túc giúp Nhiếp Chấn Hoành đóng đinh vào chỗ.

Nhiếp Chấn Hoành mới đóng được nửa chừng, còn một bức tranh chưa biết treo ở đâu. Lâm Tri liếc một vòng qua cửa tiệm nho nhỏ, rồi giơ tay chỉ về một hướng. Tuy hơi khác với gợi ý của Trương Thúy Phương, còn phải dịch đồ nội thất trong phòng, nhưng Nhiếp Chấn Hoành không cảm thấy phiền phức, cứ làm luôn theo ý cậu.

Dù gì người ta cũng là dân làm nghệ thuật —— Nhiếp Chấn Hoành nghĩ bụng thế —— phải hiểu biết hơn ông chú già chẳng có tí tế bào nghệ thuật nào như anh chứ.

Đến khi treo xong cả hai bức tranh, Nhiếp Chấn Hoành cất thang đi, bước ra ngoài cửa ngắm thử coi thế nào.

Cha chả.

Anh thầm cảm thán, lặng lẽ gật đầu.

Thậm chí anh còn chủ động cuốn cánh cửa sắt bình thường mình không mở hết lên tới đỉnh.

"Ôi dồi ôi, đã xong hết rồi hở?"

Bấy giờ Trương Thúy Phương đã xong đơn hàng, lại chạy sang đây. Thím ngắm nghía, khen nức khen nở, "Đấy chú xem, chị đã bảo rồi mà! Tiệm chú trang trí một tẹo là sáng sủa hẳn ra!"

Thoạt trông, hai bức họa màu sắc tươi rói tựa như hai nguồn sáng, chiếu soi tiệm giày vốn chẳng có gì nhộn nhịp trở nên sinh động hẳn lên.

Đến cả những món hàng nhỏ không ai đoái hoài treo trên bức tường cạnh đó cũng bắt mắt hơn đôi phần.

Trương Thúy Phương miệng lưỡi sắc sảo, khen xong cũng không để thời gian cho Nhiếp Chấn Hoành phản ứng mà lập tức quay sang Lâm Tri luôn, "Tiểu Lâm à, tranh này cưng vẽ đấy à?"

Hôm nào Trương Thúy Phương cũng ở quanh khu này, cảnh Lâm Tri ngồi vẽ tranh trên ban công suốt ngày đương nhiên không thể thoát khỏi cặp mắt hóng hớt của thím.

Chẳng qua dù có thích hóng hớt thế nào, thì thím vẫn có chừng có mực. Giờ hai người chưa thân quen nhau, thím không thể đột ngột hỏi thăm gia cảnh của cậu trai trẻ này, chỉ nói đúng vào việc chính, "Cưng vẽ đẹp quá chừng, bán giá bao nhiêu thế?"

Trương Thúy Phương tính thầm, nếu không đắt, thì thím cũng muốn tậu một bức cho nhà mình.

Mua về không để treo trong tiệm, dù gì cũng chẳng kiếm được bao nhiêu tiền, mấy khách hàng ghé tiệm hằng ngày cũng không đáng để thím mở hầu bao. Chỉ là thằng con thím đang học tiểu học, giáo viên bảo phải để ý sự phát triển toàn diện đức-trí-thể-mỹ-lao cho các cháu. Trương Thúy Phương tính treo một bức tranh trong nhà, để con trai ngắm hằng ngày, nuôi dưỡng tâm hồn.

—— Suốt ngày nhây như con khỉ, nó mà học được ít khí chất của Lâm Tri thì thím cũng phải khấn A di Đà Phật.

"Tranh..."

Lâm Tri hé miệng, tính bảo mấy bức tranh đấy là đồ bỏ của mình thôi.

Nhưng mới nhả được một chữ, cổ tay cậu đã bị Nhiếp Chấn Hoành túm lại. Người đàn ông kéo cậu ra sau mình, anh thì đứng xeo xéo đằng trước cậu, nghiêng đầu nháy mắt với cậu.

Sau đó mới quay sang Trương Thúy Phương, "Chị Trương, ai lại đi hỏi giá như chị bao giờ?

"Người ta là dân sáng tác nghệ thuật," Nhiếp Chấn Hoành cười nói, "Vẽ là phải theo đơn riêng, phải biết chị muốn vẽ gì thì mới báo giá được chứ."

"Ui xời, sao còn phức tạp thế!"

Trương Thúy Phương nhất thời cũng chẳng biết mình muốn mua tranh kiểu gì.

Thím chỉ cảm thấy màu sắc của hai bức trong tiệm Nhiếp Chấn Hoành rất thích mắt, còn lại thím chẳng có yêu cầu gì nhiều, "Tranh nào truyền cảm hứng tốt cho bọn trẻ là được!"

Thấy Lâm Tri ngẩn ra, đầu Trương Thúy Phương nảy số ngay, "Tiểu Lâm à, hai mình đều là hàng xóm láng giềng! Cưng báo chị giá phải chăng thôi, đắt quá chị Trương của cưng cũng chẳng mua nổi."

Trương Thúy Phương trải đường trước đề phòng trường hợp mình không mua.

Nhiếp Chấn Hoành ra hiệu bằng mắt với Lâm Tri, nhưng hình như Lâm Tri lại không nhìn thấy, cậu chỉ nói với Trương Thúy Phương, "Em không biết."

"Gì cơ?"

"Em không biết... truyền cảm hứng tốt cho bọn trẻ." Lâm Tri suy nghĩ rất lung, cậu quả thực không biết vẽ gì, vẻ mặt ngập nỗi hoang mang, "Tranh của em... không có linh hồn."

Cậu ngốc lắm.

Bà chủ gallery kia đã nói, tranh của cậu không có linh hồn.

Không đáng tiền.

"Có với chả không có linh hồn nỗi gì!"

Trương Thúy Phương nói vống lên, cắt ngang dòng suy nghĩ ngờ vực bản thân của Lâm Tri.

"Chị thấy hai bức Tiểu Nhiếp đang treo đều đẹp phết mà!" Người phụ nữ lại nâng bàn tay chằng chịt vết chai và gai sần của mình lên, phẩy trước mặt Lâm Tri, "Chị thấy sướng mắt là được chứ gì?"

Thím là kẻ quê kệch, nói chuyện cũng tục tằng.

Nhưng hàm ý trong lời thím, lại khiến bầu không khí luôn đè nén quanh người Lâm Tri mấy ngày qua như rách toạc một khe.

"Thật ạ?"

Mắt cậu sáng rực lên.

"Chị còn nịnh đầm cưng chắc!"

Trương Thúy Phương nói chuyện thẳng căng, cũng chẳng có kiên nhẫn mà ra vẻ ta đây, "Cưng cứ vẽ từa tựa như loại tranh treo trong nhà Tiểu Nhiếp ấy, cho chị xem một bức hoàn chỉnh đi! Chịu không?"

Lần này thì Lâm Tri gật đầu ngay, "Dạ dạ."

Ở nhà cậu còn mấy bức mà.

Nhưng cậu muốn vẽ một bức tranh mới toanh cho chị Trương.

"Được, vậy cưng báo giá cho chị Trương trước đã nhé?"

Trương Thúy Phương vẫn còn canh cánh chuyện tiền nong, thím ta xích đến gần, chặn Nhiếp Chấn Hoành lại bằng thân hình đầy đặn, cười tủm tỉm than nghèo kể khổ, "Nhưng đừng lấy giá cao quá nhé, nhà chị Trương buôn bán nhỏ, không mua đắt được đâu."

Lâm Tri cảm giác được cổ tay mình bị người đàn ông kéo nhẹ.

Nhiếp Chấn Hoành đứng đằng sau Trương Thúy Phương, âm thầm ra hiệu bằng khẩu hình với cậu. Lâm Tri cẩn thận đọc miệng anh, lặng lẽ chọc lại anh bằng ngón trỏ.

Sau đó cậu cực kỳ thản nhiên khoe hai lúm đồng xu nhỏ bên khóe miệng với Trương Thúy Phương.

"Chị Trương, không cần trả tiền đâu ạ."

Nha Đậu:

Lão Nhiếp nói bằng khẩu hình: Chị Trương giàu đấy, báo giá bừa đi.

Chít Chít chọc anh: Chị Trương khen em. Không cần trả tiền!

Lão Nhiếp véo cậu: Đồ không có lương tâm, anh đang kiếm tiền giúp em đấy.

Chít Chít nhún vai: Anh không khen em. Phải trả tiền em cơ.

[HẾT CHƯƠNG 18]


Chương 19: Quýt bệt đít

Câu nói của Lâm Tri hiểu nhiên đã vượt ngoài mong đợi của Trương Thúy Phương

Thím phải xác nhận đi xác nhận lại mấy lần, đến tận mấy hôm sau, Lâm Tri mang một tác phẩm cũng vượt xa mong đợi của thím qua cho thím, Trương Thúy Phương mới chợt nhận ra —— thằng cu mà trước đây thím luôn tưởng nó bị "tồ", lại có một trái tim chân thành khiến người trưởng thành phải xấu hổ.

Còn lúc này thì, Trương Thúy Phương chỉ cho là Lâm Tri nói ngọt vậy thôi, cười tủm tỉm khen cậu một hồi.

Thím khen Lâm Tri nhiều tới mức cậu hơi choáng váng, đến cả ngón tay đang chọc lên cánh tay người đàn ông cũng mềm oặt đi.

Nhiếp Chấn Hoành đứng ngoài rìa quan sát, cảm thấy quả thực mình như bố già lo cho con.

Anh sợ thằng nhóc này hứng lên là lại đồng ý tặng hết số tranh còn lại đời mình cho Trương Thúy Phương luôn không biết chừng.

Giờ thì anh đã nhận ra.

Cu cậu Lâm Tri này thoạt trông thì cứng nhắc khó gần, nhưng thật ra lại dễ mềm lòng hơn bất cứ ai.

Chẳng rõ ngày xưa cậu ta đã bị bắt nạt nhiều thế nào.

Đúng lúc Lâm Tri sắp không chịu nổi nữa, ông chú Vương Kim Bảo nhà bên đột nhiên thò đầu ra, gọi bà vợ mình, "Trưa nay ăn gì nhể?"

Phụ nữ luôn có nhiều kiên nhẫn với những tạo vật đẹp đẽ hơn. Trương Thúy Phương đang cười tươi roi rói với Lâm Tri, nhưng quay qua Vương Kim Bảo là đã khó chịu khinh khi liền, "Ăn ăn ăn, suốt ngày chỉ biết ăn thôi! Ông đầu thai từ con lợn chắc?!"

Vương Kim Bảo: "?"

Ủa tui có trêu có chọc gì ai?

"Thì trưa trật rồi còn gì nữa," Nhưng hiển nhiên chú ta đã bị vợ mắng mãi quen rồi, chú ta sờ gáy, vẫn vui tươi hớn hở, "Anh thấy trong tủ lạnh còn ít thịt đấy, chỗ rau cần hôm qua mình mua cũng chưa ăn hết, hay là anh làm sủi cảo nhé?"

Trương Thúy Phương ngẫm ngợi, thấy cũng không rách việc, bèn gật đầu đồng ý.

"Được thôi, thế mình ra chợ mua ít vỏ sủi cảo trước đi."

Thím vừa dứt lời thì lại tình cờ liếc thấy Lâm Tri trộm mím môi tỏ vẻ thèm thuồng, tình mẫu tử không khỏi dâng trào.

"Ơ Lão Vương này," Thím cao giọng gọi ông chồng đã đi đến đầu phố, "Lấy nhiều nhiều vỏ vào nhé!"

"Ờ. Mua gì nữa không?"

Thấy Vương Kim Bảo dừng lại chờ mình sai bảo, Trương Thúy Phương vội hỏi Lâm Tri, "Cưng ăn được rau cần không?"

Lâm Tri không hiểu mô tê gì, gật đầu.

"Rau hẹ thì sao?"

Mùi hẹ nồng xộc từ ký ức xộc vào não bộ, cậu vội vàng lắc đầu.

"Thế còn nấm hương?"

"Ngon ạ!"

"Được," Trương Thúy Phương vỗ tay đánh chát, gân cổ sai Vương Kim Bảo, "Mua thêm ít nấm hương đi, phải mua của hàng ở cửa chợ nhá, chọn cái nào mới hái ấy!"

"Biết rồi biết rồi."

Vương Kim Bảo phẩy tay với mấy người đang đứng trên bậc thềm, lắc lư xách giỏ đi xa y như con chim cánh cụt.

Đứng trong cửa hàng, Nhiếp Chấn Hoành đã đoán ra Trương Thúy Phương muốn mời họ ăn trưa, anh cười, gác cánh tay lên vai Lâm Tri.

Bả vai Lâm Tri chùng xuống, cậu nghiêng đầu nhìn nửa bên mặt của người đàn ông cao hơn cậu nửa cái đầu, chớp chớp mắt.

"Chị Trương, chị chả công bằng," Nhiếp Chấn Hoành thở dài, "Sao chị chỉ hỏi nhóc Lâm Tri, mà không hỏi em muốn ăn gì?"

"Xì! Chả phải chú tự xưng là mình dễ nuôi nhất quả đất đấy sao?"

Trương Thúy Phương đã làm hàng xóm với Nhiếp Chấn Hoành mấy năm, sõi cái nết nhau rồi, nói chuyện cũng chẳng khách khí gì, thím vặc lại anh ngay trước mặt Lâm Tri.

"Theo chị ấy mà, nếu Lão Vương mua nhiều vỏ sủi cảo quá, thì trưa nay chú ăn tạm vỏ sủi cảo đi." Nói đoạn, thím nháy mắt với Lâm Tri, kéo cậu đến bên cạnh nói nhỏ, "Kệ nó, mình ăn sủi cảo, nó ăn vỏ bột!"

Cổ tay thon gầy rời khỏi vòng tay anh, đi theo chủ nhân của nó, tay Nhiếp Chấn Hoành hơi hẫng.

Anh nhìn người còn chưa theo kịp câu chuyện, cố ý nói, "Chị Trương, đừng phân biệt đối xử rõ ràng vậy chứ."

"Chấp nhận sự thật đi!" Trương Thúy Phương nói mỉa, "Chú chỉ ké miếng của Tiểu Lâm nhà chị thôi, hôm nay chị chỉ muốn mời Tiểu Lâm! Muốn ăn sủi cảo à, hay là chú cũng vẽ tranh cho chị đi?"

Thấy vẻ hoang mang trên mặt cậu hàng xóm được lời nói thẳng thừng của Trương Thúy Phương xua tan, Nhiếp Chấn Hoành không khua môi múa mép nữa.

"Thôi thôi, em còn bận sửa giày đây ạ."

Anh xua tay cười, ngồi xuống bắt tay vào công việc của mình.

*

Mỗi khi sửa giày, Nhiếp Chấn Hoành luôn rất tập trung.

Dù sao khoảng dụng tay nghề cũng chỉ có một tẹo, nếu bất cẩn dính sót, hoặc đóng trật đinh, thì giày của khách thế là đi tong.

Trong lúc chờ Vương Kim Bảo mua đồ ăn về, Trương Thúy Phương bèn kéo Lâm Tri qua quán mình ăn trái cây tươi thím mới mua hồi sáng, vừa ăn vừa tán dóc với cậu.

Đương nhiên, Trương Thúy Phương nói là chính. Lâm Tri chỉ ngoan ngoãn ngồi một bên, vừa bóc vỏ quýt, vừa nghe thím kể lể, chốc chốc lại liếc mắt qua chỗ anh chàng sửa giày.

Nhiếp Chấn Hoành đang sửa chiếc giày bên trái bị sút gót hôm qua của cậu.

Lâm Tri nhìn người đàn ông cũng làm từng bước như lần đầu họ gặp, lấy những món phụ kiện đóng gói xinh xẻo ra, xé bọc dính đế giày cho cậu.

Miếng cao su mới tinh được giũa gọt tỉ mẩn vừa in khin khít với giày. Bàn chải san bằng lớp keo nước, để chiếc giày cũ và miếng đế mới ăn nhập với nhau hoàn hảo không lệch tẹo nào.

"Quýt bệt đít đang đúng mùa đấy, vừa miệng lắm."

Bên tai cậu, Trương Thúy Phương đang kể lể lan man, "Lão Chu bảo ổng nhập riêng từ trang trại ở quê đấy, ngọt lịm, chẳng chua tẹo nào, còn không bị nóng trong người nữa!"

Nói đoạn, thím lại nhét một quả vào tay Lâm Tri, cực kỳ nhiệt tình, "Tiểu Lâm à, nào, cưng chén thêm mấy quả đi, bổ sung ít dinh dưỡng!"

Lâm Tri mới ăn xong một quả, cậu hẵng còn nhai thịt quả mọng nước trong miệng, chưa nuốt trôi.

Nhưng cậu cũng không chối từ. Cậu cúi đầu nhìn quả quýt vừa to vừa mềm trong tay mình, lại ngẩng đầu liếc đôi môi dày khô khốc và bàn tay bẩn thỉu vì làm lụng của anh thợ giày.

Cậu bẻ quả quýt tròn xoe thành hai nửa đánh roẹt.

Sau đó cậu tách những múi quýt mềm mọng như vầng trăng non ra khỏi lớp vỏ dày cui, duỗi tay dí thẳng tới gần miệng Nhiếp Chấn Hoành.

Cậu không có tiền.

Nhưng có quýt ngon.

—— đây là tấm lòng biết ơn có một không hai của Lâm Tri.

Trương Thúy Phương hẵng còn thao thao bất tuyệt.

"Đúng là ngon ra phết, nên chị cứ mua nhiều nhiều một tí, bữa nào bảo thằng cu nhà chị xách đi biếu giáo viên luôn." Thím lầm bầm lầu bầu xong, thì cao giọng gào với qua sạp trái cây ở bên kia đường, "Lão Chu! Bác lấy em thêm một ký rưỡi quýt bệt đít nữa nhé!"

Đám hàng xóm láng giềng chỗ họ thường hay kêu nhau vậy đấy, cũng chẳng ai chê là ồn cả.

Người đàn ông trung niên đang tìm tiền lẻ trả khách đáp "Ờ". Tiễn khách này đi rồi, bác ta vừa lấy túi bỏ quýt vào cho Trương Thúy Phương, vừa chỉ tấm bìa cứng cũ trước đống quả vàng óng ánh, gào lại với thím, "Quýt bệt đít là bệt đít thế nào! Nó có tên khoa học hẳn hòi, phải là "Xuân Kiến" nhá!"

Tấm bìa ấy là do con dâu Lão Chu viết, nét chữ rất đẹp, khiến ai nhìn vào cũng thấy quýt này nghe như hàng ngoại.

Giờ tụi trẻ thích mấy thứ hàng Tây hàng ngoại mới lạ, Lão Chu cũng bắt kịp thời đại với đám trẻ, nghiên cứu mánh lới buôn bán mới. Mà chưa kể, ghi cái tên Tây Tây một tí là bán đắt hơn nhiều.

Trương Thúy Phương ngồi trước quán, nghe Lão Chu bảo thế, thím bóp quả quýt mềm trong tay.

"Rõ ràng nó là quýt bệt đít mà, trực quan sinh động như thế," Thím bĩu môi, "Bày đặt Xuân với chả Kiến, chả hiểu ra cái giống gì!"

Cảm giác lạnh lẽo bên môi khiến Nhiếp Chấn Hoành dừng động tác sửa giày còn đang dang dở.

Anh ngẩng đầu, vừa hay thấy Lâm Tri ngước mắt ra ngoài, nơi đó là một cây long não sum suê đang trổ mầm non.

"Người ta đặt tên như thế..."

Nhiếp Chấn Hoành há miệng ăn múi quýt kia, cùng lúc đó, chất giọng máy móc lạnh lùng của cậu thanh niên thoảng qua tai anh.

"Có lẽ vì khi ăn nó, ta có thể thấy mùa Xuân."

Vị ngọt lành non mềm của thịt quả nhẹ nhàng lan tràn khắp khoang miệng Nhiếp Chấn Hoành chỉ trong tích tắc.

Tựa như mùa Xuân lẳng lặng đơm trái trên cây.

Nha Đậu:

Bé Chít tính thẳng đuột: A, há miệng. Ăn hoa quả nè.

[HẾT CHƯƠNG 19]

Quýt bệt đít: bá bá cam耙耙柑. Quýt bệt đít có tên khoa học là Xuân Kiến, bắt nguồn từ Nhật rồi được mang qua Trung Quốc trồng. Giống quýt này được gọi là quýt bệt đít vì quả chín trông giống người ngồi bệt mông dưới đất. Hơn nữa trước kia loại quýt này được trồng chủ yếu ở Tứ Xuyên, người Tứ Xuyên gọi 耙耙 bá bá nghĩa là mềm, dẹo. Dần dà, quýt Xuân Kiến có cái tên kỳ cục và khôi hài này, đây cũng là một cách quảng bá. Mọi người thấy tên của nó vui, nên có hứng thú mua, giúp doanh số bán quýt bệt đít tăng cao.

Chương 20: Làm vằn thắn

Dù bảo sắp tới bữa trưa, nhưng tới lúc Vương Kim Bảo mua vỏ sủi cảo về, thì thật ra mới vừa qua 11 giờ.

Trương Thúy Phương không thích phòng bếp được tích hợp ở tầng 1 của tiệm tạp hóa. Nó chật chội quá, không gian chỉ có 2-3 mét vuông, quả thực không tiện cho thím trổ tay nghề.

Vì thế thím quyết định kêu Vương Kim Bảo dọn cái bàn bình thường hay dùng để chơi mạt chược ra, đặt bên ngoài cửa tiệm, trải thêm một tấm ván gỗ vuông lớn lên mặt bàn lõm, thế là thành một cái bàn ăn.

Nhân sủi cảo đã được băm nhuyễn quấy đều ở trong nhà, Trương Thúy Phương mang ra đặt lên bàn, rồi lại lấy một cái đĩa nhỏ đựng ít nước lã để cạnh chồng vỏ bánh.

"Biết gói không?"

Thím kéo Lâm Tri đến cạnh bàn.

Lâm Tri nhìn đống vỏ tròn tròn một lát, hơi do dự gật đầu.

Cậu còn nhớ ngày xưa mỗi khi Tết đến, mẹ hay kéo cậu làm vằn thắn chung. Ban đầu cậu không biết gói, sau này gói ròng rã mấy năm, dần dà cậu cũng nhớ cách.

Chẳng qua, cậu chưa bao giờ gói đẹp được bằng mẹ.

"Không sao, cứ biết gói là được rồi!"

Trương Thúy Phương như thể nghe thấu điều cậu còn chưa nói hết, bảo vô cùng thoải mái, "Gia đình ăn với nhau thôi mà, quan trọng đẹp xấu gì đâu!"

Đoạn, thím bèn nhét mấy miếng vỏ bột vào tay Lâm Tri.

"..."

Lâm Tri cầm vỏ sủi cảo bằng tay trái, tay phải hẵng còn nửa quả quýt, hai tay giơ trên bàn, hơi lúng túng chẳng biết nên làm gì trước.

Đôi lúc Nhiếp Chấn Hoành cảm thấy, Lâm Tri rất giống một chú robot.

Có chương trình được lập trình sẵn, có thể làm nhiều chuyện đâu ra đấy, còn có hẳn logic và nề nếp của riêng mình.

Nhưng nếu gặp phải chuyện gì trái với thói quen hành vi bình thường, chú robot này sẽ bị loạn mã lệnh, đờ hết cả ra.

Lúc này, Nhiếp Chấn Hoành còn chưa hiểu được ý nghĩa đằng sau hành động của cậu.

Anh chỉ cảm thấy rất thú vị, không khỏi để ý đến Lâm Tri nhiều hơn.

"Đưa quýt cho tôi đi."

Thấy Lâm Tri hẵng còn giơ tay, Nhiếp Chấn Hoành bèn mở miệng giải quyết khúc mắc giúp cậu, "Tôi tiêu diệt cho."

Ý của anh vốn là bảo Lâm Tri đưa nửa quả quýt còn thừa cho anh, nào ngờ chú robot vẫn làm theo "chương trình" định sẵn ban nãy, bẻ mấy múi quýt còn dư kia ra rất đỗi tự nhiên, nhét thẳng vào miệng anh.

"Úi chà, Tiểu Nhiếp ăn trên ngồi trốc quá ha!"

Trương Thúy Phương ngồi một bên thấy thế, thì rất lấy làm khinh thường, "Còn giỏi sai bảo Tiểu Lâm nhà ta quá nhỉ!?"

"?"

Miệng Nhiếp Chấn Hoành bị miếng quýt to chặn cứng, không phun ra nổi nửa chữ giải thích, chỉ có thể kêu oan trong lòng.

Nhưng Lâm Tri lại chủ động mở miệng.

"Chú Nhiếp sửa giày giúp em. Tay chú bẩn, em đút chú ăn ạ."

Nước quả lạnh lẽo vừa trượt xuống họng, Nhiếp Chấn Hoành lại bị sặc đến độ ho sù sụ.

"Trời đất ơi, ha ha ha, Tiểu Lâm, cưng gọi thằng nớ là gì cơ?"

Chiếc sủi cảo vừa gói xong trong tay Trương Thúy Phương bị thím bóp phòi cả nhân ra trước lối xưng hô của Lâm Tri.

"Chú... Nhiếp ạ?"

Lâm Tri ngờ nghệch ngước mắt lên.

Thật ra trước kia Lâm Tri thầm gọi Nhiếp Chấn Hoành là anh hai sửa giày.

Về sau hai biết nhau rồi, cậu ngồi ngày ngày trên ban công, cũng biết tên của người đàn ông ấy qua lời những kẻ xung quanh.

Rồi sau nữa, Nhiếp Chấn Hoành dẫn cậu về nhà, mời cậu ăn, còn sửa giày miễn phí cho cậu.

Trên tấm vải bạt chẳng có mấy màu sắc trong trái tim Lâm Tri, một màu sắc mới dần xuất hiện.

Cậu còn nhớ như in ngày mưa hôm ấy, người đàn ông này tự xưng là "chú".

Lâm Tri không rõ gọi thế thì sai ở đâu, nhưng cậu lại khiến Trương Thúy Phương cười như nắc nẻ.

"Ôi cái giời đất ơi, hai đứa hơn kém nhau chưa tới chục tuổi đúng không?"

Trương Thúy Phương không rõ tuổi cụ thể của Nhiếp Chấn Hoành, nhưng thím vẫn nhớ anh chỉ mới hơn 30 một tẹo. Còn Lâm Tri tuy là trẻ thật, nhưng chắc chắn đã trưởng thành rồi, nhìn kiểu gì cũng thấy hai đứa cùng một nhóm tuổi.

"Nếu cưng gọi Tiểu Nhiếp là chú," Trương Thúy Phương chỉ vào bản thân, buồn cười bảo, "Thì sẽ phải gọi chị là bà rồi còn gì? Ha ha ha, thế thì xa xôi quá! Chị không chịu đâu!"

Bấy giờ, cuối cùng Nhiếp Chấn Hoành cũng nuốt trôi miếng quýt.

Anh húng hắng, tai hơi nóng lên vì bị Trương Thúy Phương giễu cợt.

Hôm đấy anh chỉ tiện mồm nói đùa một câu vậy thôi, nào ngờ bây giờ lại bị cậu thanh niên gọi mình là chú với gương mặt chân thành tha thiết như thế.

Khiến cái mặt già của anh cũng phải đỏ lên.

Sao lại giống kiểu ghẹo gái của mấy đứa học sinh thế này?!

Anh lại ho khan mấy lần, rồi mới nghiêm túc bảo Lâm Tri.

"Trước đấy tôi đùa thôi, cậu gọi tôi là anh Hoành là được."

"... Dạ."

Lâm Tri không biết tại sao lúc trước Nhiếp Chấn Hoành lại giỡn như thế, cậu chỉ ngoan ngoãn gật đầu, gọi người ta.

"Anh Hoành ạ."

*

Cuối cùng, về cơ bản Trương Thúy Phương và Nhiếp Chấn Hoành cùng gói hết nửa ký vỏ sủi cảo.

Nhiếp Chấn Hoành dán đế giày xong thì không còn việc gì để làm, nên anh đặt giày da qua một bên chờ khô, rửa sạch tay ở sân sau, rồi ra ngoài giúp Trương Thúy Phương làm vằn thắn.

Lâm Tri nhường chỗ cho anh, còn mình thì tự mang một chiếc ghế nhỏ ra ngồi cạnh anh.

Cậu cũng đang gói.

Chẳng qua người ta gói được 2-3 cái, cậu mới gói xong một cái.

Còn là một cái sủi cảo xấu đui.

Động tác của Nhiếp Chấn Hoành rất gọn gàng lưu loát.

Đầu tiên anh múc một thìa nhân vào giữa miếng vỏ, dấp chút nước vào ngón tay rồi quẹt phần rìa, chụm ngón trỏ và ngón cái lại, phần vỏ ở hai bên sẽ dính lại với nhau.

Sau đó Lâm Tri thấy đôi tay to dày của người đàn ông nhẹ nhàng miết chiếc sủi cảo trong lòng bàn tay mình, ngón cái và ngón trỏ hết kéo rồi lại gấp. Cậu còn chưa kịp đảo mắt đôi lần, anh đã hoàn thành đường gấp nếp gọn gàng xinh xắn.

Cậu lại cúi đầu nhìn chiếc sủi cảo mình gói.

Nhân thịt thòi ra từ kẽ vỏ bánh.

Nếp gấp cũng vụn tí, như học sinh tiểu học nặn đất sét vậy.

"Cho nhiều nhân quá rồi."

Tay Lâm Tri hẫng đi, ngón tay dính bột mì của người đàn ông đã nhấc chiếc sủi cảo xấu xí béo múp ra khỏi lòng bàn tay cậu.

"Sủi cảo mà nhồi nhiều nhân quá, đến lúc luộc sẽ bục ra đấy," Nhiếp Chấn Hoành dạy cậu một bài, "Về sau cậu phải nhớ bỏ ít nhân thôi nhé."

Vừa nói, Nhiếp Chấn Hoành vừa ấn mạnh ngón tay, gia cố các cạnh trên chiếc sủi cảo béo ú của Lâm Tri.

Anh xoay tay nửa vòng lần nữa, chí ít cũng cứu vớt được chút đỉnh. Có điều vỏ của chiếc sủi cảo này trông mỏng hơn những chiếc khác nhiều, còn nhìn thấy cả từng miếng nấm hương được băm nhuyễn bên trong.

Lâm Tri cong lưng, để cằm lên tấm ván gỗ, gí sát lại gần ngắm chiếc sủi cảo của mình như một đứa bé tò mò.

"Nhưng em thích ăn mà."

Cậu nhìn chiếc sủi cảo béo hơn hẳn những chiếc khác chằm chằm, nói cực kỳ tự nhiên, "Thích, nên phải nhiều hơn."

Mẹ bảo, cậu thích thế nào, thì cứ làm thế ấy.

Nhất định không được để mình phải chịu tủi hổ.

Cậu thích ăn sủi cảo nhân nấm hương, nên cậu cho thêm nhiều nhân thôi.

Có gì sai ư?

"Nhưng nếu nó bị bục lúc luộc, thì cậu sẽ chẳng được nếm miếng nào đâu."

Nhiếp Chấn Hoành đổi cách thức khác để dạy cậu.

"Nhưng mà..."

Lâm Tri cảm thấy khó hiểu, "Nhưng anh đã nắn lại cho em rồi mà?"

Logic của Lâm Tri đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn, như thể trời lạnh thì phải mặc thêm áo quần, khát thì uống thêm nước vậy.

Cậu thích ăn, nên gói thêm thôi. Sủi cảo bục ra thì gói lại cho chắc vào.

Chẳng có vấn đề gì hết á.

Tóm lại, cuối cùng Lâm Tri vẫn được ăn chiếc sủi cảo béo ú nu chứa đầy nhân của mình, vẻ mặt vô cùng thỏa mãn.

Còn Nhiếp Chấn Hoành, sau khi tiếp xúc lâu với logic của Lâm Tri, thấy hơn nửa số sủi cảo trong nồi đều vào bụng cậu thanh niên thì cũng chẳng xoắn xít nữa, giơ đũa cướp miếng ăn với Lâm Tri.

Quan tâm cậu ta gói sủi cảo thế nào mà làm gì.

Đã ăn vào bụng, thì cứ ngon với no là được thôi mà?

Nha Đậu:

Logic của Chít Chít:

Thích ăn nhân nấm hương → gói nhiều nhân → sủi cảo bục → nhờ Chú Nhiếp gói chắc lại cho → gói chắc luộc chín → ăn = thích thì cứ gói nhiều nhân → ăn thôi!

Logic của Lão Nhiếp:

(Trước khi bị tẩy não): Sủi cảo bục → lần sau đừng gói nhiều nhân như thế nữa.

(Sau khi bị tẩy não): Sủi cảo bục → gói lại cho bé con → nhìn em nó ăn.

[HẾT CHƯƠNG 20]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro