Phòng khám tư nhân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cơ thể Thanh Thanh run bần bật. Tay chân thì lạnh ngắt. Cả sáng em đã bấu chặt áo tôi chẳng chịu rời.

Tôi nói là để mình đi mua chút đồ ăn vì Thanh Thanh mặt mày tím ngắt, tôi lo lắng với bất an. Em im ru một hồi, lâu thật lâu cũng không nói gì cả. Trên giường chỉ nằm như phỗng.

Nỗi lo sợ mơ hồ thổi thoáng qua ngực tôi. Chuyện xảy ra có phải là quá khủng khiếp đến mức thể xác em thất thần, uể oải, cả tinh thần như sụp xuống, ủ rũ, còn cả vẻ suy nhược.

Bây giờ đã là 7 giờ 16 phút, tôi xem đồng hồ chỉ thở hắt một hơi dài. Đắn đo chỉ một lúc, tôi lại dịu dàng cúi xuống xoa đầu Thanh Thanh, dặn em hãy nghỉ ngơi thật khỏe. Căn phòng sớm chìm vào sự im lặng vô tận cùng con người kiệt sức từ bao giờ đang gục xuống trên nền chiếu lạnh.

Đôi mắt và trái tim. Tất cả đều trống rỗng.

11 tháng 6, 1997

Mới đó đã được một tuần. Chúng tôi không liên lạc với nhau. Chỉ là gần đây hai đứa có xích mích, cãi nhau, rồi bỏ về, đường ai nấy đi.

Khoảng 7 ngày trước, gia đình Thanh Thanh chuyển nhà đi, nhóc ấy đã đến tìm tôi rồi khóc thật nhiều. Em nói gia đình lại có lục đục chuyện vợ chồng anh chị hai. Bố mẹ không hề hay biết nhưng dường như quan hệ giữa hai anh chị đang dần dần rạn nứt. Mắt xích này nối với mắt xích khác, cái cách vận hành đó cũng giống như cái cách hàng loạt vấn đề điên rồ lần lượt tiếp nối trong nhà Tam. Thanh Thanh được hứa hôn với Uyển Châu, đồng nghiệp cùng cơ quan em. Cũng chính do tình huống bất ngờ và gấp gáp như vậy, Thanh Thanh mới khốn khổ như cái lần gặp mặt đêm hôm ấy. Thế mà ngay hôm sau, chúng tôi lại cãi cọ những chuyện không đâu. Chẳng ra làm sao cả.

Tôi đã thử liên lạc nhiều lần nhưng không nhận được phản hồi. Điện thoại lúc nào cũng nghe tiếng đổ chuông liên hồi mà tiếng người nhấc máy thì gần như trở nên vô vọng. Hôm nay do tâm trạng thiếu ổn định nên tôi xin nghỉ ở bệnh viện rồi lẩm nhẩm định bụng sẽ tới siêu thị mua chút đồ cho bữa trưa.

Vẫn là cái chỗ bán hàng nhỏ xập xệ gần nhà mà tôi quen mắt đến chán chường, đường phố dòng người khi ấy vẫn tấp nập, rộn ràng. Những tạp âm của tiếng người gọi nhau, la ó, cười đùa lớn bé tràn ngập tứ phương. Âm thanh này trộn lẫn với tiếng vang kia, hòa chung với không khí ồn ã lúc bấy giờ cứ khiến tôi nhức mỏi đầu óc, lắm lúc lại thấy chúng thật phiền phức như một mớ hỗn độn.

Do tôi đi một mình. Tôi chẳng biết phải đưa mắt nhìn cố định đến ai. Nên cứ chốc chốc sự chú ý lại chuyển qua đám đông, hội bạn, chuyển qua cảnh vật, chuyển qua trời đất, có khi còn là cả cặp tình nhận, các cũ già tán gẫu. Không biết có phải đến khi nhớ lại tôi mới nhận ra hay từ lúc một mình đứng giữa đường phố náo nhiệt, trong vô thức tôi đã tìm kiếm một hình dáng nhỏ bé, ấm áp. Tôi nhận ra, mình đã muốn thấy Thanh Thanh. Trong đám đông khiến tôi chú ý, có một hi vọng rằng em sẽ ở đó. Trong cảnh vật chạm mắt tôi, tôi hy vọng mình sẽ thấy cậu thanh niên chững chạc đứng quanh quẩn nơi ấy.

Vừa lê bước qua từng gian hàng một, tôi vừa bối rối với cảm giác lạ lẫm bấy giờ. À, hồi sinh viên, tôi từng dẫn Thanh Thanh chạy nhảy qua những khu này. Hai đứa tình cảm ghê gớm chẳng khác gì hiện tại. Cũng là những cái cụng đầu vào nhau khi cùng muốn mua một món đồ, những lúc em kề sát mặt với tôi trên hàng ghế ngoài siêu thị, cũng là những lần cốc đầu Thanh Thanh mỗi lần trêu đùa quá đáng.

Các câu chuyện, hành động như vậy, vẫn diễn ra hàng ngày như một thói quen, đến mức tôi còn quên rằng sẽ có vài lúc hai đứa phải tạm xa nhau do lịch trình trái ngược.

Những cái tương tác ấy mới xảy ra gần đây thôi, mà sao giờ tôi mong nó quá.

13 giờ 45 phút chiều,

Quá giờ trưa nhưng đống đồ vẫn còn nguyên. Chẳng hiểu sao tôi mua rất nhiều, nhưng cuối cùng đến lúc sắp bữa ra, tôi lại đột ngột chán ghét việc phải rờ lấy đôi đũa.

Tôi đã nghĩ mình sẽ nằm lì trên giường đến khi trời sẩm tối.

Nhưng thời gian đó quá dài, ý nghĩ chớm nở chưa được bao lâu, tôi lại phải mò dậy để nghe điện thoại đang reo ầm ĩ trên cái bàn gỗ, cách giường tôi một khoảng khá xa.

Điện thoại đã cầm trên tay, nhưng rồi tôi lại thở dài từ chối cuộc gọi. Đầu dây bên kia vẫn rất kiên nhẫn. Chuông vẫn kêu đinh tai nhức óc. Nhẩm nhốm không yên tôi nhấc phăng chiếc mấy, rồi mất bình tĩnh trả lời: "Ai đây?"

"Lịch khám định kì? Hôm nay sao?"

Thời gian trước, tôi có đăng kí thẻ theo dõi sức khỏe ở một bệnh viện phương Đông cách khu tôi làm việc đếm chừng 2 cây số rưỡi.

"Thật tình!"

Cơn đau đầu hiện vẫn chưa qua, tâm trạng tôi lại ngán ngẩm việc phải chạy đi chạy lại khám tổng quát. Nhưng cũng do Thanh Thanh đăng kí cho tôi bác sĩ riêng nên phút cuối tôi lại lưỡng lự có nên dắt xe đi hay không. Em ấy còn nói nếu không nhắc thì có khi cả đời tôi chỉ ngó đầu vào bệnh viện trên dưới mười lần để ăn thịt bằm chỗ căn-tin. Chứ đời nào lại chủ động hiên ngang gõ cửa phòng theo dõi sức khỏe.

Tôi không chắc mình đã cười lúc đó, nhưng đã thốt lên: "Thằng nhóc, chậc."

Mất đúng 10 phút. Tôi thấy mình đã dừng chân trước cổng bệnh viện, rất đông. Chỗ nào cũng lúc nhúc người qua kẻ lại, từng hàng xếp dài trải dọc hành lang lớn. Khó khăn lắm tôi mới chen được vào, rồi vội chạy đến phòng khám bác sĩ. Vốn chỉ định kiểm tra thể chất qua loa là thế nhưng khi đứng trước cửa, tôi vẫn lịch sự gõ cửa mới đi vào. Ông ấy đang có khách. Đối diện ghế bác sĩ là một bệnh nhân khác cũng đến khám như tôi, thấy vậy nên ông chỉ vẫy tay tôi ngồi xuống hàng ghế trống gần đó.

"Dạo này cậu sút cân nhiều quá." Vị bác sĩ kia nhăn mặt "Chẳng lẽ suốt một thời gian qua cậu đều nhịn ăn à?"

Tôi tò mò ngước nhìn chàng thanh niên mà ông ấy đang càu nhàu gặng hỏi. Thoạt nhìn, trông cậu ta khá kì cục, có phần lôi thôi với chiếc áo màu đen rất dày trùm kín đỉnh đầu. Tôi không nhìn rõ mặt cậu ta nhưng lúc nào bác sĩ hỏi han, chàng trai đó chỉ im lặng, không nói năng chút nào. Cậu ấy trả lời bằng cách gặt đầu và lắc đầu. Cũng như các buổi khám khác, dặn dò hỏi thăm đủ thứ thì kết thúc vẫn là khuyên nhủ bệnh nhân với một lô một lốc những đơn thuốc bổ.

Người bệnh nhân kì lạ đó, theo lời vị bác sĩ, cậu ta bị suy nhược cơ thể do đó mà lúc kê đơn, ông bác sĩ kia chỉ toàn lẩm bẩm mấy loại như vitamin, thuốc hỗ trợ can-xi, chất bồi bổ rồi là hàng tá các loại si-rô khác.

Tôi đứng dậy chuẩn bị ngồi vào ghế khám bệnh thì trông thấy chàng thanh niên đánh rơi vỉ thuốc. Người kia trông như đang rất vội vàng nên không để ý những thứ xung quanh. Tôi chỉ vội níu vai cậu ta lại, rồi chìa tay ra: "Cậu đánh rơi vỉ thuốc..."

Chưa kịp nghe người thanh niên ấy nói lời "cảm ơn", người sững lại với cổ họng không thốt được chữ nào là tôi, giật lùi ra sau rồi đánh rơi vỉ thuốc kia thêm một lần nữa.

Cậu trai này quả là xanh xao hốc hác nhưng trông khuôn mặt cậu ta còn lờ đờ, thiếu sức sống gấp trăm ngàn lần. Đúng như lời bác sĩ nói, trông như cậu ta đã nhịn ăn một tuần nay.

"Anh vẫn đến khám đó sao?" Người kia lên tiếng, cậu ta khom lưng xuống nhặt vỉ thuốc ấy lên, nhét vào túi áo rồi cất lên tiếng nói, khiến cơ thể tôi đơ cứng giờ lại thêm tức giận, nhưng trước đó vẫn là sự ngỡ ngàng xen lẫn cảm giác chua xót ở lồng ngực.

Tôi không nghe cậu ta hỏi nữa mà đôi mắt đã dời xuống bàn tay nắm đống thuốc nhét vào túi áo của cậu. Tiếng thở dường như trở nên thật nặng nề, nghe mới khó nhọc làm sao; tôi đối mặt với cậu trai, hiện giờ đã có thể thấy từng đường nét rõ ràng trên khuôn mặt ấy:

"Thanh Thanh, em lấy đâu ra nhiều thuốc ngủ thế này?"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro