214 bộ thủ qua thơ Phần 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

8. Bộ Can là cái lá chắn, họăc là cái dụng cụ dùng để dựng giáo mác thời xưa. Nay đã biến hình chữ, khó nhận ra, tuy nhiên nó cũng rất đơn giản, chỉ có 3 nét, nên cũng khá dễ nhớ.

Bộ Công vẽ hình cái thước thợ (giống như thước T ngày nay) 1 dụng cụ để lấy góc vuông của người thợ TQ cổ đại. Nếu bạn nào có chuyên môn về xây dựng sẽ dễ dàng hình dung ra hơn.

9.Bộ Thị vẽ hình 1 cái bàn thờ thời tiền sử (họ dùng 1 mặt đá làm mặt bàn, chụm 3 khúc gỗ làm chân, )nên bộ Thị hiện nay viết : nét trên cùng là thức ăn cúng tế, nét ngang thứ 2 là mặt bàn thờ, 3 nét có chiều thẳng là vẽ chân bàn. bộ Thị hiện có 2 cách viết được chấp nhận: 示礻

10. Bộ Ngọc vẽ 1 chuỗi ngọc , cổ văn viết Ngọc玉và Vương 王giống nhau, sau này người ta mới thêm 1 chấm nhỏ vào bộ Ngọc để phân biệt với chữ Vương, Rất nhiều người học chữ Hán thường nhầm là bộ "Vương" thực ra, không hề có bộ Vương, chỉ có bộ Ngọc, bộ ngọc khi nằm trong các chữ Hán phức tạp, có hình dạng của chữ Vương . VD: 珍珠,琪,瑜,琦,珀,玻璃,

Bộ Bối vẽ hình cái vỏ sò, hai nét dưới cùng là hai cái khớp trên vỏ con sò biển. Người TQ cổ đại trao đổi hàng hóa bằng vỏ sò, họ dùng vỏ sò thay thế tiền. Do vậy, Bối có nghĩa mở rộng là tiền bạc, đồ quý hiếm, của báu, vd trong tiếng việt : Bảo bối,

Qua 1 thời gian dài biến hình, nên bộ Bối khó nhận ra được hình dạng vỏ sò, nhưng nó thường nằm trong các chữ chỉ về tiền bạc, mua bán, trao đổi, bồi thường v.v

Câu 61-70 Gồm 19 Bo:

Dòu

鬯 – 酉

chàng – yǒu

衣 – 巾

yī – jīn

又 – 止

yòu – zhǐ

乙 – 虫

yǐ – chóng

隹 – 羽

zhuī – yǔ

jiōng

囗 – 凵

wéi – qiǎn

支 – 采

zhī – cǎi

几 – 聿 – 辛

jǐ – yù – xīn

61. ĐẬU (豆) là bát đựng đồ thờ

62. SƯỞNG (鬯) chung rượu nghệ, DẬU (酉) vò rượu tăm.

63. Y (衣) là áo, CÂN (巾) là khăn

64. HỰU (又) bàn tay phải, CHỈ (止) chân tạm dừng.

65. ẤT (乙) chim én, TRÙNG (虫) côn trùng

66. CHUY(隹) chim đuôi ngắn, VŨ (羽) lông chim trời.

67. QUYNH (冂) vây 3 phía bên ngoài

68. VI (囗) vây bốn phía, KHẢM (凵) thời hố sâu

69. PHỐC (攴) đánh nhẹ, THÁI (采) hái rau

70. KỶ (几) bàn, DUẬT (聿) bút, TÂN (辛) dao hành hình.

Chú giải:

1. Bộ đậu vẽ hình 1 lọai dụng cụ đựng thức ăn bằng gỗ của người TQ cổ đại , nét ngang bên trên vẽ cái nắp, bộ khẩu là vẽ phần thân đựng, 3 nét dưới cùng vẽ cái chân đế.

2. Bộ Sưởng(Xưởng) vẽ hình 1 chung rượu (thường là rượu nghệ) dùng để cúng tế thời cổ đại. Có thể phân bộ Sưởng ra như sau :

鬯Sưởng =凵(phần thân chứa rượu)+乂(2 lá nghệ)+丶丶丶丶(4 chấm tượng trưng gạo/ngũ cốc)+匕(cái muôi để múc rượu)

Bộ Dậu酉vẽ hình 1 vò rượu (thời cổ) . Nếu ta nhìn vào chữ Dậu酉tiểu triện, sẽ thấy khá giống 1 vò rượu. Trong văn tự cổ, Dậu酉có đôi khi chỉ nghĩa rượu, sau này người TQ fát minh ra can chi, họ lấy chữ Dậu酉này làm chi Dậu (gà) , và tạo mới ra chữ Tửu酒= rượu bằng cách thêm vào 3 chấm 氵thủy.

3.Bộ Y vẽ hình 1 cái áo, chữ Y cổ văn rất giống 1 chiếc áo có 2 ống tay, 1 vạt, sau quá trình biến đổi tự dạng , nó có hình dáng như ngày nay, hơi khó nhận ra là 1 cái áo. Nếu bạn nhìn vào chữ Y tiểu triện sẽ thấy giống chiếc áo.

Hiện nay bộ Y có 2 cách viết : 衣衤

Bộ Cân vẽ hình 1 cái khăn 冂được treo trên cọc丨.冂+丨=巾

. Bộ Hựu là 1 bộ khá đơn giản, nhưng ý nghĩa lại rất quan trọng, theo Lý Lạc Nghị, bộ Hựu vẽ hình bàn tay làm việc, bàn tay giỏi lao động. (chú ý, bộ Hựu là chữ viết nên đã được giản lược nhiều , chỉ vẽ bàn tay với 3 ngón, hơn nữa rất khó nhận ra)

Tuy nhiên ngày nay bộ Hựu đã được mượn dùng làm hư tự , nhưng trong các chữ ghép có chứa bộ Hựu, nó vẫn mang ý nghĩa là bàn tay lao động. (Các bạn học chữ giản thể chú ý:bộ Hựu trong chữ giản thể phần lớn đều không có nghĩa là bàn tay lao động, nó chỉ là cách giảm bớt nét của chữ Phồn thể mà thôi)

vd: 叉反取奴,賢(臤=Hiền=người giỏi việc, hiền nhân-chữ cổ)

Nhưng trong các chữ giản thể như : 汉,权,艰难,鸡v.v hựu đều không hề có nghĩa là bàn tay giỏi làm việc

Bộ Chỉ tương tự như bộ Hựu, vẽ 1 bàn chân, nhưng bị biến hình rất nhiều, nên khó lòng nhận ra được . Ngày nay Chỉ cũng được mượn dùng làm hư tự, nghĩa là dừng lại, đình chỉ. Nhưng trong các chữ Hán có chứa bộ Chỉ, nó thường có nghĩa là bàn chân

VD: 正,步,歸,歷

4.Bộ Ất là 1 trong mười thiên can của TQ, nó rất đơn giản chỉ có 1 nét. Bộ Ất theo ông Lý Lạc Nghị vốn vẽ hình 1 con chim én, sau đó mượn chữ này để chỉ thiên can. Các bạn mới học chữ Hán cũng nên học thuộc Thiên Can gồm 10 chữ khá cơ bản. Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý. Tuy rằng chúng không fải là chữ rất thường dùng nhưng cũng được dùng khá nhiều. Hơn nữa , chúng nằm trong các chữ Hán rất thường dùng.

Thiên can: 甲乙丙丁戊己更辛壬癸trong đó các chữ 甲乙丁己更là rất thường dùng, ngòai ra các chữ còn lại 丙戊辛壬癸đều nằm trong các chữ rất thường dùng khác như : 病茂宰任葵

Bộ Trùng vẽ hình 1 con rắn hổ mang, chữ Trùng ngày nay vẫn còn giữ lại khá tốt hình dáng con rắn hổ mang. phần trên là chữ Trung giống như cái đầu con rắn hổ mang, 2 nét bên dưới vẽ hình nó đang cuộn tròn. Ngoài ra bạn có thể ghi nhớ được rằng Trung =>Trùng(về âm đọc). Ngày nay bộ Trùng được dùng chung để chỉ các loài không fải chim mà cũng không fải thú, các con vật trong thần thoại. Chú ý, vd như loài dơi, vốn thuộc loài thú, nhưng vì người TQ cổ đại nhầm lẫn nên xếp nó vào loài trùng. Sự fân biệt giữa Chim, Thú, Trùng, Ngư trong hệ thống chữ Hán cũng chỉ là tương đối.

5.Chữ Truy (Chuy) là vẽ con chim có đuôi ngắn( theo Lý Lạc Nghị – Tìm về cội nguồn chữ Hán)nếu coi chữ tiểu triện thì hình dáng khá giống 1 con chim (như loài sẻ). Những bộ chỉ chim đuôi tương đối ngắn thường dùng bộ Truy. Trong hệ thống chữ Hán, người ta dùng song song 2 bộ Truy và Điểu để chỉ lòai chim (đuôi ngắn và đuôi dài) Nhưng đôi khi cũng có sự lẫn lộn , sự phân biệt này không fải hòan tòan là chính xác tuyệt đối. Ví dụ như chữ Kê = con gà, có thể viết là bộ Truy, cũng có thể viết là bộ Điểu.雞鸡

Bộ Vũ vẽ hình đôi cánh chim, trông khá giống 1 đôi cánh, miễn bình luận.

6.Bộ Quynh vẽ 1 cái khung vây 3 phía. Theo 1 số sách có ghi là vùng đất ở xa . Nói chung tôi cảm thấy bộ Quynh có 1 số nghĩa, nên tùy vào nó ở trong chữ nào để giải thích cụ thể.

Bộ Vi có nghĩa là bao vây, vẽ 1 cái khung vây 4 phía. miễn bình luận

7.Bộ Khảm có nghĩa là cái hố sâu. Ta có thể thấy rõ điều này trong chữ Hung = điềm dữ, không tốt lành;

凶(Hung )=凵(Khảm)+乂(Vẽ hình 2 ngọn chông)

Người ta vẽ 1 cái hố chông để ngụ ý rằng rất "hung hiểm", vậy nên Khảm rõ ràng là hình cái hố sâu.

Ngoải ra bạn nên tùy vào truong hợp cụ thể để đóan nghĩa bộ thủ.

8.Bộ Phốc vẽ hình 1 tay cầm que đánh . Ý nghĩa của nó khá đa dạng, nhưng thông thường là nghĩa dùng tay vỗ nhẹ, đánh nhẹ, hoặc động tác diễn ra nhanh chóng.

攵=支=十(que)+又(tay)

vd: 鼓(bên phải vẽ bàn tay cầm que, bên trái vẽ hình cái trống)

牧(bên trái vẽ con bò= súc vật, bên phải vẽ bàn tay cầm que quất nhẹ để chăn bò) Mục = chăn dắt

變(Phần bên trên là chỉ cách đọc, bên dưới là bộ phốc ngụ ý rất nhanh chóng ) Biến = biến đổi, biến hóa.

9.Bộ Thái, Sái nghĩa là hái rau, lựa chọn. Bên trên vẽ bộ Trảo ngụ ý bàn tay hái rau, bên dưới vẽ bộ Mộc ngụ ý loài thực vật.

采=爪+木

10.Bộ Kỷ vẽ hình 1 cái bàn thời cổ.

Bộ Duật cổ văn vẽ hình bàn tay đang cầm viết. Nên trong chữ Thư = sách có bộ Duật (tay cầm viết) và bên dưới là vẽ 1 cuốn sách :

書=聿+日

Bộ Tân vẽ hình 1 con dao dùng để thích chữ lên mặt của bọn quý tộc thời xưa dùng để hành hình tội phạm, sau đó nó có nghĩa mở rộng là cay đắng cũng như nghĩa vay mượn là Tân (thiên can trong lịch TQ , vd; năm

Tân dậu)

Các chữ Hán chứa Tân với nghĩa là dao hành hình :

辜=古+辛Vô tội, hình thanh , Cổ chỉ âm đọc, Tân chỉ nghĩa

辠=罪=自+辛Tội, cắt mũi, hội ý , Tự = cái mũi, Tân = con dao hành hình

宰=宀+辛= Quan Tể, cai quản , Bộ miên = cái nhà của quan, bộ Tân = con dao hành quyết thể hiện quyền uy.

Câu 71-82 Gồm 25 Bộ:

Wén

Gěn

鬼 – 音

Guǐ – yīn

鼓 – 龠

Gǔ – yuè

Shì

卜 – 疒

Bo – nè

彡 – 爻

Shān – yáo

襾 – 冖 –疋 – 亠

Yà – mì -pǐ – tóu

丨 – 丿 – 亅 – 丶

Gǔn – piě – jué – zhǔ

匸 – 匚 – 冫 – 卩

Xì – fāng – bīng – jié

无 – 一

Wú – yī

71. VĂN (文) là chữ viết, văn minh

72. CẤN (艮) là quẻ Cấn, giống hình bát cơm.

73. Ma là QUỶ (鬼), tiếng là ÂM (音),

74. CỔ (鼓) là đánh trống, DƯỢC (龠) cầm sáo chơi.

75. THỊ (氏) là họ của con người,

76. BỐC (卜) là xem bói, NẠCH (疒) thời ốm đau.

77. Bóng là SAM (彡), vạch là HÀO (爻)

78. Á (襾) che, MỊCH (冖) phủ, SƠ (疋) ĐẦU (亠) nghĩa nan.

79. SỔ (丨) PHẾT (丿) MÓC (亅) CHỦ (丶) nét đơn,

80. HỄ (匸) PHƯƠNG (匚) BĂNG (冫) TIẾT (卩), thì dồn nét đôi.

81. VÔ (无) là không, NHẤT (一) mộ thôi

82. Diễn ca bộ thủ muôn đời không quên.

Chú giải:

1. Bộ Văn vẽ hình 1 người dang đứng, thể hiện rõ nhất phần thân mình(hình tam giác ở giữa chữ Văn). Theo Lý Lạc Nghị, Văn nghĩa gốc là Xăm mình.Tôi được biết người Việt cổ có tục xăm mình, nên có lẽ chúng ta mới tự nhận là Văn Lang 文郞chăng?

文=丶(cái đầu)+一(hai tay)+乂(thân mình và 2 chân)

Sau đó Văn mới có nghĩa thêm là văn tự , chữ viết.văn minh v.v

2.Bộ Cấn 艮nghĩa gốc là vẽ hình 1 bát ăn cổ của người TQ. 曰là vẽ hình cái phần đựng thức ăn, nét ngang bên trong chỉ thức ăn. Phần bên dưới chữ Cấn vẽ hình cái chân của dụng cụ này(sau quá trình biến đổi tự dạng lâu dài, nên khó nhận ra)

Đến khi phát minh ra Kinh Dịch, Bát quái, người TQ bèn mượn chữ Cấn này để chỉ 1 thuật ngữ, tức là Quẻ Cấn trong bát quái. Nghĩa là bát đựng thức ăn mất đi.

Chúng ta có thể thấy nghĩa gốc của chữ Cấn trong các chữ : 食(thức ăn cho con người)粮(bên là Mễ=gạo, bên là bát đựng thức ăn )既(ăn xong rồi, quay mặt đi nơi khác = xong , đã)

3. Bộ Quỷ vẽ hình 1 con ma, cái đầu rất to(nét phết + bộ Điền甶)2 chân dài(儿)và cái vũ khí của con ma (giống như kiểu lưỡi hái thần chết厶)

鬼=甶+儿+厶

Bộ Âm đến nay tôi vẫn chưa có tài liệu nào giải thích, nhưng tôi xin đưa ra cách nhớ chữ của tôi, các bạn có thể tham khảo:

音(âm thanh, tiếng) =立 (người vừa biết đứng,biết đi) + 曰 (bắt đầu tập nói ấy thì là Âm)

Bộ Lập = đứng, tôi tạm cho là trẻ con mới chập chững biết đi

Bộ Viết = nói rằng, nói năng, tôi cho đó là trẻ con bắt đầu tập nói.

Chữ Âm trong tiếng việt: âm thanh, âm nhạc, âm vực, âm học, khuyếch âm, tăng âm, ghi âm (ký âm), âm giai, âm hưởng, v.v

��U~e�R





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thơ-ca