Lòng yêu nước

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Designed by: @worldwidecutestguy

————————————————-

Xuất thân của Nam Tuấn vốn khá khẩm, cha là một hào phú mới nổi, không được như những ông to bà lớn, nhưng âu cũng dành dụm được chút của dành. Vì vậy chẳng lấy làm gì lạ khi từ lúc còn nhỏ, anh đã được dạy dỗ đúng mực, mười tuổi đã không chỉ thạo hết tiếng Việt, mà còn sớm nằm lòng lưu loát tiếng Pháp, bao lần đoạt giải hội đình văn hay chữ tốt, tương lai rộng mở như vậy, cha anh sớm đã có ý định đưa con ra nước ngoài học tập, rồi mai sau về mở mang tương lai cho nước nhà. Gia đình họ Kim của Nam Tuấn bao đời yêu nước tận trung, sống cho mình là một, sống cho nước là mười.

Thế mà tai oạ ập tới, bao nhiêu thuế má đổ lên đầu, bị áp bức bọc lột bởi mấy tờ giấy đốn mạt khốn nạn của bọn thực dân. Kẻ nghèo làm tay sai, người giàu phải nịnh nọt, tiền bạc của cải có bao nhiêu cũng phải cống nạp hết cho bọn chúng. Gia đình Nam Tuấn không chịu quy hàng, họ tin vào triều đình, họ tin vào quân đội nhân dân, họ kiên trung bất khuất không hề cúi đầu mạnh mẽ khảng khái nói với bọn tây rằng, bọn họ sẽ không đưa chúng dù chỉ một đồng.

Rồi thì ai mà ngờ cho được, quân triều đình thất thế bù nhìn, bao cuộc khởi nghĩa cứ thế thất bại, lực lượng thì mỏng, vũ khí thì thô sơ, cuối cùng lại thất thủ. Tiếng khóc lầm than oai oán hết bao vùng trời, khói bụi mịt mù ngập tràn thuốc súng. Thế là mất nước, bị làm nô lệ cho bọn tây mắt xanh mắt đỏ. Nghe thôi mà cũng thấy ruột như dao cắt từng đoạn, từng đoạn.

Gia đình họ Kim có tiền sử dám chống đối chính quyền, thế là quy vào tội đại nghịch, buộc tự mình tự sát làm gương, của cải vốn liếng xung vào ngân khố của bọn ác nhơn ác đức này. Khói súng bay mãi chẳng tan, làng mạc rơi vào chốn tĩnh lặng tanh nồng xác chồng xác, Nam Tuấn khi đó chỉ mới mười bốn tuổi, còn chưa thật sự xem là trưởng thành thanh niên, chạy trốn không biết bao bận, đến cuối cùng phải một thân một mình bỏ xứ mà đi để bảo toàn tính mạng, còn cha má thì tự sát không biết xác đang nơi đâu.

Mười bốn tuổi, là một thiếu gia cậu ấm cô chiêu, đột nhiên mất hết tất cả, chỉ muốn chết đi cho cái dạ thanh thản cõi lòng, vậy mà phải sống, sống vì cái nghĩa khí của cha má tận trung với nước nhà, sống để chờ ngày thay gia đình chứng kiến dân tộc an yên. Sống để là huyết mạch cuối cùng nối dỗi tông đường, sống vì quá nhiều thứ đặt nặng lên đôi vai chàng thiếu niên mười bốn tuổi. Ngay lúc đó chơi vơi lạc lõng giữa đường đời, còn không biết cái gọi là tiếng yêu quê hương đất nước như thế nào, lại phải mang trong mình tiếng thương của cha má gửi gắm, nghĩ sao cũng không thông cho nổi. Rày đây mai đó, khi lại cái chòi, khi là gốc cây, tứ bể là nhà. Trôi dạt thế nào, lại đến Phú Riềng mần cao su.

Khi đó chỉ nghĩ, có chỗ ở, có chỗ làm rồi, sao cũng được, đôi chân này đã rỉ máu quá nhiều, bây giờ ngoài làm công ra thì chẳng ai dung nạp, ở thuở này mà tỏ ra hiểu biết tây tàu, chẳng khác nào rước hoạ vào thân. Thế là Nam Tuấn vờ ù ù cạc cạc, mười bốn tuổi thanh niên trở thành một phần của đồn điền Phú Riềng. Chuyện đau lòng nhất, là không còn cách nào khác khi phải làm công cho bọn đã giết chết cha má, giết chết dân làng, thế mà vẫn dửng dưng tâm bình như vại. Trưởng thành như vậy, khuôn mặt Nam Tuấn đã sớm ánh lên nét khắc khổ bi thương, còn nhớ đoạn thời điểm đó, tay chân chi chít là lở loét, máu chảy ròng ròng, vậy mà phải quỳ phải lạy tụi nó để được một chân trong đồn điền.

Nhục, Nam Tuấn nhục tới nổi không dám kể ai, tự mình co ro một góc, ăn cơm được phát cho mà cứ như chưa bao giờ từng ăn, tại sao đời anh lại phải chịu cảnh đốn mạt như thế này, rõ ràng vừa mới có cha có má, bây giờ lại phải sống chẳng khác nào chuột nhắt trôi sông.

Còn tưởng, thôi thì đời nó bạc như vậy, mình ráng mình sống cho hương khói cha má an lòng, dù sao nơi đây cũng không phải là sa trường, mình làm tay sai cho nó, nó cũng không tới nổi là giết mình làm tin. Ai mà ngờ cho được, không giết bởi giặc tây, lại chết bởi giặt rừng. Khí hậu nơi đây khắc nghiệt tới độ, trong vòng tuần đầu Nam Tuấn lên, có đến tận ba người chết vì sốt rét, vì sưng mủ, vì thiếu thốn thuốc men. Không những vậy lao động còn rất hà khắc, mỗi tuần bọn tây nó lại lên, khi lên rồi thì đâu chỉ nhòm ngó mấy cái là xong, bọn chúng ép cho bằng được số lượng cao su khổng lồ tụi nó cần để thực hiện đôi ba cái hàng hoá bên nước nó. Qua năm đầu, số người đến rồi đi nhiều đến không đếm nổi.

Cuối cùng, chỉ còn mỗi Nam Tuấn trụ lại, khi đó, anh mười sáu tuổi. Hai năm, đủ để thay đổi cả một đời người.

Trong giây phút Nam Tuấn ngỡ rằng mình sẽ bị đuổi đi không cho làm việc nữa, hay là phải điều đi nơi khác lao động khổ sai, thì có thêm đôi ba đứa trẻ khác trạc tuổi anh được đưa lên Phú Riềng. Ban đầu Duẫn Kì và Hiệu Tích, sau rồi Thái Hanh, Thạc Trân cùng Mân, và giờ đây là Chính Quốc.

Nam Tuấn không rõ vì sao bản thân lại có thể sống tới từng này năm, khi biết được lên Phú Riềng làm cao su, rồi không sớm thì muộn cũng chết, anh vừa lo mình không còn tương lai mai sau, lại vừa mong thôi thì mình nằm xuống cho đỡ chật đất. Những đêm trằn trọc mỏi mệt muốn bệnh tới nơi, quá nhiều cảm xúc đan xen làm Nam Tuấn chột dạ, anh không rõ nữa, chỉ nghĩ là mình chết, mình không phải nhìn thấy người ta ra đi trước mình nữa, mình không phải nhẩm đếm rồi mình còn bao nhiêu thời gian, Nam Tuấn không như cha má, anh không yêu quê hương nhiều đến như vậy để có thể đánh đổi mọi thứ. Anh chỉ muốn, anh có thể sống vì bản thân mình, không phải làm thuê cho bọn chúng, không phải vùi thân xác nơi đồn cao su mà chẳng biết ngày mai. Bây giờ loạn lạc, thật sự sống cũng đã là loại nhục hình khổ sai bào mòn cơ thể người dân từng chúng một, và Nam Tuấn là một trong số đó.

Ngày Chính Quốc tới, anh như nhìn thấy mình thuở mười bốn năm đó, chỉ khác ở chỗ, Chính Quốc lớn hơn anh bốn tuổi, lúc đó anh mới giật mình nhận ra, mình đã ở Phú Riềng tới bảy năm rồi. Bảy năm, đã biến một Kim Nam Tuấn thích luận văn viết chữ, nay chỉ là một người làm công suốt ngày nhơ nhuốt nhọ lem.

Anh thấy trong đôi mắt to tròn kia nét ngây thơ đến lạ, còn có chút rụt rè ngượng ngùng, chút sầu não của thanh niên mới lớn phải bươn chải sớm mai, anh thấy được cái khổ mà Chính Quốc phải chịu dù cho nửa chữ về cuộc đời Chính Quốc anh còn không biết. Nhưng anh thấy đồng cảm, như cái cách anh thấu hiểu cả năm người kia khi họ đến đồn điền cao su này, họ ai ai cũng có câu chuyện riêng của bản thân mình, một mặt tối của cuộc sống, như anh vậy, chứ chẳng khi không mà ai muốn đi lên đây làm công nhân lao động tay sai cho bọn tây kia.

_ Nhọc không? - Anh hỏi nó, thấy nó đang chật vật cạo lấy mủ trên cây mãi mà không được nhưng không hề nản. Anh cũng để yên cho nó làm xong, rồi lại nói tiếp. - Mai mốt là quen hà.

Chính Quốc gật đầu, hai anh em lại tiếp tục cạo mủ, Chính Quốc chưa quen với ai trong mọi người nên thường nương theo Nam Tuấn, Nam Tuấn cũng không thấy làm mấy phiền lòng với cái đuôi nhỏ mới mọc này, người mới đến ai cũng cần phải có thời gian học tập, Nam Tuấn là người đầu tiên bắt chuyện, tự khắc nó thấy tin tưởng hơn. Vì vậy mọi người mỗi người một nơi phân ra mà làm, Chính Quốc thì đặc cách cùng Nam Tuấn làm việc.

Cạo thêm mấy cây đầy hết chén đem theo, Chính Quốc thấy ngột ngạt quá, muốn dùng mấy đoạn nói chuyện để vơi đi cơn mệt. Dẫu sao thì thời gian tới cùng chung mái nhà, không cùng máu mủ cũng xem anh em, phải tìm hiểu mọi người xung quanh rồi từ từ uốn mình theo nếp sống.

_ Mọi người thường tết hay lễ lộc có hay về thăm gia đình không ạ?

_ Có còn ai đâu mà về, toàn là mồ côi hết thôi. - Nam Tuấn cười cười, chuyện này anh cũng có dự liệu trong lòng Chính Quốc sẽ hỏi, vì vậy không mấy phiền lòng khi câu hỏi không mấy tế nhị. - Không mồ côi trước khi lên đây, cũng mồ côi khi vừa mới đến.

Giặc khắp nơi nơi, sự sống chỉ gói gọn tính theo bằng ngày.

Chính Quốc trầm hẳn, qua một lúc, lại hỏi tiếp.

_ Các anh xuất thân như thế nào vậy ạ? - Kì thật Chính Quốc không phải vô duyên nhiều chuyện, chỉ là vô tình bật ra câu hỏi, nó không hiểu tại sao mọi người lại đi làm ở Phú Riềng, nhất là Nam Tuấn, anh rõ ràng có thể tương lai tốt hơn với kiến thức mà anh có.

Nam Tuấn thay câu trả lời bằng câu hỏi ngược lại Chính Quốc.

_ Vậy còn em?

Nó dừng động tác tay, nhìn vị anh lớn, buồn buồn thật thà đáp.

_ Em bỏ xứ đi, do cha má không nhìn mặt, qua được thời gian thì cha mẹ mất. Em coi như cũng là trẻ mồ côi, sống côi cúc như vậy mà chẳng ai nhận làm, em chỉ còn cách đi rừng cao su.

_ Sao cha má em lại không nhìn mặt? - Bọn họ thèm được thấy cha thấy má không xiết, nhưng bọn họ không thể vì âm dương cách biệt, cớ sao Chính Quốc có lại phải bỏ đi, cha má lại từ mặt không thèm ngó ngàng.

Chính Quốc cười buồn, không biết nên mở lời như thế nào. Tới đây, Nam Tuấn cũng không ép, anh tiếp tục động tác tay cạo mủ cao su, miệng bảo.

_ Em không cần trả lời, khi tin tưởng, anh luôn nơi đây chờ em nói.

Quả thật, Chính Quốc vẫn chưa thật sự sẵn sàng đối mặt với quá khứ để có thể kể cho Nam Tuấn nghe tường tận câu chuyện. Nhưng khi nhận được câu nói ân cần này của người anh lớn, nó thấy cũng đôi chút nhẹ lòng. Cuối cùng, nó cũng có thể tìm được một người đứng về phía nó, kể cả gia đình hay là ngươi đó, cũng chưa từng một lần.

Cả hai cạo đến đầy ắp chén trong rổ, rồi cùng nhau khuân về "nhà" chung.

Để nói về Nam Tuấn, Chính Quốc dùng chữ "tin" để tặng cho anh, một người anh, một gia đình không cùng huyết mạch mà Chính Quốc nhất mực dựa vào tin tưởng.

~TpHCM 28/5/2019~

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro