I. Phương pháp Phát triển Nhận thức

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Thấu hiểu "Vì sao"

Nguồn: Benjamin Hardy

Vậy việc___có quan trọng không?

Vào năm 2017, Benjamin Hardy - tác giả của cuốn sách bán chạy "Willpower Doesn't Work: Discover the Hidden Keys to Success" đã đăng một bài viết lên mạng xã hội lý giải về tầm quan trọng của việc thấu hiểu nguồn căn của mọi ước muốn – lý do vì sao bạn muốn những thứ bạn muốn và vì sao bạn làm những gì bạn làm. Theo Benjamin, khi bạn thực sự thấu rõ những hành động và suy nghĩ của chính mình, bạn sẽ nhận được một nguồn động lực mạnh mẽ để làm việc một cách hiệu quả hơn.

Hãy thử tự hỏi bản thân rằng: "Liệu việc___có quan trọng với mình không?"

Khi bạn đã có câu trả lời cho mình, hãy suy ngẫm sâu hơn và tiếp tục hỏi: "Vậy [câu trả lời] có quan trọng với mình không?" Hãy lặp đi lặp lại câu hỏi này 7 lần cho tới khi bạn tìm được cho mình một câu trả lời chuẩn xác nhất.

Sau đây là một ví dụ:

[Điều tôi muốn] Một công việc tốt

[Câu hỏi] Kiếm một công việc tốt có quan trọng với mình không?

[Điều tôi muốn] Kiếm được nhiều tiền hơn

[Câu hỏi] Kiếm được nhiều tiền có quan trọng với mình không?

[Điều tôi muốn] Bớt quan ngại về tài chính

[Câu hỏi] Bớt quan ngại về tài chính có quan trọng với mình không?

[Điều tôi muốn] Kiên nhẫn hơn với người nhà

[Câu hỏi] Kiên nhẫn với người nhà có quan trọng với mình không?

[Điều tôi muốn] Được yêu thương và được lắng nghe

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết "How to Consistently Act From Your Deepest "Why" And Optimize Your Time" của Benjamin nhé.

2. Tâm trí của người mới vào nghề

Nguồn: Zen Buddhism (Thiền tông)

Không có gì có thể đánh bại một tâm trí "trống rỗng".

Mỗi khi một rắc rối mới nảy sinh, chúng ta thường áp dụng những phương pháp cũ, những phương pháp sẵn có để giải quyết chúng. Vô hình chung, con người ta đã bị mắc kẹt trong lối suy nghĩ dập khuôn cứng ngắc, ta sẽ luôn nhìn nhận vấn đề theo một lối mòn quen thuộc – điều này chính là yếu tố dập tắt mọi tính sáng tạo sẵn có ở trong mỗi người.

Để có thể hoàn toàn tham nhập vào quá trình hỏi hỏi/sáng tạo, hãy quên hết những phương pháp bạn đã từng biết, và giải quyết vấn đề hay những rắc rối đó dưới góc độ của một người mới vào nghề - hãy coi như đây là lần đầu tiên bạn gặp phải một vấn đề như vậy. Bạn hãy thử áp dụng phương pháp ghi chú sau:

Bạn có thể tham khảo bài viết "How to Adopt a Beginner's Mind to Accelerate Learning and Increase Creativity" của Scott Jeffret, anh đã đưa ra nhiều phương pháp hữu dụng để có được một tâm trí mới mẻ như một người mới vào nghề, để có thể nâng cao tính sáng tạo và thúc đẩy năng lực học hỏi của mỗi người.

Bạn hãy chọn ít nhất một phương pháp của Scott, viết lại phương pháp đó vào trong nhật ký và thực hiện phương pháp bạn đã lựa chọn liên tục trong suốt một tuần.

Hãy nhớ thường xuyên ghi chú lại những tiến bộ nữa nhé.

"Một tâm trí mới mẻ sẽ luôn sẵn sàng đón nhận mọi thử thách. Trong tâm trí của một người mới vào nghề, anh ta chắc chắn sẽ có rất nhiều ý tưởng. Một người vốn đã thạo nghề không chắc sẽ có được nhiều ý tưởng như anh ta." – Shunryu Suzuki

3. Quyển lịch Cuộc đời

Nguồn: Tim Urban

"Tôi liệu đã nỗ lực hết mình trong tuần qua chưa?"

"Lịch cuộc đời" là một ý tưởng vô cùng thú vị của Tim Urban – một blogger của trang Waitbutwhy.com và cũng là một diễn giả của TedTalk. Quyển lịch tượng trưng cho cuộc đời của một người, mỗi tuần tương ứng với một ô vuông.

Dù rằng nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng quyển lịch này lại nắm giữ một sức mạnh phi thường vô cùng: Mỗi lần bạn điền vào một ô trống – tượng trưng cho một tuần đã qua, bạn có thể cảm nhận rõ ràng rằng thời gian đang trôi đi không ngừng nghỉ. Bạn sẽ nhận ra rằng mình không thể sống mãi, để rồi, bạn sẽ thật sự quý trọng mọi phút giây, bạn sẽ biết tận hưởng cuộc sống mỗi ngày và kiên trì theo đuổi giấc mơ của mình.

Nhưng mục đích của cuốn lịch này không phải chỉ là để đánh dấu từng tuần đã qua: Khi bạn sử dụng cuốn lịch cuộc đời, bạn sẽ đảm bảo được từng tuần trôi qua một cách trọn vẹn nhất. Vào ngày cuối cùng trong tuần, bạn hãy kiểm tra lại cuốn lịch, và xem xem những hoạt động bạn đã làm liệu có:

+ Đem lại nhiều niềm vui thích

+ Mang lại nhiều lợi ích cho tương lai hoặc cho cuộc sống của những người xung quanh

hoặc...

+ Cả hai điều trên (Đây là đáp án lý tưởng nhất!)

Đừng quên đọc bài "Your Life in Weeks" của Tim Urban nhé, anh ấy đưa ra rất nhiều ví dụ thực tế (và vô cùng hài hước) về cách dùng cuốn lịch cuộc đời.

4. Bánh xe Y học

Nguồn: Indigenous Wisdom (Minh triết Bản địa)

Sự cân bằng không phải là một danh từ, mà là một động từ.

Bánh xe Y học đã được các bộ lạc tồn tại khắp nơi trên thế giới áp dụng qua nhiều thế kỷ, như một kim chỉ nam để tìm lại phương hướng của cuộc đời.

Vậy, Bánh xe Y học "vận hành" như thế nào?

Trí khôn người xưa để lại cho con cháu đời sau thường có những cách hiểu và cách vận dụng khác nhau. Công thức đơn giản nhất là áp dụng 4 yếu tố sau để đạt được sự cân bằng trong cuộc sống:

+ Lửa = Sức mạnh/Hàng động (Vượt mức = Kiệt sức)

+ Nước = Cảm xúc/Tiềm thức (Vượt mức = Khủng hoảng tinh thần)

+ Đất = Cấu trúc/Nền tảng (Vượt mức = Bế tắc)

+ Khí = Trí khôn/Nhận thức (Vượt mức = Suy nghĩ thái quá)

Khi bạn cảm thấy cuộc sống bất ổn định và mất cân bằng, hãy xem xét xem yếu tố nào, hay góc phần tư 4 nào không đủ chỗ để điền nữa, và hãy vun đắp cho yếu tố nằm đối diện với yếu tố ấy (Ví dụ: Yếu tố Đất đối diện với yếu tố Lửa). Đây chính là một típ để bạn có thể cân bằng lại Bánh xe Y học, và cân bằng lại cuộc sống.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết "Journaling Techniques to Master Balance and Grow Faster" của Sílvia Batos nhé.

5. Ikigai

Nguồn: Từ một người Nhật Bản (794-1185)

Mục đích của cuộc sống được hình thành nên từ tổ hợp những gì bạn yêu quý, những gì bạn giỏi về, những gì bạn được nhận và những gì thế giới cần.

Ikigai [Tiếng Nhật: "iki" [生き] nghĩa là cuộc sống và "gai" [甲斐] nghĩa là giá trị] chính là một nền tảng tuyệt vời để bạn có thể xác định phương hướng của cuộc đời, kiên trì với mục tiêu dài hạn, duy trì lối sống lý tưởng và quản lý tài chính một cách hiệu quả.

Khái niệm này có thể được miêu tả bởi biểu đồ Venn, Ikigai được đặt ở giữa – nơi 4 vòng tròn giao nhau.

Bạn hãy vẽ lại biểu đồ này vào trong sổ ghi chú, dành ra một chút thời gian để ngẫm nghĩ kỹ càng và sau đó mới bắt đầu đặt bút viết nhé!

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về cách dùng Ikigai, hãy tham khảo bài viết này của tôi "How To Chart A New Course For Your Life With 3 Simple Diagrams"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro