II. Phương pháp Lập kế hoạch, Triển khai Chiến thuật và Hành động!

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

6. Luôn bám sát mục tiêu đã định trước

Nguồn: Stephen Covey

Nắm rõ mục đích của mình để biết những việc mình phải làm.

Trong cuốn sách "The 7 Habits of Highly Effective People" (7 thói quen để thành đạt), tác giả Stephen Covey đã chia sẻ lại cho chúng ta một nguyên tắc trường tồn với thời gian: Hãy luôn bám sát mục tiêu đã định trước.

Hay nói cách khác: Bạn phải luôn nắm vững mục tiêu/nhiệm vụ chính của mình trong khi thực hiện những nhiệm vụ khác của đời sống thường nhật. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng mọi hoạt động bạn thực hiện đều có một mục đích cụ thể, bạn sẽ không lãng phí thời gian, bạn sẽ đạt được mục đích như ý muốn.

Nguyên tắc này có thể áp dụng vào bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc sống, ví dụ như phát triển bản thân và các mối quan hệ hoặc ngay cả trong công việc.

Các bước áp dụng nguyên tắc:

+ Xác định mục tiêu chính (Bạn muốn trở thành người như thế nào? Bạn muốn đạt được những thành tựu nào?)

+ Làm rõ những yếu tố thúc đẩy bạn đạt được mục tiêu

+ Lên kế hoạch tỉ mỉ và sẵn sàng hành động

Bạn có thể tham khảo thêm cuốn "Habit 2: Begin With the End in Mind."

7. Hiệu ứng Bánh đà

Nguồn: Jim Collins

Người đời thường quan niệm rằng thành công của mọi cá nhân và doanh nghiệp đều đến từ "những thời khắc đột phá".

Sau khi liên tục nghiên cứu và tiếp xúc với nhiều cá nhân và doanh nghiệp để có thể tìm hiểu thêm về những sự kiện "đột phá", Jim Collins đã phát hiện ra rằng quan niệm này chỉ là những lời đồn vô căn cứ. Thực chất, một thời khắc đột phá không thể quyết định thành công. Một chuỗi những nỗ lực không ngừng nghỉ mới là yếu tố thúc đẩy con người ta đến với thành công – đây chính là một "bánh đà".

"Hiệu ứng Bánh đà" (The Flywheel Effect) có thể được áp dụng vào trong công việc và trong đời sống cá nhân. Trong một cuộc phỏng vấn với Tim Ferris, Jim Collins đã từng đưa ra một ví dụ về hiệu ứng này:

Tò mò > Nghiên cứu > Nhiều ý tưởng thú vị > Đọc sách và giảng dạy > Tác động > Tích quỹ > Tò mò >

Cụ thể, sự tò mò về những vấn đề nan giải trong cuộc sống đã thúc đẩy ông tham gia vào nhiều hoạt động nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, ông nảy sinh ra nhiều ý tưởng tuyệt vời, trong đó có viết sách và giảng dạy. Những kiến thức ông truyền tải lại được lan truyền rộng rãi trên cộng đồng, nhờ vậy, ông có thể tích quỹ để chuẩn bị cho những dự án khác – vòng lặp lại bắt đầu.

Nếu bạn đã làm điều "a", bạn sẽ tiếp tục làm điều "b". Nếu bạn hoàn thiện điều "b", bạn phải tiếp tục thực hiện điều "c",...Chuỗi hành động này có thể được duy trì và lặp lại liên tục.

Đây chỉ là một lời giải thích vắn tắt về Hiệu ứng Bánh đà, nếu bạn muốn hiểu hơn về hiệu ứng này, bạn có thể tham khảo cuốn sách "Turning the Flywheel" của Jim Collins.

8. Những kế hoạch hiệu quả

Nguồn: Rafael Sarandeses

Hãy thực hiện những kế hoạch có khả năng cao sẽ mang lại kết quả mà bạn mong muốn.

Chỉ xác định được mục tiêu thôi là không đủ, bạn cần phải vạch ra một hướng đi rõ ràng, những kế hoạch hiệu quả nhất mà bạn có thể/nên/sẽ thực hiện.

Rafael định nghĩa những kế hoạch hiệu quả là những kế hoạch:

+ Lường trước được thành công (nếu bạn kiên trì bám sát kế hoạch này, bạn có khả năng cao sẽ đạt được mục tiêu)

+ 100% nằm trong tầm kiểm soát

+ Dễ dàng thực hiện thường xuyên

+ Có thể đưa vào trong thời gian biểu (hàng quý, hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày)

+ Có thể biến thành thói quen, thành lề thói hằng ngày và thành một quá trình

Hãy từ bỏ những thói quen, những hoạt động vô bổ để có thể trở nên "năng suất" hơn. Vậy, những kế hoạch nào là hiệu quả nhất? Những kế hoạch bạn có thể thực hiện từng chút một hằng ngày và 100% nằm trong tầm kiểm soát của bạn?

Hãy đọc bài viết của Rafael, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều, hãy xác định cho mình những kế hoạch hiệu quả và quyết định hành động!

9. Khám phá/Khai thác

Nguồn: Probability Theory (Học thuyết Xác Suất)

Mình nên tìm kiếm một phương pháp tốt hơn hay vẫn nên kiên trì với phương pháp mình đang thực hiện?

Học thuyết xác suất đã đưa ra hai khái niệm "Khám phá/Khai thác" mà ta có thể áp dụng vào một vài khía cạnh thực tế trong cuộc sống (ví dụ như nghệ thuật, kinh doanh, học tập và phát triển bản thân). Tính được/mất của hai phương pháp "Khám phá" và "Khai thác" đối với việc thực hiện một dự án hoặc theo đuổi mục tiêu cụ thể đã được Josh Kaufman phân tích kỹ càng.

Vậy, hai khái niệm này cụ thể là gì?

Muốn tìm ra những phương án tốt nhất để đạt được mục tiêu, bạn có thể thử nghiệm nhiều phương án khác nhau (Khám phá) hoặc áp dụng và phân tích kỹ một phương án (Khai thác). Tuy nhiên, để liên tục thử nghiệm và khám phá những phương án mới, bạn sẽ không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về phương án đang được áp dụng.

Cũng giống như hai mặt của một đồng xu, "Khám phá" cũng đồng nghĩa với việc bạn phải thu thập một lượng thông tin lớn, bạn không đủ thời gian để tìm hiểu kỹ bất kỳ một phương án nào. Ngược lại, "Khai thác" tốn quá nhiều thời gian, bạn có thể bỏ lỡ những phương án tốt hơn.

Ví dụ, khi bạn thực hiện một chế độ ăn kiêng, sau vài tuần bạn vẫn không giảm được cân nào, bạn sẽ muốn thay đổi một chế độ khác phù hợp hơn. Tuy nhiên, nếu bạn làm như vậy, bạn có thể đã từ bỏ quá sớm, chưa kịp để thấy được kết quả - bạn chưa "khai thác" đủ sâu để nhận ra rằng ăn kiêng đòi hỏi một quãng thời gian dài mới mang lại hiệu quả. Nhưng nếu chế độ ăn kiêng đó quả thật không phù hợp với bạn thì phải làm sao? Làm thế nào để giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan này?

Bạn có thể áp dụng những chiến thuật sau để kết hợp linh hoạt cả "khai thác" và "khám phá":

+ Khám phá trước rồi khai thác kết quả tốt nhất (Chiến thuật này còn được gọi là chiến thuật "Epsilon – first")

+ Hãy chọn ra phương án tốt nhất hiện có sau khi kết hợp cả khai thác và khám phá (Chiến thuật "Epsilon – greedy")

+ Tránh phạm phải những sai lầm không đáng có (ví dụ: Vi phạm đạo đức nghề nghiệp)

+ "Ra giá" từng phương án (ví dụ: mức thù lao được hưởng)

Bạn đang thực hiện những dự án nào? Nên áp dụng những chiến thuật nào là tốt nhất? Hãy suy ngẫm về điều này, và xác định bằng cách áp dụng cả khai thác và khám phá đối với từng chiến thuật ấy.

Nếu bạn vẫn chưa rõ nên thực hiện các chiến thuật này ra sao, hãy tham khảo bài viết "Explore/Exploit" của Josh Kaufman.

10. Từng bước nhỏ

Nguồn: Josh Waitzkin

"Sở hữu một kỹ năng cao siêu bí ẩn không phải là bí quyết thành công. Bí quyết thành công thực sự nằm ở sự thành thục trong việc sử dụng những kỹ năng cơ bản nhất." – Josh Waitzkin.

Để có thể làm chủ một kỹ năng, ta phải nắm vững từng bước thực hiện kỹ năng ấy. Trong cuốn sách "The Art of Learning", tác giả Josh Waiyzkin đã chia sẻ rằng, trước khi trở thành nhà vô địch thế giới về Thái Cực Quyền, anh đã phải tốn rất nhiều thời gian để luyện thành thục từng động tác nhỏ mà cơ bản nhất của môn võ thuật này rồi mới tới các động tác khó, đòi hỏi nhiều kỹ thuật nâng cao.

Khi bạn muốn học bất kỳ một kỹ năng mới nào, hãy bóc tách kỹ năng đó thành thật nhiều các bước nhỏ, và học lần lượt từng bước một. Ví dụ, nếu bạn muốn học Tiếng Nhật, trước hết, hãy thuộc nằm lòng bảng chữ cái. Nếu bạn muốn học một nhạc cụ, trước hết, hãy nắm vững thang âm và từng nốt nhạc rồi sau đó mới học tới kỹ thuật ngân rung (vibrato)

Hãy luyện tập cho thành thạo từng bước cho tới khi chúng ăn sâu vào trong tiềm thức, bạn sẽ có một nền tảng vững chắc để làm chủ một kỹ năng mới.

11. Cái ngưỡng của Chất lượng

Nguồn: Scott Young

Trong suốt cuộc đời của danh hoạ Hà Lan Vincent Van Gosh, ông đã vẽ gần 900 bức họa, phần lớn các tác phẩm của ông được hoàn thiện trong vòng 2 năm. Tuy không phải tất cả các tác phẩm của Van Gosh đều vang danh khắp chốn, nhưng, khối lượng sáng tác đồ sộ với mức thời gian đáng kinh ngạc ông bỏ ra để chăm chút hoàn thiện các tác phẩm của mình chính là một kiệt tác ông để lại cho đời.

"Cầu toàn" chính một rào cản tâm lý ngăn trở con người ta nhanh chóng hoàn thiện một công việc, không những vậy, chúng ta dễ dàng đánh mất các cơ hội được nhận xét đánh giá và củng cố kỹ năng. Vậy, làm thế nào để vừa đảm bảo số lượng công việc được hoàn thành đúng hạn và vừa có đủ thời gian để kiểm soát và nâng cao chất lượng công việc?

Hãy tham khảo bài viết "How to Be Prolific" của nhà báo Scott Young, ông lý giải cụ thể các biện pháp để cân bằng chất lượng với số lượng công việc. Ông cũng đã chỉ ra những biện pháp tốn ít công sức mà vẫn đảm bảo được hiệu quả cao như sau:

+ Thiết lập ra một "Bản từ vựng" cho công việc của bạn – một danh sách những kỹ năng, kiến thức bạn phải học hỏi và đầu tư trau dồi cùng một lúc để phục vụ cho công việc tương lai.

+ Làm chủ tất cả các kỹ năng bạn đã tích lũy được thông qua quá trình làm việc.

+ Xác định và loại bỏ tất cả những rào cản ngăn trở bạn hoàn thiện công việc.

"Cầu toàn thường khi lại hỏng việc." - Voltaire

12. Suy ngẫm từng bước

Nguồn: Nick Saban và Lionel Rosen / Ryan Holiday

"Chúng ta thường suy nghĩ tất cả mọi việc từ A đến Z. Ta nghiền ngẫm điều A, ám ảnh với điều Z, xong lại quên hết tất cả các điều từ B đến Y" – Ryan Holiday

"Suy ngẫm từng bước" chính là phương pháp tập trung thực hiện các bước tiếp theo để đạt được mục tiêu thay vì chỉ đơn thuần suy nghĩ về mục tiêu. Phương pháp này được đề ra bởi giáo sư tâm thần học Lionel Rosen, được áp dụng thành công bởi huấn luyện viên bóng đá nổi tiếng Nick Saban và đã được Ryan Holiday - người sáng lập công ty tư vấn sáng tạo Brass Check, giới thiệu rất nhiều trong các bài viết của anh mang tới cho độc giả.

Con người ta thường đặt nhiều niềm tin vào những mục tiêu lâu dài của bản thân. Nhưng, những mục tiêu ấy không bao giờ trở thành hiện thực khi chúng ta không "tối ưu hóa" từng bước hành động cụ thể. Giữ vững mục tiêu trong tâm trí là một điều vô cùng quan trọng, nhưng để có thể chạm tới mục tiêu trong tương lai, thì hiện tại, chúng ta cần phải tập trung vào từng đường đi nước bước được sắp đặt chu toàn.

Liệu bạn có dự định sẽ giảm cân không? Trước khi hình dung ra một con số cân nặng lý tưởng cho tương lai, ngay bây giờ, bạn hãy tập thể dục trước đã. Nếu bạn muốn lập một trang blog cá nhân, hãy hoàn thiện một bài blog, rồi hẵng đặt mục tiêu về số lượng người theo dõi mà bạn mong muốn.

Để có thể đạt được "điều Z", bạn phải chú tâm hoàn thiện "điều B" trước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro