IV. Phương pháp để bình tĩnh đối mặt với mọi vấn đề:

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

18. Bào mòn Nỗi sợ

Nguồn: Tim Ferriss

Chúng ta thường có xu hướng chần chừ, do dự, không dám hành động vì lo sợ phải gánh vác hậu quả, tựa như nỗi sợ bóng tối – chúng ta sợ phải đối mặt với những gì bản thân mình không biết rõ. Tim Ferriss – một tác giả người Mỹ đã sáng tạo ra "Fear-setting" (tạm dịch: Bào mòn nỗi sợ): Biện pháp bóc tách những viễn cảnh tồi tệ nhất và tận dụng triệt để mọi giải pháp để trí óc trở nên minh bạch và sáng suốt hơn.

Trước khi bạn áp dụng biện pháp ghi chú này, bạn nên đọc bài viết của Tim trước bởi anh đã phân tích kỹ từng câu hỏi kèm theo nhiều ví dụ hữu ích.

T.B: Nếu bạn mong muốn được tận hưởng một cuộc sống theo phong cách của riêng mình và dũng cảm đối mặt với mọi nỗi sợ hãi thì bạn nên đọc thêm bài "The Four-Hour Workweek" của Tim nhé.

19. Vòng lặp Trì hoãn

Nguồn: Charlotte Lieberman

Sự trì hoãn chính là vòng lặp của những thói quen xấu.

Trong bài viết "Why You Procrastinate (It Has Nothing to Do With Self-Control)", Charlotte Lieberman đã chỉ ra rằng: Sự trì hoãn chính là một vòng lặp xúc cảm. Bên cạnh đó, cô cũng vạch ra những nguyên nhân xuất hiện vòng lặp trì hoãn:

+ Những cảm xúc tiêu cực luôn ẩn hiện sâu trong tâm trí con người (Lo lắng, stress, không tin tưởng bản thân...)

+ Sự trì hoãn có thể xoa dịu những cảm xúc bất an (Trì hoãn bằng cách đọc sách, dọn dẹp nhà cửa...)

+ Nhận thức một cách tiêu cực về hành vi trì hoãn của bản thân dẫn đến sự gia tăng ham muốn trì hoãn.

Khi ấy, bạn đã chính thức rơi vào vòng lặp bất tận của sự trì hoãn.

Ta có thể áp dụng những giải pháp sau để phá vỡ vòng lặp này:

+ Khi bạn cảm thấy bản thân có suy nghĩ muốn trì hoãn, hãy cảm nhận kỹ cảm xúc ẩn sâu bên trong từng suy nghĩ ấy (Bạn sẽ chạm tới căn nguyên của sự trì hoãn).

+ Nếu bạn đang chuẩn bị bắt tay vào làm một công việc mà bạn vốn luôn lẩn tránh, việc đầu tiên cần làm là gì? Hãy bóc tách vấn đề lớn thành từng vấn đề nhỏ để hoàn thiện dễ dàng hơn.

+ Hãy loại bỏ mọi sự cám dỗ. Ví dụ, nếu bạn có thói quen lướt Facebook thường xuyên, hãy cất chiếc điện thoại của mình vào trong ngăn kéo.

+ Đừng bao giờ quan trọng hóa hoặc phức tạp hóa vấn đề.

20. Vấn đề tốt và Vấn đề xấu

Nguồn: Mark Manson

"Thử thách luôn ẩn nấp và chờ đợi trên mọi con đường ta lựa chọn." – trích từ cuốn "The Subtle Art of Not Giving a F*ck" , một trong những cuốn sách bán chạy nhất thời báo New York Times của tác giả Mark Manson.

Trước khi quyết định làm bất cứ điều gì, bạn hãy tự hỏi bản thân rằng: Mình luôn vui vẻ đón nhận những thử thách nào?

Trên thực tế, rắc rối luôn luôn đeo bám cuộc sống của mỗi người, rắc rối này liên tục kéo theo những rắc rối khác.

Mark đưa ra cho chúng ta một lời khuyên rằng: "Hãy chọn con đường nào tràn ngập những thử thách mà bạn luôn sẵn sàng đón nhận – những thử thách thực sự có thể giúp bạn trưởng thành và khôn lớn." Ví dụ, hiện tại, bạn luôn cảm thấy tự hào sau mỗi lần vượt qua được một thử thách của nghề viết, nhưng đối với công việc trước kia bạn làm - một công việc bạn ghét, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi sau mỗi lần phải nghe sếp mắng mỏ vì lỗi lẫm mình mắc phải và không thể nào làm tốt lên được.

Bạn hãy thử hỏi bản thân rằng:

"Tôi sẵn sàng đối mặt với những áp lực nào trong cuộc sống?"

"Điều gì khiến tôi có thể sẵn sàng đấu tranh tới cùng?"

"Những áp lực nào cần được duy trì để bản thân trở nên mạnh mẽ hơn?"

21. Lý thuyết Ràng buộc

Nguồn: Eliyahu Goldratt / Taylor Pearson

Một chuỗi không bao giờ mạnh hơn liên kết yếu nhất của nó.

Lý thuyết ràng buộc (Theory of Constrains - TOC) được đề ra bởi Eli Goldratt – một trong những nhà sáng lập công ty Creative Output ở Isreal. Lý thuyết nói rằng chỉ cần một số lượng nhỏ các ràng buộc cũng đủ để cản trở một hệ thống quản lý đạt được mục tiêu.

Ràng buộc chính là sự bế tắc trong công việc, trong cuộc sống. Sự bế tắc này có thể là do vận dụng sai chiến thuật, sai biện pháp, dẫn đến việc không thể giải quyết được vấn đề.

Một hệ thống quản lý muốn hoạt động hiệu quả thì cần phải giải quyết mọi bế tắc, mọi rắc rối tiềm ẩn bên trong. Lý thuyết TOC không những được áp dụng vào trong doanh nghiệp, mà còn được áp dụng vào đời sống cá nhân. Một người (hay một doanh nghiệp) khó có thể thành công đạt được mục tiêu của mình khi họ lãng phí sức lực vào những biện pháp không hữu hiệu, không giải quyết triệt để vấn đề. Ví dụ, bạn đang muốn giảm cân, nhưng bạn chỉ tập thể dục thường xuyên hơn mà phớt lờ chế độ ăn uống, bạn sẽ khó có thể đạt được số cân nặng mong muốn. Tương tự, bạn muốn tăng năng suất làm việc, bạn làm việc liên tục hàng tiếng đồng hồ mà không tập luyện thể thao và thư giãn đầu óc, kết quả bạn nhận được chỉ là sự rã rời về thể xác và kiệt quệ về tinh thần.

Vậy bạn nên áp dụng thuyết Ràng buộc như thế nào?

Trước tiên, hãy xác định và loại bỏ những ràng buộc lớn nhất.

Tiếp đó, hãy duy trì năng suất làm việc bạn mới đạt được.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết của Taylor Pearson, anh đã phân tích kỹ thuyết TOC và chỉ ra những biện pháp vô cùng thú vị để xác định và loại bỏ mọi ràng buộc.

22. Cái ngưỡng của những kết quả tiềm ẩn

Nguồn: James Clear

"Bạn không thể xây dựng cho mình một thói quen lành mạnh hoặc không thể từ bỏ một thói quen vô bổ không phải là vì bạn không có đủ năng lực, mà là vì bạn chưa chạm tới cái Ngưỡng của những kết quả tiềm ẩn." – James Clear

"Plateau of Latent Potetial" (tạm dịch: Cái ngưỡng của những kết quả tiềm ẩn) là khái niệm được giới thiệu trong cuốn sách "Atomic Habits" của tác giả James Clear.

Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này, bạn hãy thử cân nhắc tình huống sau: Bạn đang xây dựng một thói quen lành mạnh mới (như thói quen tập bài tập cơ bụng Sit-up), ngày qua ngày, bạn vẫn không thấy cơ thể mình có gì tiến triển cả, rồi bất chợt vào một ngày rất lâu sau đó, bạn đã nhận lại được thành quả (Bạn đã có cơ bụng!)

Bạn thành công là nhờ thói quen của mình. Sự tiến bộ luôn luôn song hành với thói quen hằng ngày ấy, nhưng ta lại rất khó có thể phát hiện ra. Ta chỉ có thể nhận thấy bản thân mình đã tiến bộ khi sự tiến bộ này vượt qua cái "Ngưỡng của những kết quả tiềm ẩn" – Thời điểm sự tiến bộ được tích lũy qua từng ngày chuẩn bị trở thành thành quả.

Bạn hãy trình bày như hình trên vào cuốn sổ ghi chú của mình, rồi sau đó hãy chọn ra một thói quen lành mạnh mà bạn muốn sở hữu. Bạn cần theo dõi việc thực hiện thói quen này mỗi ngày. Nếu bạn không nhận thấy có gì tiến triển cả thì hãy nhìn sang biểu đồ bên tay trái và tự nhắc nhở bản thân rằng sau một quãng thời gian dài, những tiến triển nhỏ rồi sẽ tích hợp lại để trở thành thành quả.

23. Định luật Hofstadter

Nguồn: Douglas Hofstadter

"Định luật của Hofstadter: Mọi việc luôn tốn nhiều thời gian hơn bạn dự tính, ngay cả khi bạn đã áp dụng định luật Hofstadter."

Chúng ta thường khó có thể thu xếp thời gian hoàn thiện công việc một cách hợp lý, kể cả khi đã tính đến viễn cảnh tồi tệ nhất: Hoàn thiện chậm hơn so với thời hạn được đặt ra. Vấn đề này rất khó để giải quyết. Tuy nhiên, Jane Collingwood đã đưa ra một vài biện pháp vô cùng thực tế để có thể quản lý thời gian hiệu quả hơn và đuổi kịp mọi hạn chót, ví dụ như:

+ Luôn đảm bảo rằng bạn đang thực hiện công việc quan trọng nhất

+ Tránh lên quá nhiều kế hoạch cùng một lúc

+ Sắp xếp công việc một cách hợp lý

+ Quản lý kỳ vọng của bản thân (Hãy nhìn vào thực tế, kết quả bạn nhận được sau khi hoàn thành nhiệm vụ là gì?)

+ Dành những thời điểm hiệu suất nhất trong ngày để hoàn thiện những nhiệm vụ quan trọng hơn (Thời điểm hiệu suất nhất là thời điểm bạn có thể tập trung làm việc hiệu quả nhất)

Hãy bắt đầu bằng việc xác định nhiệm vụ quan trọng nào bạn cần phải giải quyết, và sau đó hãy áp dụng định luật của Hofstadter khi cân nhắc về thời gian phải hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó, bạn hãy đọc bài viết của Jane Collingwood và chọn ra chiến thuật bạn ưng ý nhất để có thể hoàn thiện nhiệm vụ của mình trước hạn chót.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro