BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


CÂU 52: TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP HÒA BÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ- ĐIỀU 33 HIẾN CHƯƠNG LHQ; CƯ LAHAYE.

Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp lần đầu tiên được ghi nhận tại CÔng ước Lahay 1899 sau đó được tái khẳng định tại Điều 33 HC LHQ; gồm:

Đàm phán trực tiếp: các bên tranh chấp tiếp xúc trực tiếp để trao đổi, thương lượng, bàn bạc nhằm hướng tới việc giải quyết vấn đề mà các bên cùng quan tâm. Các bên bình đẳng, phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

*Ưu điểm:

- Các bên tranh chấp có thể gặp gỡ trực tiếp, đưa ra quan điểm, lập trường của mình.

- Có thể tiến hành bất kì lúc nào mà không bị hạn chế về thời gian và không gian.

- Thông qua đàm phán, không những tranh chấp được giải quyết mà các bên còn hiểu nhau hơn; củng cố mối quan hệ giữa các bên hữu quan.

- Các thế lực bên ngoài không can thiệp và gây áp lực trong quá trình giải quyết.

- giữ bí mật, uy tín.

*Nhược điểm:

- Không có sự tham gia của một bên trung lập => Khó dung hòa được lợi ích của hai bên khi tranh chấp trở lên gay gắt.

- Các bên có thể đưa ra một số có thể đặt điều kiện bất lợi trước khi ngồi vào bàn đàm phán (VD: TQ yêu cầu VN rút hết các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển ra khỏi khu vực giàn khoan HD 981 mới chịu ngồi vào bàn đàm phán)

hoàn toàn phụ thuộc vào sự thiện chí các bên, khó áp dụng đối với các tranh chấp phức tạp.

Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba:

ưu điểm: mềm hóa tranh chấp giúp các bên nhìn nhận vấn đề rõ ràng, minh bạch hơn.

nhược điểm : không giữ được bí mật, bên thứ 3 có thể chi phối kết quả, cục diện giải quyết tranh chấp.

bên thứ 3 không liên quan đến vụ tranh chấp, đứng ra làm môi giới, trung gian, hòa giải theo sự đề nghị của các bên hoặc tự đứng ra nhưng cần sự đồng ý của các bên. Ý kiến chỉ mang tính chất khuyến nghị, không có giá trị pháp lý bắt buộc.

SỰ KHÁC BIỆT CỦA CÁC BIỆN PHÁP THỂ HIỆN Ở VAI TRÒ VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA BÊN THỨ 3. CỤ THỂ:

*Môi giới, trung gian, hòa giải:

Giống nhau: Đều có sự tham gia của bên thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp với nhiệm vụ giúp đỡ các bên nhanh chóng giải quyết được tranh chấp.

Khác nhau:

Khác nhau:

+ Môi giới

Bên thứ ba cố gắng dàn xếp, thuyết phục các bên tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán hoặc áp dụng biện pháp hòa bình nào đó

để giải quyết tranh chấp.

Vai trò của bên thứ 3 chấm dứt khi 2 bên tranh chấp đã ngồi vào bàn đàm phán.

VD: Vai trò của Pháp trong việc khuyến khích Hoa Kỳ và VN ngồi vào bàn đàm phán giải quyết vấn đề chấm dứt chiên tranh ở miền Nam VN năm 1968-1973

+ Trung gian

Không chỉ dàn xếp các bên tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán mà bên thứ ba còn tham gia vào quá trình này với nhiệm vụ

dung hòa lợi ích của các bên.

VD: Vai trò của TTK LHQ trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh Caribe năm 1962 giữa HK và Liên Xô

+ Hòa giải

Bên thứ 3 cũng tham gia vào quá trình đàm phán có thể là từ đầu cho tới khi kết thúc, thậm chí có thể giữ vị trí chủ tọa phiên tòa. xây dựng văn kiện hỗ trợ các bên, kiến nghị để đưa ra các biện pháp.

VD: Vai trò của nhà ngoại giao người Thụy SĨ trong việc giải quyết tranh chấp giữa ba quốc gia Kenya, Uganda và Tanzania liên quan đến việc chia tài sản và nghĩa vụ pháp lý của cộng đồng Đông Phi. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro