TRANH CHẤP QUỐC TẾ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


CÂU 51: TRÌNH BÀY ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI TRANH CHẤP QUỐC TẾ.

Định nghĩa: Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế, trong đó các chủ thể của LQT có sự khác nhau về quan điểm và sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích, đòi hỏi phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và dựa trên các nguyên tắc, quy phạm của LQT nhằm ổn định các quan hệ quốc tế và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.

Đặc điểm:

- Chủ thể của tranh chấp quốc tế là chủ thể của LQT.

- Tính chất của tranh chấp quốc tế thể hiện sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích của các chủ thể.

- Đối tượng: rộng.

- Cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế mang tính đặc thù dựa trên các nguyên tắc cơ bản của LQT, việc lựa chọn biện pháp giải quyết do các bên thỏa thuận. miễn sao đó là biện pháp hòa bình.

- Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp quốc tế là các nguyên tắc, QPP LQT, TRỌNG TÀI- nếu có sự thỏa thuận của các bên.

Phân loại:

- Dựa vào số lượng các bên trong tranh chấp, Tranh chấp quốc tế được chia thành:

+ Tranh chấp song phương . ví dụ: Thái Lan- Campuchia đền Preah Vihear

+ Tranh chấp đa phương. ví dụ: biển đông, 5 nước 6 bên.

- Dựa vào chủ thể tranh chấp, tranh chấp quốc tế được chia thành:

+ Tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia;

+Tranh chấp phát sinh giữa các tổ chức quốc tế;

+Tranh chấp phát sinh giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế.

- Dựa vào tính chất của tranh chấp, tranh chấp quốc tế được chia thành:

+ Tranh chấp chính trị: thường gắn với việc thực hiện chủ quyền quốc gia . ví dụ: bảo hộ công dân; điệp viên Nga Anh.

+ Tranh chấp pháp lý: liên quan đến việc giải thích, áp dụng các quy định của LQT . ví dụ: lí giải về đường lưỡi bò TQ, giải thích về đảo,... (bọn tàu khựa thâm nho lắm)

- Dựa vào nội dung của tranh chấp, tranh chấp quốc tế được chia thành:

+ Tranh chấp về kinh tế, thương mại;

+ Tranh chấp về biên giới

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro